1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tặng các bạn yêu nhạc cổ điển (V2b)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Lại Bach, lần này là Suite in B minor số 2 cho dàn nhạc (orchestral sutes): 1 khúc suite vô song. 4 bản orchestral suite từng được Apomethe post lên (tiếng sáo chủ đạo có hơi khô), 1 phiên bản khác từ Naxos (số hiệu 550244).
    Ann Edward Bennis
    J. S. Bach và A. S. Huxley: một kết cặp lạ lùng
    Vũ Ngọc Thăng dịch và chú thích

    Ðiều gì có thể nối kết J. S. Bach, bậc thầy về nhạc thánh ca của thế kỉ 17, và A. S. Huxley, bậc thầy về trào phúng xã hội của thế kỉ 20? Sự nối kết thấy rất rõ trong một tiểu thuyết của Huxley. Huxley (1894-1963) - một nhà văn sáng tác nhiều và hóm hỉnh ngoại hạng - có một trí nhớ bách khoa và một kiến thức âm nhạc sâu rộng. Ông vui sướng khi bàn về âm nhạc, như chúng ta thấy trong tập tiểu luận Music At Night (1931), và trong vài quyển tiểu thuyết của ông.
    Về quyển tiểu thuyết Point Counter Point (1928), Huxey cho biết, tư tưởng và cấu thức của nó dựa trên kĩ thuật đối điểm của Bach. Lời khẳng định này thấy rất rõ trong cấu trúc tổng thể của Point Counter Point, và rất cụ thể trong bốn chương đầu. Chúng tập trung trong bản Suite cung Si thứ [1] của Bach.
    Các chương mở đầu của quyển tiểu thuyết được dàn dựng trong một phòng nghe nhạc, gọi là Sảnh đường Tantamount, ở một ngôi biệt thự lớn. Chúng ta đang dự một buổi hòa nhạc. Nhóm thính giả bất đắc dĩ, đang ngồi chịu trận dàn nhạc; một số tỏ vẻ lúng túng, một số ra điệu ra bộ, số khác thì xì xào. Một người lầm bầm cốt để người khác nghe: "Thật đúng là một cái viện cho người câm điếc."(tr. 27). Phu nhân Edward Tantamount nghe được lời bình phẩm, phẩy cái quạt đà điểu về phía người vừa lầm bầm. Trong lúc ấy, các nhạc sĩ tiếp tục chơi bản Suite.
    Bản Suite cung Si thứ này trở thành tụ điểm của các chương tới, trong đó Huxley thể hiện tính song hành giữa văn bản với nhạc bản của Bach.
    Qua cách bình phẩm súc tích, dí dỏm, song luôn luôn cung kính, lời lẽ giúp chúng ta trải nghiệm bản Suite. Chúng ta nghe nó, cảm nó, nhận biết nó. Rồi chúng ta đọc đoạn miêu tả trào phúng về người nhạc trưởng. Ông ta đang "dập dờn uốn người kiểu thiên nga và vạch lên không trung những đường cong lượn là khêu gợi với đôi cánh tay gợn sóng... các cây vĩ cầm và hồ cầm quẹt cọ theo mệnh lệnh của ông ta, trong lúc trạng thái chiêm nghiệm của Bach trùm phủ không gian" (tr. 27). Rồi Huxley giới thiệu chương Largo - chương đầu của một tổ khúc - với tiết tấu chậm, trang trọng của nó: "Trong chương mở đầu Largo, John Sebastian buông ra câu khẳng định: ''Có những điều hệ trọng trên thế gian, những điều cao cả; có những kẻ sinh ra vương giả; có những kẻ lập nên kỳ tích và có những anh hùng'' " (tr.27).
    (Xin mở ngoặc chỗ này, khi đọc những dòng viết của Huxley về bản Suite, thì như thể chúng ta đang nghe bản suite ghi âm, chúng ta có thể cảm thấy tính cách trang trọng và uy nghi của chương Largo và không khí đổi khác ở các chương sau. Chuyến lắng nghe có thể là một cuộc trải nghiệm tâm linh, một kinh nghiệm tôn giáo, như Huxley xác nhận trong một lá thư viết 40 năm sau Point Counter Point. Một đoạn thư sẽ kết thúc bài viết này.)
