1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tản mạn

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi ninhbinhtown, 03/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0

    Biết về ý nghĩ của chúng thì như thế ! Nhưng tặng nó trong trường hợp nào mới khó. Và liệu người được tặng có hiểu được hàm ý sâu xa như vậy không ?
    Hoa tươi đem lại cho người ta sức sống và sự tươi mát, khiến con người nảy sinh nhiều ý nghĩ tốt đẹp. Ơ'' các nước phát triển phương Tây khi đến thZm người thân, bè bạn phần nhiều tặng hoa tươi. Tập quán tốt đẹp đó cũng theo ngọn gió cải cách thổi vào nước ta, được bạn bè lớp trung niên và thanh niên ưa thích, cho đến nay cũng đã tương đối bình thường. Nhưng tặng hoa cũng như tặng quà, phải rất hiểu biết người nhận và phải có nội dung cụ thể. Tặng một cách tuỳ tiện, dễ dẫn tới sự đùa cợt và hiểu lầm. Vì vậy biết một chút thường thức về tặng hoa là rất cần thiết.
    Trai gái từ khi biết nhau cho đến khi kết hôn phải qua quá trình cầu hôn, yêu ban đầu, yêu đằm thắm. Ơ'' mỗi giai đoạn đều có một hai loại hoa để thể hiện tình cảm chân thật của mình đối với người yêu. Ơ'' các nước phát triển phương Tây, lần thứ nhất tặng hoa mào gà cho người bạn là để tỏ tình; nếu người bạn chấp nhận thì lần thứ hai tặng hoa tu-líp đỏ, để tuyên bố chính thức tìm hiểu; sau khi bước vào giai đoạn yêu ban đầu, phần nhiều tặng nhau hoa tu-líp đỏ ; khi tình cảm hai bên có chiều hướng phát triển, tâm đầu ý hợp thì lúc này có thể tặng hoa tường vi vàng hoặc hoa hồng đỏ là chính. Các vZn nhân nước ta ngày xưa thường hay tặng hoa sen để thể hiện sự ái mộ đối với người con gái.
    Khi được mời tham gia lễ cưới của bạn bè nên tặng hoa hồng, hồng bạch là chính, hoa móng rồng, cành trường xuân, làm thành bó để chúc mừng mong cô dâu chú rể hạnh phúc sống lâu. Nếu chỉ tặng hoa tươi riêng cho cô dâu thì nên tặng hoa cẩm chướng, hoa tu-líp kèm theo mấy dây ngũ vĩ thảo, như vậy càng làm cho cô dâu đẹp thêm.
    Sinh nhật bè bạn, khi tặng hoa tươi, cần phải chú ý đến tuổi tác, vị trí khác nhau. Nếu là thanh niên có thể tặng hoa hồng đỏ, hoa hồng bạch; nếu sinh nhật của người trung niên nên tặng các loại hoa xương bồ, mỹ lưu lan hoặc hoa trà; người già, phần nhiều nên tặng hoa có ý sống lâu như các chậu cảnh, vZn trúc vạn niên thanh, hoa lan, lan quân tử, cây xi nhỏ, cây la hán.
    Tiễn bè bạn người thân đi xa khi chia tay nên tặng bó hoa gồm cành san, hoa viôlét, hoa ca-la để chúc bạn hữu mọi sự tốt lành. Tất nhiên cũng có thể khi chia tay nhiều người tặng hoa thược dược, hoặc tặng cành dương liễu để tỏ lòng quyến luyến.
    Khi ta muốn động viên người khác nên tặng bó hoa có hoa pZng-xê, hồng đinh hương và hoa mẫu đơn để chúc họ thành công.
    Khi thZm bệnh nhân nên dùng hoa hồng, dạ bách hợp tỏ ý mong cho họ an tâm chữa bệnh, mau chóng khôi phục được sức khoẻ.
    Bạn thân sinh con, nếu là cháu trai nên tặng hoa mầu xanh nhạt, nếu là gái nên tặng hoa màu phấn hồng.
