1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn về những nơi bạn đã từng đến

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi Thornbird, 07/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Buổi tối
    Phố lên đèn. Xe cộ qua lại đông đúc lắm. Ngoài đường, đèn đuốc sáng choang: nào hàng ăn, nào cửa hiệu cửa kính trưng bày đẹp đẽ, sang trọng. Mấy người bán bong bóng tập trung xung quanh các công viên lớn gần trung tâm thành phố. Bong bóng ở đây bao gồm các loại bong bóng đơn giản rẻ tiền lẫn bong bóng to dùng trang trí. Ngoài ra, không thể thiếu bong bóng hình siêu nhân, hình các con vật ngộ nghĩnh như chuột Mickey, vịt Donald, hay những con vật trong 12 con giáp.
    Người người ra công viên chơi, nhà nhà ra công viên chơi. Có những chiếc bong bóng không rẻ tiền chút nào, vào tay các cô bé cậu bé thì chỉ ?..tíc tắc sẽ chỉ còn một dải nhựa bẹp dúm ?., rồi thì ?.. nước mắt trẻ con rơi ??.. những ông bố bà mẹ trẻ sốt ruột, xót con ??. lại một thứ đồ chơi mới cùng nụ cười hân hoan của mấy nhóc tì ??.
    Cách đó không xa, trước cửa một phòng mạch nhi khoa, một xe bong bóng nhỏ cùng những thứ đồ chơi rẻ tiền như cái chong chóng làm bằng giấy thủ công, những mặt nạ hình Tề Thiên, người dơi ?..lặng thầm. Chiếc xe đạp dựa vào cột đèn. Người chủ xe đứng cạnh đấy, thỉnh thoảng bắt chuyện với những ông bố, bà mẹ ?.. và nựng nịu mấy đứa nhỏ trong khi cha mẹ chúng chờ đến lượt bác sĩ khám cho con mình. Chỉ là những chuyện kể không đầu không cuối, nhưng người đàn ông bán bong bóng đã làm cho lũ trẻ con không sợ hãi tí nào mà còn nhoẻn miệng cười. Và thế là ?.. chẳng cha mẹ nào lại tiếc cho con mình một chiếc bong bóng bay, một cái mặt nạ ngộ nghĩnh ???.. Bấy nhiêu đó đủ nuôi sống một mái gia đình ?..
    Nếu làm một cuộc thống kê, có lẽ về nhất nhì trong các loại hình kinh doanh ở Sài Gòn sẽ là ?.. tiệm, quán ăn uống và cửa hàng bán quần áo may sẵn. Cũng hợp lẽ thôi nhỉ, khi mà nhu cầu ?oăn uống? vốn được đặt lên hàng đầu trong các câu nói cửa miệng mà. Khi đã đủ ăn thì người ta lo đến đủ mặc. Và khi đã đủ ăn đủ mặc rồi thì ?.. ăn ngon mặc đẹp sẽ là nhu cầu tiếp theo của đa số dân chúng.
    Tối Sài Gòn đèn đuốc sáng choang. Người người đi xem và mua áo quần. Người người đi ăn tiệm, hay ngồi quán cóc lề đường ăn chè bưởi, tàu hủ đá. Những người khác lại hẹn nhau nơi ?.. quán nhậu để ?olàm vài ve lai rai, làm vài chai không say không về ?..?
    Không nhớ rõ từ năm nào, những ?olàng nướng? đã bùng nổ khắp Sài Gòn. Có lẽ là từ những năm đầu thế kỷ 21 đây thôi. Những ?olàng nướng Nam Bộ, làng nướng Phương Nam? trên đường CMT8 đã có tiếng tăm hẳn hòi. Rồi lại còn Chiến Hữu Quán?, ?oLương Sơn Quán?, Quán 108, (nghe cứ như 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc vậy ).
    Mặt bằng các làng nướng này tương đối rộng rãi. Các anh phục vụ trẻ trung, trông rất ?oHai lúa? trong bộ đồng phục quần đen áo nâu, thêm cái khăn quấn ngang trán, phục vụ cũng rất có nghề, nhất là những món cần đến tay nghề cầm dao, chia phần thức ăn trên đĩa cho thực khách, ví như món ?oCá lóc hấp bầu?. Các chị tiếp tân đón khách trong bộ áo dài khăn đóng (tuy rằng áo dài phá cách không tay, hay xẻ 4, 5 tà)
    Tất thảy những thứ gì có thể nướng, người ta đưa lên vỉ nướng cả. Đồ nướng, nhưng thức uống đủ cả bia, cả rượu từ đế Gò Đen đến rượu chuối hột, những thứ nước ?ocay lòng?.
