1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn Triết Học...

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi duyk6, 29/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn Triết Học...

    ...................................

    Nói đến triết học , ta nói đến một khoa học tìm hiểu những quy luật vận động của thế giới , cụ thể nhất là xã hội con người mà ta tồn tại trong đó . Triết học dạy ta cách suy nghĩ và lập luận , dùng từ ngữ "cao siêu" là phương pháp luận .
    Đã là khoa học thì nó phải đầy đủ và phải academy . Tức là không thể dùng từ ngữ bình dân giải thích và phải thống nhất ,tổng quát những lý thuyết , những quy luận chung nhất .
    Vậy thì bạn sẽ thấy nó khô khan , vô tích sự ... một khi bạn chưa nhân ra được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống . Người ta cứ nghĩ đơn giản là cần quái gì học triết học mà vẫn bao người thành công . Đó là sự suy nghĩ của những người vốn cũng chẳng biết gì về triết học nốt .
    Khi bạn sống lương thiệt , nhận ra điều đúng , lẽ phải mà không hành động trái lương tâm , đó cũng là bạn đang vận dụng những bài học triết học rất đơn giản của nhân lọai vào cuộc sống rồi . Khi bạn nói "ở hiền gặp lành" , "gieo gió gặt bão" thì cũng là triết học rồi . Nó chỉ khác là đó là ngôn từ bình dân dễ hiểu , không hệ thống , không hàn lâm , chỉ là kinh nghiệm
    chắt lọc từ ngàn xưa , chỉ là những kinh nghiệm không hơn không kém .
    Bạn biết vậy , tin vậy , nhưng cuối cùng thì vẫn không hiểu tại sao nó như vậy .
    Triết học dạy bạn cách hiểu cuộc sống hơn là như vậy .
    Có nhiều người học triết học rất giỏi , lý luận lý thuyết rất giỏi , nhưng chưa chắc họ sống thực tế đâu mà cứ "bay bay" trên trời . Những người này thích triết học chỉ đơn thuần như một ngành học xã hội academy . Bạn đừng trách họ .
    Triết học để có thể hiểu được, nhận được cái hay , cái thú vị của nó, cái bổ ích của nó , bạn buộc phải vận dụng vào thực tế . Mỗi khi quan sát một vấn đề , bạn kiểm chứng nó với những gì bạn học . Tôi bảo đảm , bạn sẽ hiểu ra triết học là gì ngay .
    Lấy ví dụ tương tự của ngành học khác . Đó là ngành Vật Lý . Vâng , hàng ngày , bạn đá quả bóng , nó bay đi , còn chân bạn thì thấy có lực đập mạnh . Đó là vật lý , là quy luật thứ 3 của Newton . Nhưng cả đời bạn làm chuyện đó mà không học vật lý thì bạn cũng đâu có biết .
    Triết học trừu tượng hơn Vật lý nhiều . Không phải ai cũng có thể học như vẹt mà nhìn thấy nó cụ thể trong cuộc sống . Bởi vậy bạn tưởng nó vô dụng . Nhưng nó cũng như vậy thôi khi bạn nghĩ đến định luật phản tác dụng của Newton F1 = - F2 . Nếu bạn không hình dùng ra được sự hiện diện hàng giây hàng phút trong cuộc sống thì bạn cũng sẽ bảo là nó khô khan , vô tích sự .
    Lấy một ví dụ khác . Hàng ngày bạn gặp rất nhiều vấn đề khác nhau . Bạn nhìn thấy hiện tượng bên ngòai . Bạn nghe người ta giải thích thấy có vẻ hợp lý , vậy là bạn đồng ý ngay không cần tìm hiểu thêm nữa . Ấy là bạn đã không có triết học dẫn đường rồi . Nghe hai chữ "dẫn đường" có vẻ cao xa quá , nhưng tôi xin lỗi không tìm ra chữ nào khác . Ý tôi chỉ muốn nói là nếu bạn có học triết học thì bạn sẽ nghĩ đến quy luật "bản chất - hiện tượng" và giữ vững lập trường của mình , đặt dấu hỏi quan sát , kiểm chứng những lời gỉai thích bạn nghe với những dữ kiện khác để xem nó có hợp lý thật sự hay không .
    Vậy là bạn đã nhìn thấy một minh họa về thế nào là "bản chất - hiện tượng" rồi . Có gì cao xa đâu !? Có gì khó hiểu đâu !?
    Chỉ khó hiểu khi bạn không nhận ra là Triết học là khoa học academy giải thích quy luật vũ trụ . Chỉ cao xa khi bạn thấy "ghét nó quá" , vô tích sự mà cứ phải học ... chứ nếu bạn hiểu ra rồi thì thấy Triết học cần thiết lắm thay .
    Những người làm nên lịch sử đều là những nhà triết học lỗi lạc . Vì sao vậy ? Vì họ đã nắm thấu hiểu những quy luật vận động của xã hội con người , của vũ trụ vật chất mà từ đó biết cách xử lý các mâu thuẫn tồn tại , giúp xã hội tiến bộ hơn .
    Tôi lấy một ví dụ nữa . Có bạn nói mỉa mai : "muốn biết Triết học Mark như thế nào thì nhìn vào Đông Âu và nhóm các nước XHCN ..."
    Đó cũng là vì bạn đã chỉ nhìn hiện tượng bên ngòai thôi . Bạn cần biết là nền cơ chế thị trường của Việt Nam và Trung Quốc ngày nay là một sự thành công về cả hai mặt : nhân văn và kinh tế . Một học thuyết gần đây đã bổ sung vào những khiếm khuyết phụ thuộc không gian - thời gian của đừơng lối XHCN thời bao cấp . Học thuyết này đang được nhà nước ta vận dụng . Bạn hãy
    tự hào là cha đẻ học thuyết này là một nhóm các trí thức hàng đầu Châu Á trong đó có của Việt Nam ?" Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản - Nga - Bắc Mỹ .
    Đó là học thuyết Kinh Tế Thị Trường - Chính Trị Cộng Sản .
    Chính học thuyết này đã dung hòa sự mâu thuẫn giữa hai chủ nghĩa Tư Bản và Cộng Sản , gây rung động giới chính khách hàng đầu tại khắp thế giới bắt đầu từ giữa thập niên 1980s . Tại các ĐH của Mỹ , học thuyết này tuy chưa đi vào giảng dạy nhưng được thảo luận rất rộng rãi . Chính vì nhận ra sự tiến bộ của nó mà một khối XHCN Đông Âu siêu hình , cứng nhắc đã chuyển
    mình thay đổi . Tuy nhiên , sai lầm cũng bắt nguồn từ những đe dọa tiềm tàng từ thòi chiền tranh lạnh khiến cho khối này bị phá họai từ bên trong mà sụp đổ . Chỉ có hai nuớc thành công vẫn tiếp tục vượt qua mọi thử thách mà đi lên : Việt Nam + Trung Quốc .
