1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi ninhbinhtown, 03/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ninhbinhtown

    ninhbinhtown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2003
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn

    Thế là mùa thu đã đến với bao cảm xúc trong lòng. Cái cảm giác trẻ thơ được cha mẹ quan tâm, mua cho quà bánh rồi đèn ông sao... đang trở về trong ta. Ước gì... ước gì thời gian không trôi qua mau, ước gì ta vẫn nhỏ bé như ngày xưa để được trong vòng tay âu yếm của cha mẹ dành cho đứa con nhỏ bé, thơ dại.

    Sáng nay, chợt nhìn thấy những tâm hồn thơ trẻ, khăn quàng đỏ trên vai, rộn ràng trong tiếng trống ếch chuẩn bị cho ngày khai trường, lại thấy tâm hồn mình như được trẻ lại. Nhớ ngày nào, ba tháng hè trôi qua, vừa thấy dài, vừa thấy ngắn. Thấy ngắn vì đứa trẻ nào mà chả thích được nghỉ hè nhiều. Thấy dài vì nhớ bạn nhớ bè, muốn thời gian trôi qua nhanh hơn để có được cái cảm giác háo hức đến trường, nghịch ngợm cùng lũ bạn. Rồi cái ngày mồng 5 tháng 9 hàng năm, từng hàng từng hàng tiến vào sân trường, thoáng chút tự hào vì được cả trường nhìn thấy. Rồi cũng là cái ngày mồng 5 ấy, nhìn những đứa em bé nhỏ, chưa biết thế nào là mốt hai mốt, tay cờ tay hoa, lần đầu tiên đi học, mắt xoe tròn nhìn các anh chị lớp lớn. Các em vẫn còn ở phía trước 9 năm học dài đằng đẵng mà mình chỉ còn một năm nữa thôi là phải tạm biệt mái trường LTT thân yêu đầy kỷ niệm.

    Đúng là chẳng ai có thể níu kéo được thời gian ở lại. Chẳng ai có thể làm cho mình trở lại được ngày xưa.

    Trung thu đến gần rồi, văng vẳng đâu đây tiếng hát trẻ thơ "Chiếc đèn ông sao năm cánh năm màu ..."
  2. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Bạn hay vẽ những gì?
    Có nhiều lúc bạn vẽ ?zlinh tinh? trên giấy nháp. Những hình vẽ tưởng chừng ?zlinh tinh? đó lại phản ánh những ?zbiến cố? trong nội tâm mà bạn đang giấu kín và một phần nào tính cách của bạn. Bạn hãy kiểm tra lại xem mình hay vẽ gì nhất, rồi đọc những đánh giá của các nhà tâm lý về bạn dưới đây.
    VẼ KIỂU ĐẦU TÓC:
    Bạn là người thích đắn đo suy nghĩ kỹ trước khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì. Bạn yêu thích triết lý, là người cao thượng, yêu cái đẹp và có thiên hướng nghệ thuật.
    VẼ THÚ VẬT:
    Bạn yêu trẻ con, thú vật và thiên nhiên. Bạn có thiên hướng thích chăm sóc cho mọi người, vì vậy tình cảm gia đình đối với bạn rất sâu nặng. Thỉnh thoảng bạn thích được yên tĩnh một mình.
    VẼ KHUÔN MẶT, DÁNG NGƯỜI:
    Bạn chấp nhận bản thân và những người xung quanh với cả ưu và cả khuyết điểm của họ. Bạn là người chân thành, thẳng thắn, không thích nói vòng vo và những gì không rõ ràng trong công việc cũng như tình cảm. Bạn có tính khôi hài. Ưu điểm lớn nhất của bạn là sống biết điều và luôn làm tốt công việc được giao.
    VẼ VẬT THỂ KHÔNG TỒN TẠI TRONG THỰC TẾ:
    Bạn là người đa nghi và rất hay đắn đo, không giám quyết đoán. Vì vậy, bạn không đạt được hiệu quả cao trong công việc của mình, và không được thành đạt lắm trong cuộc sống. Bạn thích kết bạn với những người kiên quyết và có nhiều thiện chí. Bạn chịu ảnh hưởng rất lớn ở họ.
    VẼ KHUÔN MẶT VUI VẺ:
    Bạn là người khỏe mạnh, đầy sức sống và tinh khôn. Bạn không cứng nhắc trong công việc khi thực hiện mục đích của mình. Là người khôn khéo và tháo vát bạn thường giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn, nhưng không phải lúc nào người khác cũng có thể đặt niềm tin vào bạn!
    VẼ KHUÔN MẶT BUỒN BÃ:
    Bạn là người kín đáo và đa cảm. Bạn thích được nổi bật giữa đám đông, được mọi người kính phục. Bạn tự đánh giá mình rất cao và rất có chí tiến thủ trong nghề nghiệp.
    VẼ VÒNG XOẮN ỐC:
    Nhiều khi bạn tự làm khó mình. Bạn yêu thích những việc bất ngờ thú vị. Nhiều khi bạn đòi hỏi ở bản thân và mọi người xung quanh khá cao.
    VẼ NHỮNG MŨI TÊN:
    Bạn đánh giá mọi người và mọi việc xung quanh một cách quá vội vàng và khắt khe. Bạn hay hành động theo cảm tính, có khi dẫn đến thô lỗ hoặc mất lịch sự. Nhiều lúc bạn đã phải hối hận vì những việc làm hay những quyết định vội vã của mình.
    VẼ NHỮNG VÒNG TRÒN:
    Quan điểm của bạn về cuộc sống rất đặc biệt. Do vậy nhiều khi bạn gặp khó khăn hay bị hiểu lầm trong quan hệ. Mặc dù vậy, trong đối xử với bạn bè và những người thân, bạn rất cao thượng.
    VẼ NHỮNG HÌNH HOA VĂN:
    Bạn yêu thích sự ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ. Bạn là người chăm chỉ và có lương tâm trong công việc, nhưng bạn thiếu lòng tin đối với những người xung quanh.
    VẼ NHỮNG ĐƯỜNG DÍCH DẮC:
    Bạn là người chăm chỉ trong cuộc sống, yêu thích làm công tác xã hội. Là người có nhiều sáng kiến nhưng cũng nóng tính.
    VẼ NHỮNG VẾT, VẠCH NGANG DỌC:
    Bạn là người thông minh và biết điều. Đối với những người xung quanh, bạn có thái độ thân thiện và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. Bạn không sợ, không ngại liều lĩnh và tranh chấp trong cuộc sống.
  3. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Nhận biết tính cách
    Mỗi khi cầm bút làm bài, hoặc ghi chép gì đó... có lúc bạn viết sai, và bạn chữa sai bằng cách: bôi, đóng ngoặc, gạch bỏ, viết chồng lên ... Và bạn tin không, người ta bảo rằng những cách chữa sai ấy đã phần nào thể hiện tính cách của bạn đây!
    Mỗi khi sai, bạn hay:
    1. Bỏ tờ giấy đó lấy tờ giấy khác:
    Bạn là người rất kỹ càng, ưa chuộng cái đẹp, kín đáo, nhưng ... bạn rất ích kỷ.
    2. Đóng ngoặc đơn lại:
    Bạn có nhiều sáng kiến trong mọi việc, tuy nhiên, bạn khá trầm lặng
    3. Gạch ngang:
    Bạn thuộc tuýp người thông minh, vui vẻ và dễ tính
    4. Dùng mực bôi lấp chữ:
    Bạn là người kín đáo, thẩm mỹ, những bạn là người hơi thiếu thành thực
    5. Gạch lằn xéo song song:
    Bạn là người thẳng thắn, thích hoạt động và sinh hoạt tập thể
    6. Dùng mực khác màu bôi lấp chữ:
    Bạn đặt niềm tin không đúng chỗ, nói nhiều và hơi khoe khoang
    7. Viết chữ đúng chồng lên chữ sai:
    Bạn thích nằm, hơi bê bối và hay ăn quà vặt