    Trong trường hợp đau thương nên đưa hoa cúc hoặc loại hoa không có mùi thơm.
  2. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Tết Trung thu có từ bao giờ?​
    Theo sử sách, Tết Trung thu đã có cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu.
    Theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng.
    ở nước ta và một số nước châu á khác, ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm được lấy làm ngày Tết Trung thu.
    Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.
    Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
    Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.
    Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.
    ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.
    Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, Tết Trung thu nghiễm nhiên trở thành Tết của các em từ hàng ngàn năm nay.
  3. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Bánh Trung thu​
    Tết Trung thu, phải nói đến bánh nướng, bánh dẻo, cũng giống như chiếc bánh chưng trong ngày Tết Nguyên đán.
    Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có "nghệ" đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lý mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân...
    Nhân của bánh dẻo chay tịnh, thoảng hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là "em" của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm lòng đỏ trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường... gọi là nhân thập cẩm... Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen...
    Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8 cm, chiều dày 2,5-3 cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc, có in nhãn hiệu với số nhà, tên phố. Càng hiệu lớn, càng in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng...
    Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh.
    Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Quế Xuân, Tảo Sở, ông Long, Đồng Kỵ, hoặc ông Lý, Bắc Ninh...
    Sự thật đã có một thời vẻ vang. Các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương... đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Đông Hưng Viên, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tỉnh khác không bao giờ quên. Sản phẩm của họ với cái "tạng", cái "gu" Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.
    Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân... bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng, sự tròn đầy.
    Vào những năm 1989 - 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở Đức và Bungaria, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa thu Hà Nội.
  4. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0

    Trò chơi dân gian​
    Trò chơi dân gian cho trẻ em ở nước ta có những đặc điểm nổi bật: dễ chơi, em nào cũng tham gia được chơi ở địa điểm nào cũng được, lại có cả hát kèm theo, giàu tính trí tuệ và không tốn tiền.
    Trò chơi dân gian cho trẻ em có thể chia ra làm nhiều loại. Có loại lợi dụng sức gió như chơi chong chóng, chơi trò đánh gậy, thả diều... Chỉ cần hai mảnh lá dứa bện chéo vào nhau, cắm một cái gai hoặc cái tZm nối với một khúc cành tre bằng cái đũa, có lỗ, là trẻ em đã có cái chong chóng quay tít. Cầm chong chóng chạy ngược gió thì thích biết bao. Còn thằng đánh gậy ư ? Chỉ là cành dâu, tiễn khúc, có cả chân tay, đầu mình, hai tay nối với cái "gậy". Cái gậy lại buộc với hình tròn bằng lòng bàn tay. Tất cả nối liền nhau, treo lên trước gió. Gió thổi vào hình tròn làm cái gậy quay tít. Thằng đánh gậy trở nên sinh động như võ sĩ đang múa. Thả diều thì khỏi phải nói. Chiều hè lộng gió, cánh diều bay bổng trời cao. Tiếng sáo ngân trong trẻo. Lũ trẻ nằm trên bờ đê cỏ xanh, ngẩng mặt lên dõi nhìn, sung sướng.
    Những trò chơi dùng lửa hoặc ánh sáng như rước đèn ông sao, đèn ***g, đèn hình cá ... vào đêm Trung thu hẳn không gì lộng lẫy và huyền ảo hơn. Đặc biệt nhất là đèn kéo quân (còn gọi là đèn cù). Khi ngọn nến được đốt lên, chong chóng quay, đèn cũng quay. Thế là các con vật tự nhiên chạy. Có lẽ từ cái trò chơi này, bài dân ca "Đèn cù" đã ra đời. Ông cha ta đã biết tận dụng luật đối lưu của không khí để tạo nên trò chơi thông minh và sinh động.