    Sau chương Largo, Huxley suy gẫm về đoạn sắp tới, khúc Fugue, hoặc "fugal Allegro". Tại đây, tác giả viết: "Bạn như tìm được chân lí. Trong sáng, rõ ràng, không thể nhầm lẫn, nó được các cây vĩ cầm thông báo." (tr. 27). Lúc này, chữ nó, hoặc chân lí, chỉ cái mà trong một khúc fugue gọi là subject - trong ngôn ngữ thông thường: nhạc đề hoặc mô-típ. Trong bản Suite của Bach, nhạc đề này được lập đi lập lại và đan kết giữa các nhạc cụ - sáo, hồ cầm (cello), và vĩ cầm. Ðối với Huxley, nhạc đề của khúc fugue, chân lí, trở thành một thực thể cảm nhận được. Ông nói: "Bạn cầm nó; nó tuột khỏi sự nắm giữ của bạn để mà trở lại trong một diện mạo khác với các cây hồ cầm, rồi lại đến lần nữa với cột không khí ngân vang." (tr. 27). ["Cột không khí/Air column" là một uyển ngữ của Huxley, chỉ cây sáo].
    Trong bản Suite, chúng ta nghe thấy cái subject, hoặc nhạc đề, đầu tiên là từng lần một, sau đó được nối kết với những cây đàn dây, và cuối cùng, với cây sáo.
    Suốt mỗi chương, Bach liên tục tiến hành kĩ thuật đối điểm và đan kết. Huxley dẫn luận kĩ thuật này qua hai đoạn ngắn, trực tiếp, có thể xem như các định nghĩa dễ hiểu về kĩ thuật đối điểm cho ai không phải là nhạc sĩ. Trong đoạn thứ nhất, chúng ta lắng nghe dàn nhạc và "các bè nhạc sống đời sống riêng của chúng; hành trình của chúng bắt chéo nhau, chúng kết hợp trong một giai đoạn để tạo ra một sự hài hòa như thể rốt ráo, hoàn hảo, chỉ để chia tay nhau lần nữa" (tr. 27). Ở đoạn sau, nghệ thuật đối điểm được kịch tính hóa, khi Huxley để các nhạc cụ tranh cãi nhau: "Mỗi bè nhạc tỏ vẻ đơn độc, riêng rẽ và cá biệt. ''Tớ là tớ. Thế giới xoay quanh tớ'', cây vĩ cầm khẳng định. ''Quanh tớ'', cây hồ cầm tuyên bố. ''Quanh tớ'', cây sáo nhấn nhá" (tr. 28). Về chương kế tiếp của bản Suite, khúc Rondeau, Huxley bày tỏ: "Nó có một vai trò đặc biệt và John Sebastian cho thấy như thế". (Xin lưu ý sự thú vị trong cách Huxley gọi tên thánh và như người trong nhà, thay vì cách gọi thường dùng - Bach).
    Dàn nhạc bắt đầu khúc Rondeau, chương mà theo Huxley là một điệu nhạc "du dương một cách tinh tế và mộc mạc". Rồi tác giả tự cho phép mình mơ màng trong một cung cách hết sức riêng tư, cung cách có thể bị bản thân Bach hoặc những ai yêu Bach hoặc các nhà nghiên cứu - những người biết Rondeau là một điệu vũ truyền thống của Pháp được cách điệu hóa - bác bỏ. Huxley cũng biết, nhưng ông biểu lộ cái ông cảm, chứ không phải cái ông biết. Trong giây phút mơ mộng, lãng mạn, ông trầm tưởng khúc Rondeau: "Ðây là một cô gái đang hát cho chính mình - thương xót, dịu dàng. Một cô gái trẻ ca hát giữa các ngọn đồi dưới những đám mây trôi trên đầu" (tr. 28). Huxley gọi các hình ảnh tưởng tượng ấy là những ý nghĩ của ông. Ông gọi chúng là những mộng ước hoặc cảm xúc. Dòng suy tưởng tiếp tục trong khi Huxley giới thiệu chương nhạc tiếp sau chương Rondeau. Ðây là một khúc Sarabande. Trái với khúc Rondeau hoạt bát, thong dong, khúc Sarabande là một điệu vũ trang trọng mà giai điệu của nó có thể dễ dàng được thêm những nét luyến láy hoa mĩ. Ðối với Huxley, khúc Sarabande là một "cuộc chiêm nghiệm chậm rãi và trìu mến về cái đẹp (bất chấp cái bệ rạc), cái thiện (bất chấp cái ác), cái toàn nhất (bất chấp cái li tán hoang mang) của thế gian." (tr. 28). Huxley tiếp tục các tính cách tương phản đạo đức học ấy với một câu hỏi mang tính tu từ về âm nhạc: "Ðây là ảo tưởng hay sự mặc khải ra chân lí sâu kín? Ai biết đây?" (tr. 28).
