1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn tiếng Việt và dịch thuật.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Tran_Thang, 21/04/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trang 176:

    ...and once or twice I caught myself drifting into a melancholy snore (Nabokov)

    ...và một đôi lần, tôi bất chợt thấy mình dạt vào man mác một tiếng ngáy (DT).

    Câu này khá tối nghĩa, dĩ nhiên nó không nêu bật được trạng thái tâm lý của Ham. Có thể hiểu như vầy không?

    ...và một đôi lần, tôi chợt thấy mình chìm dần vào giấc ngủ rền rĩ u buồn.

  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chương 27, phần 1, trang 163:

    From the bathroom, where it took me quite a time to shift back into normal gear for a humdrum purpose, I heard, standing, drumming, retaining my breath, my Lolita's "oo's" and "gee's" of girlish delight.(Nabokov).

    Từ buồng tắm, nơi tôi phải mất một thời gian để trở lại tốc độ bình thường vì mục đích nhàm chán, tôi đứng gõ đầu ngón tay, nín thở và nghe thấy những tiếng "úi a" và "tuyệt" thốt ra từ miệng Lolita của tôi với một niềm khoái thú trẻ con (DT).

    Cái tiếng Anh "hạng hai" của Nabokov toàn là chơi chữ, không khác mấy với giới bình dân VN:

    - Humdrum:đều đều buồn tẻ. Chú ý sẽ thấy chữ này gồm "hum" (âm đầu tên Humbert) và "drum" (trống, đánh trống).

    - "Oo's" và Lolita, "Gee's" và "girlish delight".

    Tiếc là DT chưa vận dụng hết ngôn ngữ Việt Nam để chuyển tải phần nào nét chơi chữ này. Có thể hiểu như vầy:

    Từ buồng tắm, nơi tôi mất trọn một thời gian để gài về đúng số chuẩn tắc, như ngày thường lùng bùng hãm nhịp của mình, tôi nghe, đứng im, đập cửa thình thịch, nín thở, tiếng "o-ô" từ Lolita của tôi và "ghe-e" của gái trẻ đang thích thú.

    Ghi chú:
    - Gee: tiếng thúc ngựa "đi nào": gee-ho, gee-hup, gee-up, gee-wo.
    - Gee-gee: con ngựa.

  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Vẫn chưa biết viết gì, lại tiếp tục với 1 đoạn Lolita:

    Chương 29, phần I, trang 172:

    I seemed to have shed my clothes and slipped into pajamas with the kind of fantastic instantaneousness which is implied when in a cinematographic scene the process of changing is cut; and I had already placed my knee on the edge of the bed when Lolita turned her head and stared at me though the striped shadows (Nabokov).

    Tôi có cảm giác như mình đã cởi quần áo để mặc bộ đồ ngủ vào với cái tốc độ huyễn hoặc mà ta có thể hiểu ngầm trong một cảnh phim bị cắt bỏ đoạn thay quần áo, và tôi đã đặt đầu gối lên mép giường thì Lolita quay đầu lại đăm đăm nhìn tôi qua bóng tối vằn lên những sọc sáng (DT).

    Đoạn chuyển ngữ nghe lọc cọc cứ như lời của một thông dịch viên dịch trực tiếp vậy. Rất khô và thô. Có thể hiểu khang khác không?

    Dường như tôi đã lột quần áo và luồn vào bộ đồ ngủ, trong khoảnh khắc quái dị được hàm ý là cảnh thay đồ đã bị cắt bỏ của một đoạn phim, và khi tôi đặt đầu gối lên mép giường thì Lolita quay đầu lại chằm chằm nhìn tôi qua những sọc sáng tối.


    Đoạn trên cho thấy Ham-mờ khá khôi hài, tự ví mình như con rắn lột xác để có được lớp da mới.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 18/03/2014
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Các cuộc chiến ngoại giao và những ràng buộc kinh tế đang dần khoanh vùng từng cá nhân lại. Mỗi con người trong xã hội VN đều đang chịu ảnh hưởng của những hiệu ứng vĩ mô trên. Thế giới tất định của tuổi thơ, của tuổi trẻ chỉ một thoáng êm đềm nhường chỗ cho một thế giới bất định hơn. Tôi thấy rằng ở vị trí địa - chính trị thì VN có lẽ tuân theo một qui luật xác suất trùng lặp (như giữa các hành tinh trong hệ mặt trời có một xác suất thẳng hàng). Thà rằng chúng ta ý thức được về một qui luật còn hơn là không có một tư duy chiến lược nào cả. Đó là một hiệu ứng thống kê giữa các khối:

    Việt Nam - ASEAN - Trung Quốc - Ấn Độ - Nga - Mỹ - Nhật.

