1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tan man Toan hoc

Chủ đề trong 'Toán học' bởi username, 23/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Quên mất, bác nào giải được bài toán của Goldbach thì sẽ được nhà xuất bản Faber & Faber thưởng 1 triệu đô đấy. Nhưng hình như sắp hết hạn rồi.
  2. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Goldbach nghe nói là giải được rồi mờ, đồng chí Hoa Lá Cành của Trung Quốc và cái rì rì Vích của Nga đã sử lý rùi, còn cái bài Toán của Euler ( tổng quát hơn ) thì thiên hạ vẫn bó tay.
    Cái bài trên kia bạn Kakalot đố khó anh em quá, lôi một cái định lý của mấy cụ nội ra bắt anh em chứng minh thì chơi thế nào được nhể.

    Anh đã bắt đầu thích em rùi đấy.
    ------
    The sun is gone but I'll see a light
  3. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    em có lời giải đấy, bác nào thích tham khảo ko lúc nào em share cho.
  4. Username_Reincarnated_new

    Username_Reincarnated_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    Thì em đã bảo là giả thuyết của Goldbach đã được giải bởi Vinogradov cho các số đủ lớn, nhưng cái số đủ lớn ấy nó lớn quá nên không thể kiểm tra được hết các số tự nhiên nhỏ hơn cái số đủ lớn ấy. Cho nên đến giờ bài toán đó vẵn chưa được giải hoàn chỉnh.
    Còn định lý về 4 bình phương thì có nhiều cách chứng minh lắm, có những cách rất sơ cấp, có cách dùng hình học, có cách dùng Quaternion (số siêu phức),.. nhưng nói chung đấy là một định lý khó.
    Hi hi, em định nghỉ xả hơi một lát nhưng thấy các bác nói chuyện Toán nên lại nhảy vào bằng cái nick này.
  5. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    đồng chí Usename lấy cái tên mới này nghe tởm quá . Dưng mà ok, tớ cũng sắp ra đi vĩnh viễn rồi. Vì cái nợ đã hẹn ở .." nhờ các bác.. " nên tớ còn dùng tên này trong khoảng 2 tháng tới . Hị hị. 1 năm là quá nhiều cho một cái tên.
    Cái Quaternion của Hamington hồi trước tớ tự đọc, thấy cái đó cũng hay nhưng mà chẳng có ứng dụng gì quan trọng thật, Hệ hệ chỉ là một cách mở rộng trường số phức.

    Anh đã bắt đầu thích em rùi đấy.
    ------
    The sun is gone but I'll see a light
  6. Username_Reincarnated_new

    Username_Reincarnated_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, sao bác lại bảo nick này của em tởm ?
    Cái Quaternion ấy em cũng chẳng biết gì, nhưng mà cũng nhiều ứng dụng lắm, nhất là trong số học. Em nghe nói chỉ có 4 đại số (không nhất thiết giao hoán)hữu hạn chiều trên trường số thực ( tức là các vector của một không gian vector hữu hạn chiều được trang bị phép toán nhân để trở thành một thể (body) ) đó là trường số thực R, trường số phức C, thể quaternion và đại số Cayley. Định lý này nghe nói được Frobenius phỏng đoán từ lâu nhưng chỉ được chứng minh năm 1960 bởi một tay nào đó em không nhớ tên. Cái quaternion có cái hay là không có tính chất giao hoán. Có bài báo này "Hamilton's discovery of the quaternions" của van der Waerden, Mathematics Magazine, vol 49, #5, 1976, nhưng mà em chưa đọc.
  7. Username_Reincarnated_new

    Username_Reincarnated_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    Có quyển sách này hay lắm: Proofs from The Book của 2 tay người Đức: Martin Aigner và Gunter M.Ziegler trong đó trình bày các chứng minh rất elegant của các định lý nổi tiếng và khó. Đọc xong mỗi chương cứ toát hết mồ hôi hột không hiểu sao người ta lại có thể nghĩ ra các chứng minh hay và thông minh đến thế, ví dụ chứng minh sơ cấp của Bertrand's postulate của Erdos năm mới 19 tuổi, chứng minh định lý Brower về điểm bất động của Emanuel Sperner chỉ dùng mỗi bổ đề Sperner chả liên quan gì đến giải tích, chứng minh mơi thể hũu hạn là một trường của Enst Witt ... nói chung là hay không chịu được. Không hiểu bác Don Quixote có biết gì về hai tay tác giẩ này không.
    Thế thôi chào các bác nhé, em đi nghỉ tí, từ giờ đến Tết nhất định không post gì nữa.
  8. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    hhệ hệ đó là hai giáo sư về Discrete Mathematics , Ziegler ở trường tớ ( Tech. Uni. Berlin ) , còn Aigner là trưởng khoa Toán bên trường bên cạnh ( Free Uni. Berlin ), quyển này tớ cũng nhìn thấy rùi nhưng chưa buồn đọc.
    Lão Ziegler là trưởng nhánh Discrete Maths ở trường tớ nhưng có lẽ không giỏi bằng bác Groetschel. Bác Groetschel cũng là giáo sư trường tớ và là phó chủ tịch trung tâm ZIB ( Center for Information Technology Berlin do Konrad Zuse lập lên từ hồi xưa), trước đây đã từng nhận giải Funkelson của bọn AMS cho Applied Mathematics cùng với bác Lovarz.
    Tớ vì mê lão Groetschel ( định sau học về hướng lão ấy giỏi ) mà vẫn ở lại học Toán ở trường TU chứ hông thì chuyển sang xin học Minor Toán bên Humboldt rùi, hị hị.
    Lão Aigner cũng là một giáo sư giỏi , lão này chuyên về Nummeric và Discrete Mathematics. Anh Thành đang làm Ph.D Toán ở X chỗ cậu quen lão này. Trước anh Thành còn bảo là lão Aigner nói với anh ấy nếu sang Đức thì cứ đến ở nhà lão ấy ở . Hị hị bác Thành oai phết.


    Anh đã bắt đầu thích em rùi đấy.

    Được sửa chữa bởi - Don Quixote vào 10/02/2002 08:30
  9. truongdu

    truongdu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2001
    Bài viết:
    5.105
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn với lan man.
    Cũng thú vị đấy, nhưng mà nghĩ đi ngẫm lại, khả năng thì cũng chẳng làm được nhà này nhà nọ, nên thoi, chấp nhận làm kiếp nhà thuê.
    Cộng trừ nhân chia, tích phân đạo hàm, biết nhiều rồi có hơn được ai đâu. Cũng kịp nhận ra rằng bi giờ đam mê thì ít mà danh lợi là nhiều, thành ra cũng đỡ tiếc cho cái thời nông nổi bỏ qua toán học.
    Học toán nhiều mà làm gì, trong khi người ta đâu có cần 1+1 =2.

    truongdu
  10. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    hị hị bác truongdu sống thực tế là tốt rùi. Em với đồng chí Usename mơ mộng kệ bọn em. Nói chung mấy thằng toán giỏi thì cũng dễ thành công trong cuộc sống, nhất là làm giàu, xác xuất khá cao đấy. Khi nào có dịp em kể cho bác nghe về 5 người em biết, đều loại cực giỏi toán và đều là triệu phú ở VN nhé.( dùng từ triệu phú nghe cho đỡ mệt ).

    Anh đã bắt đầu thích em rùi đấy.

Chia sẻ trang này