  4. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Tiêu diệt nỗi buồn
    1.
    Tìm đến người bạn thân ?" đi uống một cái gì đó và tâm sự hết mọi chuyện, ý nghĩ của bạn sẽ lan man xa dần vấn đề bế tắc, cho đến khi nói quá nhiều và...
    2.
    Đi ăn quà vặt. Vị giác sẽ át đi cảm giác buồn.
    3.
    Thể dục ?" giảm sự căng thẳng bằng cách làm một việc thật nặng nhọc cho đến khi kiệt sức mới thôi.
    4.
    Đi cửa hàng mua sắm.
    5.
    Gọi điện cho anh/ chị.
    6.
    Ăn uống cùng bạn trại/gái ở nhà hàng.
    7.
    Xem phim hài.
    8.
    Viết nhật ký ?" hãy viết cho thật mùi mẫn. việc suy nghĩ cách hành văn và cảm giác đang viết tiểu thuyết sẽ làm bạn quên hết hiện tại.
    9.
    Nhớ lại những lần hạnh phúc.
    10.
    Tắm thật lâu ?" nước sẽ mơn man tâm trí bạn. ngâm trong nước cho đến khi da se lại như một quả mận khô.
  5. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Ai đang kiểm soát và ?zđiều khiển? bạn?

    Những người như thế không phải là ít và bạn cũng thường xuyên tiếp xúc và gặp gỡ họ mỗi ngày. Câu trả lời vì sao lại có nhiều người muốn kiểm soát và ?zđiều khiển? bạn có lẽ nằm ở tâm lý của con người.


    Chúng ta thường không có khái niệm về bản thân, những mong ước và tính cách chưa được định hình rõ rệt, nên khi chúng ta tự ti thì ý nghĩ kiểm tra, kiểm soát và có quyền lực thường giúp chúng ta có cảm giác quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy quyền lực đã trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Lý do và các cách người khác can thiệp vào cuộc đời của chúng ta rất phong phú và đa dạng.
    Đôi lúc sự can thiệp không có hại, nhiều khi lại cần thiết. Ví dụ như các bậc cha mẹ thường hay can thiệp vào cuộc đời của con cái. Nếu họ biết khéo léo uốn nắn thì trong đứa trẻ sẽ định hình được những tính cách tốt đẹp. Ngược lại nếu sự đào tạo đấy đi quá xa, đứa trẻ sẽ phản ứng bằng cách không nghe lời và làm theo ý mình. Hoặc tệ hơn: đưa trẻ sẽ ngoan ngoãn vâng lời ngay cả khi đã trưởng thành. Và ?znó? sẽ thực hiện những mong ước của bố mẹ chứ không phải của chính mình, vì ?znó? không có nghị lực dể khẳng định mình.
    Trong tình yêu chúng ta cũng thấy sự xuất hiện của quyền lực và sự kiểm soát. Nếu chúng ta chịu đựng qúa lâu sự ?zđiều khiển? của bạn đời, chúng ta dễ bị tổn thương tinh thần và sự kết thúc của cuộc tình rất bi đát, nhất là khi hai người đã giằng buộc bởi đứa con...
    Bạn hãy quan xát và để ý đến những người xung quanh (trong gia đình, ở cơ quan, trong số bạn bè..v.v..) và thử tìm xem ai là người đang muốn can thiệp quá sâu vào cuộc đời của bạn? Bạn cũng thử nhìn lại mình, có thể bạn cũng đang tìm cách kiểm soát người thân?
    Các đặc tính của những người ?zham quyền điều khiển? người khác:
    1. Họ lợi dụng sự thiếu tự tin vào bản thân và cảm giác kém cỏi của bạn khiến bạn lại càng thêm tự ti...
    2. Họ hay làm bạn áy náy, băn khoăn và thường ?zchỉ huy? bạn theo ý muốn thuận lợi nhất cho họ, bất chấp sự phản đối và không bằng lòng của bạn...
    3. Họ thường hay chậm trễ giúp đỡ khi bạn cần, nên ra khi họ giúp, bạn có cảm giác biết ơn mà thực ra bạn xứng đáng để được giúp đỡ...
    4. Khi bạn hỏi, họ không bao giờ trả lời đầy đủ khiến bạn lại phải mất công hỏi lại...
    5. Họ rất đồng bóng. Lúc thì cởi mở và sẵn sàng chia sẻ với bạn bất cứ điều gì để lúc sau có thể lạnh lùng và giữ khoảng cách. Cách sử xự như thế khiến bạn lo xa, không yên tâm vì không lường trước được chuyện gì có thể xẩy ra...
    6. Họ thường mua chuộc bạn bằng những món qùa nho nhỏ, những lời khen ngọt ngào và đồng thời đòi hỏi ở bạn sự hy sinh: năng lượng, thời gian, tham vọng, sự tập trung...
    7. Họ muốn được ?zbáo cáo? về những tất cả việc làm, dự định và ngay cả cảm xúc của bạn. Họ đặt quá nhiều câu hỏi, khiến bạn cảm thấy khó chịu.
    Nếu xung quanh có những người khi tiếp xúc bạn thấy không thoải mái, không tự nhiên và có cảm giác sự tự do của bạn ?zbị thu hẹp? ... thì có lẽ người đấy đang kiểm soát bạn.

  6. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn ... uống trà
    Cái vỏ trấu trong ấm trà
    Tôi không phải là người sành uống trà. Cái đó là chắc chắn. Nhưng mà cái hương vị của trà thực sự ấn tượng lắm. Trà của Việt Nam cũng thú vị lắm đấy chứ. Nó không dễ uống như Lipton hay Qualitea, những loại trà đã khử tanin. Nuớc và trà , hai cái đó mang lại 1 cảm xúc. Chế nước sôi vào ấm trà, tráng qua cho nóng ấm. Cho trà vào rồi chế nước sôi để tráng trà. Nhấp 1 ngụm trà, đắng ngắt. Chát. Cái vị của trà là thế. Cái đắng trong cổ họng nó chuyển thành vị ngọt lúc nào không hay. Không ngọt như đường, vị ngọt dịu dịu.

