1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn về Tình yêu và Cuộc sống...

Chủ đề trong '1981 Gà -Hà Nội' bởi Ngoc_Ly_229, 29/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Thầy nói rằng tiểu cục của những thằng to lại là đại cục của một lũ lít nhít (cấm nghĩ sai) .
    Những cái thằng to bỏ qua được , nhưng đối với thằng nhỏ như mình thì không thể coi thường .
    Luôn luôn lắng nghe , luôn luôn thấu hiểu !
     
  2. ThAcH_ThUnG

    ThAcH_ThUnG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Sự lựa chọn

    Tôi vội vã lách người qua cửa xe ngồi xuống cạnh bên Creg, chồng sắp cưới của tôi. Mẹ tôi đang đứng bên lề đường, bên ngoài căn hộ ở phố Brooklyn, nơi bà đã nuôi tôi nên người, vẻ mong chờ tôi chào bà. Tôi lơ đễnh thưa với mẹ:
    -Con đi nha mẹ!
    Khi bà nghiêng đầu vào xe hôn tôi thì tôi hơi nhích má ra bởi vì tôi không thích bà hôn tôi ngoài đường Tôi mong rằng Greg không nhận thấy mẹ có vẻ bị tổn thương biết chừng nào, nhưng đôi mắt xanh của anh liếc tôi vẻ tò mò, trong khi anh lái xe cho chạy đi. Tôi im lặng ngồi cạnh anh, lưng thẳng đơ sát ghế dựa, đôi mắt đen của tôi ngoan cố dán chặt vào những bóng lá lướt trên kính xe. Cuối cùng Greg bảo tôi:
    -Linda này, anh biết là việc đến thăm mẹ hoàn toàn do chủ ý của anh-Tôi vẫn lạnh lùng nhìn ra trước.- Và anh rất vui là anh đã quyết định đến thăm mẹ. Bà có vẻ rất dễ thương.
    Tôi vẫn không trả lời anh. Anh thở dài:
    - Em này, thật tình mà nói, anh chưa bao giờ thấy em cư xử như vậy. Em đối với mẹ thật lạnh lùng. Anh không biết đã có chuyện gì xảy ra giữa hai mẹ con, nhưng anh biết chắc chắn tình trạng căng thẳng mà anh vừa chứng kiến phải có nguyên nhân.
    Nguyên nhân! Sao anh dám phê phán tôi! Tôi có hàng năm dài nguyên nhân, hàng danh sách vô tận các nguyên nhân. Nhưng khi tôi giận dữ quay sang nhìn anh, thì tôi thấy anh không có vẻ trách móc, phê bình gì tôi cả mà chỉ là vẻ bình thản quan tâm đến tôi. Tay anh rời khỏi bánh lái và nhẹ nắm tay tôi Vậy là tôi chậm rãi kể cho anh nghe về mẹ và ba...
    Vào những năm 50, khi tôi đang tuổi lớn, cha tôi là một người luôn gây rắc rối. Nếu như những ông bố khác vội vã rời sở làm về nhà trong bộ đồ sang trọng đứng đắn, thì ba tôi đang ngồi phệt trên bục cửa trước nhà, đóng cái quần jean xanh rách với áo thun trắng bởi vì ông không hề đi làm bao giờ cả ông chỉ có việc ngồi đó, mắt nhìn trừng trừng vào khoảng không, tay cầm điếu thuốc đang cháy dở.
    Đôi khi tôi thấy một bé gái sống ở căn nhà bên đang chạy ào tới đón ba nó đang về tới nhà trong bộ đồ nghiêm chỉnh, tay xách cặp da bóng láng, thì tôi lại chạy vào nhà để giấu vẻ bối rối của mình. Mọi lời cầu nguyện của tôi khi còn bé chỉ quanh quẩn đến ba: "Cầu trời làm sao cho ba con khỏe hơn"
    Sự bất mãn của mẹ ngày càng tăng theo với mỗi tờ hóa đơn chưa có tiền để trả mà mẹ xếp đống trên mặt kệ bếp. Sáng chủ nhật luôn là lúc tệ nhất. Ba ngủ suốt sáng, mẹ thì khoác vội một cái áo choàng ra ngoài áo ngủ để chạy đi mua tờ Thời Báo Nữu Uớc Rồi thì cây viết đỏ được lôi ra, mẹ ngồi vào bàn formica trắng có điểm những cái boomerang nhỏ xíu. bực bội lấy bút khoanh tròn những mục rao vặt: "Cần đàn ông phụ việc!". Sau khi mẹ đã khoanh tròn hết những mục rao vặt ấy bà sẽ đưa cho ba và bảo:
    - Coi này, đây là những việc mà ông có thể làm được đấy!
    Ba chẳng hề ngó tới mà chỉ quay mình nằm cuộn tròn trong tấm chăn nâu, trả lời Mẹ rằng:
    -Không được, tuần này tôi không thể làm việc được có một lần mẹ chụp lấy vai ba và than vãn:
    - Nhà hết bánh mì, hết sữa rồi.
    Ba nhìn mẹ, vẻ bất lực:
    - Bộ bà tưởng tôi muốn như thế này sao?
