1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tặng các bạn yêu nhạc cổ điển (V2b)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    chết thật, bác Milou upload nhanh quá , suốt thời gian qua tdev ko có đk download .
    Hy vọng trời đất rằng có bạn download đủ để reupload sau này hoặc cho tdev liên hệ chép .
    Tao-Lao chắc là download đủ nhỉ
    nếu có bạn nào thì ới lên 1 tí , vì nếu ko thì thành ra bác milou upload như ko ah .
    Hy vọng
  2. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    Xin Apomethe xem lại giúp track 3 , hình như ko có trên server .
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Chắc là có nhiều người down được hết ấy, tdev đừng lo. Mấy hôm nay down được mấy cái tác phẩm tl tìm từ lâu (anh Milou quả là cao thủ sành điệu thiệt), khoái quá trời, thêm nữa là nhiều tác phẩm chưa biết nên biết được thêm nhiều cái hay quá. Quả là mở rộng tầm mắt.
    Có bạn nào biết về Melodies của Debussy không nhỉ, chỉ dẩn thêm cho tl thì hay quá. Nhân tiện nếu có thể thì xin nhờ cung cấp link lời và bản dịch (anh ngữ) giùm. Cảm ơn.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 26/03/2005
  4. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Đã fix link. Trước đây kankuli đã up bản violin concerto của mendelssohn lên nhưng do Heifetz chơi. Theo mình Heifetz chơi bản này không thể hay bằng Mutter, Milstein, Kreisler,... được. Với mình đến bây giờ thì Isaac Stern chơi bản này là hay nhất, ông chơi Romance cho violin và orchestra của Beethoven cũng hay hơn những người khác.
    Bạn Tao_lao nói như vậy là đã bỏ qua những bản giao hưởng khổng lồ của Bruckner cũng như những nhà soạn nhạc Nga như Shostakovich, Tchaikovsky, Prokofiev, Rachmaninov,... rồi.
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Khi nói về ''giao hưởng'' ở bài trên là, theo mạch bài, là ngay lúc sau thời Beethoven, nên cần thiết có thể giới hạn 2 điểm: thời gian ( trong thời Lãng mạn) và truyền thống giao hưởng Áo- Đức.
    Những người mà Apomethe nhắc ở trên chỉ có Bruckner thuộc phạm vi đó. Bruckner sáng tác nhiều giao hưởng, và hình như chỉ nổi tiếng trong thế giới nói tiếng Đức (theo Furtwangler), nhưng chưa đạt được cái tầm như Brahms (theo chỗ biết còn hạn chế của Tl, nghe sách vở đồn như vậy ). Thực tế thì tl chỉ mới nghe 2 bản giao hưởng của Bruckner, còn rất là nhiều chưa nghe, cũng có nhờ Kan nhưng chưa thấy upload lên.
    Những ông Nga thì nằm ngoài phạm vi đó, nếu nhắc giao hưởng chắc chỉ có Shostakovich là người thành công nhất trong thế kỷ 20 và có thể so được. Nhưng ông này thì tl cũng chỉ mới nghe sơ xài chừng 10 bản, còn 5 bản chưa biết mặt mũi (nhờ upload mà cũng chưa thấy).
    Trong truyền thống Áo- Đức, đáng kể là bậc thầy nữa là Mahler, nhưng cũng nghe chừng phân nữa, còn phân nữa chỉ nghe đồn (yêu cầu luôn rùi mà cũng hổng thấy).
    (nói hồi sao thấy nhiều cái chưa nghe quá, thui tạm ngừng, chờ bà con upload nhạc lên, nghe với tìm hiểu rồi nói tiếp).
    Có gì thật lễ, xin niệm tình.

  6. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Bruckner là một nhà soạn nhạc giao hưởng kiệt xuất, tác phẩm của ông vĩ đại cả về tầm vóc lẫn nội dung. "Bruckner - nhà triết lý thật sự trong Adagio, trong lĩnh vực này không ai ngang hàng với ông trong toàn bộ nền âm nhạc giai đoạn sau Beethoven (Sollertinsky). Những bản giao hưởng của ông đều là những bản giao hưởng đồ sộ và có quy mô lớn của các chương và cả những đoạn trong mỗi chương. (Mỗi bản giao hưởng 2 đĩa CD là đủ thấy đồ sộ rồi). Nếu xét về quy mô thì Brahms có lẽ không bằng được. Có thể nó chỉ nổi tiếng trong thế giới nói tiếng Đức nhiều hơn nhưng không phải điều đấy có nghĩa là giao hưởng của ông kém tầm vóc hơn những người khác.
    Học trò của ông là Mahler cũng nổi tiếng với những bản giao hưởng lớn. Điều đặc biệt trong các tác phẩm của Mahler là sự hạn chế về thể loại. Không hề có một piano concerto nào mặc dù ông là một nhạc công piano xuất sắc theo những người đương thời nhận xét. Ông chỉ sáng tác giao hưởng và ca khúc. Giao hưởng của Mahler là những thiên anh hùng ca có nội dung gần gũi với con người, sáng tác của ông dành cho người bình thường và có giai điệu gần gũi với quần chúng (nhưng cũng không dễ nghe lắm đâu ).