    Cái ngọt của trà quẩn trong cổ họng, rồi nó chợt biến mất cũng như cách nó xuất hiện. Điều đó khiến người uống trà phải nhấp thêm một ngụm trà nữa, rồi lại thưởng thức nó.
    Chợt nhớ đến Nguyễn Tuân với tác phẩm "Cái ấm đất". Chỉ 1 cái vỏ trấu trong ấm trà mà cũng có thể phát hiện ra. Một cái vỏ trấu nhẹ bẫng, không có vị gì cũng làm thay đổi mùi vị của ấm trà. Nó chỉ là hư cấu, nhưng nó nói đến cái cảm giác thanh tao và sâu sắc trong trà.
    Ấm và nước
    Bạn muốn thưởng thức trà tinh tế thì trước hết phải có một cái ấm trà tốt đã, ví dụ có thể là đồ gốm BÁT TRÀNG chẳng hạn và sau đó mới đến trà ngon và bạn phải pha trà bằng nước mưa mới phát huy hết hương vị vốn có của trà (nhưng bây giờ ô nhiễm quá); còn về các loại trà thì ở miền Bắc có Bắc Thái , miền Trung có trà Mai Hạc , miền Nam có trà của Bảo Lộc cũng tương đối ngon . Bạn phải hứng nước mưa vào đầu mùa hè ; đun sôi lọc hết cặn và chứa vào thùng . Nên pha trà ở nhiệt độ khoảng 80 độ C thì tốt nhất . Nói chung thưởng thức trà là cả một quá trình công phu , nếu có trà ngon bạn hiền cùng ngắm trăng hoặc chờ đợi hoa quỳnh nở thì đó là những giây phút tuyệt vời và lãng mạng nhất .
    Một cách uống trà tuyệt diệu
    Tôi có được nghe kể về một cách uống trà tuyệt diệu: Một ấm trà 3 hương vị. Này nhé, một bộ ấm trà bằng đất nung có 3 cái chén, rót chén thứ nhất là hương nhài, chén thứ hai là hương sói, chén thứ ba là hương sen. Biết thế nào không? Người ta dùng một khay nhôm đặt trên một bếp than hồng, trên đó úp 3 cái chén. Trong chén đặt một bông hoa (nhài, sói, sen...) để một lúc cho hương ngấm vào chén.
    Trà Phong
    Người Trung Quốc có Trà Kinh, Nhật Bản có Trà Đạo, còn Việt Nam có lẽ được gọi là Trà Phong, vì VN có nhiều phong cách uống trà khác nhau. Người Bắc học uống trà đá của người Nam và ngược lại người Nam tập uống trà Bắc, rồi nhà giàu học cách uống trà của nhà nghèo... Trà VN làm cho con người ta có cảm giác được gần gũi nhau.
    Vì sao mà uống trà người ta không xài tách có quai ? Chính vì cách cầm tách và cầm chén khác nhau. Cầm tách thì dùng hai ngón tay kẹp vào quai tách, hờ hững. Cầm chén thì phải nâng niu hơn, ít nhất là 3 ngón tay nâng đỡ toàn bộ chén trà, ngón trỏ và ngón cái giữ miệng chén, ngón giữa kê dưới trôn chén ( người ta gọi là Tam long giáng ngọc-3 con rồng nâng viên ngọc). Có lẽ trà VN dễ uống mà không phải gò bó vào một khuôn khổ nào hết, ai cũng có thể uống trà theo cách của mình ở mọi nơi trên đất nước.
    Một cách uống trà sen
    Xin bổ xung một cách uống trà sen dân dã nữa cho mọi người thưởng thức. Cách này cũng khá công phu.
    Khi hoàng hôn, đi thuyền ra hồ sen. Giữa rừng sen đó, bạn phải chọn những bông nào nở vừa nhất, dậy hương nhất, cho một chút trà vào giữa bông sen rồi buộc túm các cánh hoa lại. Sáng sớm hôm sau, khi sương còn chưa tan, bạn lại đi thuyền ra, gỡ từng cánh sen, mang trà về với cả cái ẩm của sương và hương sen được ấp ủ trong một đêm. Trà đó được pha với nước mưa được để lắng cặn từ nhiều ngày trước, hoặc là nước trong chuẩn bị ít nhất là 24h. Trà mang tính âm, hạ nhiệt tốt, uống vào mùa hè.
    Cái này mình được thưởng thức đúng một lần, quả là hương vị mộc mạc hơn, nhưng uống lần nào phải ủ trà lần đó, vì cách ủ này không giữ được hương, mỗi lần chỉ được 1 đến 3 ấm trà.
    Trà đạo Việt
    Thực ra chữ "đạo" trong trà không nên hiểu như là đạo giáo, đạo trong Trà Đạo của Việt Nam chỉ có nghĩa là con đường, hướng đi. Trà VN mang tính chất gần gũi với thiên nhiên, nó dạy cho người thưởng trà cái tính cộng đồng, gần gũi, biết cảm ơn những người đã hai sương một nắng trên cánh đồng trà...