    Trong chuỗi trên thì VN chỉ có thể nằm trong 1 trong 2 trạng thái của cả chuỗi: chiến tranh hoặc hòa bình. Nếu đơn phương hay cục bộ thì bất lợi sẽ thuộc về VN. Chẳng hạn, khả năng chiến tranh giữa VN và TQ cũng đồng thời với các khả năng chiến tranh của TQ với phần còn lại (thực tế đúng là như vậy). Rõ ràng, tư duy như thế không phải là tư duy tượng tự (analog), mặc dù tôi đã sử dụng một hình ảnh tương tự. Nhìn toàn chuỗi thì chúng ta sẽ thấy VN là một phần của chuỗi. Đó là chính là hoán dụ. Bước tiếp theo thì vấn đề gì là chủ yếu của chuỗi trên ? Rõ ràng là Đại dương, là biển đảo. Đây chính là cải dung (ít nhất là đối với VN, và cho một khả năng chiến tranh). TQ có thể đánh chiếm biển Đông dễ dàng (nếu không tính đến khả năng can thiệp của Mỹ), song không có đường ra (cùng những phương án đối phó sau đó của Mỹ, Nhật và Nga, Ấn, và cả ASEAN nữa). Chính vì thế TQ (và cả Đài) đều đang ra sức thu hẹp, khoanh vùng, đơn phương hóa vấn đề biển Đông bằng cách khiêu khích VN (và Philipin). Vậy thì chúng ta làm thế nào đối phó với những tuyên truyền khiêu khích trên ? Rất dễ dàng: thông tin và ...châm biếm.

    Tuy nhiên, đó chỉ là khả năng chiến tranh. Chúng ta cũng có thể phát huy chuỗi trên cho những mục đích khác, cho kinh tế và văn hóa (hai mặt này phải luôn song hành). Bạn có thấy có những điểm chung nào trong chuỗi trên không nhỉ ? Ta có thể trở lại với tư duy tương tự, tôi có thể ví von thế này: trong chuỗi trên thì một đầu là nền dân chủ Mỹ và một đầu là toàn trị TQ. ASEAN quả là đi dây giữa hai đầu này, với Nga, Ấn như chiếc cây ngang dùng để cân bằng và Nhật cho trọng tâm kinh tế. Chúng ta phải tính toán những thông số tối ưu cho cân bằng động này. Các hằng số cho phương trình trên là gì ? Một nền dân chủ hạn chế, một thứ tự do mang tính biểu tượng. Nền dân chủ VN phải là đặc trưng, vì kích động thù hằn và "khuyến mãi lịch sử" đơn giản là không có lợi....
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Một ví dụ về Ẩn dụ.

    Giới chính trị Đông Á thường tỏ ra cực kỳ nghiêm cẩn, đấy chính là mục tiêu châm biếm. Trên một số diễn đàn tôi cũng thấy một số tranh châm biếm, song thường rơi vào đã kích cá nhân hơn. Châm biếm theo bài bản phải nhìn nhận đúng tính chất cải dung của nội dung châm biếm.


    [​IMG]
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Để có một giáo trình học sao cho phù hợp với chỉ số IQ chỉ là một ý tưởng (theo thống kê IQ của người Viet Nam khoảng 95). Liệu có tương tác nào giữa chương trình học tập và chỉ số IQ không ? Tôi cũng chưa tìm thấy một nghiên cứu tương tự nào. Có thể nói các giáo trình học đều cao hơn đôi chút so với năng lực trí tuệ của các lứa tuổi đi học. Như vậy điều này cũng có ý nghĩa là các giáo trình kích thích năng lực sáng tạo ? Hoạt động của trí tuệ là vô cùng phức tạp. Tuy vậy, nếu tôi lấy độ khó của giáo trình là A thì một cách cụ thể tôi sẽ có sự tương tác giữa A và IQ. Mặt khác, năng lự sáng tạo của một người thường đạt đỉnh cao ở độ tuổi trung niên, nhưng chỉ xét ở bậc phổ thông thì coi như năng lực này đạt mức cao nhất sau lớp 12. Nếu:

    1) A ≥ IQ như hiện nay (như các trường chuyên) thì liệu A sẽ sẽ giúp nâng cao IQ ? Và

    2) A ≤ IQ: liệu A có giúp nâng cao IQ ?

