1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tầng 2 nhà CHUM LỐNG - Chuẩn bị Tây Côn Lĩnh tết dương - Hàm Lợn đã qua, tiếp tục Ngọa Vân - Yên Tử

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi nestxanh, 01/08/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. deadsea2503

    deadsea2503 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2009
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Đang cái lúc nước sôi lữa bỏng thế này mà buzzz yahoo chẳng thấy mặt nàng đâu, alo thì ko liên lạc được. Chờ mãi mới được cái chỗ cho chị đấy. Bay cung hơi xa, giá hơi cao. HN - Tokyo - Dalas - Houston bay 00h ngày 24/8. 13h20 tới Houston, chẳng biết ngày 24 hay 25 . Bay của American airlines. Còn duy nhất hãng này có khả năng xin chỗ đc thôi. Ngủ dậy thì buzzz em để còn bít đường xin xỏ nhé.
    Vụ off T5, nhà mình xem có mang laptop đi tập hợp ảnh ko ạ? Nếu mà có thì chắc phải kiếm chỗ nào cắm đc cái phích, đảm bảo năng lượng cho cái máy chứ nhỉ
  2. SyNghiTran

    SyNghiTran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    Cả nhà ơi. Vụ này thế nào.
    Đêm nay về Hải Phòng ngắm chứ nhỉ?
    =================================
    http://www.2dep.net/f141/mua-sao-bang-perseid-12735/
    Mưa sao băng Perseids rạng sáng 13/8
    Vào giữa tháng 8 này chúng ta sẽ được dịp quan sát một sự kiện thiên văn thú vị, đó là mưa sao băng Perseids ?" một trong những trận mưa sao băng lớn nhất của năm. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn chọn thời điểm tối ưu và cách thức quan sát Perseids năm nay. Nguồn gốc của mưa sao băng Perseids:
    -Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại nghi nhận từ năm 36. Chúng ta có thể quan sát được đợt mưa sao băng này từ 17-7 đến 24-8 hằng năm khi đám mây bụi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất. Vào thời gian mưa sao băng diễn ra cực điểm khoảng 12-8 hàng năm, người ta có thể đếm được trung bình 50 sao băng trong 1 giờ (Tuy nhiên theo tính toán năm nay sẽ lên đến 100 sao/giờ). Các thiên thạch nhỏ với vận tốc hơn 60km/s bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.
    -Từ năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là đám mây bụi và những mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) trải dài trên quĩ đạo của nó quanh hệ Mặt Trời.
    Sao chổi S-T xuất hiện vào năm 1862 và được đặt tên theo 2 người khám phá ra nó là Lewis Swift và Horace Tuttle. Đây là 1 sao chổi lớn có chu kỳ 120-130 năm. Quĩ đạo của nó khiến các nhà khoa học phải lo lắng vì khả năng đâm vào Trái Đất trong lần gặp gỡ tới vào năm 2126.
    Perseids năm nay sẽ thế nào?
    Năm nay cực điểm của Perseids theo dự báo của trang IMO (International Meteor Organization | International Collaboration in Meteor Science) sẽ rơi vào 11h30m-14h00m UT ngày 12/8, chuyển sang giờ Việt Nam ta sẽ là 18h30m-21h00m cùng ngày. Rất tiếc vào thời điểm này chòm Perseus (Anh Tiên)-tâm điểm (Radiant) của sao băng chưa mọc lên khỏi đường chân trời do đó ta không thể quan sát được đúng vào cực điểm. Thế nhưng hãy yên tâm vì Perseids là một trận lớn nên dù qua giờ cực điểm thì tần suất sao băng vẫn còn rất cao, ta sẽ cố chọn thời điểm quan sát càng gần cực điểm càng tốt. Vào khoảng thời gian này chòm Perseus mọc vào khoảng 0h, nghĩa là theo lý thuyết ta có thể bắt đầu quan sát sao băng từ 0h, nhưng trên thực tế lớp khí quyển dày đặc, mây và sương gần chân trời sẽ cản trở rất nhiều những ánh sao băng. Theo kinh nghiệm ta chỉ nên quan sát khi chòm Perseus đã lên cao cách chân trời 30 độ trở lên (Nếu dang thẳng cánh tay trước mặt, 30 độ tương đương chiều rộng của 3 nắm tay bạn). Vì vậy thời gian quan sát tối ưu sẽ từ lúc 2h sáng (rạng 13/8) trở đi lúc chòm Perseus (Anh Tiên) đã lên cao khoảng 30 độ khỏi chân trời Đông Bắc, và khi đó Mặt Trăng cũng vừa lặn mất. Ngoài ra vào rạng sáng ngày 12 và 14 lân cận cũng hứa hẹn sẽ có rất nhiều sao băng.
    Cách xác định chòm Perseus:
