1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn Triết Học...

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi duyk6, 29/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Nhân bài viết của bạn, xin hỏi thêm mấy câu :
    1 .Bạn có thể cho tôi biết tác giả ( hoặc những tác giả ) của học thuyết Kinh Tế Thị Trường - Chính Trị CS này là ai ( hoặc những ai) được không ?
    2. Nội dung của học thuyết này là gì ?
    3. Vì sao lại phải áp dụng học thuyết này ?
    ------------------------------------------------------
    Những câu hỏi này sao mà "hóc" thế (ê tăng..)... để về nhà mình tra từ điển cái đã...
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  2. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Triết học Phương Đông với kinh doanh
    Vũ trụ mênh mông huyền bí vô cùng, nhưng người xưa đã tìm được một phần quan trọng quy luật vận động của vũ trụ, mà con người không thể đảo ngược được.
    Theo tâm lý học hiện đại thì nhân cách nào số phận ấy. Nếu tạm chấp nhận như vậy, chúng ta thử xem xét vài vấn đề cụ thể trong sản xuất kinh doanh của con người.
    Chọn người lãnh đạo kinh doanh
    Ta thường dựa vào lý lịch và tính nết, tính cách của người đó. Tâm lý học hiện đại nghiên cứu tâm lý thủ lĩnh nhóm. Người có tư chất thủ lĩnh, ví dụ một em học sinh ít tuổi nhưng lại điều khiển được một tập thể nhóm có các em lớn hơn, nhiều tuổi hơn. Như triết học phương Đông chú ý đến nhân cách được thể hiện ở lục thập hoa giáp. Sáu mươi cặp can chi được ghép lại, nếu có thêm yếu tố ngày, giờ, tháng nữa thì càng rõ hơn. Trong thực tế không phải ai cũng có tư chất thủ lĩnh, ai cũng làm được việc chủ trì quản lý sản xuất kinh doanh.

    Chọn người hợp tác

    Tâm lý học hiện đại dựa vào một số test hoặc nZm loại khí chất như linh hoạt (san-gu in), nóng vội (colérique), bình thản (phlegmatique), ưu sầu (mélancolique), còn loại khí chất thứ nZm có thể gọi là khí chất nghệ sĩ. Nhưng kết hợp thập can: Giáp, Â''t, Bính, Đinh... với thập nhị chi: Tí, Sửu, Dần, Mão... thì ta có 60 cặp để nghiên cứu "hợp" hoặc "phá" của hàng can và tương sinh, tương khắc, tương hoà, tương vũ, theo ngũ hành của các cặp, kết hợp với hình tướng để chọn người hợp tác, giúp việc và tham mưu.
    Người xưa đặc biệt chú ý đề phòng người bất trung, phản tặc, tham lam, nhỏ nhen, ti tiện. Ví như Chung Kung - thượng thư nước Tề hỏi Khổng Tử về nghệ thuật trị quốc. Khổng Tử nói: Tiền hữu tư, xá tiểu quá, cử hiền tài... có thể tạm dịch nghĩa là trước hết phải học cách dùng người, hãy bỏ qua những lỗi lầm nhỏ nhặt của họ mà chỉ nâng lên địa vị cao trọng kẻ nào có tài và lương thiện. Ngày nay để chọn người hợp tác, tâm lý học hiện đại gọi là "tương đồng tâm lý" để chọn một kíp người trên con tàu vũ trụ, một kíp người điều khiển tên lửa,... Người xưa có những cách xem xét con người khác nữa như Hữu Tử viết: "Kỳ vi nhân giã, hiếu đễ, nhi háo phạm thương giã, tiến hỹ". Tạm dịch đại ý là trong những người có hiếu với cha mẹ, kính trọng anh chị, ít ai thích làm điều phản nghịch với bề trên.