    Người Sài Gòn đến làng nướng có đủ thành phần. Có khi tiệc sinh nhật trẻ con, phụ huynh đãi tiệc cũng ở làng nướng. Bọn trẻ con xúng xính quần áo đẹp, mắt mũi lờ đờ vì buồn ngủ, ơ thờ với thức ăn, trong khi cha mẹ vẫn còn ?.. ?odzô ta? , ?ocheer up? ???.
    Khói làng nướng lên cay cả mắt, thắt cả lòng ??.
    Rời làng nướng, dạt về các quán nhậu ven bờ kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè. Con kênh đen đen chảy qua các quận trong nội thành như quận 1, quận 3, Phú Nhuận, Tân Bình, ?.. đã được cải tạo từ 10 năm nay. Dòng kênh đã bớt đen. Đi ngang vẫn còn nghe mùi bùn, nhưng đã không còn những mái nhà trên dòng kênh nữa. Giờ đây, đường ven bờ kênh một bên là hàng cây mới được trồng, một bên là nhà dân.
    Quán café và quán nhậu là hai loại hình chiếm ưu thế suốt con đường ven kênh này. Nhạc xập xình. Quán nhậu vỉa hè bàn ghế xập xệ. Nhưng tầm từ 20h trở đi thì ?.. cảnh ăn uống, bàn chuyện phố phường ?.. tạo nên một khung cảnh rất riêng của con đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, một nét riêng ?.. buồn.
    Mà không phải chỉ người dân lao động chân tay mới tấp vào quán nhậu bờ kênh. Nơi đây cũng như một xã hội thu nhỏ. Có anh chạy xe ba gác. Có bác chạy xích lô. Có cô áo hai dây kiểu ?ocon nhà nghèo?. Có anh đầu xanh xanh đỏ đỏ bóng loáng ?..
    Nhậu đã không còn là độc quyền của cánh mày râu nữa. Nữ nhi cũng chứng tỏ quyền ?obình đẳng? của họ trên bàn nhậu. Cũng cụng ly côm cốp, cũng tán dóc chuyện trên trời dưới bể, tửu lượng chẳng kém nam nhi. Cách đó không xa, ngay trên lề đường, những chiếc áo sờn vai, bạc màu của các chị, các em gái nhỏ đang tẩn mẩn xếp lại mấy đồng tiền nhàu nát, cột bịch nilon đựng mấy cái bánh tráng nướng, xếp lại vài bịch trứng cút luộc, đậu phọng rang, nem, tré ?.. Họ là những người bán rong, bán những thứ đồ nhắm lặt vặt cho những người đang ?ovui cũng uống ?" buồn cũng uống ?" mà không vui không buồn cũng uống? kia ??..
    Men rượu, men đời lẫn với mùi bùn của dòng kênh ?..
    Giờ thì làng nướng, quán nhậu không còn là độc quyền của nội thành nữa. Nó đã về đến những vùng ven thành phố. À mà cũng không thể gọi đó là vùng ven thành phố nữa rồi. Quy hoạch, phát triển đô thị đã khiến những vùng đất ấy trở thành quận, thành vùng đất mới ở Sài Gòn. Những người có tiền lại về đây, mua đất cất biệt thự rồi ?.. để đó. Người dân địa phương bán đất, có tiền. Thế là cũng làng nướng đèn xanh đỏ, cũng xập xình Karaoke. Đường Trần Não thuộc quận 2, rất gần với vòng xoay Hàng Xanh - lại mịt mù khói làng nướng ?..
    Ngày mai, ngày kia, hết đất, hết tiền. Những người vốn dân quê kia lại sẽ ?.. tiếp tục đổ mồ hôi trên chính mảnh đất của mình.
    Vẫn cái vòng quay lẩn quẩn của đời người.
    Chiều buông.
    Người ta cũng buông (hay buôn ??) đời mình.