    Muốn xác định được dễ dàng, bạn nên chờ đến khoảng 3h khi chòm chòm Perseus đã lên cao hơn. Hãy nhìn đúng hướng Đông Bắc, cách chân trời khoảng 20 độ (chiều rộng 2 nắm tay) bạn sẽ dễ dàng thấy được một ngôi sáng màu vàng nổi bật, đó chính là sao Capella của chòm Auriga (Ngự Phu). Bây giờ chếch về phía tay phải lên cao khỏi chân trời khoảng 30 độ có một sao nổi bật khác màu đỏ cam mang tên Aldebaran của chòm Taurus (Kim Ngưu), hãy kiểm tra lại Capella và Aldebaran vừa tìm cách nhau khoảng 3 nắm tay để chắc chắn. Từ 2 sao vừa tìm này bạn hãy chú ý chúng tạo với sao Algol của chòm Perseus 1 tam giác gần cân với đỉnh là Aldebaran (xem hình). Từ sao Algol chếch xuống phía dưới bên trái một chút là sao Mirfak có độ sáng gần tương đương. Hai vì sao chính của chòm Perseus này sẽ giúp bạn lần ra các sao phụ khác xung quanh.
    Nếu bạn chưa tìm được chòm Perseus, đừng lo lắng! Quan sát mưa sao băng hoàn toàn không phụ thuộc một vị trí quá cụ thể trên bầu trời mà chỉ cần sự quan sát tổng quát cả vùng trời rộng hướng về nơi có tâm điểm của trận. Hãy quay mặt về đúng hướng Đông Bắc và nhìn cả vùng trời ấy là bạn đã có thể yên tâm chiêm ngưỡng sao băng rồi.
    Sơ lược quang cảnh các chòm sao trong đêm sao băng 12 rạng 13:
    Lúc 2h bầu trời có vẻ vắng lặng các ánh sao sáng, 2 sao Capella và Aldebaran đang lấp lánh lên cao dần từ vùng trời thấp phía Đông. Nếu hướng Tây lúc này không bị khuất cây cối, nhà cửa bạn có thể bắt gặp sao Mộc màu vàng rất sáng cùng ánh trăng rất sát chân trời đang dần lặn khuất. Vắng đi ánh trăng là một lợi thế cho ?ođêm sao băng? của chúng ta. Hướng mặt về phía Bắc lúc này bạn sẽ thấy được trọn vẹn gia đình Hoàng Gia gồm các chòm Cassiopeia (Tiên Hậu) với hình chữ M nghiêng đặc trưng, Cepheus (Tiên Vương) gồm 5 sao chính hình cái nhà úp ngược, phía trên cao gần thiên đỉnh bạn sẽ bắt gặp Ô vuông lớn của chòm Pegasus (Phi Mã), kề bên là nàng công chúa Andromeda, con gái rượu của Tiên Vương và Tiên Hậu. Gần phía dưới Andromeda chính là dũng sĩ Perseus (Anh Tiên), người tình của nàng và cũng là tâm điểm chú ý của chúng ta đêm nay. Phía Tây bắc lúc này ta bắt gặp lại bộ 3 chòm Lyra (Thiên Cầm), Cygnus (Thiên Nga), Aquila (Thiên Ưng) ?" Tam Giác Mùa Hè đang chiếm lĩnh.
    Từ 4h sáng trở đi, vùng trời sao lộng lẫy mùa đông bắt đầu hiện rõ phía trời Đông theo sau chòm Perseus. Đó là các chòm Auriga (Ngự Phu) với sao alpha mang tên Capella rất sáng, chòm Taurus (Kim Ngưu) với hình chữ V ngược đặc trưng, giữa Taurus và Perseus có một cụm sao mờ lấp lánh ?" tinh vấn Pleiades (Thất Nữ). Nằm bên phải Auriga lúc này ta gặp gỡ chòm Orion (Lạp Hộ) quen thuộc mùa đông với 3 sao thắt lưng thẳng hàng không lẫn vào đâu được.
    Một số kinh nghiệm cá nhân cho quan sát mưa sao băng:
    - Quan trọng nhất là điều kiện thời tiết, trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng bạn nhé! Nếu thời điểm hiện tại có nhiều mây, đừng vội thất vọng vì bầu trời mùa mưa rất thất thường. Ánh sáng của trăng hay ánh sáng đèn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chiêm ngưỡng các sao băng. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng bạn có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần nếu quan sát ở thành phố.
    - Tính kiên trì cũng không kém quan trọng! Mưa sao băng không có nghĩa là ?osao bay như mưa?, ở một trận lớn như Perseids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau 1 đến vài phút, đôi khi bầu trời sẽ ?olặng thinh? một lúc rất lâu nhưng có lúc chúng "xẹt" liên tục 2-3 cái.
    - Nên thay đổi vị trí quan sát liên tục cả vùng trời rộng đừng tập trung một chỗ. Đừng hiểu nhầm tâm điểm ở chòm Perseus có nghĩa là sao băng chỉ bay từ đó ra, nó có thể xuất hiện ở những chòm sao khác thậm chí rất xa tâm điểm, nhưng nếu để ý ta sẽ thấy đường kéo dài hướng bay của sao băng có vẻ chụm lại ở chòm Perseus.
    - Do từ 3h trở đi vị trí chòm Perseus cùng ?ovùng trời sao băng? sẽ lên khá cao gần trên chân trời Đông bắc nên việc đứng quan sát sẽ làm cổ bạn rất mỏi, nên tìm một nơi để nằm như ghế bố, võng?sẽ thoải mái hơn rất nhiều và giúp ta kiên trì quan sát.
    - Chú ý giữ ấm, tránh sương, thức ăn và thức uống nóng tại chổ sẽ thêm phần thú vị đấy.
    Hi vọng những hướng dẫn trong bài sẽ giúp bạn chuẩn bị cho ?ođêm sao băng? của bạn tốt hơn. Nếu thời tiết thực sự tốt và quang mây, một cảnh tượng rất đẹp với những vệt sao băng bay ngang bầu trời trên nền là vùng sao có thể nói sáng và đẹp nhất đang chờ đón bạn. Sao không tạo cho mình một ?obuổi tiệc sao băng? nho nhỏ bên người thân, hay ?ongười ấy? của bạn nhỉ, sẽ rất lãng mạn và đáng nhớ đấy.
    Chúc bạn một đêm đẹp trời!
    Được synghitran sửa chữa / chuyển vào 10:18 ngày 12/08/2009
  3. na989619