    Những trò chơi dùng nước cũng không ít. Trẻ em có thể gấp con thuyền giấy, hoặc một cái lá khô hay cái bẹ hoa chuối đã có thể thành thuyền được gió đưa đi bZng bZng trên mặt nước. Thời sau này, các em cho dính một tí xà phòng bánh vào đuôi mảnh giấy rồi thả ngay trong thau nước. Xà phòng tan, tạo ra lực đẩy mảnh giấy lao đi, dễ làm mà cũng không kém phần thích thú. Trò chơi dân gian Việt Nam góp phần rèn luyện trí tuệ cho trẻ em. Các em có thể ngồi quanh bàn cờ hàng giờ và tính toán nước đi sao cho thắng. Chỉ với hình vẽ bằng than, gạch non hay phấn trên sân và một ít sỏi hoặc đá dZm, các em đã có thể "chơi ô Zn quan" được rồi. Người chơi muốn thắng phải tính rải quân như thế nào để cuối cùng thu được nhiều quân của đối phương về mình.
    Phần lớn các trò chơi cho trẻ đều có tác dụng rèn nZng lực khéo tay, nhanh mắt. Từ hòn đất sét dẻo và mềm, các em có thể nặn ra đủ thứ quả hoặc con vật cực kỳ sinh động. Trẻ con theo mẹ đi chợ, đố cháu nào bỏ qua được mẹt tò he của bác thợ nặn bằng bột trắng, vàng, xanh, đỏ ... những Thánh Gióng cưỡi ngựa, Quan Công, chú Tễu... hồn nhiên và hấp dẫn. Riêng các bé gái rất mê đánh chuyền. Chỉ với 10 que chuyền và một quả chuyền bằng quả ổi xanh, quả cà, quả bưởi con bị rụng hoặc véo hòn đất dẻo vo tròn lại là xong. Các em vào trò : tay tung quả lên, lại phải nhặt que chuyền rồi bắt quả cho đúng, miệng phải nói từng câu cho hợp, cho nhịp nhàng với từng động tác. Vì thế mắt phải tinh, tay phải nhanh, khéo và chính xác. Từ nhặt một que mỗi lần đến hai que, ba que ... và cuối cùng là 10 que. Các que ấy được rải ra nên rất khó vơ, làm sao trong một giây phải vơ gọn, vơ hết, không rơi que nào và lại bắt gọn quả chuyền cũng bằng bàn tay ấy. Thế mới khó. Làm được mới giỏi.
    Trò chơi dân gian còn mang tính thể thao, rèn luyện sức mạnh và sự dẻo dai cho trẻ. Chỉ với cái mo cau rụng, đứa ngồi, đứa kéo chạy vòng quanh sân đã trở thành chiếc xe bZng bZng. Rồi nhảy dây, đá cầu, đu, nhào lộn,... đều cần đến cơ bắp vừa mạnh vừa chính xác. Cái trò "trồng nụ trồng hoa" chẳng cần dụng cụ gì mà hấp dẫn hết chỗ nói. Đây chính là môn thể thao nhảy cao không cần xà. Mới đầu nhảy qua một hai bàn chân dựng đứng thì dễ, đến khi cả bốn bàn chân và bốn nắm tay của cả hai trẻ chồng lên cao thì có lẽ đã đến sáu bảy mươi phân, nhảy qua không chạm quả là không phải đùa.
    Tính tập thể kết hợp với ca hát cũng là nét độc đáo của trò chơi dân gian cho trẻ em. Điệu múa kỳ lân đêm Rằm tháng Tám, trò chơi "thả đỉa ba ba", vừa chơi vừa hát những câu đồng dao bao nhiêu trẻ tham dự cũng được.
    Do cuộc sống lao động gắn liền với thiên nhiên hoang sơ nên trẻ em sớm biết chơi với các con vật. Ngoài chim muông, trẻ em còn biết đưa chuồn chuồn, châu chấu, cào cào vào trò chơi.