    Đó chính là triết học đó bạn ạ . Nó tồn tại từ cấp vi mô đến vĩ mô của xã hội lòai người . Ngay cả trong gia đình bạn , triết học vẫn giải thích những quan hệ mật thiết nhất mà bạn chưa nhận ra đó thôi .
    Ý kiến của riêng tôi :
    Muốn môn học Triết học thêm thú vị và bổ ích , giúp người học nhận ra tầm quan trọng của nó cũng không kém gì những rút tỉa thực tế từ nó như "Đắc nhân tâm" , "Chìa khóa thành công" ... người giảng dạy không chỉ phải rất thực tế , rất có tài truyền đạt , mà còn phải biết cách tổ chứcthảo luận cởi mở . Những diễn đàn , những forum internet chính là một hình thức discuss đó bạn à , không phải là nơi lên để nói chuyện "hôm nay mưa tui buồn" hay vài dòng chữ tán dóc như trẻ con đi chat đâu .
    .....................
    Các bạn nghĩ thế nào về những điều này ??




    <P><STRONG>Giữa không và có</FONT></STRONG></P>
    <P><STRONG>Ranh giới mong manh </FONT></STRONG></P>
    <P><STRONG>Hư hư ảo ảo</FONT></STRONG></P>
    <P><STRONG>Không không có có ...</FONT></STRONG></P>

    Được luuthuy sửa vào 04:08 ngày 30/01/2004
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Hoan nghênh bạn đã đến với box học thuật cũng như bài viết của bạn. Hy vọng bạn sẽ tìm đuợc những niềm vui trong box học thuật.
    Tuy nhiên mong các bạn chú ý khi bàn về triết học Mark Lenin phần Xã hội để tránh hiện tuợng nhạy cảm. Đồng thời bạn cũng nên chú ý khi gọi một quốc gia trong ngôn ngữ triết học thì nên gọi đúng tên của họ.
    Thân ái và chúc vui vẻ.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  3. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Đâu có gì đâu...
    Mình chỉ muốn có cơ hội học hỏi thêm thôi.. học nữa học mãi mà.......
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  4. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    GIAI TRÌNH TRIẾT HỌC XƯA VÀ NAY
    Đối với tri thức thường nghiệm, sự giải minh về nguồn gốc của vũ trụ nhân sinh là một cuộc truy tìm vĩnh cửu, dẫu rằng cho đến nay, nền móng của những cuộc truy tìm đó đều chỉ là những giả thuyết về một nguyên nhân đầu tiên quá u huyền trong sương khói của vũ trụ vạn hữu này. Rồi từ đó, những giả thuyết ấy được phát triển bởi hai con đường : một là suy luận (deduction) và hai là qui nạp (induction). Vì lẽ, thực thể của vũ trụ nhân sinh là cái gì đó hoặc là quá lớn lao, như chu kỳ thành và hoại của vũ trụ ; hoặc là quá nhỏ nhiệm, như cấu trúc của một nguyên tử v.v... so với khả năng tri nhận của con người. Do đó, để nắm bắt một thực thể hiện hữu, con người tất yếu phải nương tựa vào con đường của logic luận lý, bằng cách hoặc là qui giảm sơn hà đại địa này về một đơn vị đặc thù duy nhất (particular), hoặc là suy diễn, trên cơ sở của cái một đặc thù nào, thực thể hiện hữu đi vào một tổng thể phổ quát (universal) ; còn bản thân của thực thể hiện hữu ấy là gì vẫn là một vấn nạn miên trường. Do đó, giai trình triết học, nếu hiểu theo nghĩa y tha khởi (paratantra) - tức luôn luôn mang tính kế thừa, phản biện, tổng hợp v.v... là một con đường dài vô tận, vô biên. Tuy nhiên, ở đây chúng ta sẽ khảo sát về một số quan niệm tiêu biểu trong giai trình triết học, xưa và nay.
    I) TƯ DUY THẦN THOẠI
    Tư duy thần thoại là phương pháp giải kiến (deconstruct) triết học đầu tiên của con người, nó đi từ đa thần giáo đến nhất thần giáo. Trong thời thượng cổ, quan niệm về vũ trụ nhân sinh rất đơn giản, có thể chia làm hai bình diện :
    - Về thế giới tự nhiên : do sự bất lực trong việc điều phục sự vận hành vô thường của hiện tượng giới, mà con người cho rằng mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới này đều có một thần linh chi phối, điều động. Từ đó, các vị thần xuất hiện như : thần mưa, thần gió, thần mây, thần lửa... thần sông, thần núi, thần biển, thần rừng... Sau một quá trình tư duy như thế, con người tiến bộ hơn đồng thời thấy được mối tương quan mật thiết giữa mây, mưa, gió, nước, sông, biển, núi, rừng... Tuy nhiên, do vẫn bất lực trước sự điều hành của thế giới tự nhiên, từ đó nhất thần giáo xuất hiện. Đây là lối tư duy qui giảm thế giới sự vật hiện tượng về một đơn vị đặc thù duy nhất, có năng lực điều chế dòng vận hành của vũ trụ nhân sinh, và năng lực tối thượng đó được gọi là Brahman (Đấng Phạm Thiên) của Bà la môn giáo (Hinduism), là Thượng đế (Creator) của Thiên Chúa giáo, hay là Bàn Cổ trong thần thoại Trung Hoa ...
    - Về nhân sinh : tư tưởng nhất thần giáo giải thích sự hiện hữu của con người qua thuyết "Sa đọa" (Théorie de la Chuste) cho rằng con người được sinh ra bởi tội lỗi, và bị xa lìa bản tính uyên nguyên. Nếu muốn trở về với bản thể (nguồn gốc) thì phải loại trừ những tính khí đê tiện, thấp hèn, làm điều lành, và cầu xin thần linh - Đấng tạo hóa muôn loài - giúp đỡ. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa triết học Phật giáo và tất cả các triết học tôn giáo khác. Vì Phật giáo cho rằng sự hiện hữu của con người là do vô minh (ignorance) chứ không phải là do tội lỗi (sin).
    Tuy nhiên, nếu cho rằng Thượng đế tạo ra muôn loài thì ai là kẻ sinh ra Thượng đế ? Và nếu Thượng đế tự nhiên mà có, thì thế giới vạn hữu, muôn loài này đâu cần phải được sinh ra bởi Thượng đế ? Mà trái lại, nó có thể cũng tự nhiên mà có. Do đó, lối tư duy về một Thần ngã làm chủ vòng luân chuyển của đời sống là lối tư duy thần thoại, mê tín. Vì rằng, tư duy này đã mặc nhiên loại trừ mọi năng lực khả hữu của con người và biến con người trở thành công cụ của một kẻ uy quyền, toàn năng. Tư duy như thế sẽ đánh mất giá trị hiện hữu của con người để phục tùng và tôn vinh một giá trị hão huyền về Thần quyền tuyệt đối. Như thế, nó sẽ phá vỡ mọi cơ cấu trật tự đạo đức nhân bản xã hội, con người sống ỷ lại vào thần linh, như một niềm an ủi của "miền đất hứa" tạm thời hoặc vĩnh cửu. Vì thế, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, quan niệm Thần ngã được xếp vào hạng tha hóa (alienation).
