1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn về PR

Chủ đề trong 'PR' bởi SATHUKHONGVOTINH, 18/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SATHUKHONGVOTINH

    SATHUKHONGVOTINH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    5.343
    Đã được thích:
    1
    Tản mạn về PR

    Hoạt động PR bao gồm 7 mảng:

    1. Media Kit: bao gồm Press Release (thông cáo báo chí), Press Conference (họp báo), Press Interview (phỏng vấn báo chí) và Press Dumping (tác động vào báo chí).
    Cái này liên quan nhiều đến nghiệp vụ báo chí nên nhiều người lầm tưởng PR chỉ đơn giản là làm báo.

    2. Event Management: tổ chức các sự kiện ví dụ như lễ khai trương, ra mắt sản phẩm mới, hội nghị khách hàng v.v... Nhiều công ty làm PR hiện nay chỉ đơn thuần làm tổ chức sự kiện, nghĩa là họ chỉ làm 1 mảng trong nhiều mảng của PR thôi.

    3. Crisis Management: quản lý khủng hoảng là vấn đề dường như khó khăn nhất trong PR. Nhiều công ty chỉ vì làm không tốt điều này mà có thể dẫn đến phá sản. Thường công ty nào không có đội ngũ chuyên nghiệp chăm lo được mảng này thì có thể thuê công ty PR để đối phó với các vụ khủng hoảng bất ngờ. Khủng hoảng có thể của một cá nhân quan trọng, của một tổ chức kinh doanh, hoặc của một tổ chức chính trị. Bạn có biết vụ khủng hoảng của ngân hàng Á Châu ACB hồi năm 2003 không? Tìm hiểu về vụ khủng hoảng đó và cách họ giải quyết vấn đề như thế nào sẽ rất thú vị đấy.

    4. Government Relations: quan hệ với chính phủ cũng rất quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Bộ phận PR của doanh nghiệp có thể cử 1 người chuyên lo mảng đối ngoại với chính phủ (nhiều khi có thể cần đến lobby) để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Ví dụ như công ty kinh doanh về thuốc lá mà không quan hệ tốt với chính phủ là bị ngừng hoạt động ngay.

    5. Reputation Management: quản lý danh tiếng của công ty. Bạn có thể search trên mạng về mảng này có thể đọc được rất nhiều ví dụ của các tập đoàn lớn trong việc duy trì danh tiếng của họ như thế nào.

    6. Investor Relations: quan hệ với các nhà đầu tư ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng thì cần phải làm tốt PR với các nhà đầu tư là các cổ đông, người gửi tiền... Chăm sóc họ như thế nào, chính sách ưu đãi gì thì người làm PR phải năng động và sáng tạo chứ sách vở cũng chẳng chỉ ra hết được.

    7. Social Responsibility: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ví dụ như HONDA đang làm chương trình "Tôi yêu Việt Nam" chính là làm PR cho HONDA đấy chứ không phải làm quảng cáo đâu. Tác dụng của nó làm cho người ta nhớ đến hình ảnh của HONDA thông qua những việc làm có ích cho xã hội mà lại không quảng cáo một cách lộ liễu.

    Theo HAO
  2. Ken_Hoang

    Ken_Hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    0
    CHỉ hỏi bác một câu thôi.... PR là gi?
  3. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    PR stands for Public Relations
    Cũng như những ngành mới (như marketing chẳng hạn), có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PR. Những định nghĩa đó tồn tại song song, và bổ sung cho nhau. Rex Harlow, một trong những học giả hàng đầu về PR cho hay, có đến hơn 500 định nghĩa khác nhau về PR! Có lẽ cũng chính vì vậy, có rất nhiều cách giới hạn vai trò và chức năng của PR trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, các định nghĩa thường đi đến thống nhất với nhau về một vấn đề cốt lõi là:
    ''''''''PR là một quá trình quản lý về truyền thông nhằm nhận biết, thiết lập và duy trì những quan hệ hữu ích giữa một tổ chức, cá nhân với những cộng đồng liên quan có quyết định trực tiếp hay gián tiếp tới sự thành bại của tổ chức, cá nhân đó.''''''''
    ?oPR là một hoạt động nhắm hỗ trợ cho hoạt động Marketing làm cho khách hàng biết đến công ty ngày một nhiều hơn "
    Hiện nay người ta dịch từ Public Relations (PR) ra tiếng Việt theo rất nhiều cách khác nhau: Quan hệ đối ngoại, Giao tế cộng đồng, Giao tế nhân sự... Có hai từ khá sát với nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của PR, đó là quan hệ công chúng và quan hệ cộng đồng. Từ quan hệ công chúng có vẻ sát nghĩa hơn, tuy nhiên, lại không đúng với nhiều nghiệp vụ của PR như Government Relationship (hay Government affair) Industry Relations... Trong các nghiệp vụ này, không thể coi các nhóm cộng đồng đồng nghiệp hay các nhóm quan chức chính quyền là những nhóm công chúng và bản chất của chúng cũng như vậy. Xét chung, có lẽ từ quan hệ cộng đồng là thích hợp hơn cả và khắc phục được nhiều điểm yếu của các cách dịch khác.
  4. Ken_Hoang

