1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tặng các bạn yêu nhạc cổ điển (V2b)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Khía cạnh số học của 3 chủ đề trong Counterpoint 14 trong The art of fugue
    (lấy ý từ quyển J.S.Bach The art of fugue, nguyên bản Đức ngữ của Hans Heinrich Eggebrecht, chuyển sang Anh ngữ bởi Jeffrey L. Prater)
    Những con số trong bản Counterpoint 14 này có ý nghĩa rất thú vị:7,41,158
    Số 7: chủ đề 1 có đúng 7 nốt. Tại sao lại là 7? Số 7 từ thời xa xưa được xem là 1 con số hoàn hảo (perfect) hay số thánh (holy): 7 ngày tạo ra thế giới, 7 hành tinh, 7 kỳ quan, 7 nốt trong quăng 8 (diaonic). Riêng trong thần học Thiên chúa giáo, số 7 là con số an nghỉ (vì chúa nghỉ vào ngày thứ 7), hay còn là con số đồng trinh.Nó là số thánh vì Chúa được biết là Sevenfold spirit .Về mặt âm nhạc thì tất cả các consonaces đều lập nên từ số 7 (1-6,8). Số 7 là số hoàn hảo vì là tổng của số có ước số đầu tiên (4) và số nguyên tố đầu tiên (3) (theo Augustine).
    Số 41: chủ đề 2 có 41 nốt. Nếu mà chúng ta số hoá các ký tự A=1,B=2 v.v. thì J.S.Bach = 9+18+2+1+3+8=41! và tên Johann Sebastain Bach là 158. Nhiều học giả đã phát hiện ra những con số này xuất hiện rất thường xuyên trong tác phẩm của Bach, không riêng gì The art of fugue nhưng đặc biệt dày đặc trong tác phẩm này.
    Số 41 đại diện cho J.S.Bach là 1 sự chuẩn bị cho sự xuất hiện cho chủ đề thứ 3 lập nên từ motif B-A-C-H.
    Chủ đề B-A-C-H: 1 cách phổ biến, nhiều người chỉ nghỉ chủ đề này như 1chữ ký : tui là Bach, tui soạn tác phẩm này (the art of fugue). Nhưng ông Hans có lối diễn dịch khá ly kỳ bằng quan sát thêm phần sau motif BACH là B-A-C-H-C (sharp)- D. Để ý rằng D chính là phím chủ trong bài fugue và cả trong The art of fugue. Vì không có vẽ được score nên tl chỉ nói ý là ở đây có sử dụng thủ pháp gọi là double discant clausuda . Từ góc độ ẩn dụ, discant clausuda là 1 thủ pháp nhấn mạnh (discant clausula is a melodic cadance fomular in early music, where the leading tone of the scale demands immediate resolution. A double discant clausula is the immediate of a discant clausula ( c sharp- d , c sharp- d)).
    Cho nên có thể diễn dịch cái theme BACH này ở mức sâu hơn: Bach muốn nhân mạnh '' Tôi muốn hướng đến, và đang trong quá trình hướng đến, phím chủ- và hợp nhất với nó'', hay '' Tôi hợp nhất với phím chủ và đó là khát vọng vươn tới của tôi'', và rộng hơn '' Như các bạn, tôi cũng là con người, linh hốn tôi cần được cứu rỗi và tôi tin tưởng ở sự cứu rỗi đó, tôi sẽ được Ngài (chúa) cứu vớt''. Ý này trúng khớp với đoạn chorale cuối cùng do Bach set:
    Before Thy throne here i stand
    Take my soul in your hands
    Son of God, you have saved me
    by your blood from the fires of Hell.
    TL chú thích: diễn dịch mà ở mức này thì đúng quỉ khốc thần sầu rùi. Còn khá nhiều thủ pháp (như discant claudsula), phương diện (mỹ học, thần học, ẩn dụ học) được vận dụng trong The art of fugue. TL chỉ xin trích 1 phần như trên, gợi lên vài điểm thú vị ở các bạn về The art of fugue thì đã vui lắm. Mong các vị cao minh chỉ giáo thêm.

