1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn Triết Học...

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi duyk6, 29/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
  2. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    như thế thì có nghĩa là: Philosophy là Phenomenology ?
    Nhưng mà Phenomenology lại là cái gì nhỉ?
    cái này thì phải hỏi ai? ông tổ E. Husserl hay "phản đồ" M.Heidegger? hay phải hỏi Thầy T.S.của Việt Nam?
    [/quote]
    Phenomenology
    theo nghĩa tiếng Việt là Hiện tượng học
    Hiện tượng học là 1 cách để mô tả về lịch sử hoặc về những lời giải thích của hiện tượng sự vật .
  3. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Hiện Tượng Luận (Phenomenology) là một Triết học mà mục tiêulà xác định lại yếu tính (l''essence) nơi hiện hữu (l''existence)
    Phenomenology, phong trào triết học này đưọc Edmund Husserl đặc nền móng và phát triển về sau bởi Merleau Ponty. có dịp sẽ giwới thiệu về triết gia này)
    Ai muốn tìm hiểu về Hiện Tượng Học thi có thể tìm cuốn Hiện tượng học là gì của Trần Thái Đỉnh, NXB Hương Lúa,1968. Cuốn này được giwới nghiên cứu lúc bấy giờ xem như là "sách Nhập Môn", cũng như cuốn Kant của Trần Thái Đỉnh, tuy nhiên hiện nay nó lại là cuốn sách gối đầu giường, sachs quý của mấy ông dạy cao học Triết
  4. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    như thế thì có nghĩa là: Philosophy là Phenomenology ?
    Nhưng mà Phenomenology lại là cái gì nhỉ?
    [/quote]
    Triết học có một cái nhìn tổng quát hơn, rộng rãi hơn. Triết học chủ trương giải quyết những vấn đề siêu hình, và nương vào những giải quyết ấy, thiết lập những đường lối nhân sinh phù hợp. Triết học muốn tìm đến bản thể và chân tướng của vũ trụ vạn hữu, chủ trương hoặc nhất nguyên, hoặc đa nguyên, hoặc vô nguyên...
  5. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy cái topic này hay hay đấy nhưng... mà các bác lại bỏ xó.... móc nó lên ngẫm nghĩ chút nào...
    Nhân tiện ở đây các bác cao thủ phân tích thêm về câu này giùm ạ...
    "Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập và ứng dụng quy luật trong thực tiễn xã hội Việt Nam hiện nay..."
    Khó cái là phần thực tiễn XH Việt Nam các bác nhỉ...
    honghoavi
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Cái về một thì tôi phân tích đuợc, nhưng vế hai thì ko hứng thú và cũng ko dám phân tích sợ.......
  7. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Làm cách nào để học triết học 1 cách hiệu quả nhất?
    Thực chất Triết học không khó học chút nào mà chỉ khó hiểu thôi, nhất là các khái niệm trừu tượng. Vì thế chỉ cần giải quyết các vấn đề đó là các bạn hiểu và học ngon ngay.
    Học triết học không nên phụ thuộc vào quá nhiều khái niệm của nó, nếu vậy bạn sẽ chỉ là người học lại của người khác và không có kiến thức cho riêng mình.
    "Con người tự đặt cho mình một đống danh từ để giải thích những điều họ không hiểu rồi học nó, cố mà hiểu cho hết những danh từ đó mà không đi tìm nguyên lý, bản chất của "sự vật", "hiện tượng""
    Thế bạn có biết môn võ Thái Cực Quyền chứ? Trước đây nó là một môn võ khá lợi hại. Về sau thì được dùng vào dưỡng sinh. Trong môn này có rất nhiều vấn đề mang tính triết lý, tôi còn nhớ một đoạn phim về môn này như sau:
    Trương Tam Phong (***** môn này) khi chỉ cho cháu của mình học một bài Thái Cực Quyền. Đứa cháu này là một người rất thông minh, ông vừa múa một lần thì cậu đã múa lại y chang. Ông hỏi:
    - Con nhớ được bao nhiêu?
    - Dạ con nhớ hết.
    - Thế thì tập lại đi.
    Đến lần thứ 2, ông hỏi:
    - Con nhớ được bao nhiêu?
    - Xin lỗi ông... con quên hết phân nửa rồi.
    - Vậy thì tập lại đi.
    Đến lần thứ 3, ông hỏi:
    - Con nhớ được bao nhiêu?
    - Cháu không còn nhớ gì cả.
    - Tốt lắm. Vậy là con đã lãnh ngộ hết rồi đấy.

    Thế bạn có hiểu tại sao không?

  8. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Thế cái yếu tính - mở ngoặc l''essênê đóng ngoặc - là cái gì thế. kè kè, các bác nhiều chữ quá, chân đất mắt toét như em ko hiểu được.
    Còn hiện tượng luận là phong trào, là trào lưu, hay trường phái, hay là một học thuyết?
    Đâu tuồng như là phong trào hay trào lưu, những thứ đó không có mặt trong triết học thì phải, chỉ đến khi nó sa đoạ vào mấy mòn nghệ thuật văn chương thì mới tòi ra mấy cái thứ lày, nhể.
  9. WanderMan

    WanderMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi bác chủ nhà phát!
    Bác bảo triết học giải thích các vấn đề siêu hình, thế khí không phải triết học đã giải thích được khởi thủy của vũ trụ là gì hở bác? Bao giờ vũ trụ biến mất? Nguyên nhân? Tại sao? ...
  10. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Định nghĩa ý thức như trên thì tại sao chỉ con ngưòi mới có ý thức, mới có khả năng phản ánh còn con vật như chó mèo thì lại không? Nói cách khác tại sao (não của) con vật không có khả năng phản ánh (thế giới khách quan), kết quả là con vật không có ý thức? Hay tại con vật không có cái mà các nhà triết học gọi là ''lao động''?
    Chủ đề này xem ra liên quan đến chủ đề ngôn ngữ- tư tưởng đấy nhỉ?

Chia sẻ trang này