    na989619 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    @Hoan hô anh Nghị, anh toàn nghĩ ra những cung độc, độc và bất khả thi.
    @Em thấy là nhé, anh Sake mà đi off là có người đc 5k, chị Bún đi chơi là đc ủng hộ 5k, lần trước chị H.Anh hay ai đấy cũng đc vận động là "đi thì đc 5k",...... Vụ cuối tuần này có khi em cũng đăng kí chân dập dòm thôi để đc vận động 5k tiền nước
    @Vụ in áo í mà: em đăng kí in ảnh anh Nghị mặc quần đùi, bên dưới là nick anh trưởng đoàn nhà mình, dưới nữa là chữ kí thứ 2 của anh Nest nhé. Cho giai nó thèm
    @ vụ ảnh ọt: hình như ảnh vụ này ít lắm, các phó nháy cop vào usb rồi mang đi có đc ko ạ. Đến nơi chỉ cần 1 cái lap là đủ share ạ.
    @Nest kaka chốt chỗ off đi để em liệu có mang mực và rượu ko ạ. Tình hình là như anh Nest đã giải thích hôm trc, mực nhà em hình như cũng toàn mực đực, chúng nó xâu xé nhau tanh bành. Hôm trc có gần chục con, hnay còn có 4 con hay sao á. Em vô tội
    Được na989619 sửa chữa / chuyển vào 11:48 ngày 12/08/2009
  4. Nobitus