    Phân công nhiệm vụ

    Một việc cũng không kém phần quan trọng là phân công nhiệm vụ đúng theo nhân cách mỗi người. Có người giỏi về giao tiếp, người khác lại quản lý tài chính tốt,... Sự phân công đó cũng dựa vào mệnh mà cặp can chi đã chỉ ra, vào tương sinh tương khắc của ngũ hành. Nếu xem xét như trên là có ích thì việc chọn người cũng không thể tuỳ tiện theo thân quen, nhất là các cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà nước quản lý.
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  3. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Xử lý tình huống trong kinh doanh
    Có nhiều nguyên tắc, nhiều phương pháp và nhiều kinh nghiệm xử lý khác nhau theo đặc điểm cụ thể của mỗi trường hợp cụ thể. ở đây chúng la tìm hiểu vài khía cạnh của quan điểm phương Đông.
    Vận, vận nói ở đây là nói về sự vận động của vũ trụ. Tiểu hạn: 24 tiết (một nZm), đại hạn 10 nZm, thế: 30 nZm, lục nghi: 60 nZm và vận 360 nZm... Vận của một cộng đồng, một tổ chức gắn liền với vận của người đúng đầu tổ chức đó và ngược lại. Vận của mỗi người cũng không tách khỏi sự vận động chung, chiều dịch của tứ tượng, chiều dịch trong thế giới đa chiều của tự nhiên và xã hội. Đó là quy luật khách quan. Có người tưởng lầm rằng có tiền, có quyền thì muốn làm gì cũng được, "coi trời bằng vung"! Xem xét về vận thì thực tiễn không phải như vậy. Bình tĩnh tìm những minh chứng ở đời sẽ thấy rõ điều đó. Dân ta có câu "sông có khúc, người có lúc" có lẽ không sai. Vận đi lên phát triển theo đường xoáy ốc lên đến đỉnh cao, rồi đi xuống cũng như vậy. Vận liên quan đến thời, mà ta thường gọi là thời vận. Trong quân sự, thời cơ đến, người chỉ huy không nắm được để trôi đi, không những uổng phí mà có khi tai hoạ ập đến gây tổn thất to lớn cho đơn vị, nếu là một quốc gia thì tổn thất không thể nào tính toán được.
    Không hiểu được thời vận cũng có nghĩa là không nắm được quy luật khách quan và chủ quan. Marx, Engels nói nặng lời hơn, cho đó là sự ngu dốt, mà "Sự ngu dốt là một sức mạnh ma quỷ và chúng ta lo rằng nó sẽ là nguyên nhân của nhiều bi kịch nữa".
    Hiện nay có một số người nhìn người khác thấy họ quá giàu, sinh ra muốn làm giàu thật nhanh bằng bất cứ giá nào, bất chấp quy luật của tự nhiên và xã hội, bất chấp cả luật pháp hiện hành, điều đó thực sự nguy hiểm. Cổ nhân đã dạy: "Dục tốc bất đạt". Những nZm gần đây khá nhiều dẫn chứng về sự thất bại hoặc tai hoạ về muốn làm giàu nhanh bằng mọi giá. Từ xa xưa, Lão Tử đã nói: "Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi, khả dĩ trường cửu, đại ý là biết thế nào là đủ thì không thấy khổ, biết khi nào dừng lại thì không chết, như vậy sẽ được dài lâu. Đối với người sản xuất kinh doanh, có thể lấy lời rZn đó của Lão Tử để người xung quanh suy ngẫm.

    Để được bền lâu?