    II) TƯ DUY HUYỀN HỌC
    Lão Tử cho rằng : "Vạn vật sinh từ cái có (hữu), cái có thì sinh ra từ cái không (vô vi), rồi từ cái không - vô vi này một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh bốn, năm, sáu ... cho đến muôn ngàn". Do đó vô vi, theo Lão Tử, là bản thể của vũ trụ vạn hữu. Thêm vào đó học thuyết Âm Dương (Yin-Yang) cho rằng khởi nguyên của vũ trụ vạn hữu là Thái cực - lúc âm dương chưa phân chuyển. Khi âm dương rung chuyển, phân hóa liền sinh ra lưỡng nghi (âm khác dương), tiếp theo lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, rồi tứ tượng sinh bát quái ... Cứ như thế vận hành mà tạo ra vũ trụ nhân sinh này. Vũ trụ vạn hữu sinh ra như thế và sẽ mất đi theo mỗi chu kỳ thành hoại, và cuối cùng chỉ có vô vi là bản thể. Vô vi là gì ? Theo quan niệm Trung Hoa, đó là cái không, đồng nghĩa với hư vô. Con người và vũ trụ này sinh ra từ hư vô, rồi đến một lúc nào đó, khi chu kỳ của kiếp sống kết thúc, sẽ trở về với hư vô, tức bản thể vô vi. Nếu không có vô vi, sẽ không thể thành lập vũ trụ vạn hữu này. Tỉ dụ như cái bánh xe lăn tròn, khoảng trống giữa những nan xe và chung quanh nó là điều cần yếu. Nếu không có những khoảng trống đó thì bánh xe sẽ trở nên nặng nề thô kệch.
    Vì thế, bánh xe được tạo ra bởi những khoảng cách đều của nan xe, và chính những khoảng trống đó là vô vi. Vì chính nó tạo ra năng lực vô hình làm cho bánh xe chuyển động nhẹ nhàng. Năng lực ấy là vô vi, nó không phải được sinh ra từ cái có (hữu) mà chính từ nơi cái không (vô vi).
    Quay sang Ấn Độ, triết học Samkhya (Số luận) và Vaisecika (Thắng luận) trình bày tư tưởng của họ về thế giới vạn hữu theo tư duy nhị nguyên (dualism), cho rằng càn nguyên của một hiện hữu bao gồm hai yếu tố (a) Thần ngã (b) Bản tính thường trú vĩnh hằng của hiện hữu. Sự có mặt của thế giới hiện tượng, sự vật và con người thực chất là do khát vọng của Thần ngã cộng với tự tính thường tại của hiện hữu. Ở đây, hiện hữu được hình thành theo công thức :
    "Khát vọng của Thần ngã + tự tính thường hằng của hiện hữu = sự có mặt của hiện hữu".
    Từ đây, nếu con người mong muốn hội nhập với tự tính vĩnh hằng thì phải thiền định (không phải thiền của Phật giáo) để đoạn trừ khát vọng của Thần ngã. Cho đến khi mọi khát vọng không còn, thế giới hiện tượng sẽ băng tiêu, chỉ còn lại Thần ngã hiện tồn trong tự tính vĩnh hằng, bất diệt. Đây là nội dung của triết học Samkhya.
    Thêm vào đó, triết học Vaisecika thì cho rằng mỗi hiện hữu phải có đủ sáu "cú nghĩa" mới có thể thành tựu, bao gồm :
    1- Thật (vật thể hiện hữu)
    2- Đức (đặc thù tính, hay cá biệt tính của hiện hữu) (*)
    3- Nghiệp (chức năng hoạt động của vật thể)
    4- Hữu tánh (có đủ ba đặc tính : thật, đức và nghiệp)
    5- Đồng - dị (những cái giống và khác với vật thể hiện hữu)
    6- Hòa hợp (phải có sự hòa hợp)
    Ở đây, rõ ràng triết học Vaisecika có khuynh hướng phân tích hiện hữu, đi vào cực vi, và cực vi đó cũng được xem như là bản thể của vũ trụ hiện hành, và đây quả thực là một bước tiến dài trong giai trình tư tưởng triết học của nhân loại. Tuy nhiên, cơ sở của những tư tưởng trên vẫn bắt nguồn từ các hiện tượng của tri giác để nhận thức về vũ trụ vạn hữu. Tất nhiên, tri giác và suy luận vốn không phải là cái thước đo định vị chân lý tuyệt đối ; trái lại, theo lời Đức Phật dạy, tri giác và suy luận thì không phải là và hoàn toàn khác với thế giới thực tại, vì đặc tính của tri giác và suy luận là lầm lỗi. Điều này đã được chứng minh bởi khoa học hiện đại. Và những lối cắt nghĩa, luận giải về vũ trụ vạn hữu như thế đã không đem lại lợi ích thật sự cho con người trong việc tìm kiếm hạnh phúc và chân lý. Vì thế, chúng được xem là tư duy huyền học nhằm giả định về một cứu cánh mơ hồ viễn vông. Do đó, nhóm tư tưởng này cũng được xếp vào hàng tha hóa (alienation).
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  5. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    III) TƯ DUY TRIẾT HỌC
    Lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại bước sang một giai đoạn tiến bộ hơn điểm khởi thủy của tư duy thần thoại, tư duy huyền học và được bắt đầu bởi tư duy triết học. Và tư duy triết học thì được mở màn từ các học thuyết từ Duy tâm luận (Spiritualism) hay từ Quan niệm luận (Idealism). Và cũng từ đây, do tính đa phức về bản nguyên của sự vật hiện tượng trong các học thuyết của Duy tâm luận, mà phát sinh các loại tư duy triết học về Duy tâm như Đa nguyên luận (Pluralism), Nhị nguyên luận (Dualism) và Nhất nguyên luận (Monism).
    Tất cả những luận triết này đều là thể cách nhận thức thế giới thực tại hiện hữu (vũ trụ khách quan) theo kiến thức phổ quát của con người. Do đó, suy cho cùng chúng đều thuộc về thực tại luận chất phác (naive realism) hay cũng gọi là thực tại luận phác tố (réalisme vulgaire). Và triết luận của thực tại luận phác tố thì "tất cả mọi vật đều có túc lý" (tout à une raison suffisante). Như thế, khi tri giác về một sự thể thì cái túc lý của tri giác đó không ở trong tôi mà nó ở trong sự thể, tức ngoài tôi. Vì vậy, biết rằng sự vật tồn tại ở bên ngoài tri giác.