    Được familypearl sửa chữa / chuyển vào 21:28 ngày 03/10/2005
  2. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  3. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0

    Không biết định nghĩa về hai chữ "Thời trang" thế nào cho đúng nữa. Với mình, thời trang là ..... cái gì đó quay vòng lại sau một thời gian khá dài, với những biến đổi rất ít
    Ví như thời trang áo dài.
    Áo dài ra đời đã từ lâu lắm. Thế nhưng vào thập niên 60, áo dài cổ thuyền, tà rộng, vạt dài chấm gót đã trở thành mode. Bẵng đi một thời gian, áo dài xuất hiện lại trong cuộc thi hoa hậu áo dài của thành phố đâu năm 1988, 1989. Hình ảnh hoa hậu Kiều Khanh nhỏ nhắn dễ thương trong chiếc áo dài màu vàng, cổ .....2 -3 phân thấp thấp, vạt áo ngắn chỉ qua đầu gối một tí ..... đã làm sống dậy chiếc áo dài. Áo dài được chọn làm đồng phục cho nữ sinh cấp 3 từ niên học 1989 - 1990 đó.
    Kể từ đó, chiếc áo dài đã trải qua không biết bao nhiêu lần được cách điệu, được "phăng tê di" àlamode . Từ 2 vạt đến xẻ 3, 4 vạt; từ cổ tròn đến cổ vuông vuông lài lài (cả cổ xẻ hình trái tim); từ vạt áo dài chấm gót đến chỉ quá gối, rồi lại quay về với vạt dài chấm gót; ....., từ chiếc nút bấm nhỏ gọn dịu dàng đến những hàng nút thắt kiểu nút áo trên chiếc xườn xám Tàu, ............
    Đến hôm nay thì, ....., thời trang áo dài vẫn lại quẩn quanh như mấy chục năm về trước. Có biến tấu mấy rồi cũng là aodai .
    Thời trang hết quần trên túm dưới xòe ống loe ống khói đến quần ống pat ống suôn.
    Giày hết giày cỏ dép lê đến giày Tây, saldal rồi cả dép cao su bộ đội chẳng rẻ tí nào. Nay thì giày cỏ dép lê còn mắc hơn cả một đôi giày tinh tươm hàn lâm ấy chứ !
    "No cơm - ấm áo". Hễ đã có cái ăn rồi thì người ta quay sang lo cho cái mặc. Và cứ thế .....
    Xin mạn phép "ghi" lại "Ngày xưa xiêm áo" của đất Việt, nhàn đàm cho một ngày cuối tuần của cuối mùa mưa 2005, để trí tưởng tượng thăng hoa "là ta với áo xiêm thuở trước"
  4. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa xiêm áo (- báo Sài Gòn Tiếp thị - 1999)
    Ông cha ta từ vùng ngoài vượt biển vào Nam tìm đất sống đều là người lao động bình dân thế nên trang phục của họ cũng là trang phục của người bình dân mang dấu ấn vùng quê Thuận Quảng.

    Suốt mấy thế kỷ qua, người Sài Gòn - Gia Định lấy chiếc áo dài làm thường phục vì nó lịch sự và kín đáo. Chiếc áo dài không phải là loại áo dành cho tầng lớp trên... như sau này.Theo tục lệ của ông cha ta, một chiếc áo dài hay ngắn đều năm nút, tượng trưng năm giềng mối trong xã hội (ngũ luân) là vua tôi, thầy trò, cha con, chồng vợ và bạn bè.
    Từ khi người Việt đến đất Sài Gòn - Gia Định đã có mấy lần thay đổi y phục. Thế nhưng thực tế việc ăn mặc của nhân dân không hẳn đã hoàn toàn bị áp lực của chính quyền, mà cũng có khi do sự giao tiếp qua lại của các cộng đồng dân cư.
    * Quần áo của người bình dân
    Đàn ông lúc làm lụng thường mặc quần đùi hay quần lở và chiếc áo lá không cổ, không tay được nhuộm màu nâu bằng vỏ già, vỏ cóc, hay nhuộm màu đen bằng lá trâm bầu. Loại áo quần được may bằng vải ta nên còn gọi là áo bả.

    Đàn bà thường mặc áo ngắn tay hay dài tay với chiếc quần dài.Trong mình họ thường mặc thêm chiếc yếm cho kín đáo. Gặp trời mưa, họ thường khoác thêm chiếc áo tơi bên ngoài. Áo tơi kết bằng lá dừa nước nên nặng nề, so với chiếc áo đi mưa ngày nay thì quá bất tiện.