    Tiếc rằng những trò chơi hồn nhiên và hấp dẫn ấy ngày nay đang bị mai một. Hình như ở ta chưa có nhà nghiên cứu chuyên về trò chơi cho trẻ em để có thể sáng tạo ra các trò chơi mới kết hợp hai yếu tố dân gian phổ biến với hiện đại. Các nhà trường, nhất là trường mẫu giáo và tiểu học, có dạy trò chơi nhưng nặng về mục đích "học", nhẹ về "chơi". ở gia đình thì cha mẹ, anh chị hình như quá bận bịu với nhiều công việc khác nên thiếu quan tâm hướng dẫn các em chơi. Trẻ em lại phải bù đầu vào học nên ít còn giờ chơi. Nền khoa học phát triển, trò chơi điện tử xuất hiện cuốn hút các em. Cái đó cũng có mặt tốt nhưng không phải em nào cũng có tiền để chơi và nếu chơi nhiều gây mỏi mắt hại sức khỏe... Đấy là chưa kể đến một số trò chơi và đồ chơi mang tính bạo lực như súng bắn nước, súng bắn đạn nhựa, gươm, kiếm, dao gZm... gây ra không ít tai nạn cho trẻ mà nhiều bài báo đã phê phán.
    Sẽ là rất thiếu nếu chúng ta nói đến việc chZm lo cho trẻ em chỉ là Zn mặc, học hành mà không nói đến trò chơi cho trẻ. Vì vậy, theo chúng tôi, cần quan tâm cụ thể hơn nữa tới việc khôi phục các trò chơi dân gian kết hợp với tính hiện đại để thu hút trẻ em vào những cuộc chơi thật sự vui, khỏe và bổ ích.
  5. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Trung thu độc lập đầu tiên
    Gửi các em nhỏ
    Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới Trung thu và nghĩ tới các em.
    Nghĩ tới các em, anh nghĩ tới cả một thời thơ ấu của anh, của tất cả chúng anh. Anh không khỏi đau đớn và căm giận nhớ lại chuỗi ngày xanh của một bày trẻ con nô lệ của một nước nô lệ.
    Vì sự bóc lột của quân thù, không khí gia đình chúng ta đáng lẽ đầm ấm bao nhiêu, đã bị cuộc mưu sinh gay go vật lộn làm cho nặng nề và lạnh nhạt. Cha mẹ chúng ta tất nhiên lúc nào cũng chan chứa tình yêu thương chúng ta, vì đầu tắt mặt tối, lo kiếm sống cho cả nhà, nên không còn lúc nào nghĩ đến trìu mến, âu yếm các anh. Còn nói gì đến sự săn sóc về vật chất, có bao giờ các anh được đầy đủ? Các anh âm thầm lớn lên như loài cây cớm, thiếu mầu xanh, thiếu ánh nắng. Biết bao nhiêu tuổi thơ non bị hắt hủi, bị vùi dập, bị cướp công, cướp sức ngay từ tấm bé. Những người may mắn được gia đình hy sinh ghê gớm để cho ăn học thì cũng chỉ biết lo ăn học để làm thuê cho lũ giặc nước, kiếm miếng ăn thừa. Cuộc sống dã man đã giết chết ở các anh những ý cao, tình đẹp. Đời nô lệ dạy các anh sớm có những ý nghĩ thấp hèn, giả dối. Tài năng và nhân cách phát triển làm sao được. Phần đông các anh trưởng thành trong tăm tối, sống không Tổ quốc, không lý tưởng, không ngày mai. Ngày tháng trôi qua tầm thường, tẻ nhạt. Nếu không có cách mạng, kiếp người lại chỉ là kiếp của loài bò sát nép mình trong hang ẩm ướt.
    Anh vẫn biết Trung thu năm nay, một phần đông các em hãy còn thiếu cơm, thiếu áo, nói gì đến không bánh, không đèn. Một phần đông các em hãy còn lủi thủi với trăng lên. Chính vì nụ cười của các em, của tất cả các em, mà các anh và nhân dân cả nước chiến đấu và còn chiến đấu mãi. Một Trung thu gần đây, phải có có đủ đồ chơi cho tất cả các em. Tất cả các em đều phải được ăn no, mặc ấm, học tập và vui đùa.