    Trước tiên và tất nhiên tự mình vắt óc để lao động ra tiền bạc của cải cho mình và xã hội thì người lao động đó phải được hưởng thành quả đó. Nhưng cổ nhân đã dạy "Lộc bất khả hưởng tận" và theo truyền thống dân tộc thì không được quên việc đại nghĩa, đó là xây dựng và giữ gìn Tổ quốc.
    Người có nhiều tiền của thường cần làm việc thiện, cứu người nghèo khổ dù một việc nhỏ cũng quý. Hết sức tránh điều mà Lão Tử đã cảnh báo "Thiên chi đạo tổn hữu dư bổ bất túc, nhân chi đạo tổn bất túc bổ hữu dư", đại ý là dạo trời lấy của người thừa bù cho người thiếu, còn đạo người thì lấy của người thiếu bù cho người thừa.
    Điều quan trọng nữa là phải thực lòng chZm sóc cha mẹ, ông bà, gia tiên. Từ xa xưa Khổng Tử đã nói: "Kim chi hiếu giả, thị vị nZng dưỡng, Chí ư khuyển mã, giai mZng hữu dưỡng. Bất kính, hà dĩ biệt hồ?", đại ý là đời nay, hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là người có hiếu nhưng những thú như chó, ngựa thì người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên nuôi cha mẹ mà không kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật? Điều nữa, muốn được sự giàu có bền lâu cũng không nên quên các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng, liệt sĩ đã quên mình vì Tổ quốc. Nếu người lãnh đạo, quản lý sản xuất kinh doanh - ai đó tin vào có thánh thần linh thiêng thì không nên dùng nhiều tiền của để mua chuộc thánh thần. Dù tiền của nhiều hay ít, nhưng phải có lòng thành mới được các vị thánh thần, anh hùng, liệt sĩ và gia tiên chứng giám. Sự thành đạt của sản xuất kinh doanh, cũng chính là góp phần đưa đất nước ta sánh vai với cường quốc nZm châu.
    ***************************************
    K.Marx đã từng nói: "Con người sống dựa vào tự nhiên. Như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể của con người"... và như vậy "Con người là một bộ phận của tự nhiên". Đó là mối quan hệ Thiên - Địa - Nhân khZng khít như một. Mỗi con người được coi như một "Tiểu vũ trụ" có nhân cách riêng. Một vùng, một quốc gia dân tộc và mỗi con người không tách rời sự vận động của vũ trụ. Mỗi con người đều là sản phẩm của tự nhiên và xã hội.
    - Cong Son -