  2. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Hay bạn dịch luôn quyển sách của bạn cho mọi người đi, như vậy sẽ rất tốt đấy.
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Chắc là lực bất tòng tâm quá, diễn ý có 1 khúc trên mà tl lật tự điển muốn gãy tay luôn rùi, thêm khúc nữa chắc xụi luôn quá, mong thông cảm.
    Cảm ơn anh Milou đã chia sẻ cái The art of fugue. Không biết là anh có ghi âm nào chơi bằng Harpsichord hay piano không ạ (tiếng string hay kim khí của organ mà nghe cái này đúng là ớn thiệt)?
    Có 1 trang phân tích khá chi tiết The art of fugue, cũng như fugue và canon nói chung trong nhạc Bach (rất tuyệt vời):
    http://jan.ucc.nau.edu/%7Etas3/bachindex.html
    ( 10 canon trong musical offering, hay well-tempered clavier book 1 và 2 v.v.)
    Chúc vui.
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Thì chờ tới bao giờ mượn được. Hôm qua đi mượn thư viện được well-tempered clavier book 1 và Musical offerring BWV 1079, sẽ PM cho 2 người trong vòng vài h nha.
    u?c Milou s?a vo 02:43 ngy 25/03/2005
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn anh Milou, hình như là có ''''''''bonus'''''''' thêm track 8 so với bình thường 12 bài nên mới thành 13 bài. Theo như 1 thông tin trên mạng, thì Mahler sưu tập được 15 bài thơ dân gian Đức Des Knaben Wunderhorn rùi phổ 12 bài thành tập liên khúc trên, còn lại 3 bài thì phổ trong các song-symphony khác. Nếu các bạn search chữ Des Knaben Wunderhorn thì thấy khá nhiều nhà soạn nhạc Đức phổ thơ dân gian (Brahms) nhiều bài khác nữa.
    http://www.kennedy-center.org/calendar/index.cfm?fuseaction=composition&composition_id=2252
    Di sản dân gian thật là đồ sộ, trong nhạc cổ điển có 2 người thường được xerm là những bậc thầy đáng nể khi vận dụng âm nhạc dân gian: Tchaikovsky và Bela Batok. Tuy nhiên do kiến thức hạn hẹp về âm nhạc dân gian Nga, Hungary ( và Đức) nên đối với vấn đế âm nhạc dân gian trong âm nhạc bác học (cổ điển), tl chưa có được am hiểu đúng mức. Rất mong được các bạn cao minh chỉ dẫn.
    Nói xa hổng bằng nói gần, VN ta có 1 di sản âm nhạc dân gian đồ sộ. Nếu chúng ta tận dụng được vào nền âm nhạc nghệ thuật VN thì hay biết chứng nào. Đơn cử như vấn đề hát thơ VN mà tl có đề cập gần đây chúng ta hoàn toàn có thể học tập rất nhiều điều ở Schubert, là người được xem là cách mạng hoá đưa Lieder từ lối hát dân gian lên tầm bác học. Với những người có tâm huyết với vấn đề này, những nghiên cứu đúng mức về Schubert trong Lieder , tl tin rắng, rất là cốt tử.