    Một loại áo "chít" (áo chiếc) nửa gọi là áo "cổ giữa" hay áo "cổ trịt" (cổ trệt )-Áo cổ giữa là áo của người bình dân, ngắn, gài nút trước ngực, không bâu, nếu là áo nam thường có xẻ nách, còn áo nữ thì bít kín.
    Bài thơ tả ông Làng hát bội của Học Lạc có nhắc đến loại áo này:
    ?Trong bụng trống trơn mang cổ giữa
    Trên đầu trọc lóc bịt khăn ngang. ?o

    Đàn bà hay đàn ông đều mặc quần đáy lá nem. Chiếc quần có hai màu. Phần đáy và hai ống quần phía dưới bằng vải màu nâu hay đen. Phía trên là lưng quần cao khoảng hai tấc may bằng vải xanh hay vải trắng, dùng để vận. Nhiều chị em phụ nữ kín đáo, thích mặc quần rất dài. Khi xổ lưng vận ra, kéo thẳng thì đến tận nách nên gọi là "quần nách"? Sợi dây lưng dùng làm điểm tựa để giữ chiếc quần và mớn lưng quần. Các loại áo quần trên thích hợp với chiếc khăn ngang.
    Kích thước chiếc khăn ngang bằng chiếc khăn rằn sau này nhưng chỉ có một màu, màu chàm hay màu xanh của những người trẻ tuổi, màu đỏ là màu của các cụ đạo mạo đáng kính trọng. Khăn xéo màu trắng là khăn của giới trung niên.
    Ca dao có câu: "Để khăn xéo lại, lệ tuôn em chùi ... " để diễn tả những cuộc chia ly buồn bã. Nông dân thường bịt khăn ngang theo kiểu đầu rìu khi làm lụng.
    * Áo dài
    Thường ngày khi tiếp khách, khi ra chợ, khi dự tiệc tùng giỗ chạp, người dân Sài Gòn -Gia Định đều mặc áo dài. Suốt mấy thế kỷ qua, người Sài Gòn - Gia Định đã lấy chiếc áo dài làm thường phục vì nó kín đáo và lịch sự. Chiếc áo dài không phải là loại áo dành cho tầng lớp trên .. như sau này. Trước năm 1945 có nhiều bà cụ mặc chiếc áo dài vải đen gánh hàng đi chợ bán, hoặc mặc áo dài đi cấy. Khi đó họ quấn hai vạt buộc ngang hông lại.
    Áo "chít" (áo chiếc) là loại áo dài đơn, có bâu, tay dài nhưng hơi rộng, gài nút bên phải. Áo chiếc thường may bằng lụa hay the dùng mặc trong mùa hè.
    Áo "lót" (áo cặp) là loại áo kiểu dáng tương tự như vừa kể, nhưng may hai lớp: lớp trong thường bằng lụa trơn, lớp ngoài bằng nhung, gấm hay một loại tơ lụa quý, có hoa văn đẹp. Loại áo lót có cái trong dài hơn cái ngoài gọi là "áo chớn".
    Ở thế kỷ trước, nam giới thuộc thành phần trí thức hay hào phú thích mặc áo song khai. Áo song khai là loại áo gài nút trước ngực, tay dài, rộng, có bâu, vạt sau được xẻ lên tới lưng còn hai bên tà thì bít kín nên gọi là "song khai" (tức là mở phía trước và mở phía sau). Người mặc áo song khai thường đội nón chóp, đi giày mã vĩ (giày mạ ly hoặc giày tàu).
    Theo tục lệ của ông cha ta, một chiếc áo dài hay ngắn đều năm nút, tượng trưng năm giềng mối trong xã hội (ngũ luân) là vua tôi, thầy trò, cha con, chồng vợ và bạn bè.
    Một thói quen khác là may áo phải "đâu" vạt sau và vạt trước. Do đó, áo cổ giữa phải có bốn khổ vải ráp, còn áo vạt hò phải có năm khổ.