    Tôi tin là ba không muốn sống như vậy nhưng mẹ thì quá tuyệt vọng để có thể thông cảm với ba. Môi mẹ mím chặt lại và đến một tuần sau thì những mục rao vặt mà mẹ khoanh tròn lại là: "Cần phụ nữ giúp việc"
    Nhưng vào thập niên 50, việc mướn phụ nữ có con nhỏ được đánh giá là trò chơi may rủi vì họ luôn bận bịu vì con cái nên bê trễ công việc, và vì vậy họ rất khó kiếm việc làm. Một tối nọ, trong căn phòng ngủ bé xíu, tối tăm - nơi tôi ngủ chung với em gái tôi. tôi nghe mẹ tôi cầu nguyện ở phòng bên. Khi mẹ tôi có vấn đề bận tâm thì bà luôn nói thẳng với ông trời như thể bà nói với một người bạn luôn trung thành với bà trong những lúc bà gặp khó khăn.
    - Ông Trời biết đấy, con là người chịu khó làm việc. Vậy con cầu Trời đừng để con rơi vào cảnh phải nhận tiền quỹ cứu trợ. Con chấp nhận làm việc gì con có thể kiếm được dù là lương trả rất thấp. Con sẽ trở thành người giúp việc tận tụy nhất. Cuối cùng một người bạn của mẹ tôi đã nhận bà làm một chân thư ký và báo trước:
    -Tôi cho bà một cơ hội. Nhưng bà hãy nhớ nếu bà xin nghỉ phép mỗi khi con ở nhà nhức đầu, sổ mũi thì bà hãy đi tìm việc khác mà làm đấy.
    Thế là mẹ không nghỉ một ngày nào cả. Ngay cả khi hai chị em tôi bị sởi nặng bà vẫn sắp xếp để tiếp tục đi làm. Khi chúng tôi cần được bà chăm sóc thì bà lại giao chúng tôi cho bác hàng xóm. Có một ngày, tôi nằm liệt giường vì sốt và nghe bác hàng xóm thì thầm thiệt to vào máy điện thoại màu hồng của bác ấy:
    - Bà làm mẹ như thế nào mà cứ bỏ bê con cái mình như vậy?
    Tôi thì chẳng ưa gì bác ấy, nhưng những lời bác ấy nói làm tôi phải nghĩ về mẹ. Tình trạng của ba ngày càng tệ hơn. Không có mẹ ở bên cạnh dể chăm sóc, ông ngày càng trở nên trầm cảm, đãng trí và mất phương hướng. Tôi thường từ trường về nhà trong khi nồi đang bốc khói cháy khét trên bếp vì ba đã quên mất nó. Tôi phải vội vàng mở cửa cho khói đi bớt, lòng đầy kinh hãi chỉ sợ mẹ về trước khi hết khói và không biết mẹ sẽ làm gì nếu mẹ biết ba đãng trí như vậy.
    Một ngày nọ khi tôi về tới nhà thì chỉ thấy có mình mẹ:
    -Ba đâu mẹ?
    - Nhà mình suýt bì cháy đó con.
    - Ba đâu?
    - Mẹ gửi ba vô nhà thương rồi.
    Tôi chạy trở ra bậc cửa xem ba có còn ngồi đó không. Dĩ nhiên là không có ba ở đó nữa rồi.
    - Ba con bị bệnh nặng quá rồi. Linda à. Mẹ không có cách nào khác. Mẹ không thể chăm sóc ba lẫn các con.
    Bà cố gắng an ủi tôi như vậy nhưng tôi bỏ chạy, lòng buồn bã vô cùng. Ngày hôm sau mẹ liếp tục đi làm như thường lệ và ba thì nằm ở bệnh viện, khoa tâm thần. Khi ba được xuất viện ông không buồn về nhà nữa. Tình trạng sa sút tâm thần mãn tính khiến ông không còn khả năng đương đầu với những áp lực của cuộc sống gia đình. ông sống một mình, kiếm ăn đây đó Tôi luôn trách mẹ đã đẩy ba ra khỏi cuộc sống của gia đình chúng tôi. Mẹ bảo khi thấy tôi không vui: -Con có thể quên đi quá khứ.
    Nhưng tôi không thể quên được. Và tôi không tha thứ việc mẹ đã đuổi ba đi. Không có ngày nào trôi qua mà tôi không nghĩ đến điều đó. Phải chi mẹ luôn cố giúp ba!
    Greg đã lái xe về tới nhà tôi, và bây giờ giọng tôi khàn hẳn đi. Anh hỏi tôi:
    - Thế mẹ em đã tha thứ cho ba em chưa?
    Thế là tôi lại nói hàng tràng về chuyện mẹ vẫn trách ba:
    - Không! Mẹ không thể quên quá khứ. Mẹ vẫn trách ba về những chuyện mà ba không có khả năng làm khác được. Mẹ không thể tha thứ. Mẹ sẽ không tha thứ...
    Creg dịu dàng cắt ngang:
    - Thế còn em. em có thể tha thứ không?
    - Dĩ nhiên là có! Em đã tha thứ cho ba. Em biết là ba không có khả năng làm khác được. Ba chưa hề cố tình muốn làm tụi em tổn thương. Ba...
    Creg lại kiên trì nói:
    - Anh muốn nói là em có thể tha thứ cho mẹ em không?
    Trong nhiều giây đồng hồ những gì nghe thấy được chỉ là xe cộ chạy bên ngoài. Tôi ấy ư? Tha thứ cho mẹ ư? Creg lại bảo cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi:
