1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn tiếng Việt và dịch thuật.

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Tran_Thang, 21/04/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Một số gương mặt quen thuộc (trên mạng) vẫn hô hào biểu tình, và lác đác vẫn chỉ một nhóm người, cũng khá quen thuộc, nghĩ ra một số hình thức biểu tình. Riết rồi những màn biểu tình ở VN trở thành một thứ "bi hài kịch internet" khiến tôi có cảm tưởng để tham gia vào một cuộc biểu tình, chí ít phải qua một khóa "đào tạo" nào đó. Biểu tình có thể là một sự thể hiện hồn nhiên nào đó và người Việt vẫn mượn một từ Hán-Việt, từ "biểu tình" để gán cho một hình thức tụ tập. Tôi cũng đã đề cập về chữ "biểu tình", trong những diễn biến mới nó cũng bộc lộ những khía cạnh mới. Sao không gọi là "biểu lí" hay "biểu ý" mà lại gọi là "biểu tình" ?

    Chẳng có ai dại dột mà bảo rằng họ biểu tình nhằm bạo động, họ luôn gọi những cuộc tụ tập là "biểu tình ôn hòa", song diễn biến của cái "tình" kia thì không ai biết trước được. Theo tôi thì biểu tình là điều kiện cần cho bạo động. Và cũng vì không ai ngờ được với chữ "tình" kia nên một số mới đưa ra "luật biểu tình". Nhưng tại sao vẫn một số gương mặt quen thuộc hô hào biểu tình và dường như "biểu tình" đã trở thành một thứ "hội chứng A" trong mội trường truyền thông, nghĩa là "biểu tình" đã xa dần "chất lượng" nguyên thủy của nó. Phân tích một số diễn biến về dân chủ và tự do trên thế giới, tôi thấy rằng có 3 yếu tố quyết định chất lượng một cuộc biểu tình:

    - Một xã hội bưng bít về thông tin tương phản với các xã hội thông tin: như trường hợp Thiên An Môn 1989. Đây là giai đoạn nửa kín nửa mở khi TQ mở cửa ra thế giới. Và Triều Tiên hiện nay cũng rất dễ xảy ra tình trạng tương tự.

    - Một xã hội có nền văn hóa khắc kỉ như ở các nước Trung Đông.

    - Một xã hội thượng tôn luật pháp như các nước phương Tây.

    Tất cả 3 trường hợp đều có điểm chung: đó là các chính phủ các nước đã không kịp đồng bộ hóa những diển biến về chính trị, kinh tế và xã hội của thế giới và điều này đã đẩy một thành phần xã hội lâm vào tình trạng bế tắc, thua thiệt. Riêng với trường hợp Việt Nam so với ba "tiêu chuẩn biểu tình" trên thì quả thật rất khó hô hào biểu tình (mà tôi có dùng từ sai không ? Biểu tình là...biểu tình chứ cần gì phải hô với hào[:D]).

    - Thứ nhất Việt Nam là xã hội khá mở, không có nhiều tương phản về mặt thông tin. Việt Nam là vùng "bán dạ" giữa phương Tây và Trung Quốc. Chỉ có một số trí thức mới thấy được sự tương phản này và chính họ cũng thừa biết không thể hô hào người dân biểu tình.

    - Văn hóa Việt Nam vẫn có nền tảng Tam Giáo, như ba chiếc bình thông nhau, tự ràng buộc và tự điều tiết nên không có mức chênh lệch hay khác biệt quá lớn. Thời chế độ cũ, do chiến tranh nóng và lạnh, thiếu thông tin, do đàn áp (và đề cao) tôn giáo nên đã dẫn đến các cuộc biểu tình.

    - Vấn đề luật pháp ở Việt Nam vẫn còn lằng nhằng.

    Đó chính là ba yếu tố khiến cho mọi hô hào, bơm thổi biểu tình đều vô ích.

    Có thể tham khảo thêm trường hợp Myanmar. Ở đây có cả sự tương phản về thông tin, tương phản về tôn giáo và giới quân sự nắm quyền. Một người đàn bà đã xuất hiện giữa những mối giao thoa đó, bền bỉ và khéo léo dàn xếp mọi tương phản theo tiến trình dân chủ.