    Lấy việc rót trà làm ví dụ, sau khi tráng chén bằng nước sôi cho sạch và giữ nhiệt, người ta xếp các chén vào sát nhau, tạo thành một hình tròn. Bình thường ai cũng nghĩ nó chỉ giúp cho việc rót trà dễ hơn. Nhưng nếu hiểu theo cái đạo của trà VN thì sao ? Các chén nằm sát nhau thể hiện sự gắn bó giữa con người với con người, cái tình làng nghĩa xóm khi mời nhau chén trà. Hình tròn của các chén xếp thành thể hiện mong muốn viên mãn, đầy đủ.
    Nếu rót trà theo hình tròn của các chén, mỗi chén rót một chút, từ đầu đến cuối, rồi lại vòng ngược lại đến đầu, điều này làm cho trà không có sự chênh lệch đậm nhạt giữa chén đầu và chén cuối. Ý nghĩa của nó là thể hiện sự bình đẳng giữa chủ và khách trong sự hưởng thụ tinh tuý của thiên nhiên.( Cũng có thể rót nước trà vào một chén to, gọi là chén tống, rồi từ chén to rót sang các chén con, gọi là chén quân, cho đều nước). Nếu rót liền tay một vòng không ngừng thì gọi cách rót đó là "Quan Công tuần thành", còn nếu rót một chén rồi cao tay lên mà ngắt nước trà rồi mới chuyển qua chén khác gọi là " Hàn Tín điểm binh" (2 cái này là du nhập từ Trung Hoa). Tất cả những cái đó không phải tự nhiên mà có, không phải ngẫu nhiên người xưa thuận tay mà tạo ra như vậy, nó là cái đạo hết sức giản dị của ông cha ta.
    Nghệ thuật ẩm thủy
    Trà sư Lục Vũ nhà Đường đã tôn vinh "nước là trà hữu, lửa là trà sư". Chỉ thế thôi cũng đủ thấy người Trung Hoa quan niệm uống trà là nghệ thuật ẩm thuỷ tinh tế đến nhường nào. Người Hà Nội từ rất xưa cũng có những cách thưởng ngoạn trà vô cùng tinh tuý, nhưng rồi qua thời gian, nghệ thuật ẩm thuỷ này đã mai một hết.
    Người Trung Quốc nâng việc uống trà thành một thứ nghệ thuật cao quý, còn người Nhật lại khép trà đạo trong những nghi lễ phức tạp. Việt Nam thì tự hào về một nghệ thuật trà không quá phức tạp, nhưng lại rất tinh tế, mang tính văn hoá rất cao.
    Không ít danh nhân Việt Nam đã tốn nhiều giấy mực cho chén trà. Sau "Vân Đài loại ngữ" (Lê Quý Đôn), "Vũ Trung tuỳ bút" (Phạm Đình Hổ, còn có tuỳ bút "Chén trà sương" của Nguyễn Tuân cũng không tiếc lời ca ngợi nghệ thuật uống trà Việt Nam bình dị mà trang trọng. Giai thoại còn lưu truyền huyền thoại về sự cầu kỳ của Chúa Trịnh Sâm - người được coi là một trong những ông tổ của nghệ thuật trà Việt Nam. Tự nhận mình là trà nô, chỉ ấm trà tự pha, hợp khẩu vị mới làm ông hài lòng. Ngay đến Tuyên phi Đặng Thị Huệ được ông sủng ái hết mực cũng không được phép hầu trà. Chén trà ngon phải đạt được 4 tiêu chuẩn: Xanh nước, trong, độ chát êm dịu, có hậu vị. Đằng sau một chén trà ngon có biết bao điều có thể nói, từ những chuyện nhỏ nhất.
    Chọn trà cũng phải học. Cọng trà non phải có màu xanh đen đều đặn. Gói trà điểm vàng thì ít hay nhiều cũng lẫn lá trà già, nước uống chát. Lấy nhúm trà đặt vào lòng bàn tay, cánh chè êm dịu mới là chè ngon, nếu nhiều lá già, hoặc có "cẳng" trà sẽ có cảm giác thô ráp. Lấy vài cánh chè nhai giập rồi vê cánh trà , nếu cánh trà nát vụn, đó cũng là trà già, còn lá chè mềm, dẻo thì mới là chè non.
    Nước pha trà cũng chỉ có 3 loại đạt yêu cầu: Sơn thuỷ thượng, giang thuỷ chung, tĩnh thuỷ hạ tức là nước đầu nguồn mạch suối tự nhiên, hoặc nước lấy giữa dòng sông, giữa giếng sâu. Lửa đun trà được tôn vinh là trà sư. Nước sôi cần đợi đến khi sôi trào lên gần tới điểm bốc hơi. Chọn bộ đồ pha trà cũng phải tuỳ số người uống mà chọn ấm độc ẩm, đối ẩm hay quần ẩm. Mới chỉ nói khâu chuẩn bị như thế đã thấy sự tinh tế trong nghệ thuật uống trà. Nhưng cao quý hơn là sự giao lưu tình cảm giữa những ngươì cùng sẻ chia một ấm trà. Vì thế, bên chén trà, những người xa lạ bỗng cởi mở hơn, chia sẻ với nhau những tâm tư thầm kín nhất...