    Còn nút áo thời đó quý hơn nút áo thời nay rất nhiều (do nút áo quý nên khi liệm người chết, người ta có tục cắt lấy nút áo lại). Áo ngắn thường kết nút dẹp. Cũng có trường hợp dùng nút hột. Nút dẹp bằng ốc xà cừ nên gọi là nút "ốc". Nút hột thường bằng vàng, thau, ngà, xương. Loại nút hột bằng mã não hay hổ phách đỏ gọi là "nút huyết".
    * Giày dép
    Dù mặc áo ngắn hay áo dài, người bình dân thường không mang giày, guốc, dép.
    Guốc, giày, dép dành riêng cho quan lại và các người giàu có. Nam giới thường đi guốc tre, guốc vông. Khi có lễ lộc thì đi giày hàm ếch (hay còn gọi là giày Gia Định). Quan lại thường đi giày tàu (giày do người Tàu ở Hạ Châu đem qua bán, kết bằng lông đuôi ngựa, nên còn gọi là giày Hạ, hay giày mã vĩ, gọi là "mạ lị" ). Nữ giới cũng đi guốc vông hình thuẫn quai da. Có loại guốc sơn mài vẽ hoa, loại guốc khảm xà cừ, loại guốc ngù ngà, ngù xương. Có loại dép nam hay dép nữ, hài cánh sen dành riêng cho nữ giới bằng nhung thêu cườm rất đẹp.
    Các cụ già ở trong nhà thường đi dép rơm (hay dép cỏ) làm theo kiểu giày tàu.
    Khi mặc áo dài, nam hay nữ đều dùng khăn. Nữ dùng khăn ngang vắt vai, màu sắc tùy theo tuổi tác. Một số chị em cầm dù, loại dù cán đũa bếp. Một số chị em khác đội nón Thượng (nón cụ ) chớ ít khi mặc áo dài, đội nón lá như ngày nay. Còn nam giới thường dùng khăn dài bằng lụa, bằng bùng (loại the sản xuất tại làng Bùng, quê hương ông Phùng Khắc Khoan).
    Khi ra đường, nam giới còn đội nón chóp bằng tre, bằng mây đan.
    Quan lại hay những người giàu có thích mặc áo gấm màu đậm có thêm chữ phúc, chữ thọ, tay hơi rộng.
    Giới trí thức thường mặc áo xuyến đen, khăn đóng Suối Đồn (khăn đóng Lái Thiêu), mặc quần lụa, đi giày hàm ếch (giày Gia Định). Sau phong trào Duy Tân, khoảng năm 1915 -1920, thanh niên bắt đầu cắt tóc ngắn, trang phục họ tuy còn giữ những nét cổ truyền nhưng bắt đầu canh cải như khi mặc áo dài lại mặc quần tây trắng, đi giày tây đánh "xi ga" đen bóng.
    Đặc biệt đến đầu thế kỷ này, lúc thanh niên còn búi tóc thì có một dùng một chiếc lược giắt phía sau đầu.
    Chiếc lược này bằng đồi mồi bịt bạc nên còn gọi là "lược diễu".
    * Áo cưới
    Nét đặc biệt của lễ phục Việt Nam là quần áo phải rộng, dài, kín đáo mới thể hiện được sự trang nghiêm. Mãi cho đến những thập niên gần đây, trong ngày vui nhất của đời mình, trai gái ở Nam bộ vẫn còn sử dụng lễ phục cổ truyền. Cô dâu, đầu tóc được búi cao, trang sức kiềng, chuỗi vòng, trâm và hoa tai. Hoa tai của nhà trai đem đến sính lễ, biểu trưng một cô gái đã có chồng. Trên đầu cô dâu đội nón cụ quai đồi mồi bịt bạc có chạm trổ tinh vi (về sau thay thế loại nón cụ quai chỉ thao). Chú rể nếu còn búi tóc thì cũng bới cao, bịt khăn, giắt lược. Nếu không còn búi tóc thì cũng đội một cái khăn chụp. Bên trong, cả cô dâu lẫn chú rể đều mặc áo cặp. Đấy là chiếc áo lót (áo dài lót) bằng the, đũi; bên trong lót lụa. Bên ngoài cả hai đều mặc một chiếc áo rộng, tay dài chấm đất. Áo cưới thường may bằng loại vải đẹp như nhung, gấm, bên trong lót lụa màu khác. Áo chú rể thường màu xanh thẫm, áo cô dâu thường màu hồng, tím, hoặc xanh đọt chuối, cả hai thường mặc quần vải hoặc lụa. Chiếc áo lót vốn là thường phục nhưng không thích hợp với vùng nhiệt đới này, nên dường như người ta bỏ quên một bên, trừ những ngày trọng đại. Áo dài có nghĩa là có đủ cặp, đủ đôi, hạnh phúc trọn vẹn.