    -Em biết đấy Linda. anh đã từng học được một điều là: trong đời mình có lúc mình phải quyết định lựa chọn, một quyết định thật sự cứng rắn, một lựa chọn thật phũ phàng. Đó là chuyện đã từng xảy ra trong đời mẹ em. Tình thế lúc đó đã đến mức tận cùng, không còn thức ăn trên bàn cho cả nhà, như vậy mẹ phải chăm sóc ai, chồng hay các con? Vì vậy mẹ đã quyết định phũ phàng. Mẹ phải chọn giữa chồng và các con, thế là mẹ quyết định chọn các con. Mẹ đã chọn em.
    Tôi quay sang nhìn Creg. Anh đang nói gì vậy? Mẹ đã chọn tôi. Tôi im lặng hồi tưởng những nỗi tủi buồn, nhưng không thể ngờ được, vào lúc này những tủi buồn đó đã phôi pha, và một hồi tưởng khác lại len vào tâm trí tôi.
    Một buổi sáng cách đây đã lâu, tôi ngồi trên chiếc ghế có nệm bọc màu xanh lá cũ nát trong nhà chúng tôi hậm hực nhìn mẹ đang vội vã sửa soạn đi làm. Tôi kết án mẹ:
    - Mẹ chẳng bao giờ có ở nhà cả. Mẹ chẳng bao giờ có ở đây cả. Mẹ chẳng bao giờ làm gì cho tụi con như một bà mẹ thực sự làm. Như mẹ của nhỏ Robin đã làm bánh mứt cho nó ăn bữa trưa đó. Mẹ mệt mỏi bảo tôi:
    -Linda à, mẹ phải đi làm để con có thể có bữa ăn trưa. Mẹ đã quá mệt khi về tới nhà. Mẹ chẳng còn thì giờ đâu mà nấu nướng gì nữa.
    - Mẹ chẳng bao giờ có thì giờ để làm gì cả sao?
    Mẹ dịu dàng hỏi:
    -Bộ con muốn nhà mình phải đi xin cứu đói sao?
    Tôi không hiểu cứu đói là gì nhưng trả lời bừa:
    - Vâng!
    Mẹ tái mặt:
    - ôi cưng ơi, con tưởng là vui sướng lắm khi nhận tiền cứu đói à? Bà ngoại và mẹ đã từng phải nhận tiền cứu đói. Nó không đủ để trang trải tiền mua thức ăn, quần áo, khám bệnh khi ốm đau. Mẹ đi làm vì muốn cho con và em con được sống thoải mái hơn. Đương nhiên mẹ không thể cáng đáng hết. Mẹ cũng mệt mỏi lắm.
    Tôi bực bội gắt lên:
    -Nhưng trong những gia đình thật sự là gia đình, bà mẹ luôn ở nhà cùng con cái.
    Bà chớp mắt bối rối, nhưng mẹ vẫn nhẹ nhàng bảo:
    - Trong gia đình này thì mẹ sẽ bị đuổi việc nếu mẹ đi làm trễ.
    Rồi mẹ chạy vội đi đón xe buýt.
    Tuần sau tôi đã thấy ba chiếc bánh mứt bự trong hộp ăn trưa của tôi. Nhưng tôi chưa hề cám ơn mẹ, ngay cả chưa hề nói là tôi đã thấy cái bánh ấy. Tôi tự hỏi đã bao nhiêu lần tôi không hề đếm xỉa đến việc mẹ đang cố làm tôi vui? Bây giờ những điều mẹ đã làm cho tôi không ngừng lướt qua tâm trí tôi. Mẹ thức khuya vá áo cho tôi, mẹ dạy tôi cách thắt bím mái tóc đen dài của tôi, mẹ can ngăn mỗi khi hai chị em tôi cãi nhau. Dù cho tôi có đối xử với mẹ tệ thế nào đi nữa thì mẹ vẫn luôn sát cánh bên tôi. Tại sao trước đây tôi đã không nhận ra điều này nhỉ?
    Ngay lúc này, ngồi trong xe, tôi làm một việc mà tôi đã thấy mẹ làm biết bao lần. Tôi cúi đầu và thầm cầu nguyện. Những lời cầu xin tha tội, nhưng lần này là cho chính tôi. Cầu Trời hãy giúp con rũ bỏ lòng cay đắng tủi hờn!
    Tôi bảo Creg:
    -Creg à, em biết là việc này có vẻ là hơi điên điên nhưng em...
    - Em muốn anh lái xe đưa em quay lại nhà mẹ phải không?
    Creg nói tiếp giùm tôi, môi nở nụ cười rồi quay xe lại.
    Sau đó, khi đã ngồi trong căn bếp ấm cúng và quen thuộc nơi nhà mẹ, tôi thầm cảm ơn. Tôi từng ngắm nhìn mẹ lăng xăng trong bếp cả ngàn lần, nhưng những lúc ấy lòng tôi tràn đầy oán hận mẹ nên tôi dã không nhận ra sức mạnh của tình thương yêu mẹ dành cho tôi. TôI ngập ngừng nói mà không biết phải mở lời ra sao:
    -Mẹ à, mẹ dạy con làm bánh mứt nha mẹ?
    Mẹ im lặng một lúc khiến tôi tưởng mẹ không trả lời nhưng thật ra mẹ đang gật đầu rồi mẹ nói thật nhỏ khiến tôi phải chăm chú lắm mới nghe thấy: Ngần ấy năm mà con vẫn nhớ bánh mứt ấy à? Vâng con vẫn nhớ những ổ bánh mứt mẹ làm cho con, mẹ ạ!
    Always Smile
  3. ThAcH_ThUnG