    Trà nguyên chất và trà ướp hương

    Trà nguyên chất có cái ngon riêng của nó, nước trà mộc mạc, không tạp vị. Chính Cao Bá Quát cũng phản đối việc ướp hương vào trà, ông muốn có chất trà mộc mạc vốn có được tích tụ từ thiên nhiên. Nhưng không thể phủ nhận loại trà được ướp hương (hương liệu tự nhiên, không phải là hoá chất) . Nó mang lại cho người thưởng thức một cảm nhận theo mùa của loại trà. Bạn nghĩ sao nếu đêm mùa hạ uống trà sen thơm, chiều thu vàng uống trà hoa cúc dịu ngọt, trong cái lất phất mưa xuân nhấp chén trà nhài dậy hương và đêm đông được xua tan bởi mùi hương sói ấm áp, mộc mạc ?
    Uống trà ướp hương phải kể đến trà sen. Loại trà ướp công phu nhất. Từ sáng sớm, người ta đã phải đi thuyền trên hồ sen, dùng tăm để gạt chút bột trên hạt gạo sen (Hạt mà trẻ con vẫn đập một cái vào trán rồi mới ăn). Tỷ mẩn và công phu, từng bông một, có khi cả ngày đi như thế chỉ được một chén ăn cơm con con. Để có một cân trà sen, người ta phải lấy từ hơn 1000 bông sen.
    Sau khi đã có được "gạo sen", người ta ủ trà trong một cái lu, cứ một lớp trà lại rải một lớp gạo sen. Rồi đem ủ, thời gian ủ chính xác thì tôi không được biết, nhưng sau 3 ngày là có thể dùng được, dùng bao nhiêu lấy bấy nhiêu, còn lại cứ để ủ đó.
    Trà cúc chi thì đơn giản hơn, chọn loại hoa cúc chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay cái, rửa sạch, cắt cành, rồi ủ chung với trà. Hoặc là khi nào uống thì rửa hoa cúc, cho vào trong ấm trà rồi châm nước sôi. Mùi vị của trà cúc thì dễ nhận, rất dịu. Người ta còn ăn luôn cả bông hoa được ngâm trong ấm trà.
    Trà đá, trà nóng
    Trà đá bắt nguồn từ miền Nam, trong Nam thường xuyên nóng nên mới có trà đá.
    Miền Bắc có thêm mùa lạnh, nên trà nóng uống thường xuyên hơn. Chính vì nóng và lạnh mà bộ uống trà phải thay đổi theo mùa. Mùa nóng thì bộ uống trà làm bằng gốm mỏng, miệng của chén loe ra. Gốm mỏng khiến cho trà toả nhiệt nhanh, không quá nóng khi uống. Miệng chén loe ra để tạo một bề mặt rộng hơn của mặt nước trà, cũng để toả nhiệt và còn thêm một tác dụng đó là dậy hương trà. Nhắc đến gốm mỏng phải nói đến gốm sứ Giang Tây Trung Quốc, nổi tiếng với gốm mỏng đến độ nếu để nó dưới ánh đèn, người ta còn nhìn thấy ánh sáng mờ mờ, nó mỏng và nhẹ hơn tất cả các loại gốm khác.
    Mùa đông thì ngược lại, đồ uống trà được làm dày hơn, để giữ nhiệt được lâu hơn. Khi uống trà mùa lạnh, người ta thường để chén trà trong lòng bàn tay, vừa giữ nhiệt cho chén, vừa làm ấm tay. Mỗi miền, mỗi mùa mang lại cho người uống trà một cách thưởng thức khác nhau. Càng tìm hiểu về nó, người ta càng ngạc nhiên, thú vị.
    Trà tây, trà ta
    Mấy loại trà Tây mới du nhập kia làm sao sánh được với trà Việt Nam chính hiệu. Lipton là loại trà rẻ tiền, xuất xứ từ Anh Quốc thật, nhưng vòng đời sản phẩm ở Anh đã đến điểm chót, không còn nhìn thấy ở đó, nên phải tiếp thị sang châu Á. Mùi vị chát, làm từ trà đen đã bị vỡ vụn thành bột, đựng trong túi lọc, nước đỏ quạch, chát. Hoàn toàn trái ngược với sở thích của đại đa số người Việt Nam. Qualitea thì mới xuất hiện ở Hà Nội, nhưng chẳng nhìn thấy ở đâu ngoài Việt Nam cả, không rõ xuất xứ và phong cách thế nào. Tất cả các loại trà nhập ngoại đều tồn tại được nhờ có đặc điểm chung là uống vào ít độc hại hơn trà Việt Nam.
    Trà Việt Nam vốn đã nhiều cafeine, ai không quen uống một vài chén, mất ngủ cả đêm. Kết hợp với kiểu pha của các bà hàng quán Việt Nam thì đúng là cách tận dụng trà thôi, chứ không có chút gì là văn hóa. Cho trà vào ấm có giỏ để giữ nhiệt, nước sôi ngâm suốt từ sáng đến trưa, lấy đũa ngoáy ngoáy. Trà ấy uống vào thì độc hại nhiều mà mùi vị đắng chát, nước cũng đỏ nhiều hơn xanh. Thế nhưng uống suốt thời thanh niên thì đâm ra nghiện. Đi xa cứ nhớ mãi chén trà uống ở vỉa hè ngay cạnh cống thối, đầy bụi, xe máy đỗ ngổn ngang, ngồi trên một cái ghế gỗ bé bằng hòn gạch, trời mùa đông gió rít trên những ngọn cây bàng.
    Trà trong tâm thức văn hoá Việt
    Trà Tầu quá thực tế hay lại quá cầu kỳ kiểu Trảm mã trà, Long Tĩnh.... Nó quá nhân vị chè còn chè Việt Nam tươi xanh, mộc mạc hơn, "chè ngon xin chớ ướp hoa" - như lời thơ của Cao Bá Quát trong " Tiểu kệ uống chè" khi ông ngồi cùng Phan Sinh đã viết.. Nhưng mọi người vẫn không từ chối chè ướp sen, ướp nhài... và xin nhắc khéo văn hoá chè ướp sen Hà Nội cũ chỉ ướp bằng chè mạn Hà Giang với sen Tây Hồ chưa bóc cánh với độ hương cao nhất. Không ướp sen bằng chè đen Phú Thọ hay trà Tân Cương Thái Nguyên . Và trà Việt Nam đã vào đời sống dân gian với những thành ngữ của sĩ phu bình dân " trà dư, tửu hậu", " Tửu sáng trà trưa" ( chứ không phải chỉ là "bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất trảm trà") và câu tục ngữ dân gian : " Rượu ngâm nga, trà liền tay". Tôi cũng thích nhâm nhi chút rượu. Còn uống trà có vẻ tấp nập, cộng đồng hơn, có thể vì sợ trà chóng nguội , hương vị bay đi ít nhiều, kém ngon hơn chăng?
    Tảo tuyết chỉ trà, hiên trúc hạ Phần hương đối án ổ mai hiên Có nghĩa là : Thắp hương trước án, bên mai luỹ Quét tuyết đun trà trước trúc hiên. Chỉ đọc hai câu này ta cũng thấy Trà từ thời Nguyễn Trãi đã đi vào và hoà nhập với tâm thức văn hoá Việt Nam.
    Chín điều kỵ khi uống trà
    Vài điều nho nhỏ xin lưu ý mọi người khi uống trà như sau:
    1.
    Không uống trà khi đói bụng. Vì chất trà sẽ đi vào tạng phế làm lạnh 2 tạng tỳ và vị.
    2.
    Không uống trà quá nóng. Người ta tính rằng nếu uống trà nóng trên 65 độ C sẽ dễ bị tổn thương vách trong của bao tử dẫn đến đau bao tử. Nhiệt độ lý tưởng khi uống trà là 56 độ C.
    3.
    Không uống trà lạnh. Vì dễ lạnh bụng dẫn đến biếng ăn và tích đờm.
    4.
    Không nấu trà quá lâu. Vì những chất phenol, chất béo và hương trà sẽ bị mất đi trong quá trình oxy hóa. Nấu trà lâu cũng làm cho nước trà bị đục, trông mất ngon.
    5.
    Không nấu trà nhiều lần. Theo kinh nghiệm của ông cha ta : đun trà lần đầu thì dung chất là 50%, lần hai còn 30%, lần ba còn 10%, lần thứ tư thì trà đã chẳng còn là trà mà đã thành nước độc.
    6.
    Không uống trà trước khi ăn. Vì như thế sẽ kích thích bao tử tiết ra nhiều chất chua làm mất cảm giác ngon miệng, khiến cơ thể hấp thụ kém đi.
    7.
    Không uống trà ngay sau khi ăn. Vì điều này sẽ tạo ra một phản ứng kết tủa khiến bao tử khó hấp thụ được chất sắt - một chất rất cần cho cơ thể - trong thức ăn.
    8.
    Không uống thuốc bằng nước trà. Vì trà sẽ làm cho thuốc mất tác dụng. Người xưa từng có câu: "trà diệp thủy giải dược" (nước trà có thể hoá giải tất cả các thuốc men).
    9.
    Không uống trà để qua đêm. Vì khi để lâu như vậy, rất có thể trong nước trà xuất hiện những loài vi sinh và nấm mốc.
  7. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Địa chỉ ăn vặt ở Hà Nội
    Miến lươn: Hàng Điếu, Mai Hắc Đế
    Miến Ngan: 77 Hai Bà Trưng, Hàng Khoai
    Bún Bò: 65 Hàng Điếu
    Bún Ốc: 73 Mai Hắc Đế, Phủ Tây Hồ, ngõ Hoè Nhai, phố Quán Thánh