    Khi đi rước dâu có một đôi đèn, hai chóe rượu, một mâm trầu, một con lợn quay bốn mâm lễ vật (ở thị trấn, đô thị hoặc người Hoa thường đặt lễ vật cưới trong quả), một khay trầu rượu. Khi rước dâu về, cả dâu và rể được che hai lộng đỏ, không có bông bèo.
    Kinh tế gia đình chỉ phân biệt nhờ giày dép.
    * Áo bà ba
    Chúng ta chưa biết bộ đồ bà ba xuất hiện vào thời điểm nào nhưng có lẽ cũng rất lâu vì đến những thập niên đầu loại trang phục này đã phổ biến.Theo một số nhà nghiên cứu thì kiểu trang phục này gốc của người Bà Ba ở cù lao Pinăng xứ Malaysia. Nhưng cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là chiếc áo cổ giữa của ông cha ta được canh cải theo kiểu áo của người Bà Ba. Chiếc áo này rất tiện lợi. Vào mùa nắng, thời tiết Nam bộ rất nóng nên người ta cần loại áo không bâu, tay rộng, hai bên xẻ vạt hông nên rất thích hợp cho mọi người. Áo bà ba còn có hai chiếc túi to ở hai vạt trước nên cũng tiện dụng. Đặc biệt, chiếc áo bà ba đầu tiên dài gần tới gối chứ không ngắn ngủn như ngày nay!
    Từ khi chiếc áo bà ba trở thành loại y phục thường nhật thì không còn thích hợp với chiếc quần đáy lá nem lưng vận rộng phùng phình. Người ta thay đổi quan niệm thẩm mỹ thay thế bằng chiếc quần đáy giữa, lưng gút. Khoảng giai đoạn này, các loại vải bán ngoài thị trường khổ khá rộng nên người ta không còn tuân thủ tục may áo đậu sống nữa.
    Thoạt tiên, nam giới bắt đầu mạnh dạn mặc đồ bà ba, trước cả nữ giới.
    Tầng lớp trung lưu, lớn tuổi ở nông thôn xem bộ đồ bà ba may bằng lãnh Mỹ A đen tuyền là loại trang phục sang trọng. Các nông dân khá giả, các lái buôn thương hồ hay vận loại y phục này, chân đi giày hàm ếch, đầu đội nón tây hiệu Fléchet khi ra thành thị, mặc dù lúc ấy trên đầu họ vẫn còn giữ chiếc búi tó.
    Giới thanh niên trai trẻ thời đó cũng xem bộ đồ bà ba trắng là bộ đồ thường phục sang trọng. Đầu họ hớt "carê", đội nón nỉ, chân đi guốc vông. Học sinh trung học cũng ăn mặc như thế, kèm theo chiếc xe đạp nhôm hiệu Alcyon, thì được nhiều cô chú ý hơn là thanh niên ngày nay diện model với chiếc xe Dream mới lấy từ trong thùng ra.
    Giới thầy chú thời đó thích ăn diện theo Tây nhưng cũng với chiếc áo 6 nút may bằng vải bố Thượng hải kèm theo chiếc quần lụa kiểu ta. Đầu họ hớt ngắn, tay cầm điếu thuốc xì gà, tay cầm can, đầu đội nón nỉ hiệu Fetchet, chân đi giày escarpin, bước giằng từng bước kêu cộp cộp ...
    Âu phục lan tràn vào nông thôn Nam bộ khoảng năm 1940. Bộ đồ ngủ pyjama màu nhạt (thường màu cà phê sữa có sọc trắng) trở thành thường phục sang trọng của các "cậu" thanh niên ở nông thôn. Bộ quần áo ấy họ có thể mặc tiếp khách ở trong nhà nhưng cũng có thể mặc đi đám tiệc trong xóm trong làng.
    Bộ quần áo bà ba được nữ giới tiếp nhận muộn nhưng ồ ạt hơn.