    Trong cả 2 trường hợp, A ít nhiều có tác động đến IQ, song tôi nghĩ chúng ta nên có chọn lựa an toàn và tối ưu hơn. Trong xã hội VN hiện nay chẳng hạn, mọi vấn đề đều nằm trong tầm năng lực trí tuệ, nếu chúng ta chưa nghĩ ra được giải pháp thì quốc tế cũng đã có những đáp án rồi(dân chủ và tự do chẳng hạn, đều là những "đáp án" của các nước phát triển [:D]). Kết quả học tập của học sinh VN ở một số nước phát triển (như Đức) khá xuất sắc và qua nhiều người ở nước ngoài tôi cũng biết rằng giáo trình của họ họ có phần nhẹ hơn, nghĩa là A ≤ IQ, nhưng lại phong phú hơn. Rõ ràng nếu A ≥ IQ thì sẽ đặt học sinh vào tình trạng căng thẳng, cùng với đó là những thoái hóa về nhiều mặt khác, nhất là văn hóa xã hội. Các trường chuyên đã tạo cầu nối cho việc chảy máu chất xám, tiền bạc của cả người dân lẫn NN. Như thế thì nếu A ≥ IQ thì A sẽ làm giảm IQ. Thực tế là thế, cho dù VN có đạt được Fields Toán học.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]

    Học sinh xé đề cương tốt nghiệp môn Sử là cơ hội cho các nhà giáo sư, nhà giáo nhân dân ...thể hiện mình (PR) hay họ không phải là những kẻ Sĩ ? Có một câu chuyện thế này, một con chó bị làm thịt nhậu, hồn của nó lên tố cáo với Ngọc Hoàng Thượng Đế, vua của trăm loài:

    - Thưa Ngọc Hoàng, tại sao con người lại có thể ăn thịt người đầy tớ chó của họ thế?

    Ngọc Hoàng thở dài đáp:

    - Biết làm sao được, nếu ta là họ ta cũng ăn thịt ngươi!

    !!!!???

    Tưởng là chuyện đùa dân gian, ai ngờ ta lại bắt gặp câu chuyện này trong ngành giáo dục:

    - Thưa giáo sư nhà giáo nhân dân, tại sao học sinh lại có thể xé đề cương môn Sử như thế?

    Giáo sư nhà giáo nhân dân:

    - Biết làm sao được, nếu tôi là các em thì tôi cũng làm vậy thôi !?

    "Định hướng". Lại là "định hướng". Thủ phạm chính là "định hướng". Sao chẳng ai chỉ đích danh thủ phạm nhỉ ? Từ giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Phan huy Lê, giáo sư Văn như Cương, giáo sư Ngô bảo Châu...không ai chỉ đích danh thủ phạm "định hướng" cả. Diễn ngôn đại số của họ đều na ná nhau, rằng thì là học sinh cần phải biết lịch sử nước mình, đó là do nền giao dục chưa quan tâm đúng mức về môn sử, là do sách giáo khoa chưa được đầu tư đúng mức...Tôi xin nhắc lại, chính việc định hướng các trường chuyên lớp chọn là thủ phạm. Thay vì dùng các loại rau củ như những thực phẩm thiết yếu hàng ngày thì nền giáo dục lại mang tất thảy vào nhà máy để chắt lọc bột ngọt. Kết quả xã hội chúng ta không còn rau củ mà cũng chẳng thể sống được với bột ngọt. Liệu học sinh có thể trưởng thành được với toàn những thứ "tinh lọc" như Toán, Anh, ngữ, Tin học...không ?


    [​IMG]

