1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tấn pháp Nhất Nam - Những điều không nằm trong sách

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi NhatNamTu, 11/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Cái bác TroiOiBoToi ra này cứ chọc em hoài !
    Đầu óc bác mơ màng ở đâu ấy, em định viết tiếp mấy bài đánh nằm nhưng lại sợ bác nghĩ đến cái khác thì ngượng lắm.
    Thôi tặng bác mấy nụ cười cho vui nhé:
  2. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Bạn cứ viết ra cho vui cửa vui nhà.
  3. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    @ NhatNamTu
    Tại sao các dòng võ Việt nam luôn đề cao việc rèn luyện đứng tấn và tập chuyển trọng tâm cơ thể từ chân nọ qua chân kia?
    * Về lý thuyết, trọng tâm càng thấp thì càng vững. Việc đứng tấn thấp làm chân không duỗi hết (như lò xo nén sẵn) giúp tạo lực bật khi cần, mặt khác việc luyện tấn cũng là bài tập rất tốt cho sức mạnh đôi chân. Tất nhiên việc sử dụng tấn được nhuần nhuyễn và tự nhiên (tới mức dùng được trong chiến đấu như một bản năng thứ 2) đòi hỏi phải khổ luyện. Trong thực tế có rất nhiều đấu sĩ khi ra thi đấu thì đánh mất hoàn toàn đường nét kỹ thuật đặc trưng dẫn đến không phân biệt được môn nào với môn nào, phải chăng họ không ứng dụng được những kĩ thuật đã luyện vào chiến đấu?(đấy chỉ là một thắc mắc cá nhân của tôi)
    Việc đảo trọng tâm từ chân nọ qua chân kia có vai trò quan trọng trong đánh cận chiến, nó giúp võ sĩ tạo xung lực khi phát đòn (mà không đủ khoảng cách để tạo đà), hoặc giúp tránh né đòn mà không mất khoảng cách với đối thủ, đảm bảo cho việc phản đòn kịp thời và hiệu quả.
    Tại sao các dòng mới khi đá thì chân tấn gần thẳng, nói chung là bung hết và lấy thăng bằng nhờ điều chỉnh tay và thân trên. Nhưng với Nhất nam và các dòng võ Việt nam lại không có thẳng chân trụ và không dùng tay để lấy thăng bằng ...
    * Một số môn võ trọng việc tấn công, khi công họ đặt sức mạnh công phá lên hàng đầu nên không quan tâm mấy đến yếu tố thủ trong đòn công. Do vậy đòn đá các môn này thường vươn xa-cao hết tầm, vung mạnh hết sức. Nguyên lý phát lực là momen xoắn, nếu chân và hông xoắn theo chiều này thì tay và thân trên phải xoắn theo chiều ngược lại để tạo momen cân bằng. Cách đánh này khi chạm mục tiêu thì công phá rất lớn, ngược lại nếu trượt mục tiêu thì mất khá nhiều thời gian để lấy lại trạng thái sẵn sàng cho đòn tiếp theo. Khoảng thời gian này dễ bị đối thủ khai thác phản đòn. Nhất Nam có kĩ thuật Lơi - Ập có thể dùng để khai thác những sơ hở kiểu này.
    Nhất Nam có quan điểm thận trọng hơn trong chiến đấu, trong công có thủ nên khi dùng đòn đá thì hai tay không vung rộng giữ thăng bằng mà tham gia vào che chắn các khoảng mặt và hạ bộ. Việc lấy thăng bằng được đảm bảo bằng ép lườn, đổ thân lên trước (chứ không ngả thân ra sau). Chân trụ thường không duỗi thẳng mà hơi chùng để đứng vững hơn, mặt khác NN cũng không chủ trương đá thật cao nên không cần duỗi quá thẳng (thậm chí kiễng lên khi đá như Muay).
    Hai câu hỏi của bác quanln_2006 là hai câu hỏi khó. Tôi chỉ có thể trả lời trong giới hạn hiểu biết cá nhân tôi mà thôi. Rất mong các bác khác cũng tham gia trả lời hai câu hỏi này, tôi thấy nó rất có ích để bàn luận