    Nobitus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2009
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Có gì mà bất khả thi hả La già, hay chuyển thời gian vụ off đi, tối nay off bến Hàn Quốc, trà đá, rượu mực đê, nửa đêm ngắm Mưa Sao Băng ở cái bến Hàn này lun (đọc báo thấy tối nay là đẹp nhất trong chuỗi thời gian này)
    Bà con ơi, tối mai em bận, chuyển off tối nay nhá. pờ lì zờ bà con đới
    Nhìn ảnh La già bên chong chóng và series ảnh của La già trong máy ảnh của Bún mà "bỗng dưng muốn ước" dưới chùm mưa sao băng
    (chú thích: anh đang dậm chân thình thịch luôn đó :D )
  5. na989619

    na989619 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    vote cho off tối nay, vote cho bến HQ (nhưng ko liên ca đến series ảnh trong máy chị bún nhá )
  6. bunrieukomamtom

    bunrieukomamtom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Đừng lo gái ạ, có j chị sẽ post lên đây vì chụp bằng máy dđ nên nhẹ hều à, mà ai cũng khen chân gái dài thế.
    Chú Tus còn đòi ghép ảnh với em đấy, có cho ko nào????
    @all:Vote cho tối nay nhé
  7. SyNghiTran

    SyNghiTran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    0
    Quái! Ko thấy vote tin nhắn của mình.
  8. yoursake

    yoursake Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    760
    Đã được thích:
    7
    Voi te cho mấy cung phượt trong HN. Tháng này ưu tiên cho mấy cung nghỉ dưỡng, thiếu ngủ quá - đi ngủ cái đây. Để tháng 9 còn đi nữa.
    Cuối tuần phải đi Ngệ An ko chúc mừng Sinh Nhật H. A được rồi, mọi người đi gửi hộ ôm hôn nhé.
  9. nestxanh

    nestxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    0
    Vậy tối nay bà con off ở bến Hàn Quốc nhé. Ngắm sao băng luôn.
    Bắt đầu off vào hồi 21h đêm nay nhé,off đến sáng luôn cho nó ngoan!
  10. thanhdg_gl

    thanhdg_gl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm không thấy cụ Nghị, tưởng cụ ốm đang định bảo các ôm nhà mình sang xem cụ thế nào, giờ thấy cụ ở đây thế là cả nhà đỡ lo.
    Hoan hô cụ Nghị về ý tưởng ngắm SAO BĂNG của cụ mặc dù như Nana nói là BẤT KHẢ THI, mình máu lắm vì từ bé tới giờ chưa bao h ngắm SAO BĂNG thực thụ cả, nghe người ta đồn:

    * Nếu ước nguyện một điều gì vào đúng lúc có sao băng thì lời ước ấy sẽ thành sự thật.
    * Người ta cho rằng mỗi một người sống trên trần gian đều có một ngôi sao chiếu mệnh, khi ngôi sao đó rơi (sao băng) thì người đó sẽ chết. Do vậy, khi nhìn thấy hiện tượng sao băng thì người ta cho rằng sẽ có một ai đó chết.

    Tớ biết một chỗ vừa cao, vừa thoáng, vừa tối, tầm mắt lại không bị hạn chế, rất thích hợp cho việc ngắm sao băng (chỉ sợ trời nhiều mây thì cơm toi thôi).
    @Ôm: Không phải cụ Nghị dỗi nhà mình đâu, cụ mệt đấy.

Chia sẻ trang này