    ThAcH_ThUnG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Sự lựa chọn

    Tôi vội vã lách người qua cửa xe ngồi xuống cạnh bên Creg, chồng sắp cưới của tôi. Mẹ tôi đang đứng bên lề đường, bên ngoài căn hộ ở phố Brooklyn, nơi bà đã nuôi tôi nên người, vẻ mong chờ tôi chào bà. Tôi lơ đễnh thưa với mẹ:
    -Con đi nha mẹ!
    Khi bà nghiêng đầu vào xe hôn tôi thì tôi hơi nhích má ra bởi vì tôi không thích bà hôn tôi ngoài đường Tôi mong rằng Greg không nhận thấy mẹ có vẻ bị tổn thương biết chừng nào, nhưng đôi mắt xanh của anh liếc tôi vẻ tò mò, trong khi anh lái xe cho chạy đi. Tôi im lặng ngồi cạnh anh, lưng thẳng đơ sát ghế dựa, đôi mắt đen của tôi ngoan cố dán chặt vào những bóng lá lướt trên kính xe. Cuối cùng Greg bảo tôi:
    -Linda này, anh biết là việc đến thăm mẹ hoàn toàn do chủ ý của anh-Tôi vẫn lạnh lùng nhìn ra trước.- Và anh rất vui là anh đã quyết định đến thăm mẹ. Bà có vẻ rất dễ thương.
    Tôi vẫn không trả lời anh. Anh thở dài:
    - Em này, thật tình mà nói, anh chưa bao giờ thấy em cư xử như vậy. Em đối với mẹ thật lạnh lùng. Anh không biết đã có chuyện gì xảy ra giữa hai mẹ con, nhưng anh biết chắc chắn tình trạng căng thẳng mà anh vừa chứng kiến phải có nguyên nhân.
    Nguyên nhân! Sao anh dám phê phán tôi! Tôi có hàng năm dài nguyên nhân, hàng danh sách vô tận các nguyên nhân. Nhưng khi tôi giận dữ quay sang nhìn anh, thì tôi thấy anh không có vẻ trách móc, phê bình gì tôi cả mà chỉ là vẻ bình thản quan tâm đến tôi. Tay anh rời khỏi bánh lái và nhẹ nắm tay tôi Vậy là tôi chậm rãi kể cho anh nghe về mẹ và ba...
    Vào những năm 50, khi tôi đang tuổi lớn, cha tôi là một người luôn gây rắc rối. Nếu như những ông bố khác vội vã rời sở làm về nhà trong bộ đồ sang trọng đứng đắn, thì ba tôi đang ngồi phệt trên bục cửa trước nhà, đóng cái quần jean xanh rách với áo thun trắng bởi vì ông không hề đi làm bao giờ cả ông chỉ có việc ngồi đó, mắt nhìn trừng trừng vào khoảng không, tay cầm điếu thuốc đang cháy dở.
    Đôi khi tôi thấy một bé gái sống ở căn nhà bên đang chạy ào tới đón ba nó đang về tới nhà trong bộ đồ nghiêm chỉnh, tay xách cặp da bóng láng, thì tôi lại chạy vào nhà để giấu vẻ bối rối của mình. Mọi lời cầu nguyện của tôi khi còn bé chỉ quanh quẩn đến ba: "Cầu trời làm sao cho ba con khỏe hơn"
    Sự bất mãn của mẹ ngày càng tăng theo với mỗi tờ hóa đơn chưa có tiền để trả mà mẹ xếp đống trên mặt kệ bếp. Sáng chủ nhật luôn là lúc tệ nhất. Ba ngủ suốt sáng, mẹ thì khoác vội một cái áo choàng ra ngoài áo ngủ để chạy đi mua tờ Thời Báo Nữu Uớc Rồi thì cây viết đỏ được lôi ra, mẹ ngồi vào bàn formica trắng có điểm những cái boomerang nhỏ xíu. bực bội lấy bút khoanh tròn những mục rao vặt: "Cần đàn ông phụ việc!". Sau khi mẹ đã khoanh tròn hết những mục rao vặt ấy bà sẽ đưa cho ba và bảo:
    - Coi này, đây là những việc mà ông có thể làm được đấy!
    Ba chẳng hề ngó tới mà chỉ quay mình nằm cuộn tròn trong tấm chăn nâu, trả lời Mẹ rằng:
    -Không được, tuần này tôi không thể làm việc được có một lần mẹ chụp lấy vai ba và than vãn:
    - Nhà hết bánh mì, hết sữa rồi.
    Ba nhìn mẹ, vẻ bất lực:
    - Bộ bà tưởng tôi muốn như thế này sao?
    Tôi tin là ba không muốn sống như vậy nhưng mẹ thì quá tuyệt vọng để có thể thông cảm với ba. Môi mẹ mím chặt lại và đến một tuần sau thì những mục rao vặt mà mẹ khoanh tròn lại là: "Cần phụ nữ giúp việc"
    Nhưng vào thập niên 50, việc mướn phụ nữ có con nhỏ được đánh giá là trò chơi may rủi vì họ luôn bận bịu vì con cái nên bê trễ công việc, và vì vậy họ rất khó kiếm việc làm. Một tối nọ, trong căn phòng ngủ bé xíu, tối tăm - nơi tôi ngủ chung với em gái tôi. tôi nghe mẹ tôi cầu nguyện ở phòng bên. Khi mẹ tôi có vấn đề bận tâm thì bà luôn nói thẳng với ông trời như thể bà nói với một người bạn luôn trung thành với bà trong những lúc bà gặp khó khăn.
    - Ông Trời biết đấy, con là người chịu khó làm việc. Vậy con cầu Trời đừng để con rơi vào cảnh phải nhận tiền quỹ cứu trợ. Con chấp nhận làm việc gì con có thể kiếm được dù là lương trả rất thấp. Con sẽ trở thành người giúp việc tận tụy nhất. Cuối cùng một người bạn của mẹ tôi đã nhận bà làm một chân thư ký và báo trước:
    -Tôi cho bà một cơ hội. Nhưng bà hãy nhớ nếu bà xin nghỉ phép mỗi khi con ở nhà nhức đầu, sổ mũi thì bà hãy đi tìm việc khác mà làm đấy.
    Thế là mẹ không nghỉ một ngày nào cả. Ngay cả khi hai chị em tôi bị sởi nặng bà vẫn sắp xếp để tiếp tục đi làm. Khi chúng tôi cần được bà chăm sóc thì bà lại giao chúng tôi cho bác hàng xóm. Có một ngày, tôi nằm liệt giường vì sốt và nghe bác hàng xóm thì thầm thiệt to vào máy điện thoại màu hồng của bác ấy:
    - Bà làm mẹ như thế nào mà cứ bỏ bê con cái mình như vậy?
    Tôi thì chẳng ưa gì bác ấy, nhưng những lời bác ấy nói làm tôi phải nghĩ về mẹ. Tình trạng của ba ngày càng tệ hơn. Không có mẹ ở bên cạnh dể chăm sóc, ông ngày càng trở nên trầm cảm, đãng trí và mất phương hướng. Tôi thường từ trường về nhà trong khi nồi đang bốc khói cháy khét trên bếp vì ba đã quên mất nó. Tôi phải vội vàng mở cửa cho khói đi bớt, lòng đầy kinh hãi chỉ sợ mẹ về trước khi hết khói và không biết mẹ sẽ làm gì nếu mẹ biết ba đãng trí như vậy.
    Một ngày nọ khi tôi về tới nhà thì chỉ thấy có mình mẹ:
    -Ba đâu mẹ?
    - Nhà mình suýt bì cháy đó con.
    - Ba đâu?
    - Mẹ gửi ba vô nhà thương rồi.