    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  4. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Bạn vẫn chưa trả lời 3 câu hỏi trên của tôi . Bạn kêu là câu hỏi khó, thế chẳng phải chính bạn đã giới thiệu những tác phẩm và tác giả đó sao ? Nếu bạn không biết gì về họ thì bạn giới thiệu cái gì ? Không những thế lại còn bảo là chúng ta nên tự hào về những tác giả đó ? Ai vậy ?
    Vả lại 3 câu hỏi của tôi sao lại tra từ điển ? Từ điển nào có những thông tin này ?
    Ngoài ra tôi chưa biết tác giả bài viết trên là ai, có thể là do cách trình bầy không rõ ràng , có phải là tên ở cuối bài Cong Son là tác giả không ? Cong Son là ai vậy ?
    Nói tóm lại, diễn đàn Học THuật là một diễn đàn chuyên về Học Thuật như cái tên của nó, nên những bài viết phải nghiêm chỉnh . Hoặc chính tác giả viết , dịch hay trích dẫn của ai thì phải nói rõ . Có như thế mới xứng đáng với, tinh thần học thuật
  5. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    to yuyu,
    Bạn lý sự thật đấy, đúng là dân "học thuật" . Nếu các bạn cảm thấy vấn đề mình làm bất bình thường quá thí cứ nên tiếng. Mình cũng chả trách các bạn được.
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  6. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến!
    Nếu các bạn nào mà đã từng học qua bộ môn Triết Học thì chắc hẳn cũng sẽ biết là vấn đề đầu tiên mà môn Triết đặt ra để từ đó làm nền tảng để có thể đi tiếp qua những cái khác đó là:
    Môn Triết được xem là bộ môn tổng hợp của các Khoa Học khác. Vì môn này dùng tất cả những kiến thức của các khoa học khác để đi giải thích thế giới, từ vĩ mô như vũ trụ và vi mô gần gũi là chính con người. Để làm được điều đó, môn này đã chia ra làm hai phạm trù, đó là vật chất và ý thức. Và vấn đề đầu tiền được đặt ra là:
    "Vật Chất và Ý Thức, cái nào có trước cái nào và cái nào là cái có sau??"
    Đương nhiên, có thể nói đây là một trong những môn Khoa Học có từ lâu đời, từ thời Hy Lạp cổ và một trong những nhà triết học tên tuổi khi nhắc đến trong thời này là Aristot. Và ở thời buổi đầu tiên của Triết Học thì bộ môn này gồm 2 trường phái chính, đó là Duy Vật và Duy Tâm. Và do đó, vấn đề trên từ lâu đời nay đã có nhiều người ở trong 2 trường phái đó và nhiều trường phái khác (sau này phát sinh thêm) đã giải thích. Nhưng đại khái là:
    - Duy Tâm: cho rằng Ý Thức có trước.
    - Duy Vật: cho rằng vật chất có trước.
    Và cũng đương nhiên, khi tôi mở chủ đề này không phải là để nói những cái mà người ta đã nói. Mục đích của tôi khi mở chủ đề này đó là tôi, cùng các bạn hãy nêu lên những suy nghĩ riêng của mình về vấn đề trên. Chúng ta chắc cũng sẽ không thể không có những người có những suy nghĩ riêng của mình. Có thể suy nghĩ của bạn đúng hơn thì sao?? Chắc gì 1 trong 2 trường phái trên có một cái đúng. Chúng ta cùng bàn luận về cái này nhé.
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Bạn đọc tạm topic này nhé. Nó cũng là quan điểm của tôi đó.
    http://www.ttvnol.com/hocthuat/310214.ttvn
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  8. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Triết học là phải khách quan ... ?
    - Đúng là nếu tư duy triết học phải khách quan, và nếu tôi công nhận mình đã tư duy triết học, thì tôi - đã tự xưng là một người thích triết học - đã tự mâu thuẫn với mình rồi, khi đưa ra lối luận chủ quan để phê bình.
    - Thế nhưng, triết học không phải là hoàn toàn khách quan đâu:
    + Các nhà triết học không phải đều sử dụng lối luận khách quan để xây dựng đâu - bằng chứng là mỗi người mỗi kiểu, khác nhau thậm chí rất xa không phải là về trình độ tiến sâu giải quyết vấn đề mà ngay từ quan điểm ban đầu đã khác nhau ghê gớm rồi - vậy mà đã ai dám nói ai đúng ai sâu đâu ?! ( biết bao là trường phái ). Ở đây ta tạm đưa ra hai lý do, đó là thứ nhất, họ chủ trương không chỉ lối luận khách quan, và thứ hai - chắc chắn - ngay trong nỗ lực luận khách quan, họ đã bị cái bóng chủ quan chi phối một cách bất khả kháng.(1)