    Bún Đậu: Lò Sũ(cạnh quán Dragon), Hàng Hành, Bún đậu mắm tôm ở ngõ Phát Lộc
    Bún thang: Cấm Chỉ, số 1 Bảo Khánh
    Bún Ngan: Lò Sũ, 77 Hai Bà Trưng
    Bún Chả: 1 Hàng Mành
    Mì Vằn Thằn Sủi Cảo: Đinh Ngân, Đinh Liệt
    Cháo Trai: 26 Trần Xuân Soạn
    Cháo Gà: Lý Quốc Sư (đối diện hàng bánh gối, chỉ bán buổi tối)
    Phở: 49 Bát Đàn, 2 Lý quốc Sư, Thịnh (Tôn Đức Thắng), Thìn Bờ Hồ, Thìn 13 Lò Đúc, Thìn (Lê Văn Hưu, Lê Trực), 56 Nguyễn Khuyến, Phở Cồ Cử(Quốc Tử Giám), Phở Sốt Vang Hàn Thuyên (giao giữa Lò Đúc và Phan Chu Trinh)
    Bánh Cuốn: 17 Chả Cá, 11 Tống duy Tân, Hàng Gà
    Xôi Pa Tê: Đầu phố Cấm Chỉ
    Bánh Mì bít tết: Hoà Mã 15 000/suất
    Gà Tần: 29 Tống duy Tân, 10 Hàng Cót, 61 Lý thái Tổ
    Thức ăn nhanh: 55 Phố Huế (25000/suất)
    Thịt chó: Hàng Lược, Nhật Tân, chợ Âm phủ
    Nộm: Hàm Long, nộm bò khô đầu chợ Hàng Bè 3 000/đĩa
    Nem chua nướng: đoạn phố Hàng Cót giao Phan Đình Phùng
    Nem chua rán: Lý Quốc Sư, Mai Hắc Đế, Lộc Tài 1000/1cái
    Chân gà nướng: Mỹ Miều (Kim Liên- Trung Tự, Trịnh Hoài Đức (3000/chân, 5000/cánh)
    Chân gà luộc: Văn Miếu
    Ốc Luộc: Phan Huy Ích, Phan Bội Châu, Liễu Giai, số 4 Thuỵ Khuê
    Ốc hấp thuốc bắc: Quảng Bá
    Bánh Gối: Lý Quốc Sư
    Bánh cay: Ngõ Trung Yên phố Đinh Liệt - đối diện Camellia
    Bánh Trôi Tàu: Hàng Buồm(Phạm Bằng), Hàng Giấy 2000/bát
    Sinh Tố: Nguyễn Trường Tộ 3000/cốc
    Kem Xôi: Hai Bà Trưng 3000/cốc
    Chè BoBoChaCha: Cửa Bắc 2000/bát
    Bánh mỳ patê: Phố Huế( gần chợ Hôm), Bạch Mai
    Mỳ vằn thắn sủi cảo: Phố Huế ( Đối diện chợ Hôm)
    Bánh đúc nóng: Lê Ngọc Hân
    Sữa chua các loại: Lò Đúc ( Gần trường Lê Ngọc Hân)
    Sinh tố ngon bổ rẻ: Nhà Chung (3000/cốc)
    Chè Thái Lan: Gần trường Hà nội-Amsterdam
    Miến cua nước, miến trộn, bún đậu: Lê Ngọc Hân ( đối diện Bánh đúc nóng)
    Nem tai Bà Hồng: Phố Hàng Giầy
    Mực nướng: Một loạt ở phố Hàng Bồ


  8. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Cà phê Hà Nội

    Người HN xưa nay có thói quen ăn quà sáng lưng lửng dạ, rồi làm 1 tách cafê nóng ?" vừa tỉnh táo, lại vừa thư thái sảng khoái đầu óc trước khi bước vào 1 ngày mới. Chả thế mà những quán café hồi ấy (và có lẽ cả bây giờ nữa) lại không hề bề thế, đèn đuốc sáng trưng, mà bé nhỏ khiêm tốn nằm rải rác xen giữa những hàng quà.