    Tôi chạy trở ra bậc cửa xem ba có còn ngồi đó không. Dĩ nhiên là không có ba ở đó nữa rồi.
    - Ba con bị bệnh nặng quá rồi. Linda à. Mẹ không có cách nào khác. Mẹ không thể chăm sóc ba lẫn các con.
    Bà cố gắng an ủi tôi như vậy nhưng tôi bỏ chạy, lòng buồn bã vô cùng. Ngày hôm sau mẹ liếp tục đi làm như thường lệ và ba thì nằm ở bệnh viện, khoa tâm thần. Khi ba được xuất viện ông không buồn về nhà nữa. Tình trạng sa sút tâm thần mãn tính khiến ông không còn khả năng đương đầu với những áp lực của cuộc sống gia đình. ông sống một mình, kiếm ăn đây đó Tôi luôn trách mẹ đã đẩy ba ra khỏi cuộc sống của gia đình chúng tôi. Mẹ bảo khi thấy tôi không vui: -Con có thể quên đi quá khứ.
    Nhưng tôi không thể quên được. Và tôi không tha thứ việc mẹ đã đuổi ba đi. Không có ngày nào trôi qua mà tôi không nghĩ đến điều đó. Phải chi mẹ luôn cố giúp ba!
    Greg đã lái xe về tới nhà tôi, và bây giờ giọng tôi khàn hẳn đi. Anh hỏi tôi:
    - Thế mẹ em đã tha thứ cho ba em chưa?
    Thế là tôi lại nói hàng tràng về chuyện mẹ vẫn trách ba:
    - Không! Mẹ không thể quên quá khứ. Mẹ vẫn trách ba về những chuyện mà ba không có khả năng làm khác được. Mẹ không thể tha thứ. Mẹ sẽ không tha thứ...
    Creg dịu dàng cắt ngang:
    - Thế còn em. em có thể tha thứ không?
    - Dĩ nhiên là có! Em đã tha thứ cho ba. Em biết là ba không có khả năng làm khác được. Ba chưa hề cố tình muốn làm tụi em tổn thương. Ba...
    Creg lại kiên trì nói:
    - Anh muốn nói là em có thể tha thứ cho mẹ em không?
    Trong nhiều giây đồng hồ những gì nghe thấy được chỉ là xe cộ chạy bên ngoài. Tôi ấy ư? Tha thứ cho mẹ ư? Creg lại bảo cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi:
    -Em biết đấy Linda. anh đã từng học được một điều là: trong đời mình có lúc mình phải quyết định lựa chọn, một quyết định thật sự cứng rắn, một lựa chọn thật phũ phàng. Đó là chuyện đã từng xảy ra trong đời mẹ em. Tình thế lúc đó đã đến mức tận cùng, không còn thức ăn trên bàn cho cả nhà, như vậy mẹ phải chăm sóc ai, chồng hay các con? Vì vậy mẹ đã quyết định phũ phàng. Mẹ phải chọn giữa chồng và các con, thế là mẹ quyết định chọn các con. Mẹ đã chọn em.
    Tôi quay sang nhìn Creg. Anh đang nói gì vậy? Mẹ đã chọn tôi. Tôi im lặng hồi tưởng những nỗi tủi buồn, nhưng không thể ngờ được, vào lúc này những tủi buồn đó đã phôi pha, và một hồi tưởng khác lại len vào tâm trí tôi.
    Một buổi sáng cách đây đã lâu, tôi ngồi trên chiếc ghế có nệm bọc màu xanh lá cũ nát trong nhà chúng tôi hậm hực nhìn mẹ đang vội vã sửa soạn đi làm. Tôi kết án mẹ:
    - Mẹ chẳng bao giờ có ở nhà cả. Mẹ chẳng bao giờ có ở đây cả. Mẹ chẳng bao giờ làm gì cho tụi con như một bà mẹ thực sự làm. Như mẹ của nhỏ Robin đã làm bánh mứt cho nó ăn bữa trưa đó. Mẹ mệt mỏi bảo tôi:
    -Linda à, mẹ phải đi làm để con có thể có bữa ăn trưa. Mẹ đã quá mệt khi về tới nhà. Mẹ chẳng còn thì giờ đâu mà nấu nướng gì nữa.
    - Mẹ chẳng bao giờ có thì giờ để làm gì cả sao?
    Mẹ dịu dàng hỏi:
    -Bộ con muốn nhà mình phải đi xin cứu đói sao?
    Tôi không hiểu cứu đói là gì nhưng trả lời bừa:
    - Vâng!
    Mẹ tái mặt:
    - ôi cưng ơi, con tưởng là vui sướng lắm khi nhận tiền cứu đói à? Bà ngoại và mẹ đã từng phải nhận tiền cứu đói. Nó không đủ để trang trải tiền mua thức ăn, quần áo, khám bệnh khi ốm đau. Mẹ đi làm vì muốn cho con và em con được sống thoải mái hơn. Đương nhiên mẹ không thể cáng đáng hết. Mẹ cũng mệt mỏi lắm.
    Tôi bực bội gắt lên:
    -Nhưng trong những gia đình thật sự là gia đình, bà mẹ luôn ở nhà cùng con cái.
    Bà chớp mắt bối rối, nhưng mẹ vẫn nhẹ nhàng bảo:
    - Trong gia đình này thì mẹ sẽ bị đuổi việc nếu mẹ đi làm trễ.
    Rồi mẹ chạy vội đi đón xe buýt.
    Tuần sau tôi đã thấy ba chiếc bánh mứt bự trong hộp ăn trưa của tôi. Nhưng tôi chưa hề cám ơn mẹ, ngay cả chưa hề nói là tôi đã thấy cái bánh ấy. Tôi tự hỏi đã bao nhiêu lần tôi không hề đếm xỉa đến việc mẹ đang cố làm tôi vui? Bây giờ những điều mẹ đã làm cho tôi không ngừng lướt qua tâm trí tôi. Mẹ thức khuya vá áo cho tôi, mẹ dạy tôi cách thắt bím mái tóc đen dài của tôi, mẹ can ngăn mỗi khi hai chị em tôi cãi nhau. Dù cho tôi có đối xử với mẹ tệ thế nào đi nữa thì mẹ vẫn luôn sát cánh bên tôi. Tại sao trước đây tôi đã không nhận ra điều này nhỉ?
    Ngay lúc này, ngồi trong xe, tôi làm một việc mà tôi đã thấy mẹ làm biết bao lần. Tôi cúi đầu và thầm cầu nguyện. Những lời cầu xin tha tội, nhưng lần này là cho chính tôi. Cầu Trời hãy giúp con rũ bỏ lòng cay đắng tủi hờn!
    Tôi bảo Creg:
    -Creg à, em biết là việc này có vẻ là hơi điên điên nhưng em...
    - Em muốn anh lái xe đưa em quay lại nhà mẹ phải không?
    Creg nói tiếp giùm tôi, môi nở nụ cười rồi quay xe lại.
    Sau đó, khi đã ngồi trong căn bếp ấm cúng và quen thuộc nơi nhà mẹ, tôi thầm cảm ơn. Tôi từng ngắm nhìn mẹ lăng xăng trong bếp cả ngàn lần, nhưng những lúc ấy lòng tôi tràn đầy oán hận mẹ nên tôi dã không nhận ra sức mạnh của tình thương yêu mẹ dành cho tôi. TôI ngập ngừng nói mà không biết phải mở lời ra sao:
    -Mẹ à, mẹ dạy con làm bánh mứt nha mẹ?
    Mẹ im lặng một lúc khiến tôi tưởng mẹ không trả lời nhưng thật ra mẹ đang gật đầu rồi mẹ nói thật nhỏ khiến tôi phải chăm chú lắm mới nghe thấy: Ngần ấy năm mà con vẫn nhớ bánh mứt ấy à? Vâng con vẫn nhớ những ổ bánh mứt mẹ làm cho con, mẹ ạ!
    Always Smile
  4. ThAcH_ThUnG