    Ở lãnh vực này, các học thuyết như Thái cực, Vô vi, Hư vô,... của Trung Hoa chưa thể gọi là Duy tâm luận vì còn quá mơ hồ. Do đó, khi bàn đến Duy tâm luận, thì triết học Tây phương có những đại biểu sáng giá và rực rỡ nhất. Ở đây chúng ta mở đầu từ Plato.
    Plato (428 - 347 B.C) là một triết gia lỗi lạc của triết học Hy Lạp cổ đại. Theo đánh giá của Karl Jaspers trong The Great Philo sophers, thì Plato là đỉnh cao của tri thức Hy Lạp.
    Then chốt trong tư tưởng Plato là Arete - có nghĩa là đức, là thiện, nó mang cùng tính chất với chữ Đạo của Á Đông. Arete theo Plato là tinh hoa của con người. Khi phá vỡ mọi chướng ngại để chuyển động, Arete tức là con người đã vươn đến sự hoàn thiện của trí tuệ. Vì Arete là động lực giúp con người thể nhập sự toàn chân, toàn thiện và toàn mỹ, tức cái đẹp vĩnh cửu. Tuy nhiên Arete, theo Plato, là cái Một tuyệt đối, nó là căn nguyên để sản sinh ra mọi ý niệm và nó thủ vai như một điểm tựa cuối cùng, nhưng không phải là mục đích cứu cánh để con người đạt đến. Sự khai phóng Arete và vượt qua nó là để đi vào thế giới của chân (sophon), thiện (agathon) và mỹ (kalon). Do đó, Plato cho rằng hạnh phúc của trần gian chính là sự tri giác về chân, thiện, và mỹ. Nhưng trong lý thuyết về ý niệm, thì Plato cho rằng khoa học cao nhất chính là sự khai sáng về cái thiện và cái thiện được xem như là mặt trời soi sáng thế giới hiện hữu của ý thức.
    Đối với Plato, ông cho rằng ý niệm là cõi siêu việt, là căn nguyên của mọi hiện hữu. "Ý niệm là nơi của tất cả, của vô sắc, vô thể, tinh túy vô cùng, là tinh yếu của tri thức, và nguồn mạch của linh hồn..." (Phaedrus). Như thế, triết luận của Plato là đi vào cõi mông lung của ý niệm, và học thuyết về ý niệm (Idealism) là điểm nổi bật trong triết học Plato (Platoism). Tuy nhiên, ý niệm theo Plato có hai phần, phần ảnh tượng của ý niệm thì tùy thuộc vào không gian và thời gian ; ngược lại, tinh hoa của ý niệm thì siêu việt mọi biên độ hữu hạn của không gian và thời gian. Vì thế, có khi ý niệm được xem như là tâm (eros), là thể (eidos), là tướng (morphe) , là tinh túy (ousia), là cái một (monashenas) hay là một thực thể chân hữu (onto on). Và đây được xem như là một trong những khởi thủy của triết lý Duy tâm luận. Về sau, Duy tâm luận lại được phân chia thành nhiều hướng như : khách quan, chủ quan, ý chí, kinh nghiệm, trực giác...
    1- Duy tâm luận chủ quan
    Francis Bacon (1561 - 1626), John Locke (1632 - 1704), David Hume (1711 - 1776) ... đều là những triết gia có ảnh hưởng lớn về Duy tâm luận, và tư tưởng của họ được thiết lập bởi Nhị nguyên luận.
    Francis Bacon vốn được xem là người sáng lập "Chủ nghĩa duy vật Anh và các ngành khoa học thực nghiệm hiện đại". (1) Ông phê phán triết học Aristotle, một cao đệ nổi tiếng của Plato, và các học thuyết duy tâm luận, cho rằng đó là những ảo tưởng mơ hồ về thế giới ý niệm. Ông chủ trương khoa học chân chính phải mang tính chất thực tiễn, nghĩa là phải dựa trên thế giới sự vật hiện tượng của tự nhiên cộng với kinh nghiệm nội tại, mà theo Bacon, đó là những giác quan không thể sai lầm và là nguồn gốc của sự hiểu biết". Tác phẩm chính của Bacon là "Novum Organum" (Công cụ mới) (1620) và cuốn "Bàn về nguyên tắc và cơ sở" (De principis et que originibus). Riêng tác phẩm "Novum Organun", nội dung của nó phê phán tác phẩm "Organon" của Aristotle và những quan niệm kinh viện, sai lầm làm cản trở bước tiến của khoa học. Bacon chia những tư tưởng kinh viện sai lầm đó thành bốn loại ảo tượng : (a) Ảo tượng của chủng tộc, (b) Ảo tượng của hang động ; (c) Ảo tượng của nơi công cộng và (d) Ảo tượng của rạp hát.
    Ảo tượng chủng tộc là bản tính trí tuệ của loài người : "Giác tính đó giống như một tấm gương không bằng phẳng và hòa trộn cả bản tính của riêng nó với bản tính của sự vật, làm cho méo mó và sai lệch những hình ảnh mà nó phản chiếu". Ảo tượng hang động là những tính khí cá nhân của con người tùy thuộc vào giáo dục, tập quán và hoàn cảnh chung quanh. Ảo tượng của nơi công cộng là những công ước chung của ngôn ngữ, mà qua đó con người cá nhân tiếp xúc được với quần chúng xã hội, và cuối cùng, ảo tượng rạp hát là những tư tưởng được sinh ra từ triết học sai lầm, khác nhau và nhất là duy tâm.
    Mặc dù giọng điệu phê phán gay gắt của Bacon là như thế, song, chính ông là người thừa nhận sự tồn tại vĩnh viễn của Thượng đế, cũng như tính vĩnh cửu của vật chất. Ông chứng minh rằng vật thể hiện hữu có hai mặt, tính "truyền khải" thuộc lĩnh vực thần học, và tính quan hệ nhân quả thuộc lĩnh vực khoa học. Từ đó, ông cho rằng con người có hai linh hồn ; linh hồn thứ nhất là do Thượng đế tạo ra nên biết tư duy, hợp lý ; và linh hồn thứ hai là linh hồn của vật chất, thuộc thể xác ; linh hồn này có tính chất cảm giác, và do đó, nó là phi lý, sai lệch. Từ cách phân loại khoa học được căn cứ trên cơ sở của năng lực linh hồn (giác tính, tri giác,...) này, rõ ràng triết học của Bacon thuộc loại duy tâm chủ quan.
    Mặc dầu, trong triết học Bacon đầy dẫy những mâu thuẫn và phi lý, nhưng nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển triết học. Tư tưởng của ông đã gây ảnh hưởng sâu đậm đến triết học của John Locke.