    Anh Milou ui, nếu được thì anh upload Well-tempered clavier book 2 giùm nhé. Các bạn fan Bach sao ít lên tiếng thế nhỉ? Hổng biết là ở đây có nhiều bạn là fan của nhạc Phục Hưng và Baroque không nhỉ (đặc biệt là sơ kỳ Baroque)? Các thu âm nhạc trước Bach hình như là hơi khan hiếm, những tên tuổi khổng lồ như Corelli hay Couperin hỏi ra thì có nhiều người cho là những người vô danh ! Hay những nhận xét như âm nhạc Phục Hưng không có gì là rất phổ biến. Thật ra theo chỗ biết còn nhiều sơ xài của tl, âm nhạc trước Bach là 1 di sản khổng lồ. Nhưng mà nó bị rơi vào quên lãng. Như hồi đầu thì người ta viết lịch sử âm nhạc lấy mốc Haydn (mốc 1750 thời cổ điển) làm tham chiếu, trước đó thì ít được quan tâm nhưng những khám phá quan trọng ở thế kỷ 20 làm hồi sinh, phát dương quang đại thời kỳ âm nhạc Baroque, cái mốc phải dời lại nhưng cũng chỉ đẩy tới Bach, Handel, Vivaldi... Trong các sách giáo khoa âm nhạc Anh ngữ truyền thống hầu như người ta nhắc rất ít đến Sơ kỳ và Trung kỳ Baroque, mà chỉ tập trung vào hậu kỳ Baroque (Bach, Handel). Nếu để ý thì mốc thời Baroque là 1600-1750 nhưng Bach ra đời vào năm 1685 lận (Vivaldi cũng chỉ lớn hơn Bach chút đỉnh). 1685-1600=85 năm cả gần thế kỷ đó là di sản âm nhạc không nhỏ chút nào.
    Nếu anh Milou có các ghi âm Phục Hưng và sơ kỳ, trung kỳ Baroque post lên để mọi người cùng bàn luận, học hỏi thêm thì hay quá.
    Phần lời Đức - Anh 13 bài hát trong CD trên của Mahler:
    http://www.recmusic.org/lieder/m/mahler.html
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 12:00 ngày 25/03/2005
  6. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Chuyện bây giờ mới dám kể.
    Hồi trước hầu hết tất cả các Album upload lên đều có upload sang bên host khác.Gần đây thì không được nữa.Hỏi ra mới biết mấy chú bên xuất bản gì đó gửi thư nói đưa các Album public lên mạng như vậy là bất hợp pháp nên đành phải hạ xuống.
    Hic.Nan giải thật
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Score, phân tích chi tiết, tiểu luận của Well-tempered clavier book 1 và 2:
    http://jan.ucc.nau.edu/%7Etas3/wtc.html
    Video giới thiệu cuộc đời Bach có phần bình luận của Christoph Wolff (học giả cừ khôi về Bach, tác giả của Bach ''s reader rất nổi tiếng):
    http://media.elca.org/ramgen/Mosaic/bach.rm
    Anh Milou ui, anh có harpsichord concerto, english-french-cello-lute suite của Bach thì post lên luôn nhé.
  8. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Cả tháng nay toàn Bach. Online cũng Bach, offline cũng Bach, trở lại với lãng mạn một tí.
    Felix Mendelssohn
    Concerto in E Minor for violin and orchestra, op. 64
    <Description>
    I. Allegro Molto Appassionato
    II. Andante
    III. Allegretto Non Troppo
    Peter Ilyich Tchaikovsky
    Concerto in D Major for violin and orchestra, op. 35

    I. Allegro Moderato
    II. Canzonetta- Andante
    III. Finale- Allegro Vivacissimo
    Ludwig Van Beethoven
    Romance In G Major For Violin And Orchestra, Op. 40
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 16:42 ngày 26/03/2005
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Hồi đương thời Mahler chỉ có 1 người đáng được xem là địch thủ: Richard Strauss. Trong lĩnh vực Orchestration, Richard Strauss được xem là 1 trong những người đóng góp quan trọng và thành công với các Symphony poems. Nhắc đến loại này không thể không nhắc đến Liszt, tác giả của 12 symphony poem và là được xem là người khai sinh ra thể loại này. Không phải vô cớ mà lại ông Liszt lại nhảy vô symphony poem, bên cạnh sự ảnh hưởng của trào lưu nhạc chương trình (program music) thì chỉ cốt tại bản giao hưởng số 9 thần sầu của Beethoven.