    Sau Beethoven thì các nhạc sĩ lãng mạn không có bản giao hưởng nào đạt được tầm vóc như bản giao hưởng số 9 nhưng không thể phủ nhận giá trị những bản giao hưởng của Schubert và Brahms. Schubert là người khai sinh ra nền giao hưởng trữ tình, lãng mạn chủ nghĩa. Giao hưởng của Schubert không có sự xung đột giữa các chương, mà chủ yếu là sự phong phú và phức tạp của cảm xúc. Các bản giao hưởng của Beethoven có tính triết lý khái quát thì tác phẩm của Schubert là tiếng nói của cảm xúc tự nhiên, là "một sự thú nhận trữ tình của tâm hồn" (Tchaikovsky). Nội dung các tác phẩm của Schubert rất rộng lớn bao gồm cả những cuộc sống khác quan: phong cảnh, sinh hoạt tự nhiên, ngày hội dân gian, đám cưới,... Còn Brahms giữ nguyên phong cách sáng tác các bản giao hưởng theo trường phái cổ điển gồm liên khúc 4 chương, nhưng ông có một cấu trúc độc đáo riêng. Những bản giao hưởng của ông được coi là có giá trị sau thời kì của Beethoven.
    Shostakovich là một nhà soạn nhạc giao hưởng nổi tiếng nhưng nước Nga không phải chỉ có ông mới có những bản giao hưởng hay. Những bản giao hưởng số 4,5,6 "Appasionata" của Tchaikovsky, số 2 của Rachmaninov, số 1,5 của Prokofiev đều là những bản giao hưởng xuất sắc.
  7. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    hi` hi` nhầm rồi .Pathétique .
    Shotakovich nổi tiếng vì ông này là composer có tư duy G/h. Còn về nguyên tắc viết thì cũng không phức tạp lắm.
    Nguyên tắc mà Boris Tchaikovski viết cho dàn nhạc khá thú vị,hay!.
    Apomethe thử nghiên cứu đi.
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Thế Apomethe giảng giải cho tl nghe cụ thể mấy ông như Bruckner hay Shostakovich hay thế nào đi (và cả mấy ông khác nữa). Nhạc mấy ông này ''quy mô'' theo nghĩa đen thì có, dài lê thê (no offence to their fans) ,còn nghĩa khác thì xin lỗi hổng biết (được mấy bác chuyên gia về Bruckner hay Shostakovich mở mắt cho thì hay quá).
    Mà tl tui thì có cái tật kỳ, cái gì thấy, tự chứng nghiệm mới tin, mới nói. Những nhận xét trừu tượng kiểu như ''nhạc ông này nghe tư tưởng sâu sắc lắm, hay lắm, dữ lắm..'', thì với dân quê như tui, nghe tới điếc tai cũng hổng thấy ra. Nó có hại nhiều hơn là có lợi vì nó chẳng giúp ích gì cho ai (mà hình như nhiều người dựa vô những cái mập mờ, mờ ám như vậy để nói về nhạc 1 cách nhảm nhí, có khí chỉ là như vẹt thấy người ta nói rồi nói). Tui bị hoài nên bây giờ e ngại, nên mấy bạn giảng giải cho thì tui đỡ hoang mang hơn.
    Cảm ơn.
  9. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Shostakovich thì đã được thảo luận trong topic "Giao hưởng 7 chương hay nhà báo với Nhạc Cổ Điển". Giao hưởng của Mahler và Bruckner khi nào có cơ hội thì sẽ bàn luận sau. Mình không thích nói một mình mà muốn tranh luận với nhiều người dựa trên quan điểm cá nhân và với nhiều cách nhìn khác nhau. Như vậy vừa có hứng thú nói chuyện vừa có nhiều cách nhìn nhận từ nhiều phía về tác phẩm.
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Apomethe có giao hưởng Bruckner, Shostalovich, Mahler kết hợp với anh Milou, Kan post lên thì hay quá (tl cứ nghe khen mà hổng nghe được nhạc thì cứ thấy tấm tức).
    Anh Milou post thanh nhạc (opera, lieder, mass, requiem) hồi thời trước và đầu thế kỷ thứ 20, thế còn nền thanh nhạc thế kỷ 20 thì sao nhỉ? Về vấn đề này, tl coi như hoàn toàn mù tịt ( và thắc mắc), nếu có anh chị em nào biết, chỉ dẫn giùm thì xin cảm tạ.
    Lời Đức- Anh tập liên khúc 46 bài Italian songbook của Hugo Wolf (1860-1903):
    http://www.recmusic.org/lieder/w/wolf.html
    Wolf cũng là 1 người sáng tác nhiều Lieder (theo trang trên thì đã thấy hơn 300 bài), trong đó có tập Goethe-Lieder 51 bài. TL có hơi hâm mộ ông Goethe, nếu anh Milou có tập liên khúc này thì post lên hộ nhé.
    Thắc mắc: ông Wolf hình như là người Mỹ, sao ổng không phổ nhạc trên lời thơ dịch Đức sang Anh, hoặc nguyên bản thơ Anh ngữ? Nếu có thời gian, các bạn mở 1 topic để nói về thanh nhạc anh ngữ thì hay quá, vì theo tl biết thanh nhạc anh ngữ khá hạn chế về số lượng so với Đức hay Ý ngữ, chỉ có Musical (Broadway hay Broadshow gì cũng nó luôn), ngoài ra không biết còn loại nào nữa không? Nguyên nhân có phải do phổ nhạc cho lời anh ngữ là quá khó (hay tại người ta đã quen với mấy tiếng khác)? Và liên hệ với vấn đề phổ nhạc cho lời tiếng Việt như thế nào?....
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 14:00 ngày 27/03/2005

Chia sẻ trang này