    Ken_Hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    0
    Trả lời như vậy em thấy hơi mang tính lý thuyết chút. Ai mà không có kiến thức về kinh tế thì thường bị confused. PR cũng là để khuyếch trương thương hiệu của công ty
    Nhiều người hay nhầm giữa PR và Advertising.
    Theo bác antigod, điểm khác biệt căn bản giữa PR và Advertising là gì?
  5. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Oài.Cái vấn đề này nói đi nói lại nhiều quá rùi.
    Thui để em ví dụ như thế này nhé:
    Bác ken_hoang quảng cáo về mình thì bác sẽ thuê một trang báo khoảng từ mấy triệu đến mấy chục triệu:bác bỏ tiền ra bác thích nói gì về mình thì nói.Nói tốt đẹp hết mức.Thông tin đưa ra theo yêu cầu của bác.Ko ai đuợc chỉnh sửa.
    Còn bây giờ bác làm PR cho mình:bác bỏ tiền ra khoảng từ vài trăm,vài triệu tới free bác đưa thông tin của bác cho 1 anh nhà báo .Anh ý sẽ biến tấu đi để nói tốt về bác một cách gián tiếp.Anh ý nói là bác đã từng làm việc từ thiện này nọ chảng hạn.Thông tin kiểu này bác ko thể control hết theo ý mình.
    Rõ ràng khác biệt đầu tiên là về tiền.
  6. Ken_Hoang

    Ken_Hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    0
    Túm lại, Advertising là mình nói tốt về mình. PR thì người thứ ba sẽ nói tốt về mình (Good PR)
    Mọi người xem qua câu chuyện vui vui này nhé.
    Subject: Marketing as Explained by IIM Professor
    A Professor at one of the IIM''s (INDIA) was explaining marketing concepts to the Students:
    You see a gorgeous girl at a party. You go up to her and say: "I am very rich. Marry me!"
    That''s Direct Marketing
    2. You''re at a party with a bunch of friends and see a gorgeous girl. One of your friends goes up to her and pointing at you says: "He''s very rich. Marry him."
    That''s Advertising
    3. You see a gorgeous girl at a party. You go up to her and get her telephone number. The next day, you call and say: "Hi, I''m very rich. Marry me."
    That''s Telemarketing
    4. You''re at a party and see gorgeous girl. You get up and straighten your tie, you walk up to her and pour her a drink, you open the door (of the car) for her, pick up her bag after she drops it, offer her ride and then say:"By the way, I''m rich. Will you marry me?"
    That''s Public Relations
    5. You''re at a party and see gorgeous girl. She walks up to you and says:
    "You are very rich! Can you marry ! me?"
    That''s Brand Recognition
    6. You see a gorgeous girl at a party. You go up to her and say: "I am very rich. Marry me!" She gives you a nice hard slap on your face.
    That''s Customer Feedback
    7. You see a gorgeous girl at a party. You go up to her and say:
    "I am very rich. Marry me!" And she introduces you to her husband.
    That''s demand and supply gap
    8. You see a gorgeous girl at a party. You go up to her and before you say anything, another person come and tell her: "I''m rich. Will you marry me?" and she goes with him
    That''s competition eating into your market share
    9. You see a gorgeous girl at a party. You go up to her and before you say:
    "I''m rich, Marry me!" your wife arrives.
    That''s restriction for entering new markets
  7. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Anh Ken có câu chuyện hay ghê, thía em hỏi anh nè: Người học marketing ra làm PR để làm gì?
    Được FJX sửa chữa / chuyển vào 23:27 ngày 19/01/2006
  8. Ken_Hoang

    Ken_Hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi này chung wá, khó trả lời được FJX à... Hỏi cụ thể hơn đi em... Chứ học cái gì xong, ra làm thì đều phải có kinh nghiệm cọ xát từ 0 hết. Cái chính là tâm huyết (nếu đã không phải lo lắng về túi tiền) thôi...
  9. SATHUKHONGVOTINH