    ...
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đối thoại Shangri-La 2013, thủ tướng Việt Nam nêu bật "chiến lược xây dựng lòng tin", đồng thời Mỹ cũng đưa quan điểm "giữ nguyên trạng" về Biển Đông. Phát biểu của Việt Nam đã đưa TQ (nhất là tờ Hoàn Cầu), đang hung hăng, vào thế "việt vị". Thứ đến là Việt Nam "không là đồng minh quân sự của nước nào" cũng khiến "quả bóng ngoại giao" vẫn còn trong chân Việt Nam. Cả Mỹ và Việt Nam đều không nói thẳng vấn đề và sự thống nhất có tính chất mặc định này tăng khả năng cho nhiều mặt khác. Tôi cho rằng "xây dựng lòng tin" chỉ là "chiến thuật" ngoại giao, chiến lược của chúng ta vẫn phải là "đa phương". Nếu xem Đông Nam Á là một khu vực đa phương thì Việt Nam cũng là nét khác biệt đáng kể trong khu vực này.

    ...
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    [​IMG]


    [​IMG]



    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    ...
    Lần cập nhật cuối: 24/11/2013
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Có thể nói khối BRICS là sự kết của 2 đường lối cải cách của Liên Xô cũ và Trung Quốc, đó là thế mạnh về công nghiệp của Nga và thế mạnh về thương mại của Trung Quốc. Nếu tách biệt 2 đường lối cải cách này thì ta cũng thấy những ưu nhược điểm riêng của họ.

    - Cải cách của Gorbachev là cải cách từ thượng tầng (ý thức hệ), từ mô hình, mà không đi từ hạ tầng (động lực). Chính điều này tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội như En-xin, khi mà Liên Xô không đáp ứng được một số nhu cầu thiết yếu của người dân.

    - Cải cách của Trung Quốc, ngược lại, đi từ hạ tầng. Trong công cuộc mở cửa, họ đẩy mạnh giao thương, giao thương lại thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, do mải mê buôn bán làm giàu mà họ đã bất chấp những qui tắc về môi trường và các tiêu chuẩn an toàn.

    Khối BRICS là sự nương tựa ở tầm vĩ mô. Ngược lại, TPP sẽ là cuộc chơi của những "tay cờ bạc", nghĩa là những "game-changer" không những cần có những quân bài hay thế cờ mà còn phải biết vận dụng, kết hợp chúng lại nữa. Cờ bạc rất hợp với bản tính người Việt Nam. Tuy nhiên, TPP không dung túng các trò "cờ gian bạc lận" [:D]. Có lẽ chính xu hướng TPP đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam chựng lại, nhất là kì vọng về công nghiệp hóa của cựu thủ tướng Phan Văn Khải trở thành thứ yếu (hoặc chính phủ cũng chưa biết phải nhận định, sắp sếp lại sao cho hợp lí). Không có những cảnh báo hay nhắn nhủ giữa 2 nhiệm kì thủ tướng vào năm 2006. Mối nối công khai duy nhất khi chuyển giao là lời xin lỗi của ông Phan Văn Khải và lời hứa khắc phục tham nhũng của ông ***************. Chính điều này có thể đã khiến một số doanh nghiệp lớn mất phương hướng do những lỗ hổng và những khác biệt về chính sách đối nội và đối ngoại của 2 thủ tướng. TPP đúng là ra biển lớn theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của Việt Nam và chúng ta cần phải biết tự định hướng (self-directed) trong đa xu hướng này. Một chuyên gia kinh tế (lão già Alan Phan) cũng cho rằng "công nghệ thông tin và nông nghiệp là tương lai của kinh tế Việt Nam". Tôi vẫn cho rằng công nghiệp vẫn nằm trong các khả năng tiềm tàng của Việt Nam, nó là cuộc chơi của những con người có ý chí. Trong TPP, phát triển không nằm trong ý chí của chúng ta nói chung, phát triển trong TPP là cuộc chơi của sự khéo léo sắp sếp các "quân bài" hay "thế cờ" mà chúng ta có được.


    [​IMG]

    ...
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Khi xưa tôi cũng mê bóng đá, bóng đá quốc tế thời kì đó ngợi ca đủ các vị trí, từ tiền đạo cho đến hậu vệ, thủ môn. Tôi thích nhất vị trí tiền vệ thòong, điển hình có Platini, thủ môn thời đó có Di-nô Dzốp và Đa-xa-ép...Bóng đá Việt Nam bây giờ bên cạnh những nhũng nhiễu từ quảng cáo, chuyển nhượng thì người ta ít chú ý một cách toàn diện, chỉ nổi bật vài tiền đạo, chẳng còn bóng dáng thủ môn, hậu vệ hay tiền vệ nữa...

