1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn về chiến tranh

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi daovh, 20/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Tản mạn về chiến tranh

    Mình là người rất thích tìm hiểu về nghệ thuật quân sự . Nhưng có lẽ kết cục của một cuộc chiến tranh không chỉ phụ thuộc vào các đội quân ngoài chiến trường mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố : kinh tế, chính trị, văn hóa v.v. nữa. Nhiều khi những sai lầm trong các quyết định chính trị sẽ làm giảm đi cơ hội chiến thắng thậm chí làm nó mất đi. Tuy nhiên đây là box Giáo dục quốc phòng nên có lẽ cần đi sâu vào chiến lược chiến thuật của chiến tranh. Mình xin đưa ra đây hai cuộc chiến tranh nổi bật ( một của VN, và một của thế giới ) . Đó là hai lần chiến thắng quân Nguyên Mông thời nhà Trần và cuộc chiến tranh Xô -Đức trong đại chiến thế giới lần thứ hai.
    Thiên tài quân sự của Trần Hưng Đạo là điều ai cũng thừa nhận. Hai lần chiến thắng chống quân Nguyên là những minh chứng hùng hồn. Diễn biến hai cuộc chiến đó nhiều người đã biết và những bài học rút ra từ đó cũng được nhiều người tổng kết. Có thể nói vào thời điểm đó quân Nguyên - Mông rất mạnh và số lượng cũng đông hơn quân đội thường trực của nhà Trần. Nếu đem tất cả binh lực của ta ra đọ sức sống mái với quân Nguyên - Mông phần thua thiệt sẽ về phía ta nhiều hơn. Trần Hưng Đạo đã đề ra kế sách khôn ngoan là chỉ tung lực lượng ra làm suy yếu sức tấn công của địch làm giảm nhuệ khí quân giặc. Khi nhận thấy không thể giải quyết chiến tranh theo cách đánh như vậy ông đã chủ động rút lui nhường Thăng Long cho Thoát Hoan và ra sức củng cố lực lượng chờ cơ hội phản công. Mặt khác ông cũng phát động chién tranh du kích trong vùng tạm bị chiếm nhằm làm rối loạn hậu phương quân giặc khiến chúng phải dàn mỏng lực lượng. Tuy vậy Thoát Hoan cũng không phải tướng xoàng. Ông ta đã tung lực lượng truy đuổi quân nhà Trần ở khắp nơi. Tuy nhiên Trần Hưng Đạo đã khôn khéo tránh được sự truy đuổi của giặc và khi quân Nguyên Mông suy yếu vì khí hậu và gặp khó khăn về lương thực ông đã tung lực lượng phản công chiến lược và nhanh chóng giành thắng lợi. Tất nhiên chiến thắng chống quân Nguyên Mông là chiến thắng vĩ đại của dân tộc VN nhưng nếu xét về góc độ nghệ thuật quân sự tôi nhiều lúc tự hỏi nếu Thoát Hoan chia làm nhiều mũi tấn công theo các hướng vào VN ( ví dụ 5 hướng theo hình 5 ngón tay chẳng hạn ) thì sẽ gây khó khăn hơn nhiều cho Trần Hưng Đạo.
    Đó là chuyện của VN . Bây giờ mình nói sang chuyện của cuộc chiến Xô - Đức ( 1941 -1945 ). Có lẽ giai đoạn khó khăn nhất của LX là vào giai đoạn đầu chiến tranh mà đỉnh cao là khi quân Đức áp sát Matxcova ( Tất nhiên sau này còn một lần nữa ở Stalingrat ) . Luc đó nếu Matxcova thất thủ thì sẽ rất nguy hiểm cho nhà nước Xô Viết vì điều đó sẽ gây ra sự nao núng về tinh thần cho người dân và các chiến sĩ. Một điều khác nữa cũng rất quan trọng là khi đó có nhiều khả năng Nhật sẽ tham chiến và đẩy Liên Xô vào tình trạng phải chiến đấu trên hai mặt trận.Tuy nhiên ta cũng phải thấy rằng trong quá khứ người Nga đã từng mất Matxcova mà vẫn chiến thắng ( trong cuộc chiến với Naponeol ) . Tất nhiên lúc đó Matxcova không phải là thủ đô của Nga. Nhưng với người Nga khi đó Matxcova cũng rất thiêng liêng
    Còn đối với người Nhật nếu họ tấn công Liên Xô chắc họ sẽ có hai sự lựa chọn : đi con đường đi theo đường Mông cổ rồi tấn công vào vùng Xibia của Nga nơi đặt nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng. Nhưng người Nhật lúc đó chưa có đủ cơ sở vật chất và con người để có thể tiến sâu và nhanh vào vùng Xibia rộng lớn và quá lạnh của Nga. Con đường thứ hai mà người Nhật có thể lựa chọn là tấn công vào vùng Trung Á của Liên xô. Điều này cũng gây uy hiếp rất lớn cho Liên Xô. Nhưng khi người dân Xô Viết đã vượt qua được thời điểm khó khăn nhất thì họ sẽ chiến thắng. Nói chung HitLe và bộ chỉ huy đã sai lầm khi tấn công Liên Xô. Họ lặp lại sai lầm của Naponeol 130 năm về trước. Có lẽ cách đánh duy nhất để có thể chiếm được nước Nga ( hay nói rộng ra là Liên Xô ) là học theo cách của quân đội Mông Cổ
    ngày trước.
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Trong WW2 Hít le đã không dứt điểm được nước Anh. Thực tế là lực lượng KQ Đức đã không thể huỷ diệt được nước Anh trong giai đoạn đầu của WW2. Ngoài ra Hít le cũng không có ưu thế về hải quân để có thể khống chế English channel, qua đó có thể đổ bộ bộ binh qua Anh. Trong lúc đó ở sườn Nam Châu Âu nước Ý, Rumani không phải là những đồng minh mạnh mẽ. Phải thừa nhận rằng trong phe trục thì nước Đức có quân đội thiện chiến nhất cũng như có tinh thần, kỷ luật nhất. Thực ra có thể nói Hít le tấn công Liên Xô khi đã không còn hy vọng đánh chiếm nước Anh.
    Trong phạm vi bài viết này không có ý định bàn về chính trị, thể chế chính trị nhưng có thể nói rằng đối với nhà nước XV trong giai đoạn đầu của chiến tranh, người phải chịu trách nhiệm chính để LX bị động cũng như những sai lầm về chiến lược -chiến thuật là Stalin. Stalin đã có những hy vọng mơ hồ vào việc kéo dài hoà bình với nước Đức mặc dù nhìn thấy nguy cơ chiến tranh với nước Đức phát xít là không tránh khỏi.
    Trong thời gian hy vọng kéo dài hoà bình với nước Đức lại không tích cực tăng cường vũ trang trước mối nguy cơ chiến thường trực.
    Ngoài ra cũng không thể không nói đến việc xử bắn hàng loạt sỹ quan trong sự kiện nguyên soái Tukhachepski. Vụ này cho đến nay vẫn còn nhiều luồng thông tin trái chiều.
  3. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc lại gặp bác chuyên gia "NẾU - THÌ" daovh ở đây roài, bác có ý định nói đến vấn đề gì thì nói nốt đi bác, bọn tôi đang chờ nghe, chắc bác không chỉ định nói có mỗi mấy câu ở trên thôi đúng không?
  4. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Phát xit Đức không thể thành công được vì tư tương đường lối cứng nhắc như rôbốt, trong khi thế giới này là của loài người, phát xit Đức đem lại kỷ luật nhưng diệt chủng, dể hiểu là nó thất bại.

Chia sẻ trang này