    + Khi này vấn đề đặt ra lại là, vậy họ có cố gắng luận hoàn toàn theo lối khách quan hay không, thì câu trả lời là không: Triết học không chỉ là khách quan, mà yếu tố chủ quan còn cần thiết không chỉ như một công cụ hoàn thiện tư duy, mà còn như một yêu cầu tất yếu gắn với mục đích của triết học nói chung và một số lĩnh vực đặc biệt trong triết học nói riêng.(2)
    + Làm rõ (2), chúng ta đưa ra một tiêu điểm là tâm lý học - xét trong phạm trù triết học - và đạo đức học. Đối với tâm lý học, lối luận chủ quan duy nhất đem lại triển vọng để nhận thức một cách sâu sắc và siêu việt. Có thể hiểu điều này một cách giản đơn là ta sẽ nhận thức chính mình sâu sắc vượt trội so với ta nhận thức người khác và ngược lại. Từ sự nhận thức chính mình, ta làm một sự "suy bụng ta ra bụng người " một cách cẩn trọng và có suy xét - nghe có vẻ nực cười và không khoa học, nhưng đó là một phương pháp tâm lý học từ rất lâu rồi cho đến ngày nay, - tất nhiên phương pháp này không toàn diện, nhưng tôi muốn nói rằng đó là phương pháp chủ chốt. " Tâm lý học ngôi thứ nhất là tâm lý học tự nhiên của tinh thần " ( E. Mounier ).(3)
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  9. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    + Bây giờ nói về vấn đề đạo đức học:
    - Cần lưu ý rằng đạo đức học là một phạm trù quan trọng của triết học,
    - Chúng ta sẽ càng thấy sáng rõ hơn vấn đề: Đạo đức học có thể sử dụng lối luận khách quan để xây dựng hay chăng ?! Xin thưa, có thể, nhưng không phổ biến, hay nói cách khác là lép vế so với lối luận chủ quan. Spinoza ngày xưa đã viết " Đạo đức học " bằng những tiên đề và xây dựng logic, nhưng e rằng ngay từ những tiên đề đã là những sự gò ép để dẫn dắt quan điểm đạo đức của tác giả. Một minh chứng cụ thể cho lối luận chủ quan đạo đức học là các nền văn minh và đạo đức khác nhau từ ít đến nhiều và vô cùng phong phú tự cổ chí kim và giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới, và nữa - giữa các triết thuyết khác nhau. Một ví dụ điển hình là chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vị tha - không đơn giản là sự " dung hòa mâu thuẫn " như thứ đạo đức mà chúng ta được "học", mà còn được tôn vinh ở những khía cạnh " cứ goi là cực đoan " ở gần hai thái cực vị kỷ hoặc vị tha. Một ví dụ nữa : Sự khác biệt lớn lao về văn hóa đạo đức giữa phương Đông và phương Tây - điều này miễn bình luận. Vậy ai đúng, ai sai, hay ít ra, ai gần với " chân lý " hơn ?! Xin thưa, CHỊU - chúng ta còn mập mờ về cái gọi là "chân lý và mẫu mực đạo đức" !
    --> Vậy điều tôi muốn nói là gì ?! Là khi bàn đến các vấn đề luân lý đạo đức học, thì quan điểm "triết học khách quan" hết sức lép vế (4)
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  10. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Tại sao tôi lại nói về tâm lý học và đạo đức học ?! Bởi vì những quan điểm trước đây mà tôi nêu ra chính là những quan điểm đạo đức học và tâm lý học - tôi đang có ý định bào chữa cho lối luận thiên về chủ quan của mình.
    Theo phân tích trước, thì vấn đề đặt ra là: TIÊU CHÍ NÀO cho việc xây dựng quan điểm đạo đức ?! Tôi không có ý định nêu ra những tiêu chí ( ở đây đặc biệt bao hàm vấn đề trình độ có hạn ), nhưng các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí như: Tất yếu xã hội ( nghĩa vụ, ... ), ý nghĩa thực tiễn, nhu cầu tâm lý tình cảm của con người ( bởi vì đạo đức không chỉ là lý trí và ý chí để "phải" thực hiện điều này điều nọ ), và đặc biệt quan trọng là sự phù hợp đối với mỗi người và sự lựa chọn của mỗi người.
    Bởi vấn đề đạo đức không phải chỉ là " lý trí và ý chí ", bởi nó còn gắn bó mật thiết với nhu cầu tâm lý tình cảm của mỗi người, với tính cách và mẫu nhận thức chủ quan của mỗi người, và với trình độ nhận thức của anh ta, nên tôi ủng hộ việc mỗi người tích cực tự tìm kiếm và xây dựng cho mình quan điểm đạo đức dựa trên những tiêu chí ( tự đặt ra ) tốt đẹp, khôn ngoan và phù hợp.
    Ở đây tôi không nói đến điều hoàn hảo, sự cao cả tuyệt đối, hay đạo đức mẫu mực: Những điều đó e rằng không tồn tại, mà nếu có tồn tại thì cũng bất khả thi, và thậm chí chẳng ưu việt hơn gì (!)
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...

Chia sẻ trang này