    Sáng sáng dạo qua các khu phố cổ hẹp quanh co chợt thấy ngồ ngộ tròn tròn những nấm ngưòi quây quần ấm cúng, hệt như một đại gia đình sum họp trước mỗi dịp lễ lớn. Không cần bàn, chẳng cầu kỳ ghế tựa, nhiều khi tách cafê bưng ra đặt trên một cái ghế đẩu con con tạm gọi là bàn, lưng xoay ra, đôi mái đầu nghiêng chụm bên tách cafê mới pha nóng hổi, ngầy ngậy thơm, dìu dịu đắng... ?" rồi câu chuyện bắt đầu.
    Có điều là lạ là hầu như không mấy quán café có không khí ồn ào náo nhiệt. Người rì rầm trao đổi, bàn bạc, ngưòi lại trầm tư lơ đãng. Không ai can thiệp hay tò mò để ý tới ai. Một không khí trầm, ấm cúng nhưng cũng rất riêng tư. Có lẽ sắc nâu và vị càfe đắng khiến người ta trầm hơn, tạm thời lắng xuống những lo toan vất vả của đời thường.
    Đất nước thời mở của, HN với dáng vẻ tĩnh mịch cổ xưa cũng vươn mình đón những thay đổi mới. Nền kinh tế thị trường làm sôi động đất Hà Thành với hàng hoá tràn ngập, đáp ứng những nhu cầu mới, thị hiếu mới. Người HN bận rộn hơn, ít có giây phút lãng đãng hơn; nhà cao hơn, cửa rộng hơn; xe cộ đi lại đông hơn, không khí thành phố trở nên khẩn trương... và các quán café cũng ít nhiều thay đổi theo cơ chế mới. Xuất hiện những quán trà mới kiểu phương Tây, (trước là Lipton, rồi đến Dilmah, Qualitea...); rồi trà Đài loan, trà Singapore, trà Nhật Bản ...
    với trang trí mang tính thẩm mỹ, nội thất cầu kỳ, khá ấn tượng với không gian rộng và trang thiết bị nghe nhìn hiện đại. Càfê theo kiểu phương Tây cũng du nhập vào VN, phục vụ phổ biến tại khách sạn, quán bar với các style nổi tiếng như Esperranso, Capucino... nhưng xem chừng dân HN không mấy mặn mà với những style này cho lắm: nhạt, nhiều, cafein tách đến mất hết cả vị đắng truyền thống kiểu Việt Nam. Cà fê Trung Nguyên vốn là gu Sài Gòn cũng ồ ạt tràn ra thử chiếm lĩnh thị trường miền Bắc. Công nhận là hãng này chịu khó tìm tòi điều chỉnh công thức pha chế sao cho phù hợp với gu của dân xứ lạnh, nhưng cũng chỉ đáp ứng phần nào, chủ yếu là phục vụ giới trẻ và những người tiêu dùng theo thị hiếu. Còn thì đa số dân ghiền cafê vẫn trung thành tìm đến những quán café quen thuộc nổi tiếng xưa kia.
    Một điều thú vị là một số quán cũ này, dù rằng dến nay không còn nhiều nữa, vẫn không thay đổi phong cách chạy theo thị hiếu mới. Bạn vẫn có thể bắt gặp những gian nhà với khung cửa thấp, hẹp, bàn ghế gỗ giản dị xỉn màu thời gian như Café Lâm ở Nguyễn Hữu Huân, Café Năng phố Hàng Mắm, Café Nhĩ số 3 Hàng Gà, Café Giảng đầu Hàng Gai, Café Nuôi ở Lưng Văn Can, Café Nghĩa ở Đường Thành, Café Nhân ở Nguyễn Thái Học. Đầu Nguyễn Du xen giữa những hàng phở cũng có một quán khá đông khách mà tôi quên mất tên, rồi Café Thái đầu Triệu Việt Vương, Café Quất ở Quan Thánh (đặc cực kỳ ... Mới xuất hiện gần đây và có thay đổi một chút về phong cách thì có Café Quỳnh (của diễn viên ĐA Như Quỳnh) đầu phố Bát Đàn, Café Bùi Bài Bình ở Lê Đại Hành... Café Mai ở Lê Văn Hưu, mà trước đây chỉ chuyên rang xay cafe giờ lại mở thêm cửa hàng phía bên kia đường, phục vụ khách có nhu cầu thưởng thức, cũng vừa quảng cáo luôn.
    Một quán café, mà sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến trong bài này, là Café Nhân Hàng Hành. Café cụ Nhân nổi tiếng khắp Hà thành một thời, bây giờ lại được con cháu cụ nối tiếp nghề ông cha. Trải qua nhiều cải tạo và nâng cấp, quán giờ đã là 1 toà nhà nguy nga 5 tầng phục vụ đủ loại dịch vụ ăn uống giải khát mà khách khỏi phải mất công ra ngoài quán. Mà bạn còn có thể dùng dịch vụ rửa xe nữa cơ đấy, trong khi đang nhàn tản cùng chúng bạn. Nếu thích VIEW, mời bạn lên tầng bốn, thích riêng tư thì ngồi tầng lửng. Tuy nhiên, theo cá nhân tôi, thì không khí đông đúc, TV ồn ào những bài hát nhạc trẻ sôi động, kinh doanh đồ uống kèm theo đồ ăn hay fastfood sẽ làm giảm hương vị tách cà fê của bạn đi rất nhiều. Và thường là khi kinh doanh quá nhiều thứ như thế, dù muốn hay không, chất lượng cafê sẽ bị ảnh hưởng, bên cạnh vô vàn thứ đồ uống không qúa cầu kỳ trong pha chế. Dù rằng vậy, trong nhịp sống khẩn trương như hiện nay, không thể phủ nhận rằng việc gộp nhiều mặt hàng kinh doanh tại một nơi quả thực đem lại sự tiện lợi không nhỏ cho các Thượng đế quỹ thời gian vốn đã eo hẹp.
    Những khi có chút thời gian thư giãn, tôi thường đến quán cafê Mai ở Lê Văn Hưu. Vì là gần nhà, và cũng do thói quen. Không quá đông đúc, không ồn ào, cho dù không nằm trong thành cổ, không còn bàn ghế giản dị sơ sài như xưa, nhưng tách cafê đậm đà cũng nhắc tôi nhớ đến cảm giác và không khí đầm ấm nơi phố cổ, nơi tôi đã từng sống với những kỷ niệm êm đềm.
    Bạn thân mến, nếu muốn tìm giây phút thư thái, và e phải có chút "duyên nợ" với cafê (vì nhiều bạn không hợp với loại đồ uống này), bạn có thể hoà mình vào gia đình nho nhỏ ấy ( mà lắm khi cũng chẳng nhỏ bé gì cho cam, nhất là vào buổi sáng : tràn ra tận vỉa hè, vai chen vai, lưng đụng lưng, khuỷu huých khuỷu..) nhâm nhi tách cà fê đen đặc sánh đậm chất Hà Nội, trong không khí trầm, ấm cúng, nghi ngút khói cafê quyện vị dìu dịu ngọt, nhân nhẩn đắng, ngầy ngậy chút bơ... thơm và quyến rũ đến lạ lùng!
    Ôi nếu phải xa HN, ngoài nỗi nhớ người thân, hẳn tôi cũng sẽ nhớ da diết hương hoa sữa nồng nàn đặc trưng, nhớ dáng vẻ trầm mặc thư thái của phố phường Hà Nội..., và trong nỗi nhớ ấy tôi sẽ thèm lắm một tách cafê đen, thèm được hoà mình trong sự đùm bọc của cái gia đình nho nhỏ,lạ , mà lại thân thương ấy!