    Quan sát bóng đá, tôi nhận thấy có nghịch lí giữa ý chítầm quan sát của mỗi cầu thủ. Thủ môn có tầm quan sát rộng hơn còn tiền đạo thì có ý chí ghi bàn nhiều hơn. Dung hòa giữa ý chí và tầm quan sát là vị trí tiền vệ, vừa phải có tầm quan sát vừa đóng vai trò tổ chức phòng ngự lẫn phản công. Tiền vệ thường là đội trưởng. Nghịch lí nữa là càng gần quả bóng thì tầm quan sát càng giảm. Có một sự tương đồng giữa bóng đá với nền kinh tế của Việt Nam, khi mà người ta cũng luôn đề cao vai trò "tiền đạo" là một số ngành công nghiệp và vắng bóng các "tiền vệ" đóng vai trò điều phối cùng với dàn "hậu vệ" và "thủ môn". Kết quả là chẳng có ai "chuyền bóng" cho hàng "tiền đạo"ghi bàn cả. Chẳng hạn như kì vọng về công nghiệp hóa thời thủ tướng Phan Văn Khải đã không được tiếp nối bởi thủ tướng kế nhiệm ***************. Nền kinh tế Việt Nam hiện đang rút về phòng ngự mà lại thiếu hẳn một đội trưởng "tiền vệ thòng" điều hành công-thủ. Những ông như Lê Đăng Doanh hay Nguyễn Sinh Hùng đang lúng túng trong vấn đề "phòng ngự" này, khi chúng ta chuyển hướng sang TPP. Theo cảm nhận của tôi thì trong TPP tầm quan sát quan trọng hơn ý chí, chúng ta nên tạm quên "ý chí kiếm tiền" và kiên nhẫn quan sát, hơn nữa "quả bóng thị trường" vẫn chưa đến chân chúng ta. Nói chung, chúng ta phải vận dụng hết các kĩ năng chơi, từ chơi bài, chơi cờ, cho đến chơi bóng đá khi hội nhập TPP.

    [​IMG]
    Các doanh nghiệp sẽ phải là những kì thủ trong TPP.
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    - Đa phương.
    - Không liên minh quân sự.

    Có một nhân vật đề cập đến tự cường. Đây có thể là lối thoát cho các doanh nghiệp nhà nước, trước TPP.

    - Ngân sách quốc phòng (cũng minh bạch như ai[:D]).

    Công nghiệp hóa của nhà nước được rút gọn thành ngân sách quốc phòng hay công nghiệp quốc phòng (cái tên nghe kêu không kém). Kẻ sĩ - nguyên khí quốc gia thời nay đấy. Chúng ta nên tự cường về vũ khí: nghiên cứu - sản xuất và ...xuất khẩu - thử thách cho những người thích thử thách.

    Còn có thể rút gọn điều gì nữa không?

    Hãy chấp nhận một hình thức "quân chủ", nó lành mạnh hơn thứ dân chủ ủy mị, lọc lừa và lòng...lợn.

    Người Trung Quốc hãy hiểu rằng chúng tôi không thể nhẫn nhịn hơn...

    [​IMG]
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sáng chế quốc phòng.

    Tôi nhận thấy rằng các loại tên lửa chống tank cá nhân có nhược điểm là phải ngắm bắn trực diện nên xạ thủ cũng trở thành mục tiêu của xe tank vốn có hỏa lực mạnh hơn. Để khắc phục nhược điểm này sao ta có thể chế thêm những chiếc đĩa định vị gắn liền với tên lửa chống tank? Trong trường hợp xe tank và xạ thủ bị ngăn cách bởi các chướng ngại vật như quả đồi chẳng hạn, xạ thủ sẽ bắn những chiếc đĩa định vị lên cao, chiếc đĩa này sẽ phát sóng dò vị trí xe tank và chỉ thị cho tên lửa khai hỏa đồng thời hướng dẫn quả tên lửa rơi đúng mục tiêu (song song với đầu dò của tên lửa).

    [​IMG]

    ...
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang sẽ là chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng đến Thái Lan. Đồng thời gian khoan của Nga cũng bắt đầu chuyến hành trình từ Cuba sang Việt Nam. Nếu tính đến cả đối thoại Shangri-La thì tôi thấy rằng thế đa phương "kiềng ba chân" đã hình thành trong chính phủ Việt Nam. Vấn đề nữa là liệu một quốc gia có thể gia nhập nhiều khối kinh tế, vừa trong khối BRICS vừa trong khối TPP? Cả Mỹ và TQ cũng tính đến khả năng TQ (thuộc khối BRICS) cũng gia nhập TPP đã chứng tỏ một quốc gia có thể gia nhập cả BRICS lẫn TPP. Việt Nam vẫn nằm ngoài cả 2 khối này. Con đường hội nhập của Việt Nam vẫn còn dài. Giữ "cân bằng" là một kĩ năng và người Việt Nam chúng ta nên quen dần với kĩ năng này:)>-.