    SATHUKHONGVOTINH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    5.343
    Đã được thích:
    1
    PR là gì?
    theo TTCN (22/01/06)
    Từ mấy năm qua, hoạt động PR đã rầm rộ tại VN, trên bề nổi với những event (buổi ra mắt) đầy âm thanh và màu sắc, trong ?obề chìm? với những cái gọi là ?oquan hệ với báo chí?.
    Tiếc thay, hoạt động này thường được gói gọn trong công thức: họp báo (cho có) + thông cáo báo chí, hồ sơ báo chí (cho tiện sao chép) + phong bì (nhất định phải có) + tiệc buffet (có người đọc là búp-phê, thật đúng nghĩa động từ bouffer trong ý nghĩa đớp hít)!
    Đã có những nhân viên PR của một số công ty huỵch toẹt: chừng đó đủ để ?omua? phóng viên! Thậm chí có người vồ được một quyển sách còn đề quyết (theo sách) rằng muốn lăng xê thương hiệu, sản phẩm thì cứ gõ cửa báo này, báo kia, mà quên chỉ bảo cái đạo ?ogõ cửa? là làm sao. Không chỉ miệt thị báo chí mà còn miệt thị cả khách hàng như trong một buổi mạn đàm về chiêu thị, người ta thản nhiên ?okháo? với nhau như một chân lý rằng ?odân VN mê khuyến mãi?.
    Chưa bao giờ các hoạt động PR, và cả quảng cáo, ở VN lại rầm rộ và thái quá như thế khi xem tất cả như những con cừu của ông Panurge (một con nhảy xuống sông, cả bầy nhảy theo), hơn cả sự mong muốn của các ông chủ thuê mướn họ!
    Những người đứng lớp môn PR, trong giới hạn của mình, đã cố giải thích ý nghĩa và đạo đức của nghề PR là gì, rằng quan hệ với báo chí là gì, cũng đã nêu tấm gương của P.P.D.A. (tên tắt của một ngôi sao thời sự truyền hình Pháp) bị tì vết như thế nào vì đã nhận lời mời đi du lịch cùng gia đình như ông hoàng, bà chúa bởi một tập đoàn cá mập...
    Thế nhưng, trong mớ bòng bong đó ít nhất cũng nổi lên một điều: trên thương trường người ta ra sức tranh thủ, quan tâm chiêu dụ khách hàng của mình bằng các công cụ quảng cáo và PR. Vì sao vậy, nếu không phải để sống còn, phát triển và bành trướng?
    Thế một nhà nước có cần tranh thủ, quan tâm chiêu dụ người dân cũng hăng hái và đúng bài bản như các công ty trên thị trường? Có ý kiến: đã có công tác dân vận rồi. Đúng, nhưng được quan niệm, đào tạo, truyền đạt và thực hiện như thế nào? Bằng những cái nhìn và phương pháp của đầu (và của giữa) thế kỷ 20, mà thực tiễn đã chứng minh là thất sách, là thất bại, hay bằng những cái nhìn và phương pháp của khoa học xã hội và nhân văn như là ngọn đèn pha soi đường chứ không là cái dàn đèn sân khấu?
    Thật ra giữa dân vận và nghề PR cũng chẳng khác gì nhau: từ nguyên dân của từ dân vận và public của từ public relations (quan hệ quần chúng) cũng chỉ là một: người dân, publicus. Vấn đề là quan niệm người dân là gì và từ đó cư xử với người dân như thế nào?
    Môn PR cùng các bộ môn đồng hành gọi là ?ovua? (le client est roi, khách hàng là vua). Là ?ovua? thì chiều ?ovua? vậy! Chưa là khách hàng thì chiều để trở thành khách hàng, đã là khách hàng cũng tiếp tục chiều để mãi mãi là khách hàng. Cho dù cuối cùng vẫn là để mê hoặc ?ovua? - ?ovua? chứ không phải ?othượng đế?, vì vua thì dụ được chứ thượng đế làm sao dụ!
    Nếu hiểu rằng ?oPR là một chức năng quản lý nhằm đề ra, triển khai và tiến hành các chính sách, chương trình nhằm tạo ảnh hưởng nơi dư luận hay phản ứng của công chúng về một ý (tư) tưởng, một sản phẩm hay một tổ chức? (Novel trends in public relations), thì sẽ thấy làm chính trị, làm dân vận, làm công chức, làm gì gì đi nữa cũng là làm PR trong từng công việc, từng tiếp xúc với người dân. Tiếp xúc như thế nào? Hãy học như học nghề PR. Đầu tiên hãy bắt đầu bằng đừng nghĩ, đừng nói kiểu ?odân nó...?.
    Một cựu đại sứ tại Anh, cùng dạy môn PR, tắc lưỡi: ?oPhải chi môn này được dạy cho công chức!?. Dân chủ bắt đầu từ quan hệ với người dân, từ PR là như thế.

Chia sẻ trang này