    John Locke, một nhà tư tưởng Anh, đồng thời là người kế thừa triết học của Francis Bacon, nguyên lý : Tri thức và quan niệm bắt nguồn từ cảm tính (giác tính, cảm giác...). Chủ nghĩa duy vật của ông là ở chỗ ông cực lực phê phán "quan niệm bẩm sinh" của René Descartes (1596-1650) và "Nguyên tắc thực tiễn bẩm sinh" của Leibniz (1646 -1716). Ngược lại, ông cho rằng nguồn gốc của tri thức con người được lấy ra từ kinh nghiệm, nghĩa là do sự góp nhặt từ kinh nghiệm sống chứ không phải là bẩm sinh.
    Tuy nhiên, cũng như Bacon, ông phân chia kinh nghiệm thành hai loại : kinh nghiệm nội tại (bên trong) và kinh nghiệm ngoại tại (bên ngoài). Kinh nghiệm ngoại tại là do tác động của vật chất vào giác quan, ngược lại, kinh nghiệm nội tại là hoạt động riêng lẻ của tâm hồn. Sự hoạt động đó được gọi là phản tỉnh. Hai nguồn kinh nghiệm trên hoàn toàn độc lập, phân ly ; do đó, lối nhận thức luận như thế rơi vào nhị nguyên. Và trên cơ sở này, tức Nhị nguyên luận, mà về sau, David Hume (1711 - 1776) và George Berkely (1685 - 1753) thành lập nên chủ nghĩa Duy tâm luận chủ quan.
    George Berkely, một linh mục người Anh được xem là một trong những người sáng lập chủ nghĩa Duy tâm luận chủ quan. Ông cho rằng thế giới sự vật hiện tượng thực chất chỉ là những cảm giác của con người tức chỉ là bóng dáng của ý thức chủ quan. Hiện hữu tồn tại trong thế giới tự nhiên chỉ là tương đối, chỉ có cảm giác là sự thật. Vật chất chỉ tồn tại khi nào nó được người ta cảm nhận. Học thuyết này của Berkely đã phủ nhận thế giới khách quan và đi vào Thần ngã luận, tức tôn vinh cái cảm giác không thật của cái Tôi. Và rồi để tránh khỏi những sa lầy trong triết luận của ông - sự sai lầm khi phủ nhận hiện tượng giới là không thực có - ông đã đi đến một mâu thuẫn lớn đó là, cho rằng Thượng đế sinh ra cảm giác và Thượng đế tồn tại độc lập với những cảm giác. Như thế, từ Duy tâm chủ quan ông chuyển sang triết luận của Duy tâm khách quan. Từ đó, ông khước từ quan niệm cho rằng thế giới khác quan là những ấn tượng cảm giác của cái Tôi (học thuyết của chính ông), để quay sang thừa nhận thế giới khách quan như là kết quả của một tinh thần tối cao - tức Thượng đế. Đây là điểm mâu thuẫn then chốt và chính nó đã phá vỡ triết luận của chủ nghĩa Duy tâm chủ quan của Berkely.
    Ở đây, "Nếu con người chỉ có thể có ấn tượng cảm giác về sự vật thì tại sao quả quyết sự tồn tại của sự vật ? Vả lại, nếu Thượng đế sinh ra những cảm giác, ấn tượng nơi con người, theo Malebranche giả định, thì hà cớ gì cho rằng ngoài con người, ngoài Thiên Chúa, còn có những sự vật do Thiên Chúa tạo tác ?" (Si nous n''atteignons que les "idées représentatives" des choses, pourquoi affirmer l''existence des "choses" ? Si Dieu, come le *** Maberanche, produit en nous Les impressions que nous éprouvons, pourquoi supposer, hors de nous et de Dieu, des choses immaterielles qui seraient l''occasion de l''action de Dieu ?).
    Tỉ dụ rằng chiếc giầy dưới chân của Berkely, nếu nó chỉ thật sự tồn tại trên ý thức chủ quan ; vậy, khi Berkely đi ngủ, tức không có cảm giác về chiếc giầy ; chiếc giầy đó có tồn tại không ? Nếu có thì luận điểm của Berkely sai ; nếu không thì phủ nhận một sự thật hiển nhiên, vì sáng ra Berkely vẫn mang chiếc giầy đó. Còn nếu cho rằng cảm giác của con người được sinh ra từ Thượng đế, cảm giác đó là một phần của thiêng liêng của Thượng đế, như thế lại đánh mất nhân bản - sự hiện diện của con người và rơi vào lý luận siêu hình. Do đó, triết luận này cũng được xếp vào hạng tha hóa (alienation).
    2-<U>Duy tâm luận khách quan<D>
    Sự vận hành của tư duy triết học mãi cho đến thế kỷ 18, Hégel (1770 - 1831), một nhà triết học Đức đã tạo nên một bước ngoặc lớn đó là lý luận biện chứng về sự phát triển. Tuy nhiên, ông vẫn được xếp vào chủ nghĩa Duy tâm luận, vì cho rằng nền tảng của thế giới là "quan niệm tuyệt đối". Hégel phân chia cái quan niệm tuyệt đối này thành ba giai đoạn : (a) Giai đoạn thứ nhất là logic, cái tính chất uyên nguyên, thuần túy của tư duy. Ở đó, quan niệm tuyệt đối được xem là hệ thống của khái niệm và phạm trù. Còn logic là hệ thống chuyển hóa theo trật tự logic tự nhiên. (điều này được trình bày trong tác phẩm Logic Học của Hégel). (b) Giai đoạn thứ hai của quan niệm tuyệt đối là tự nhiên, tự nhiên là sự vận hành của Quan niệm tuyệt đối. Nhưng tự nhiên chỉ phát triển trong không gian mà không lệ thuộc vào thời gian (triết học tự nhiên của Hégel). (c) Giai đoạn thứ ba của Quan niệm tuyệt đối đó là sự phát triển cao nhất của tinh thần tuyệt đối. Ở đây, theo những phê bình triết học, thì "cái tuyệt đối "quan niệm tuyệt đối" hay "tinh thần tuyệt đối" của Hégel thực chất chỉ là lối đặt tên mới cho Thượng đế. Và do đó, khi tách ý thức của con người ra khỏi đời sống tự nhiên và xã hội là Hégel đã rơi vào sai lầm. Vì không thể có cái "quan niệm tuyệt đối" nào có thể hiện hữu độc lập, riêng biệt như một thực thể ngoài những tương quan giữa con người, tự nhiên và xã hội.
    Tuy nhiên, cái qui giá vĩ đại của hégel là ở chỗ phương pháp biện chứng, cho rằng sự phát triển của thế giới khách quan tự nhiên... bắt đầu từ sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trên cùng một sự thể thống nhất. Sự thống nhất và đấu tranh đó sẽ kéo dài và chuyển hóa dần từ số lượng sang những thay đổi về chất lượng để tạo nên một bước đột phá - sự phát triển của nhân loại. Điều này được Marx (1818 - 1883) và Engel (1820 - 1885) gọi là cái "nhân hợp lý", và lấy đó làm một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Marx sau này.