    Khoảng 1925, hầu hết phụ nữ còn bới tóc theo kiểu đuôi gà nhưng các cô cao dong dỏng người thích mặc áo bà ba may bằng vải batich (batiste) bó sát người màu trắng và mặc quần lãnh tàu màu đen, cổ đeo kiềng vàng. Những người lớn tuổi hơn cũng mặc áo bà ba nhưng may rộng hơn. Chiếc áo bà ba cắt ngắn tay dùng để mặc khi trời nóng nực hay mặc bên trong chiếc áo dài gọi là áo túi, chiếc áo bà ba lúc bấy giờ đi kèm chiếc nón lá và chiếc khăn rằn (người Triều Châu gọi là "ích bâu" đem từ Nam Vang sang bán). Chúng ta chú ý chiếc khăn rằn đai dùng phổ biến cho nam nữ thường dùng làm khăn tắm. Chiếc khăn xanh hoặc đỏ, dệt kỹ hơn, dùng cho lứa tuổi trung niên hoặc trọng tuổi. Chiếc khăn rằn đã thay thế chiếc khăn ngang cổ truyền.
    Được familypearl sửa chữa / chuyển vào 16:43 ngày 22/10/2005
  5. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Wow, Ngoc viết bài này hay quá !
  6. khonglaai

    khonglaai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0

    Lâu qua'''''''' mới quay lai dien đàn này...công nhận là những bài viết của FAMILYPEARL rất hay , rất ấn tuợng. Ca?m phuc...
    Lai nho SG qua''..
    ****************************************
    Cisco System- MSSBU
    Được khonglaai sửa chữa / chuyển vào 10:31 ngày 23/10/2005
    Được khonglaai sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 23/10/2005
  7. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Dạ, (gãi đầu), , cái này thì Ngọc chỉ có công "đọc", rồi gò lưng gõ lại vào một ngày ..... xa xa lắm cách đây 4 năm thôi ạ . Những bài viết như thế này luôn được đăng rất đẹp, rất đáng nhớ trên các tờ báo Xuân những năm qua (như N ghi trong bài). Đọc để biết thêm một ít, đọc để thỏa chí tò mò, đọc để ..... thấy xanh xanh thắm đất trời ..... , hihi,
    Cảm ơn cả nhà đã đọc bài N gõ
    Được familypearl sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 23/10/2005
  8. khonglaai

    khonglaai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Nhớ ngày xưa cũng rất thích đọc báo, đặc biet là báo Thanh Niên và Tuổi trẻ, Sài Gòn tiếp thị...nha''''^t là các số báo xuân mỗi dịp tết về...Những năm lúc đó VN vẫn chưa có internet, cho nên niềm vui , sự giải trí là bạn bè, đọc báo , xem phim....Cuộc sống bây giờ thay đỏi nhiều quá, đành rằng đó là quy luật của cuộc sống và sự tiến bộ tất yếu của xã hội, nhưng sao mình vẫn rất nhớ những hình ảnh và cuộc sống của những năm tháng xưa, có lẽ mình hoài cổ quá chăng...có lẽ là vậy , nhưng khi trở về Sài Gòn, mình cứ thấy khang khác thế nào, không là Sài Gòn của mình những năm về trước nữa...cả cái không khí rất đặc biệt mỗi sớm thức dậy vào sáng chủ nhật cũng không còn....
    Sài Gòn bây giờ phát triển đẹp quá thay đổi nhiều quá, nhưng trong thâm tâm mình vẫn cứ muốn Sài Gòn vẫn mãi không thay đỏi so với ngày trước lúc ra đi....
    *******************************************************************
    Cisco System-MSSBU
    Được khonglaai sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 24/10/2005
  9. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tháp Chuông, làng Spolletto, gần Roma
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhà thờ Spoletto
    [​IMG]
    [​IMG]
    Làng Spoletto
    [​IMG]
    Vựa nho bên sườn đồi
    [​IMG]
  10. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Làng Assisi
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tường Thành, làng Assisi
    [​IMG]
    Làng Assisi nhìn từ trên đỉnh đồi, chân thành
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhà thờ Assisi, nhà thờ này có đến 2 tầng xây chồng lên nhau vào những thời điểm khác nhau của lịch sử . Trên hình này là cửa vào tầng trên

    [​IMG]
    Trên hình này là cửa vào tầng dưới của nhà thờ

Chia sẻ trang này