    ThAcH_ThUnG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Chúc con đủ

    Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi phải mất nhiều thời gian của cuộc đời mình ở các sân bay đến thế. Tôi vừa thích vừa ghét việc đó. Tôi thích được ngắm nhiều người. Nhưng đó cũng là lí do tôi ghét: phải nhìn mọi người "chào" và "tạm biệt". Nó làm tôi xúc động đến phát mệt.
    Cho nên, mỗi khi gặp một thử thách trong cuộc sống, tôi thường ra sân bay thành phố nhìn mọi người "tạm biệt". Để tôi thấy rằng mình vẫn hạnh phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu. Nhìn mọi người cố níu kéo nhau, khóc... tôi cảm thấy mình còn có rất nhiều thứ quý giá. Những gia đình, những người yêu nhau cuối cùng phải xa cách, nhìn họ sải rộng cánh tay để nắm tay nhau, cho đến khi chỉ còn hai đầu ngón tay của hai người chạm vào nhau... đó là những hình ảnh mãi mãi nằm trong tâm trí tôi.
    Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút "tạm biệt".
    Có một lần, tôi nghe loáng thoáng tiếng hai cha con đang bên nhau những giây phút cuối cùng. Họ ôm nhau và người cha nói: "Ba yêu con. Ba chúc con đủ". Rồi cô con gái đáp: "Ba ạ, con cũng yêu ba lắm. Và con cũng chúc ba đủ".
    Và cô con gái đi. Tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo, thấy ông ấy muốn và cần khóc. Tôi lại gần, nhưng rồi không muốn xen vào giây phút riêng tư của ông ấy nên không nói gì. Bỗng ông ấy quay sang chào tôi và:
    ?" Đã bao giờ anh nói tạm biệt với một người, và biết rằng mãi mãi không gặp nữa chưa?
    ?" Xin lỗi ông cho tôi hỏi, có phải ông vừa "vĩnh biệt" với con gái ông? Tại sao vậy?
    ?" Tôi già rồi, mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng Trái Đất ?" Người cha nói ?" Thực tế, tôi biết, lần sau con tôi quay về đây có thể tôi đã mất.
    ?" Khi ông tạm biệt con gái ông, tôi nghe ông nói: "Ba chúc con đủ". Tôi có thể hỏi điều đó nghĩa là gì không?
    Người cha mỉm cười:
    ?" Đó là lời chúc "gia truyền" của gia đình tôi, đã qua nhiều thế hệ rồi ?" Nói đoạn ông dừng lại, ngước nhìn lên cao như thể cố nhớ lại từng chi tiết, và ông cười tươi hơn ?" Khi tôi nói "Ba chúc con đủ", tôi muốn chúc con gái tôi có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy trì được nó.
    Rồi ông lẩm nhẩm đọc: "Ba chúc con đủ ánh Mặt Trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ những cơn mưa để biết yêu quý ánh Mặt Trời. Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con luôn sống. Ba chúc cho con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui nhỏ nhất. Ba chúc con đủ những gì con muốn để con có thể hài lòng. Ba chúc con đủ mất mát để con yêu quý những gì con đang có. Và ba chúc con đủ lời chào để có thể vượt qua được lời "tạm biệt" cuối cùng".
    Ông khóc và quay lưng bước đi.
    Tôi nói với theo: "Thưa ông, tôi chúc ông đủ".
    Và các bạn của tôi, tôi cũng chúc các bạn như vậy!

    Always Smile
  5. ThAcH_ThUnG

    ThAcH_ThUnG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Chúc con đủ

    Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi phải mất nhiều thời gian của cuộc đời mình ở các sân bay đến thế. Tôi vừa thích vừa ghét việc đó. Tôi thích được ngắm nhiều người. Nhưng đó cũng là lí do tôi ghét: phải nhìn mọi người "chào" và "tạm biệt". Nó làm tôi xúc động đến phát mệt.
    Cho nên, mỗi khi gặp một thử thách trong cuộc sống, tôi thường ra sân bay thành phố nhìn mọi người "tạm biệt". Để tôi thấy rằng mình vẫn hạnh phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu. Nhìn mọi người cố níu kéo nhau, khóc... tôi cảm thấy mình còn có rất nhiều thứ quý giá. Những gia đình, những người yêu nhau cuối cùng phải xa cách, nhìn họ sải rộng cánh tay để nắm tay nhau, cho đến khi chỉ còn hai đầu ngón tay của hai người chạm vào nhau... đó là những hình ảnh mãi mãi nằm trong tâm trí tôi.
    Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút "tạm biệt".
    Có một lần, tôi nghe loáng thoáng tiếng hai cha con đang bên nhau những giây phút cuối cùng. Họ ôm nhau và người cha nói: "Ba yêu con. Ba chúc con đủ". Rồi cô con gái đáp: "Ba ạ, con cũng yêu ba lắm. Và con cũng chúc ba đủ".
    Và cô con gái đi. Tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo, thấy ông ấy muốn và cần khóc. Tôi lại gần, nhưng rồi không muốn xen vào giây phút riêng tư của ông ấy nên không nói gì. Bỗng ông ấy quay sang chào tôi và:
    ?" Đã bao giờ anh nói tạm biệt với một người, và biết rằng mãi mãi không gặp nữa chưa?
    ?" Xin lỗi ông cho tôi hỏi, có phải ông vừa "vĩnh biệt" với con gái ông? Tại sao vậy?
    ?" Tôi già rồi, mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng Trái Đất ?" Người cha nói ?" Thực tế, tôi biết, lần sau con tôi quay về đây có thể tôi đã mất.
    ?" Khi ông tạm biệt con gái ông, tôi nghe ông nói: "Ba chúc con đủ". Tôi có thể hỏi điều đó nghĩa là gì không?
    Người cha mỉm cười:
    ?" Đó là lời chúc "gia truyền" của gia đình tôi, đã qua nhiều thế hệ rồi ?" Nói đoạn ông dừng lại, ngước nhìn lên cao như thể cố nhớ lại từng chi tiết, và ông cười tươi hơn ?" Khi tôi nói "Ba chúc con đủ", tôi muốn chúc con gái tôi có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy trì được nó.
    Rồi ông lẩm nhẩm đọc: "Ba chúc con đủ ánh Mặt Trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ những cơn mưa để biết yêu quý ánh Mặt Trời. Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con luôn sống. Ba chúc cho con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui nhỏ nhất. Ba chúc con đủ những gì con muốn để con có thể hài lòng. Ba chúc con đủ mất mát để con yêu quý những gì con đang có. Và ba chúc con đủ lời chào để có thể vượt qua được lời "tạm biệt" cuối cùng".
    Ông khóc và quay lưng bước đi.
    Tôi nói với theo: "Thưa ông, tôi chúc ông đủ".
    Và các bạn của tôi, tôi cũng chúc các bạn như vậy!