    Từ những chi tiết trên, ta thấy rằng luận triết của Hégel bao gồm hai mặt, một mặt là lý luận siêu hình, và mặt khác, là biện chứng tự nhiên. Về vấn đề siêu hình, nếu quan niệm tuyệt đối của Hégel là sự thật, thì nó đồng nghĩa với thuyết Tạo hóa của Nhất thần giáo. Về mặt biện chứng tự nhiên, một sáng tạo có giá trị vĩ đại trong lịch sử triết học, nhưng Hégel lại cho rằng triết học của ông là giai đoạn cuối của mọi sự phát triển. Trong khi con người, xã hội và thế giới tự nhiên thì không ngừng trôi chảy, nghĩa là luôn luôn phát triển. Như thế, quan điểm của Hégel lại rơi vào cực đoan.
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  6. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    3- Duy tâm luận ý chí
    Immanuel Kant (1724 - 1804), một trong những triết gia sáng giá nhất, sáng lập chủ nghĩa Duy tâm luận Đức vào nửa sau thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Theo đánh giá của Karl Jaspers trong "The Great Philosophers", thì Kant vừa là đỉnh cao, vừa là nền tảng của triết học Tây phương cận hiện đại, đó là : cuộc tìm kiếm sự thật và giá trị phổ quát cho toàn thể nhân loại qua việc khai phóng cơ cấu vận hành năng động tư tưởng con người.
    Yếu tính cơ bản của triết học Kant là sự hòa phối giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm tạo thành một hệ thống triết học với những trào lưu đối lập. Sự hòa phối đó được biểu thị bởi quan điểm cho rằng : Kant, một mặt thừa nhận sự tồn tại của hiện hữu (sự vật hiện tượng) bên ngoài ý thức con người, đó là thế giới của "vật tự nó" (ding un sick hay the thing in itself). Mặt khác, Kant cho rằng con người không thể tri giác được "vật tự nó", mà "vật tự nó" là cái ở bên kia nhận thức của con người - tức siêu nghiệm. Do đó, khi nói "vật tự nó" vốn tồn tại bên ngoài nhận thức của con người, đó là điểm đồng nhất với chủ nghĩa duy vật. Và khi nói "vật tự nó" ở bên kia biên độ của nhận thức - thuộc siêu nghiệm, đó là điểm đồng nhất với chủ nghĩa duy tâm. Nối kết hai điểm này chính là sự hòa phối trong triết học Kant.
    Một điểm khác nữa trong triết học Kant, đó là phạm trù tiên nghiệm (a priori intuition). Kant cho rằng, thời gian, không gian, quan hệ nhân quả và các qui luật của tự nhiên không phải là đặc tính sở hữu bởi tự nhiên, mà nó là đặc tính cảm quan của con người. Cái đặc tính đó là phạm trù "tiên nghiệm hay tiên thiên", nghĩa là nó có trước kinh nghiệm, không lệ thuộc vào kinh nghiệm và là điều kiện cho kinh nghiệm. Ông đặt cho phạm trù này là chủ nghĩa Duy tâm tiên nghiệm. Để soi sáng thêm cho phạm trù tiên nghiệm, Kant chứng minh rằng, tỉ dụ về không gian : nó không thể thoắt sinh ngoài kinh nghiệm. Vì từ nguyên thủy, không gian vốn đã hiện hữu trong kinh nghiệm, và làm điều kiện căn bản, để trên đó, sự vật xuất hiện như một đối tượng của chủ thể nhận thức. Không gian, do đó, là một trực giác tiên nghiệm. Vì con người không thể hình dung ra một đối tượng mà không có không gian nhưng ngược lại, với không gian, nó không cần phải có đối tượng mà vẫn được hình dung. Và như thế, không gian, mọi hình tướng của nó, mọi biên độ và trương độ (extension) của nó, mọi màu sắc, ánh sáng, và bóng chìm v.v... của nó đều thuộc về trực giác mà không phải là cảm giác. Đó là không gian thực tại (spatiability).
    Thêm vào đó, Kant cho rằng tính thống nhất của tự nhiên không phải ở trong vật chất, mà là ở trong ý thức của chủ thể nhận thức, tức cái "Tôi". Những nỗ lực vượt qua kinh nghiệm chủ quan này đều đưa đến mâu thuẫn không thể lý giải được vì, theo Kant, mâu thuẫn đó là một ảo ảnh của tri giác chứ không phải là của thế giới hiện thực khách quan. Còn thế giới hiện thực khách quan, tức "vật tự nó" thì không nằm trong phạm vi của nhận thức. Tỉ dụ như cái bàn, khi nó được phản ánh trong nhận thức, nghĩa là nó có một hình vóc cụ thể, một sự vật cụ thể, một màu sắc, diện mạo cụ thể, nhưng cái bàn trong nhận thức và cái bàn trong thực tại, hay "cái bàn chính nó" thì hoàn toàn khác nhau : và con người không thể biết được "Cái bàn chính nó". Khuynh hướng giải trình triết học này của Kant, rõ ràng là muốn đi đến bênh vực cho bất khả tri luận ; từ đó nó mở ra một cánh cửa cho tôn giáo hình thức. Trong bài tựa của cuốn "Phê bình lý tính thuần lý" (The Critique of Pure Reason), Kant viết : "Trong khi hạn chế nhận thức, tôi phải .... tạo ra một chỗ đứng cho tín ngưỡng". Điều này Kant cho rằng, muốn bảo vệ và duy trì đạo đức, cần phải thừa nhận sự có mặt của Thượng đế và sự bất tử của linh hồn. Vì ý niệm về Thượng đế sẽ dựng lên căn bản của niềm tin có lý tính (rational faith). Ở đây, lý tính được xem như là một sự thể tự hoàn thiện chính nó bằng ý thức. Vì thế trong tôn giáo, nếu con người khát vọng tự hoàn thiện mình trong lý tính, đó chính là đạo lý cơ bản của con người. Do đó, Thượng đế của Kant xuất hiện như một giả định mà không phải là thực thể tối hậu, và cũng như linh hồn, đó là sự giả định về một thực thể bất tử và vĩnh cửu ; và như thế không cần thiết biện minh có hay không có về một Thượng đế toàn năng. Tuy nhiên, không vì vậy mà Thượng đế không có, vì Thượng đế đó chính là khả thể hoàn thiện của mỗi con người. Kant viết : "Tôi chắc chắn trên căn bản đạo đức rằng Ngài hiện hữu". Và sự kiện tái tạo một Thượng đế theo khuôn mẫu không biểu tượng và không quyền năng, đưa nhận thức của con người lên một trình độ lý tính, và rất bình thản chính là ưu điểm của triết học Kant.