    Trăng đêm nay, trăng sáng mùa thu năm Độc lập đầu tiên, không còn vẻ yếu ớt và lạnh lùng của những trăng xưa. Anh nghĩ tới các em, nghĩ tới hoàn cảnh đang đổi mới của các em, anh phấn khởi vui mừng.
    Đêm trăng sáng, các em hãy nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai. Các em ạ, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống rộng rãi và tươi đẹp vô cùng. Mươi, mười lăm năm nữa thôi, các em lớn lên sẽ thấy cũng ánh trăng này trên dòng thác đổ làm chạy máy phát điện mãnh liệt của nước nhà. Các em sẽ thấy cũng ánh trăng này ở giữa biển rộng, trên con tàu lớn cắm cờ đỏ sao vàng. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít và cao thăm thẳm, dãi trên những đồng lúa mênh mông, hay đuổi theo những đoàn tàu băng băng chạy trên đường sắt ngút ngàn. Biết đâu chẳng có những em sẽ cưỡi máy bay vui Trung thu giữa trời cao, càng ngắm rõ chị Hằng hơn?
    Ôi, cuộc sống ngày mai, cuộc sống của các em, cuộc sống say mê nồng cháy. Đời sẽ là một bản đàn rực rỡ có muôn vạn âm thanh. Các em sẽ viết bài thơ bằng sắt thép và bằng lửa đỏ lòng trai: bài thơ của xây dựng ấy.
    Trăng đêm nay sáng quá. Trăng đêm mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em và nghĩ tới các em, nghĩ tới ngày mai của các em, lòng anh bị kích thích, hăng hái, dạt dào. Anh nắm chắc lấy súng. Lúc này, anh dám chấp cả một đại đội quân thù.

    (Cờ Giải phóng, 20-9-1945)
  6. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm tháng Tám âm lịch. Tết Trung Thu là tết của trẻ em.
    Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.
    Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn ***g, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ.
    Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.
    * Thi cỗ và thi đèn
    Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.
    * Hát Trống quân
    Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.
    * Múa Sư tử (múa lân)
    Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Đám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Đám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.
    Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền.
  7. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Trung thu khắp nơi
    Nhật Bản
    Mỗi nZm nước Nhật có hai hội thưởng trZng (theo Âm lịch). Hội đầu là ZYUYOGA, gắn với phong tục cổ truyền "Otsuki-mi" (có nghĩa là ngắm trZng vào ngày rằm giữa mùa thu), kế đến là hội ZYUSANYA nhằm ngày 13 tháng 10. Theo tục lệ, hễ ai đã dự hội trZng đầu thì cũng phải dự hội thưởng trZng sau, nếu không sẽ gặp xui xẻo. Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trZng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ SAMOURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước. Theo truyền thống, để chuẩn bị cho đêm ZYUYOGA, mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay hoa trong nhà. Mâm cỗ trông trZng (gồm: Bánh nhân táo, dưa hấu, hạt dẻ và các loại hoa quả khác) được bày trên một bệ đứng hoặc bàn, đặt ở ngoài hiên nhà hoặc gần cửa sổ. Người NB cho rằng có thỏ sinh sống trên mặt trZng, vì vậy khi ngắm trZng thường tưởng tượng như đang thấy hình một chú thỏ đang Zn bánh bao.
    Trung Quốc
    Rằm tháng tám hay rằm Trung thu là một trong những lễ hội được tổ chức lớn nhất ở Trung Quốc - được tổ chức vào ngày 15-8 âm lịch. Người xưa cho rằng đó là ngày mà mặt trZng đạt tới độ sáng nhất và tròn nhất.