    Bản giao hưởng số 9 ra đời, nhiều người gọi đó là bản giao hưởng cuối cùng. Giao hưởng đã đạt tới trình dộ tuyệt đỉnh ! Nảy sinh ra ít nhất là 2 chướng ngại vật khi soạn giao hưởng: tinh thần ''giao hưởng'' rộng lớn và thủ pháp phát triển motif-thematic. Lúc đó các nhà soạn nhạc nghe đến nhạc giao hưởng là chạy mất dép, hổng dám sáng tác vì sợ đụng hàng với cha Titan Beethoven. Số lượng giao hưởng những năm 1830s-1850s rớt cái bụp, hổng còn bao nhiêu, đáng kể bất quá chỉ có mấy bản lẻ tẻ của Mendessohn (số 3,4) và Schumann. Người ta nhảy vô khai phá các lĩnh vực khác như nhạc thính phòng-concerto (cho nên tự nhiên ở đâu nhảy ra cả 1 đống mấy cha thính phóng hay concerto Schumann,Chopin, Liszt, Paganini, hay cả Brahms...): Wagner với Opera, Liszt sáng tạo symphony poem. 2 ông khổng lồ này có thể nói là đã có cửa hổng xấu hổ khi nói về cái ''tinh thần giao hưởng'' nói ở trên.
    Ngoài ra chỉ có 1 ông: Brahms mà người ta hay gọi là nhà giao hưởng tuyệt kỷ. Nếu tl hổng nhớ lầm thì con đường đến với giao hưởng của Brahms không dễ chút nào, năm 43 tuổi (40) ông mới soạn bản đầu tiên, trong khi chương số 1 của bản này ông đã đưa ra hỏi ý kiến của Clara Schumann hồi khoảng mười mấy năm trước ! Brahms có thể nói là đã không chỉ thoả mãn được tinh thần giao hưởng mà còn thoả mãn thủ pháp motif-thematic. Thủ pháp này về cơ bản thì xuất phất từ motif, thao tác mà xây dựng theme rùi từ đó cả bản giao hưởng: dày (motif) mà không giết người nghe, nhất quán. Nếu mà nhớ lại bản số 5 của Beethoven motif đầu: tinh tinh tinh tình (fate knocking doors), hay bản số 9 thì mới thấy cách xây dựng motif-thematic cực kỳ trùm của Beethoven mà thấy lạnh mình (Mozart cũng chí là nhà giai điệu Melodist, no doors để so sánh).
    Dù có người khen, nhưng cũng có kẻ chê mấy bản của Brahms, như Wagner : chê nó ở tính chamber-like (như nhạc thính phòng, nhỏ chứ chưa đủ lớn, 1 phần do background của ông Brahms là thính phóng hơn là giao hưởng ). TL thì cũng có hơi hơi đồng ý với nhận xét của Wagner, mấy bản của Brahms phải xếp sau bản số 9 của Beethoven (và chỉ mình Beethoven).
    Những ý kiến này chủ yếu là rút ra từ quyển Brahms the four symphony của Walter Frisch và lẻ tẻ (trích đoạn) từ mấy bài báo từ Tạp chí âm nhạc thời mới của Schumann (New periodics of music). Tl rất đang muốn sưu tầm các bài báo của tạp chí này (nên có mở topic Nhà soạn nhạc trong vai trò nhà phê bình âm nhạc, nhưng chưa thấy có ai phản hồi), nếu anh chị nào có nguôn tư liệu cung cấp thì quý hoá.
    Nói chuyện quan trọng: những tác phẩm nhắc bên trên đã được upload: Kan (4 symphony của Brahms),symphony của Mendelssohn, Schumann, anh Milou Wagner (opera), chỉ còn symphony của Liszt với Richard Strauss. Anh Milou upload lên nhé ! (+ symphony của Mahler chưa có dịp nhắc)
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nhờ anh Milou giờ mới biết ông Brahms sáng tác nhiều Lieder (500 bài?) như vậy. Phần lời tiếng Đức, op. 138 của Schumann:
    http://www.recmusic.org/lieder/assemble_texts.html?SongCycleId=450
    Phần lời Đức- Anh 2 op. 52 và 65 của Brahms:
    http://www.recmusic.org/lieder/b/brahms.html

Chia sẻ trang này