    Tóm lại, trước viễn kiến của triết học Kant, những quan niệm về "vật tự nó" (la chose en soi), về các phạm trù tiên nghiệm, về thực tại siêu việt không và thời tính, về Thượng đế lý tính v.v... và nhất là về học thuyết về Thượng đế, Kant được đánh giá rất cao. Theo ghi nhận của Engel, thì với học thuyết của mình, Kant đã tạo được một đột phá khẩu vào thế giới quan siêu hình. Tuy nhiên, ngay khái niệm về "tiên nghiệm" (a priori intuition) và "vật tự nó" (the thing in-itself) cho thấy rằng hiện hữu được phân ly bởi hai mặt : một mặt là hiện tượng và mặt kia là "vật tự nó" ; đây là tính chất nhị nguyên luận trong triết học Kant.
    Qua nhận xét của Schopenhauer (1788 - 1860), một nhà triết học Đức, rằng "vật tự nó" là ý chí sinh tồn (volonté) của con người, chính động cơ này thúc đẩy tiến tới sự hiện hữu của muôn loài. Và nếu như thế, thì "vật tự thân" - hay "ý chí sinh tồn" của Kant - qua luận giải của Schopenhauer, chẳng khác gì "khát vọng của Thần ngã" trong triết học Samkhya thuộc về huyền học (như đã đề cập từ đầu). Vì thế, trong chừng mực nào đó theo luận giải của Schopenhauer, thì triết học Kant được xem như thuộc về ý chí duy tâm luận.
    3- Duy tâm luận kinh nghiệm và trực giác
    Như vừa trình bày, luận thuyết chủ quan duy tâm bắt nguồn từ phái kinh nghiệm, khách quan duy tâm thì phát sinh từ phái lý tính, và ý chí duy tâm luận thì ra đời từ sự hòa phối giữa kinh nghiệm và lý tính.
    William James (1842 - 1910), nhà triết học Mỹ sáng lập chủ nghĩa thực dụng. Ông cho rằng kinh nghiệm là cái gì đó vượt ngoài logic luận lý, nhưng mọi tác năng của tâm lý như ý thức, tư tưởng, tri giác v.v... đều có thể là đối tượng của kinh nghiệm. Do đó không gian trở nên mạng lưới khổng lồ của kinh nghiệm và thời gian là dòng vận hành của kinh nghiệm. Từ cơ sở lý luận trên, William James cho rằng chân lý là điều bất định; hễ cái gì có ích lợi cho con người là chân lý. Điều này đã phá vỡ mọi phạm vi công ước xã hội, vì James chủ trương rằng chủ nghĩa kinh nghiệm không thừa nhận một hiện thực nào ngoài kinh nghiệm thuần túy.
    Kế đó, người chịu ảnh hưởng của William James và Schopenhauer là Henri Louis Bergson (1859 - 1941), một nhà triết học duy tâm Pháp, ông được xem là người nổi bật nhất của chủ nghĩa duy tâm thần bí hiện đại. Luận triết cơ bản của Bergson là thuyết trực giác. Ông cho rằng nguồn gốc của vạn hữu không gì khác hơn là "đà sống" (élan vital), tức dòng sinh mệnh hiện hữu. Dòng sinh mệnh ấy, lý trí không thể đạt đến, mà chỉ có trực giác mới có thể hội nhập với bản thể uyên nguyên sinh hữu này ; nó là bản nguyên, là linh hồn là thực tính của vũ trụ. Thế giới sự vật hiện tượng này đều thoắt sinh từ dòng sinh mệnh ấy.
    Đối với con người, dòng sinh mệnh là đà sống thường trực, tiềm tàng trong ý thức. Nó luôn luôn thúc đẩy con người tiến hóa và sáng tạo ; nó là dòngsống vĩnh cửu, tương tục và vô cùng. Bergson cho rằng, chân lý của khoa học chỉ có giá trị thực tiễn chứ không thể tìm ra sự thật của hiện hữu vì bị giới hạn của tư duy và logic tâm lý. Do đó, con đường lãnh hội thực tính của hiện hữu - tức cái đặc tính tương tục (duree) - chỉ có thể xảy ra với con người bằng trực giác.
    Từ đó, chủ thuyết của William James và Henri Louis Bergson do phá vỡ logic và trật tự luận lý nên bị xem như là những kẻ đối đầu với khoa học. Và cái mà gọi là dòng sinh mệnh tương tục (durie) đã bị phê bác như là dùng danh từ mới để chỉ cho khái niệm cũ về "tinh thần, ý niệm ..." - cái vốn được xem là cơ sở của mọi chủ thuyết duy tâm luận và chủ nghĩa thần bí.
    Từ những chi tiết trên, ta thấy rằng tư duy triết học quả là một tiến bộ vĩ đại của nhân loại. Song, những chủ đề mà tư duy triết học quan tâm, tìm kiếm như các chủ thuyết về Duy tâm luận khách quan, chủ quan, ý chí, kinh nghiệm, trực giác v.v... đều là những viễn kiến của tri thức hữu hạn của con người. Do đó, mỗi chủ thuyết đều bị giới hạn bởi khái niệm, ngôn từ, và nhất là bởi những thiên kiến. Tuy nhiên cái khuyết điểm lớn nhất của tư duy triết học là ở chỗ tính chất giả định của nó hoàn toàn bất lực trong việc định hướng một con đường đi vào chân lý và hạnh phúc thật sự cho con người. Vì, với con người, hạnh phúc và chân lý của đời sống hiện hữu đó chính là đối tượng thực thụ am2 con người nghìn năm đi tìm kiếm. Vì thế, trước khát vọng thống thiết của con người : Chân lý và Hạnh phúc, mọi cơ cấu của các luận triết trên đều rơi vào tha hóa.
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  7. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    IV. TƯ DUY KHOA HỌC - THỰC NGHIỆM
    Auguste Comte (1798 - 1857), một nhà triết học và xã hội học người Pháp, cho rằng con người và xã hội muốn phát triển thì phải lấy kết quả từ khoa học thực nghiệm làm cơ sở cho những vấn đề triết lý. Theo qui luật "ba trạng thái", Comte chia lịch sử tiến hóa xã hội làm ba giai đoạn :
    1- Giai đoạn thần học - tôn giáo
    2- Giai đoạn siêu hình - huyền học
    3- Giai đoạn thực nghiệm - khoa học
    Thực ra, lối phân chia này không bền vững, bất ổn. Vì thực tế cho thấy trong tôn giáo vẫn có khoa học, huyền học v.v... và ngược lại. Cả ba, suy cho cùng đều từ con người mà có. Vả lại, đối với tôn giáo hay khoa học, thì thực nghiệm bao giờ cũng là thước đo của mọi nỗ lực và tiến bộ. Tuy nhiên, hẳn thực nghiệm tôn giáo và thực nghiệm khoa học là hoàn toàn khác nhau. Thực nghiệm khoa học được y cứ trên cơ sở quan sát và đối tượng được quan sát, thông qua công cụ quan sát là các quan năng của con người. Nhưng mức độ chính xác của giác quan của con người là hữu hạn, tương đối, mặc dù đã được bổ sung bởi các thiết bị, phương tiện. Do đó, sự thông đạt về thực tại - hiện hữu một cách toàn diện là điều mà khoa học bị giới hạn bởi thiết bị, công cụ ; đó là trên bình diện vật chất. Riêng đối với lĩnh vực phi vật chất như tâm lý và xa hơn là tâm linh, thì công cụ của khoa học hoàn toàn bất lực, ít ra là cho đến ngày nay.