    ...
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hàng năm, các trường phổ thông chuyên chọn lại trở thành những "trại tập trung" của khoảng 20.000 tài năng từ cấp 2. Tôi đã giải thích rồi, nếu một lớp học toàn những học sinh giỏi được chọn lọc từ cấp thấp hơn thì sau một thời gian lớp học đó sẽ xuất hiện học sinh trung bình và dốt theo qui luật đào thải. Ngược lại, nếu ta chọn một lớp toàn những học sinh dốt cho ra hoang đảo học chẳng hạn, thì sau một thời gian chắc chắn sẽ xuất hiện những học sinh giỏi, do qui luật thích nghi của chính cuộc sống. Như thế đủ thấy nền giáo dục của chúng đang tuân theo qui luật đào thải hơn là thích nghi với môi trường. Thí nghiệm tưởng tượng này cũng chứng minh rằng lớp toàn học sinh giỏi sẽ có tâm lí ỷ lại, còn lớp toàn học sinh dốt sẽ nảy sinh tinh thần trách nhiệm. Nếu bạn còn nghi ngờ thí nghiệm tưởng tượng này xin mời bạn cứ đối chiếu với thực tế VN, chúng ta thiếu hẳn một "tầng lớp trí thức" thực thụ. Chứng minh điều này ư? Vì chẳng thấy ông trí thức nào đưa ra được một học thuyết cho nước VN cả. Diễn ngôn của họ nghèo nàn và có tính chất du thời. Một nước như nước Triều Tiên với 25 triệu dân là một nước hoàn toàn định hướng. Có thể với dân số như thế thì nó lí tưởng cho việc định hướng (và cả đào thải nữa). Hơn nữa phải nói đến chất lượng của việc định hướng xã hội, Triều Tiên cho rằng sức mạnh nguyên tử có thể giúp họ tồn tại. Đấy cũng là một thứ động lực. Người Hàn cũng định hướng với những tập đoàn kinh tế, song nó được chính phủ hỗ trợ và nhằm đối lại với xu hướng toàn dân của Triều Tiên. Xã hội Hàn cũng còn những lệch lạc, luôn bị kích động, chưa hài hòa như xã hội Nhật. Nước Nhật lại theo quân chủ lập hiến và vẫn giữ vững những tôn ti trật tự nhất định. Tôi có thể kết luận: mọi hình thức định hướng xã hội của chính phủ đều kéo theo việc đào thải và tâm lí ỷ lại, ngược lại mỗi xu hướng xã hội của mỗi cá nhân đều mang theo khát vọng và tinh thần trách nhiệm.. Nền giáo dục của chúng ta nên học tập cái lớp học toàn những học sinh dốt trên hoang đảo kia, hơn là hướng đến những trường chuyên, lớp chọn. Trường chuyên lớp chọn còn tạo nên một tầng lớp "kẻ Sĩ" mới cho xã hội VN, chỉ là một hình thức phong kiến. Mà chuyên chọn là chuyên chọn gì? Ai cũng biết rằng Toán học là một thứ chuyên chọn nổi bật nhất. Như tôi đã nêu, toán học có mức mã hóa thấp, chỉ là m logic hình thức. Tôi thấy rằng hầu như không có nhà tư tưởng lớn nào là nhà Toán học cả. Tư duy toán học gần như là tư duy một chiều từ trái sang phải của đại số học (với hình học thì có hơi khác chút). Tôi lấy ví dụ về câu "sĩ nông công thương" ở trên. Rõ là ở đây trật tự là đi từ trái sang phải, người ta có thể hiểu "sĩ" là nhất, là ngồi mát ăn bát vàng, rồi mới đến "nông" là cái ăn hàng ngày. Nhưng con người xã hội đâu chỉ có ăn không thôi, họ còn phải biết đến văn hóa nữa. Thế nên mới sinh ra "công", ban đầu chỉ là "thủ công" làm ra những vật dụng từ đơn sơ đến tinh xảo. Mà làm ra sản phẩm thì phải trao đổi chứ. Thế mới có cái gọi là "thương mại". Đó là cách hiểu tách biệt, là "cách hiểu ngữ đoạn" (do tôi đặt ra) một chiều theo tôn ti trật tự phong kiến. Hoàn toàn giống cách làm toán đại số của học sinh phổ thông. Tuy nhiên, liệu toán học có thể hiểu theo cú pháp không, tức ta có thể làm toán theo ...chiều dọc không ? Một số tiên tài hay nhà chuyên môn có thể nhìn lướt qua một bào toán và biết ngay nó sai chỗ nào. Nhưng đó không phải là "giải toán đại số". Những người thế rất ít và tư duy đại số vẫn là một thứ thói quen một chiều và theo trật tự. ta có thể hiểu về "sĩ nông công thương" theo chiều dọc như sơ đồ sau:

    [​IMG]

    Đầu tiên là nghề nông, một trong những nghề xuất hiện sớm nhất và tồn tại đến ngày nay. Điển hình bên Trung Quốc là thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Sau đó đến thời Khổng Tử mới xuất hiện tầng lớp Sĩ. Cho đến thời Lã Bất Vi "buôn vua bán chúa" thì hẳn đã có ngành nghề thủ công rồi. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy "sĩ nông công thương" hiểu theo chiều dọc là một quá trình "phát triển vào bên trong", nó lấp đầy những khỏang trống do nhu cầu phát triển. Quá trình này cũng đồng hành với chữ viết, cũng đi từ hình-tượng đến biểu-tượng. Và một qui luật là: công nghiệp phải luôn đồng hành cùng thương mại.. Nếp nghĩ này đã ăn sâu vào tư duy của người Tàu mà có thể vì chưa hiểu qui luật này nên việc cải tổ của Liên Xô cũ đã thất bại và dẫn đến sụp đổ. Chủ nghĩa cs chủ trương công nghiệp hóa mà lại hạn chế thương mại là hoàn toàn sai về mặt qui luật phát triển xã hội. Công thương ngày nay chính là tầng lớp trung lưu...

Chia sẻ trang này