  9. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Cà phê đạo
    Cà phê Hà nội bây giờ nhiều loại quá., tín đồ của nó cũng nhiều. Thế nên gọi CÀ PHÊ ĐẠO như trà đạo, tửu đạo chắc cũng không sao. Từ cái thời cà phê theo chân người Pháp sang ta, tưởng đâu nó chỉ dành cho gười giầu, kẻ sang. Hoá ra cà phê tan ngay vào trong giới bình dân. Người Hà Nội, người Sài Gòn, Lục tỉnh mới chỉ biết thưởng thức thứ đồ uống "đặc Tây" ấy theo cách quần ẩm, tức là cùng một lúc có thể pha cả ký cà phê thật đặc, tra đường thật ngọt,, rồi châm ra vài chục ly, hương ngào ngạt trùm cả một góc phố. Nhưng có lẽ chính cái cốt cách người Việt chậm rãi và chừng mực, không chịu được sự ào ào, nên cà phê đã được lọc qua khẩu vị mấy đời mà sinh ra cách thưởng thức riêng. Ngấm dần qua phin, cà phê mới chắt lọc được những cốt chất tinh tuý nhất. Thế nên chẳng hiếm khách Tây, ngấm cà phê từ trong bụng mẹ, cũng phải so vai, rụt lưỡi bởi hương thơm, vị đậm đà, và nhất là vị đắng tách cà phê phin Hà nội.
    Bách nhân bách khẩu, mỗi người có một khẩu vị riêng. Đất bazan Tây nguyên như có tiền duyên với cây cà phê, cho loại cà phê thơm ngon đặc biệt: cà phê Chồn. Nhưng chẳng phải cứ tự nhiên như thế mà có. Phải lựa chọn, rang tẩm, bảo quản đúng kỹ thuật, tuyệt nhiên không lẫn tạp chất, pha chế thử nếm nghiêm ngặt mới thành 9 sản phẩm đặc trưng, trong nhóm sản phẩm sáng tạo của cà phê Trung Nguyên.
    Thời buổi hối hả thoáng qua, cái gì cũng nhanh: ăn nhanh, uống nhanh và sống nhanh. Vậy là có trà hoà tan, cà phê hoà tan 2 trong 1, 3 trong 1 cho đã khát. Mỗi loại có một vị riêng, như có bao nhiêu người đẹp, mõi người một vẻ mười phân vẹn mười. Nhưng cái duyên thầm vẫn cứ phải mộc mạc, Không pha tạp, không trộn lẫn. Người kỹ tính vãn chỉ ưa cái hương cà phê tự nhiên như nó vốn thế. Ngay cả cà phê "búng" một vài hạt bơ cũng không phải ai cũng chuộng. Vậy nên, ở một vài con phố cổ, vẫn ẩn khuất những cà phê Hói, cà phê Giản, cà phê Nhân, cà phê Bổng... mà thời gian ở đây trầm ấm, tĩnh lặng, và sâu hút như sơn mài.
    Trải qua mấy chục năm, có lẽ đã lờ mờ hình thành một cái ĐẠO cho cà phê Việt Nam
  10. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Hàm ý của các loại hoa
    Hoa hồng: tỏ lòng ái mộ.
    Hoa hồng gai: tỏ lòng tốt.
    Hoa hồng đỏ: tỏ sự hạnh phúc.
    Hoa hồng vàng: tỏ ý cắt đứt quan hệ.
    Hoa cẩm chướng vàng: tỏ ý khinh bỉ , coi thường.
    Hoa cẩm chướng có sọc: tỏ ý từ chối, không tiếp nhận.
    Hoa cẩm chướng đỏ: tỏ ý đau buồn, đau khổ.
    Hoa lan tía: tỏ sự trung thực, thật thà.
    Hoa trà: tỏ sự can đảm
    Hoa trà đỏ: tỏ ý tốt đẹp.
    Hoa trà trắng: tỏ sự thanh khiết.
    Hoa sơn trà: tỏ ra có phẩm chất tốt.
    Hoa thược dược: tỏ lời cảm ơn, đẹp đẽ nhưng không vững bền.
    Hoa cúc: tỏ sự cao thượng.
    Hoa thuỷ cúc: tỏ sự lo xa, nhớ lại.
    Hoa cúc đại đoá: tỏ sự vui mừng.
    Hoa cúc vàng: tỏ ý mỉm cười, vui vẻ.
    Hoa cúc trắng: tỏ sự chân thực, trong trắng.
    Hoa dâm bụt đen: tỏ ý cùng sống chết có nhau.
    Hoa tử đinh hương: tỏ mới yêu.
    Hoa bạch đinh hương: muốn đợi chờ.
    Hoa đinh hương 4 lá : ý nói thuộc về tôi .
    Hoa dã đinh hương: tỏ ý khiêm tốn.
    Hoa tulíp: tỏ tình yêu, thắng lợi và đẹp đẽ.
    Hoa tulíp vàng: tỏ tình yêu nhưng không hi vọng.
    Hoa tulíp trắng: tỏ lòng yêu quý.
    Hoa tulíp đỏ: tỏ lòng yêu chưa được đáp lại.
    Hoa tulíp xanh: tỏ lòng chân thành.
    Hoa pZng xê: tỏ lòng mơ ước, nhớ nhung.
    Hoa tường vi: tỏ sự yêu thương.
    Hoa tường vi đỏ: tỏ ý muốn được yêu.
    Hoa tường vi trắng: tỏ tình yêu trong trắng.
    Hoa tường vi phấn hồng: tỏ lời hứa hẹn.
    Hoa cúc Ba tư: tỏ sự trong trắng.
    Hoa cúc vạn thọ: tỏ sự ghen ghét.
    Hoa cúc mũi hài: tỏ ý bảo vệ.
    Hoa cúc đồng tiền: tỏ ý chúc sống lâu.
    Hoa nhung tiên: tỏ ý nhớ nhung, kỷ mệm.
    Hoa violet: tỏ ý đừng quên, tình yêu chân thực.
    Hoa đồng tiền: tỏ ra ngây thơ, sôi nổi.
    Hoa đào: chứng tỏ người con gái yểu điệu, hay nghi hoặc.
    Hoa bách hợp: tỏ sự hoàn toàn vừa ý, thân ái và tôn kính.
    Hoa bách hợp trắng: tỏ sự trong trắng và thanh nhã.
    Hoa dã bách hợp: bầy tỏ đem lại hạnh phúc.
    Hoa sơn bách hợp: tỏ sự nghiêm túc đứng đắn.
    Hoa đỗ quyên: ngầm ý rất hạn chế, nhớ nhung, mong mỏi và vui sướng.
    Hoa anh đào: tỏ sự đẹp đẽ của tâm hồn.
    Hoa sen trắng: tỏ sự trong trắng không chút tà tâm.
    Hoa súng: thể hiện sự thương yêu của vợ chồng.
    Hoa hồng: tỏ sự hạnh phúc vinh dự.
    Hoa xuân huyên: mong bố mẹ khoẻ mạnh.
    Hoa violet: tỏ sự thZng thắn trung thực.
    Hoa mai: tỏ sự cứng rắn không chịu khuất phục.
    Hoa hướng dương: tỏ sự chia ly.
    Hoa lan tiêu: tỏ lòng yêu của mẹ.
    Câv si nhỏ: tượng trưng trường thọ.
    Cây vạn niên thanh: tượng trưng sự sống lâu tinh bạn lâu dài.
    Cây trúc đùi gà: dùng để chúc thọ.
    Cây trúc Nhật: tỏ sự thẳng thắn thành thực.
    Hoa mào gà: chứng tỏ lòng yêu bền vững.
    Hoa mận: tỏ sự nghi ngờ lo lắng.
    Hoa liễu rủ: tỏ sự buồn thương.
    Hoa dương liễu: tỏ sự chia tay quyến luyến.
    Hoa bạc hà: tỏ rõ đức tính tốt.
    Dây thường xuân: tượng trưng cho sự sống lâu
    Hoa nghệ tây(crocus): tỏ sự vui mừng.
    Hoa món bơ rồng: tỏ ý muốn kết bạn.
    Hoa lay ơn: tượng trưng lòng thành thực, cao quý.
    Hoa thủy tiên: tổ lòng tôn kính tự trọng.
    Quả chanh: tỏ sự yêu mến.
    Đậu đỏ: tỏ sự nhớ nhung.
    Cành hoa cau: tỏ ý hoà bình.
    Cành cây thông: tỏ ý chia tay.
    Bông mạch đổ: tỏ sự kết hợp hạnh phúc.
    Hoa mẫu đơn: chúc thành công.
    Cây thiết mộc: tỏ sự hi vọng.
    Hoa kê: tỏ sự nghiêm túc.
    Cây sồi: tỏ sự phồn thịnh.
    Cây quế: tỏ sự vinh dự.
    Hoa lan: tỏ sự nhiệt tình.
    Hoa bồ đào dại: tỏ ý thân thiện.
    Hoa đậu khấu: tỏ sự chia tay.
    Cây thạch trúc: tỏ sự vội vã và ảo tưởng.
    Hoa mẫu đơn: tỏ sự thận trọng và e thẹn.
    Quả phật thủ: tỏ lòng sốt sắng.

Chia sẻ trang này