    Điều nguy hiểm hơn là khi vật chất được tôn vinh như là giá trị bất biến và phủ nhận qui luật nhân quả, nghiệp báo - vốn là cơ sở của luân lý và đạo đức - thì chính khoa học - vật chất đã mặc nhiên phá vỡ mọi cơ cấu đạo đức của con người. Vì lẽ, nếu cho rằng chỉ có vật chất (duy vật) là sự thật duy nhất, và con người là thuần vật chất, và chết là sự chấm dứt tất cả v.v..., như thế vô hình chung đã qui giảm đời sống thiêng liêng của con người trở thành một phân tử hóa học. Đây quả là điểm mở màn cho bóng tối và tội lỗi.
    Tóm lại, dưới ánh sáng Duyên khởi (paticcasamupàda) của Phật giáo, bất kỳ luận thuyết nào rơi vào hoặc linh hồn đoạn diệt sau khi chết (duy vật luận), hoặc là linh hồn bất tử (thần học Cơ Đốc giáo) đều rơi vào cực đoan.
    Trên đây, chúng ta vừa khảo sát khái lược một số loại hình tư duy của nhân loại dưới tiêu đề "Giải trình triết học xưa và nay", hy vọng rằng qua đó, độc giả có một cái nhìn tổng quát làm cơ sở, để từ đó đi vào tìm hiểu nội dung cơ bản của triết học Phật giáo - một lối kiến giải đặc sắc và độc đáo về con người và vũ trụ vạn hữu trong tư tưởng triết học tôn giáo Đông phương.
    - Thích Tâm Thiện -
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  8. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    6 cặp phạm trù trong Triết học :
    I. Cái riêng và cái chung: một con người, một cuộc cách mạng (cái riêng); vận động, mâu thuẫn (cái chung).
    II. Nguyên nhân và kết quả: Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân của cuộc cách mạng vô sản. Việc xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa là kết quả cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản.
    III. Tất nhiên và ngẫu nhiên: Nhà tư bản nhất thiết phải bốc lột công nhân là điều tất nhiên vì điều đó bắt nguồn từ bản chất và phươưng thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản. Nhà sản xuất có sản xuất ra ô tô, súng ống là điều ngẫu nhiên.
    IV. Nội dung và hình thức: Nội dung của cơ thế sống là toàn bộ các yếu tố vật chất bao gồm các tế bào, quá trình... tạo nên cơ thể đó. Hình thức là cách sắp xếp trình tự các tế bào, các quá trình... của cơ thể.
    V. Bản chất và hiện tượng: Qui luật giá trị thặng dưư là qui luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
    VI. Khả năng và hiện thực: Từ những vật liệu như: gạch, cát, xi-măng thì khả năng có thể xuất hiện cái nhà.
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  9. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Mot so ich loi cu the ma mon Triet hoc se giup ban lam viec tot, the hien duoc tu duy cua nguoi co hoc:
    1. Hoc Triet tao cho ban phuong phap suy nghi, tu duy ve mot van de tren co so hieu duoc ban chat van de.
    2. Triet hoc giup cho ban biet cach phan tich cong viec mot cach ro rang, tu nhieu goc do va cac moi quan he cua no va tu do biet cach giai quyet van de co hieu qua
    3. Triet hoc giup ban tang cuong cach tu duy logic va co he thong
    4. Hoc triet giup ban viet lach tot va ro rang hon
    5. Hoc triet giup ban dien giai, dien dat, noi chuyen truoc dam dong mot cach thuyet phuc va hap dan hon.
    6. Triet hoc bay cho ban cach quan ly cong viec mot cach tot hon, vi du viec lap uu tien cong viec can xu ly luon duoc xac dinh theo tu duy phan tich.
    7. Hoc triet giup cho ban co the giao tiep voi nhieu doi tuong khac nhau trong xa hoi mot cach tu tin, co ban linh va hieu qua hon: tu viec tiep xuc voi nguoi dan cho den lanh dao cap cao, tu nguoi tu te cho den nguoi khong tu te
    8. Ban chi co the lam duoc lanh dao khi ban co cac cong cu va kien thuc triet hoc
    9. Ban chi co the lam viec duoc voi nguoi nuoc ngoai, duoc ho ton trong va tra luong cao khi ban la nguoi co hieu biet ve triet hoc ung dung.
    10. Hoc triet co the tao lap cho ban co tinh cach binh tinh va diem dam truoc cac cong viec khan cap hoac tinh trang lon xon,...
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  10. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Tôi lấy một ví dụ nữa . Có bạn nói mỉa mai : "muốn biết Triết học Mark như thế nào thì nhìn vào ĐÂ và nhóm các nước XHCN ..."
    Đó cũng là vì bạn đã chỉ nhìn hiện tượng bên ngòai thôi . Bạn cần biết là nền cơ chế thị trường của Việt Nam và Trung Quốc ngày nay là một sự thành công về cả hai mặt : nhân văn và kinh tế . Một học thuyết gần đây đã bổ sung vào những khiếm khuyết phụ thuộc không gian - thời gian của đừơng lối XHCN thời bao cấp . Học thuyết này đang được nhà nước ta vận dụng . Bạn hãy
    tự hào là cha đẻ học thuyết này là một nhóm các trí thức hàng đầu Châu Á trong đó có của Việt Nam ?" Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản - Nga - Bắc Mỹ .
    Đó là học thuyết Kinh Tế Thị Trường - Chính Trị Cộng Sản .
    Chính học thuyết này đã dung hòa sự mâu thuẫn giữa hai chủ nghĩa Tư Bản và Cộng Sản , gây rung động giới chính khách hàng đầu tại khắp thế giới bắt đầu từ giữa thập niên 1980s . Tại các ĐH của Mỹ , học thuyết này tuy chưa đi vào giảng dạy nhưng được thảo luận rất rộng rãi .[/QUOTE]
    Chúc mừng bạn đến với box Học Thuật .
    Nhân bài viết của bạn, xin hỏi thêm mấy câu :
    1 .Bạn có thể cho tôi biết tác giả ( hoặc những tác giả ) của học thuyết Kinh Tế Thị Trường - Chính Trị CS này là ai ( hoặc những ai) được không ?
    2. Nội dung của học thuyết này là gì ?
    3. Vì sao lại phải áp dụng học thuyết này ?

    Được luuthuy sửa vào 23:14 ngày 31/01/2004

Chia sẻ trang này