  4. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng đồng tình với anh NNT là nếu bị trúng đòn mà trụ vững không biết nương theo chiều tấn công là ăn cho hết lực của đối thủ .tay chân phải đồng bộ theo cùng chiều thì mới trở lại thế cân bằng nhanh ....
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    * Một số môn võ trọng việc tấn công, khi công họ đặt sức mạnh công phá lên hàng đầu nên không quan tâm mấy đến yếu tố thủ trong đòn công.
    ___Cái này một phần do ông thầy nữa.
    * Do vậy đòn đá các môn này thường vươn xa-cao hết tầm, vung mạnh hết sức. Nguyên lý phát lực là momen xoắn, nếu chân và hông xoắn theo chiều này thì tay và thân trên phải xoắn theo chiều ngược lại để tạo momen cân bằng. Cách đánh này khi chạm mục tiêu thì công phá rất lớn, ngược lại nếu trượt mục tiêu thì mất khá nhiều thời gian để lấy lại trạng thái sẵn sàng cho đòn tiếp theo.
    ___Không hẳn như vậy đâu bác ạ(phần chữ vàng). Cái này là do người tập chưa đến nơi thôi.
  6. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Cũng có lý! Năng lực cá nhân không thể cho thấy hết được chỗ hay dở của một phương pháp
    Được NhatNamTu sửa chữa / chuyển vào 09:09 ngày 30/05/2006
  7. TroiOiBoToiRa

    TroiOiBoToiRa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    chọc là " chọc" thế nào, ai mà dám " chọc", tớ với cậu "cùng giới" mà hehe
    viết ra mà không cho người khác bình luận thì viết ra có ích gì đâu, khen cũng tốt , mà chê cũng tốt. Có khen, có chê mới biết được hay dở chỗ nào, yếu khuyết chỗ nào , cái gì có mà chính bản thân ta không nhận thức được, cái gì khuyết mà ta cần bổ xung học tập, tớ viết thế cho vui chớ có ác ý gì đâu, mà viết thế là kiểu gợi mở đó chớ , cậu cứ câu nệ tiểu tiết đi sâu vào thù hằn cá nhân quá nên không thấy ý tốt của tớ hehe , kể ra định lực cũng khá nhưng chưa giải toả tâm lý được mà đối đòn thì chưa phải giải pháp toàn vẹn .
  8. quannl_2006