    Rằm tháng tám hay được gọi là lễ hội của phụ nữ. Mặt trZng tượng trưng cho vẻ đẹp và sự duyên dáng. Trong khi người phương Tây thờ Mặt trời biểu trưng cho sức mạnh thì người phương Đông lại ngưỡng mộ mặt trZng. Mặt trZng tượng trưng cho đức hạnh của người phụ nữ và đồng thời còn là một người bạn đáng tin cậy. Người Trung Quốc thường đặt tên cho con gái là Nguyệt với mong ước chúng sẽ đáng yêu và xinh đẹp như trZng vậy.
    Ở Trung Quốc có rất nhiều truyền thuyết về chị Hằng. Nếu nhìn lên mặt trZng đúng ngày rằm Trung thu trẻ con sẽ nhìn thấy được chị Hằng, lúc đó nếu em nào có điều ước với chị Hằng trên cung trZng thì sẽ được toại nguyện.
    Người Trung Hoa tổ chức lễ mừng trZng vào đêm rằm tháng 8. Đêm ấy, họ bầy tiệc cũng ông bà, cha mẹ và quây quần Zn bánh Trung thu. Sau đó, trẻ em và người lớn dự những cuộc vui chơi như múa lân, rước đèn cá chép hay đèn kéo quân. Tương truyền, đèn cá chép do ông Bao Công nghĩ ra để trừ yêu quái do cá chép biến thành, thường hiện ra vào các đêm trZng. Mặt trZng cũng là chủ đề cho những bài thơ, đêm đó cũng dành cho những hẹn hò đôi lứa, là lúc mà bạn hữu gặp nhau. Ngày rằm tháng tám mang một ý nghĩa thật đặc biệt cho tất cả những ai tin vào sức mạnh siêu nhiên của Mặt trZng.
    Campuchia
    Lễ mừng Trung thu của người dân Campuchia không diễn ra vào dịp trung thu tháng 8 mà chậm lại đến tết Hạ Nguyên Âm lịch. Họ vẫn giữ lễ mừng trZng, lễ đó gọi là "OK OM POK" hay "pithi sampes prZk khe". Buổi lễ được tổ chức vào ban đêm, với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, các loại khoai, mía... Họ cũng tổ chức các cuộc vui như hát tuồng, thả đèn giấy và thả thuyền trên những con sông.
    Hàn Quốc
    Chusok hay còn gọi là lễ tạ ơn được tổ chức vào ngày rằm tháng tám là một trong những ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Lễ hội diễn ra suốt vụ mùa, vì thế đây là dịp để người dân lễ tạ tổ tiên đã mang lại cho họ lúa gạo và quả ngọt.
    Lễ hội được tổ chức từ đêm trước đêm rằm và chỉ kết thúc sau ngày 15/8 âm lịch. Trong dịp này, người Hàn Quốc luôn dành 3 ngày nghỉ để quây quần bên gia đình và bè bạn. Mọi người cùng nhau thưởng thức mòn bánh "Songphyun". Thứ bánh đặc biệt này được làm từ gạo, đậu xanh, vừng và hạt dẻ. Sau đó, cả gia đình đi thZm mồ mả, tổ tiên để bày tỏ lòng kính trọng, họ cúng gạo và hoa quả. Buổi tối, trẻ em mặ hanbok "một loại váy cổ truyền Hàn Quốc) mà chúng rất yêu thích, cùng nhày múa vòng tròng dưới ánh trZng. Cũng như ngày lễ tạ ơn ở Mỹ, Chusok là dịp để gia đình cùng tổ chức tạ ơn chúa trời.​
  8. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Sự tích đèn kéo quân​
    Ngày xưa, gần đến dịp tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chũng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho Vua vừa ý.
    Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức. Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu thảo. Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán rằng:
    - Ta là Thái Thượng Lãn Quân, thấy nhà ngươi nghèo khó nhưng ăn ở hiếu thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua.
    Hôm sau theo lời dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm chiếc đèn. Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng 8 cũng vừa đến. Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua. Nhà Vua xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hài lòng. Khi Vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng:
    Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn.
    Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, thì con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện những cá tính của con người.
    Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy nhờ sự khéo léo của mẹ con Lục Đức. Vua ban thưởng cho mẹ con chàng rất hậu và phong cho Lục Đức làm Van Hộ Hầu.
    Từ đó, mối khi đến tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân.
  9. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Trò chơi một thuở​
    Trẻ con thời nào cũng nghịch, tớ mới khám phá ra điều ấy khi ông nội móm mém kể rằng ông nội còn cất trong kho chiếc gậy tre ngày xưa vẫn dùng để gọi bố tớ về nhà sau mỗi cuộc đánh quay, bắn súng phốc ngoài bãi bóng...
    Còn bố thi thoảng lại lắc đầu: "Trẻ con bây giờ ngoài mấy cái trò chơi nhét pin chạy ì xèo, lồi mắt vì ngồi trước màn hình tivi, máy tính thì chẳng còn gì để chơi". Tất nhiên, tớ không hẳn đống ý với bố vì trẻ con mỗi thời mỗi khác, nhưng mẹ bấm tớ ngồi yên nghe bố kể chuyện. Khơi đúng mạch có khác, bố càng lúc càng say sưa...
    Mỗi dịp phiên chợ hoặc ngày lễ ngày tết, cả lũ trẻ con cùng phố lại lếch thếch kéo nhau đi mau đồ chơi. Đứa nào đứa ấy phải đập lợn đất để chơi xả láng trong những ngày này. Có thứ đồ chỉ vài xu đến một hào là cùng. Ngày ấy, xịn như chú Khoát con ông Môn bán phở mới có cái tàu thuỷ bằng sắt tây sơn xanh đỏ, đổ dầu hoả cho vào chậu nhôm đầy nước mới chạy phạch phành phạch, xì khói ngoằn nghoèo. Những đứa còn lại, đứa thì mua xúc sắc quay, con rắn giấy chạy trên bánh xe bằng lõi cuộn chỉ, đứa lại mua quay, mua chong chóng tre, rằm Trung thu thì mặt nạ ông địa, đầu sư tử, đèn kéo quân, đèn ***g ngũ sắc... Nhiều nhà tất cả trẻ con đều chơi chung một thứ đồ chơi từ nZm ngoái được bọc cẩn thận trong giấy bóng để giành đến nZm nay.
    Ngày xưa đồ chơi đơn giản thế sao hấp dẫn bọn trẻ chơi mê mải đến quên Zn quên ngủ, hò hét loạn cả khu tập thể. trò chơi thì nhiều vô kể nên những trò nghịch dại cũng chẳng hiếm. Bố cho tớ xem những vết tích của một thời như: cái sẹo đuôi mắt trái do đánh khZng, vết quay bổ gần mắt cá chân đến bây giờ tỉnh thoảng vẫn còn buốt. Chú Hoà em bố vì chơi súng phốc cũng suýt bị đi bệnh việm mổ mắt. Còn biết bao nhiêu chuyện mà bố kể tớ cứ mắt chữ O miệng chữ A giỏng tai lên mà nghe. Công nhận tuổi thơ của bố có nhiều chi tiết "dữ dội" thật. Bố bảo tuổi thơ của bố có thể viết thành truyện ký giống như "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà vZn Tô Hoài. Mẹ tủm tỉm cười "Bố chỉ ước ao bao giờ cho đến... ngày xưa thôi.
  10. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Lại môt Trung Thu nữa sắp đến rồi ! Nghĩ đến thì vui mà trong lòng thì lại thấy buồn ! Có lẽ chẳng còn cái thời nghịch như quý sứ, tay cầm súng nước bắn nước mắm tôm. Cầm gậy gộc, đi đánh nhau với các Trại ở phố khác .
    Buồn và hiểu được vì sao tôi buồn !
    Thèng nào đung đen' mình koi nhu đi đut' doài còn rì ...
     

Chia sẻ trang này