    [​IMG]

    ...
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi có vài ý tưởng muốn đưa vào sản xuất, đơn giản nhất là làm những chiếc bảng bằng vải da, nó tốt hơn nhiều so với bảng gỗ hiện hành. Còn nhiều thứ nữa, như một loại phích cắm điện chẳng hạn...Tôi lại không có duyên với tiền bạc, rất ngại vay vốn ngân hàng hay mượn tiền, rất kém về ngoại giao. Đúng ra tôi có thể liên hệ với các công ty sản xuất dụng cụ học sinh hay dụng cụ điện. Tự làm lấy thì lại phải nghĩ ra hàng loạt qui trình công nghệ, nào là tiền, nào là nhà xưởng, rồi sau đó mới liên hệ một số nơi (như siêu thị, nhà trường), kí gửi nhà sách nhờ họ bán ...Tôi chỉ thích vừa làm vừa ...chơi nên cũng không vội lắm. Trong khi chờ đợi tôi có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng mới[:D]...Hồi ở tỉnh, có một tay thợ điện loay hoay thế nào mà khi bật cầu dao lên nổ bụp một phát phỏng cả tay, anh ta vội vơ một ít bẹ chuối vắt nước vào vết bỏng. Hôm sau tôi thấy vết bỏng có vẻ khô ráo. Chất nước trong bẹ chuối có thể chữa bỏng không nhỉ? Sao ta không chiết suất dùng làm thuốc chữa bỏng?

    [​IMG]
    Bảng da tốt hơn nhiều so với bảng gỗ hiện hành.


    ...
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tiến sĩ Alan Phan dẫn lời Giáo sư Carl Thayer điều trần trước quốc hội Mỹ về khuynh hướng "thân" Trung Quốc sau chuyến thăm của ************* Việt Nam. Thực sự thì người Mỹ cần gì và người Việt cần gì? Người Mỹ có thể giúp Việt Nam vô điều kiện không ? Hoặc Việt Nam cần gì trước tiên ? Rất khó quay ngoắt 180 độ, hoặc ít nhất phải có thời gian xoay chuyển tình hình. Ba phải hay "sọc dưa" không phải là lập trường xấu, chúng ta nên làm quen với điều này. Một "con thuyền không bến", "dở dở ương ương" hay cái gọi là "đi đâu thì đi" của Tiến sĩ Alan Phan cũng không mô tả đúng một thực trạng, vì tất thảy chúng ta đều đang sống trên đất nước Việt Nam, đi đi về về từ nhà đến cơ quan, công sở. Nếu Âu Mỹ không giúp Việt Nam vô điều kiện thì mặc nhiên Việt Nam phải bị hút về nền một kinh tế mạnh. Thực tế thì người Việt chúng ta đã có được vị trí gì trong cuộc chơi của TPP? Trần Huỳnh Duy Thức là một nhà kinh tế tài ba nhưng sao ông ta lại nỗ lực "tạo điều kiện" để Âu Mỹ giúp Việt Nam? "Con đường Việt Nam" cũng không mô tả đúng một thực trạng. Chẳng có "con đường"nào cả. Lẽ ra ông Duy Thức đã là một tấm gương, một mô hình hay một cầu nối để Việt Nam đến với TPP. Việt kiều Âu Mỹ đã có những thương hiệu nào để người Việt quốc nội ngưỡng mộ và noi theo? Người Miến Điện đã có những xuất phát tốt, họ chưa có những "quán tính". Điều gì Việt Nam nên làm để tránh bị lệ thuộc hơn? Cách tốt nhất để một con tàu không bị sóng xô là hãy hướng mũi tàu về phía ngọn sóng đó. Nỗ lực của người Việt hướng về TPP là nỗ lực bắt đầu từ con số không. Thương trường là chiến trường, chẳng ai hỗ trợ chúng ta cả, tất thảy đều là đối thủ của nhau...Cá nhân tôi muốn gửi đi một thông điệp: Mỗi người chúng ta hãy biết cách tồn tại và tự vệ.

    [​IMG]

    ...

Chia sẻ trang này