    quannl_2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời vẫn chưa thoả đáng lắm, cố gắng phân tích thêm đi. Liên hệ với các thể loại, hình thức khác, mổ xẻ chi tiết từng yêu cầu, tư thế , yếu quyết ...
    + Tại sao cầu thủ bóng đá họ không tập tấn mà chân vẫn khoẻ, chạy vẫn bền...
    + Học võ để làm gì, đối tượng tác động qua lại, các nguyên lý khoa học thực nghiệm được áp dụng...
    + Cách phát lực ra đòn của võ Việt, nguồn năng lượng từ đâu bùng ra, di chuyển thế nào...
    + Tại sao khi đối kháng mất đi nét đặc trưng - có phải tại tập cơ bản quá ít, không thành phản xạ có điều kiện, khi tập không được chỉ dẫn cụ thể về nguyên lý, chỉ nhìn động tác của thầy rồi tập theo - tập mà không hiểu - lười tập ...
    + Khi đối kháng Nhất nam thủ cao hay thấp, di chuyển chủ yếu bằng sức bật của bàn chân hay đảo thân , chuyển tấn , đánh trường đòn hay cận chiến...
    + Các bài tập nâng cao sức mạnh , độ bền, dẻo, sức chịu... ( khởi quyền, khởi thổ ... của Nhất nam chả hạn ) chú trọng vào các vùng nào, hệ gân, cơ, xương, thần kinh... nào
    + Tại sao với cấp thấp thì chỉ tập đánh gió, yêu cầu đặt ra là tập nhẹ và nhiều...
    hihi vài dòng thế thôi, tự tìm thêm lý do để mổ xẻ đi nhé.
    Chúc vui !
    Được quannl_2006 sửa chữa / chuyển vào 15:18 ngày 31/05/2006
  9. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    viết ra mà không cho người khác bình luận thì viết ra có ích gì đâu, khen cũng tốt , mà chê cũng tốt. Có khen, có chê mới biết được hay dở chỗ nào, yếu khuyết chỗ nào , cái gì có mà chính bản thân ta không nhận thức được, cái gì khuyết mà ta cần bổ xung học tập, tớ viết thế cho vui chớ có ác ý gì đâu, mà viết thế là kiểu gợi mở đó chớ , cậu cứ câu nệ tiểu tiết đi sâu vào thù hằn cá nhân quá nên không thấy ý tốt của tớ hehe , kể ra định lực cũng khá nhưng chưa giải toả tâm lý được mà đối đòn thì chưa phải giải pháp toàn vẹn .
    [/quote]
    Cảm ơn các bác có lòng quan tâm. Vấn đề chuyên môn mà các bác đặt ra chúng mình cùng thư thả trò chuyện nhé!
  10. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, mệt như thi vấn đáp mà chưa ôn bài vậy
    + Tại sao cầu thủ bóng đá họ không tập tấn mà chân vẫn khoẻ, chạy vẫn bền...
    -- Để tập khoẻ chân thì có rất nhiều cách, tập kiểu cầu thủ cũng rất tốt. Nhưng phương pháp tập kiểu cầu thủ theo em không phục vụ nhiều cho mục đích chiến đấu bởi tính chất vận động của hai môn là khác nhau.
    + Học võ để làm gì, đối tượng tác động qua lại, các nguyên lý khoa học thực nghiệm được áp dụng...
    -- Câu này thì nằm ngoài khả năng của em rồi
    + Cách phát lực ra đòn của võ Việt, nguồn năng lượng từ đâu bùng ra, di chuyển thế nào...
    -- Câu này em không thể đại diện cho các môn võ ta khác mà trả lời vì chưa có điều kiện nghiên cứu. Về Nhất Nam em sẽ trình bày từ từ.
    + Tại sao khi đối kháng mất đi nét đặc trưng - có phải tại tập cơ bản quá ít, không thành phản xạ có điều kiện, khi tập không được chỉ dẫn cụ thể về nguyên lý, chỉ nhìn động tác của thầy rồi tập theo - tập mà không hiểu - lười tập ...
    -- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cùng một hậu quả, nhưng tựu trung vẫn là không tạo được phản xạ có điều kiện theo yêu cầu chuẩn của kỹ thuật
    + Khi đối kháng Nhất nam thủ cao hay thấp, di chuyển chủ yếu bằng sức bật của bàn chân hay đảo thân , chuyển tấn , đánh trường đòn hay cận chiến...
    -- Khi đối kháng thủ cao hay thấp tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thực tế, thói quen của mỗi đấu sĩ. Thế thủ cơ bản nhất khi cả hai đang đứng ngoài tầm đánh là: ẩn thượng nhị quyền, hoặc ẩn thượng hạ nhị quyền (chân tấn đứng kiểu trảo mã, tay thủ 2 quyền cùng ở ngang tầm mặt hoặc một trên một dưới). Đặc điển nổi bật của thế thủ NN là: quyền, vai trước, vai sau và đối thủ cùng nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng (để giảm tối đa diện có thể chịu đòn), lườn ép tối đa để thu hẹp khoảng cách giữa vai và gờ trên xương hông nhờ vậy khu vực sườn phía trước được giấu kín. Về di chuyển thì "nhất động toàn động" mỗi chuyển động dù nhỏ đều có sự tham gia của tổng thể. Sức bật tại bàn chân đóng góp khá lớn trong di chuyển. Về đòn thế, NN thiên về cận chiến ít vươn hết tầm tay hoặc chân và bù đắp lại (cho tầm đòn ngắn) bằng thân pháp.
    + Các bài tập nâng cao sức mạnh , độ bền, dẻo, sức chịu... ( khởi quyền, khởi thổ ... của Nhất nam chả hạn ) chú trọng vào các vùng nào, hệ gân, cơ, xương, thần kinh... nào
    -- Câu hỏi này xin phép trả lời sau.
    + Tại sao với cấp thấp thì chỉ tập đánh gió, yêu cầu đặt ra là tập nhẹ và nhiều...
    -- Với cấp thấp, mục tiêu đào tạo chính là tạo thói quen đúng, tư thế đúng. Việc xây dựng phản xạ đúng cần phải lặp đi lặp lại một cách chuẩn xác và kiên trì. Nếu không sẽ dẫn đến việc tập thì đúng mà thi đấu lại quẳng hết kỹ thuật ở ngoài sàn đấu: đánh nhau như ngoài chợ. Tập mạnh ngay từ đầu dễ dẫn đến sai kỹ thuật rất khó sửa chữa về sau này.
    Được NhatNamTu sửa chữa / chuyển vào 18:03 ngày 31/05/2006

Chia sẻ trang này