    Always Smile
  6. ThAcH_ThUnG

    ThAcH_ThUnG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Ba viên bi đỏ
    Trong suốt những năm khủng hoảng ở cái bang Idaho bé nhỏ nằm phía Đông Nam nước Mỹ này, tôi thường đến cửa hàng nhỏ của ông Miller để mua rau quả tươi. Thực phẩm và tiền bạc đều khan hiếm, nên đôi khi chúng tôi dùng hình thức đổi chác.
    Một hôm, khi ông Miller đang bỏ một ít khoai tây vào túi cho tôi, thì tôi nhìn thấy một cậu bé gầy gò, ăn mặc rách rưới nhưng khá sạch sẽ, đang nhìn giỏ đựng quả đậu xanh với ánh mắt đói khát. Tôi trả tiền xong liền đứng lại nghe cuộc nói chuyện giữa ông Miller và cậu bé ăn mặc rưới kia.
    - Chào Barry, cháu khỏe không? - Tiếng của ông Miller.
    - Chào ông Miller, cháu khỏe ạ! Cháu nghĩ đang ngắm giỏ quả đậu này. Trông chúng ngon thật đấy!
    - Chúng ngon lắm, Barry ạ ! Mẹ cháu khỏe không?
    - Cũng bình thường ạ? Hình như mẹ cháu đang khỏe lên.
    - Tốt! Ta có thể giúp gì cho cháu nào?
    - Không ạ, thưa ông. Cháu chỉ ngắm giỏ quả đậu thôi?
    - Cháu có muốn lấy một ít không?
    - Không ạ, thưa ông. Cháu không có tiền trả đâu.
    - Được, cháu có gì để đổi nào?
    - Cháu? - Tiếng cậu bé ngập ngừng - Cháu chỉ có một viên bi cháu mới chơi thắng được thôi ạ !
    - Thế à? Cho ta xem nào!
    - Đây, viên đẹp nhất đấy ạ !
    - Nó màu xanh à... Nhưng ta đang cần viên màu đỏ. Cháu có viên màu đỏ không?
    - Cháu không nhớ, để cháu xem...
    - Này, cháu đem giỏ đậu này về nhà đi và lần sau mang cho ta viên đỏ nhé!
    - Chắc chắn rồi, cảm ơn ông?
    ***()***
    Có hai cậu bé nữa như thế ở làng này. Chúng nghèo lắm. Ông Jim nhà tôi cứ thích đổi chác, cho chúng quả đậu, táo, cà chua và những thứ khác. Cứ khi chúng giơ viên bi màu xanh ra, ông ấy lại bảo chúng cầm một ít rau quả về nhà và lần sau mang viên bi màu đỏ cho ông ấy. Vừa để chúng chịu mang rau quả về nhà ngay, vừa để chúng cảm thấy chúng thực sự đã làm gì cho để trao đổi, chứ không phải được cho không. Tôi thấy rất cảm phục ông Miller. Không lâu sau, tôi chuyển nhà, nhưng câu chuyện về ông Miller, người nông dân nhân hậu ấy, thì tôi không bao giờ quên.
    Nhiều năm sau, lại có lần tôi quay về làng quê ở Idaho và rất buồn vì trong thời gian ở đó thì nghe tin ông Miller mất. Khi cùng vài người bạn cũ đến nhà ông Miller, tôi thấy ở đó có ba chàng trai trẻ, trông rất thành đạt. Họ đến gần bà Miller, ôm lấy bà và nói những lời an ủi. Rồi từng người một, họ đến bên ông Miller đang nằm đó, chạm những bàn tay nóng ấm của mình vào bàn tay lạnh lẽo của ông Miller và lau nước mắt.
    Rồi tôi cũng lại gần bà Miller và nói rằng tôi vẫn nhớ câu chuyện về những viên bi ve ngày nào. Bà Milìer nói:
    - Ba chàng trai lúc nãy chính là những cậu bé ngày trước, tôi kể với cô. Họ vừa nói với tôi là họ đã biết ơn ông Jim và những gì ông đã "đổi chác" cho họ biết chừng nào. Và cuối cùng, bây giờ, khi ông Jim không còn đòi họ đổi những viên bi màu nào nữa, thì họ quay lại để tỏ lòng biết ơn ông ấy. Ông Jim luôn nghĩ mình là người giàu có nhất ở bang Idaho này với những viên bi ông có được.
    Rất nhẹ nhàng, bà Miller nhấc bàn tay của ông Jim lên. Dưới bàn tay ông là ba viên bi đỏ, sáng bóng và trong veo.
    Always Smile
  7. ThAcH_ThUnG

    ThAcH_ThUnG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Ba viên bi đỏ
    Trong suốt những năm khủng hoảng ở cái bang Idaho bé nhỏ nằm phía Đông Nam nước Mỹ này, tôi thường đến cửa hàng nhỏ của ông Miller để mua rau quả tươi. Thực phẩm và tiền bạc đều khan hiếm, nên đôi khi chúng tôi dùng hình thức đổi chác.
    Một hôm, khi ông Miller đang bỏ một ít khoai tây vào túi cho tôi, thì tôi nhìn thấy một cậu bé gầy gò, ăn mặc rách rưới nhưng khá sạch sẽ, đang nhìn giỏ đựng quả đậu xanh với ánh mắt đói khát. Tôi trả tiền xong liền đứng lại nghe cuộc nói chuyện giữa ông Miller và cậu bé ăn mặc rưới kia.
    - Chào Barry, cháu khỏe không? - Tiếng của ông Miller.
    - Chào ông Miller, cháu khỏe ạ! Cháu nghĩ đang ngắm giỏ quả đậu này. Trông chúng ngon thật đấy!
    - Chúng ngon lắm, Barry ạ ! Mẹ cháu khỏe không?
    - Cũng bình thường ạ? Hình như mẹ cháu đang khỏe lên.
    - Tốt! Ta có thể giúp gì cho cháu nào?
    - Không ạ, thưa ông. Cháu chỉ ngắm giỏ quả đậu thôi?
    - Cháu có muốn lấy một ít không?
    - Không ạ, thưa ông. Cháu không có tiền trả đâu.
    - Được, cháu có gì để đổi nào?
    - Cháu? - Tiếng cậu bé ngập ngừng - Cháu chỉ có một viên bi cháu mới chơi thắng được thôi ạ !
    - Thế à? Cho ta xem nào!
    - Đây, viên đẹp nhất đấy ạ !
    - Nó màu xanh à... Nhưng ta đang cần viên màu đỏ. Cháu có viên màu đỏ không?
    - Cháu không nhớ, để cháu xem...
    - Này, cháu đem giỏ đậu này về nhà đi và lần sau mang cho ta viên đỏ nhé!
    - Chắc chắn rồi, cảm ơn ông?
    ***()***
    Có hai cậu bé nữa như thế ở làng này. Chúng nghèo lắm. Ông Jim nhà tôi cứ thích đổi chác, cho chúng quả đậu, táo, cà chua và những thứ khác. Cứ khi chúng giơ viên bi màu xanh ra, ông ấy lại bảo chúng cầm một ít rau quả về nhà và lần sau mang viên bi màu đỏ cho ông ấy. Vừa để chúng chịu mang rau quả về nhà ngay, vừa để chúng cảm thấy chúng thực sự đã làm gì cho để trao đổi, chứ không phải được cho không. Tôi thấy rất cảm phục ông Miller. Không lâu sau, tôi chuyển nhà, nhưng câu chuyện về ông Miller, người nông dân nhân hậu ấy, thì tôi không bao giờ quên.
    Nhiều năm sau, lại có lần tôi quay về làng quê ở Idaho và rất buồn vì trong thời gian ở đó thì nghe tin ông Miller mất. Khi cùng vài người bạn cũ đến nhà ông Miller, tôi thấy ở đó có ba chàng trai trẻ, trông rất thành đạt. Họ đến gần bà Miller, ôm lấy bà và nói những lời an ủi. Rồi từng người một, họ đến bên ông Miller đang nằm đó, chạm những bàn tay nóng ấm của mình vào bàn tay lạnh lẽo của ông Miller và lau nước mắt.
    Rồi tôi cũng lại gần bà Miller và nói rằng tôi vẫn nhớ câu chuyện về những viên bi ve ngày nào. Bà Milìer nói:
    - Ba chàng trai lúc nãy chính là những cậu bé ngày trước, tôi kể với cô. Họ vừa nói với tôi là họ đã biết ơn ông Jim và những gì ông đã "đổi chác" cho họ biết chừng nào. Và cuối cùng, bây giờ, khi ông Jim không còn đòi họ đổi những viên bi màu nào nữa, thì họ quay lại để tỏ lòng biết ơn ông ấy. Ông Jim luôn nghĩ mình là người giàu có nhất ở bang Idaho này với những viên bi ông có được.
    Rất nhẹ nhàng, bà Miller nhấc bàn tay của ông Jim lên. Dưới bàn tay ông là ba viên bi đỏ, sáng bóng và trong veo.
    Always Smile
  8. ThAcH_ThUnG

    ThAcH_ThUnG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã học được từ cuộc sống

    Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi không thể bắt người khác yêu mến mình, tất cả những điều tôi có thể lảm là cố gắng trở thành một người đáng được yêu mến ...
    Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi có thể đúng khi giận giữ ai đó nhưng không thể chấp nhận bất cứ lý do nào cho việc tôi biến thành một kẻ tàn nhẫn với người khác ....
    Tôi đã học được từ cuộc sống: cho dù bạn bè tôi tốt như thế nào cũng sẽ có lúc họ làm tôi bị tổn thương và tôi phải biết tha thứ cho điều đó ...
    Tôi đã học được từ cuộc sống: trước khi muốn tha thứ cho người khác, tôi phải tập tha thứ cho chínn bản thân mình ...
    Tôi đã học được từ cuộc sống: khi một người không yêu mến tôi như tôi như tôi mong muốn, không có nghĩa là họ không yêu mến tôi hết lòng...
    Tôi đã học được từ cuộc sống: mình phải mất nhiều năm để tạo lòng tin nơi người khác nhưng lại có thể đánh mất nó chỉ trong một giây ...
    Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi phải luôn cẩn trọng vì những lỗi lầm tôi gây ra trong một khoảnh khắc, có thể làm tôi hối hận cả một đời ....
    Always Smile
  9. ThAcH_ThUnG

    ThAcH_ThUnG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã học được từ cuộc sống

    Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi không thể bắt người khác yêu mến mình, tất cả những điều tôi có thể lảm là cố gắng trở thành một người đáng được yêu mến ...
    Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi có thể đúng khi giận giữ ai đó nhưng không thể chấp nhận bất cứ lý do nào cho việc tôi biến thành một kẻ tàn nhẫn với người khác ....
    Tôi đã học được từ cuộc sống: cho dù bạn bè tôi tốt như thế nào cũng sẽ có lúc họ làm tôi bị tổn thương và tôi phải biết tha thứ cho điều đó ...
    Tôi đã học được từ cuộc sống: trước khi muốn tha thứ cho người khác, tôi phải tập tha thứ cho chínn bản thân mình ...
    Tôi đã học được từ cuộc sống: khi một người không yêu mến tôi như tôi như tôi mong muốn, không có nghĩa là họ không yêu mến tôi hết lòng...
    Tôi đã học được từ cuộc sống: mình phải mất nhiều năm để tạo lòng tin nơi người khác nhưng lại có thể đánh mất nó chỉ trong một giây ...
    Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi phải luôn cẩn trọng vì những lỗi lầm tôi gây ra trong một khoảnh khắc, có thể làm tôi hối hận cả một đời ....
    Always Smile
  10. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã học được rằng rất nhiều cái mình phải chấp nhận cái giá của nó , cho dù mình không muốn .
    Luôn luôn lắng nghe , luôn luôn thấu hiểu !
     

Chia sẻ trang này