    Sau các trang viết tập trung trên chính bản Suite, đột nhiên chúng ta được trở ngược về buổi hòa nhạc. Huxley cuốn hút chúng ta trong âm nhạc đến mức chúng ta hầu như quên mất cử tọa. Một lần nữa, giống lúc mở đầu, một lời lầm bầm cốt để người khác nghe, xen giữa dàn nhạc đang chơi. "Khúc nhạc này đang trở nên tẻ nhạt. Không biết nó có dài lê thê không?" (tr. 28). Một ít lời rì rào theo sau, với loạt đồng thanh "su-su-uỵt". Huxley đối điểm cái buồn chán bằng một trong những lời ngợi ca mà ông dành cho Bach, gọi nhà soạn nhạc là một nhà thơ: "Bach, nhà thơ, đã chiêm nghiệm chân lí và cái đẹp." (tr. 28). Sự dao động của đám thính giả so với bản nhạc, sự dao động của thế thái nhân tình so với nghệ thuật, một lần nữa cung ứng một ví dụ tiêu biểu cho cách kết cấu đối điểm.
    Với các giai điệu thúc đẩy, tương phản lẫn nhau, chương 2 chấm dứt. Khung cảnh thay đổi trong chương 3. Chúng ta đang ở trong biệt thự, vượt lên bốn thang lầu, tại một phòng thí nghiệm khoa học, nơi huân tước Edward và người phụ tá đang bận mổ một con gián nhỏ. Huxley miêu tả cuộc khám nghiệm với một sự tỉ mỉ vi mô. Chẳng chóng thì chày "các đoạn nhạc của bản Suite cung Si thứ sẽ từ cái Sảnh đường Lớn lơ lửng kéo đến lỗ tai các vị này, nhưng họ quá bận để mà nghe" (tr. 36). Một lúc sau, khi một "điệu thức tự nó vạch lên bầu không khí im lặng," huân tước Edward nghe được và khẽ hỏi: "Bach?" (tr. 38).
    Vài đoạn tả cận cảnh khôi hài tiếp theo, nói về cung cách dòng nhạc nẩy lưng tưng quanh lỗ nhĩ Edward và cung cách vị huân tước vừa thở dài sườn sượt vừa ngây ngất như thế nào, "Ôi Bach! Mắt ông ta đê mê". Tại điểm này, trong một ví dụ đối điểm khác, Huxley lập lại hầu như nguyên văn câu viết về khúc Rondeau: "Một cô gái trẻ đang hát cho chính mình trong nỗi cô đơn, dưới những đám mây trôi" và "huân tước Edward cảm thấy khao khát Bach không thể cưỡng lại được. Thế là ông bước xuống nhà dưới để lắng nghe" (tr. 38).
    Chương 4 của quyển tiểu thuyết mở đầu với điệu vũ cuối cùng trong bản Suite của Bach. Ðiệu vũ mang phong cách rộn rịp, nô đùa tung tăng - một chương nhạc vui sướng, thanh thoát, khác hẳn chương Largo ban đầu. Khi miêu tả điệu vũ, Huxley sử dụng các biệt ngữ toán học - một bút pháp thích hợp khi bàn về Bach, người lúc nào cũng rõ ràng, đúng mực, và chính xác, kể cả khi các nốt nhạc tuyệt vời của ông tuôn chảy lưu loát và thoải mái.
    Bản nhạc kết thúc với các phép ẩn dụ toán học theo lối ngắt âm: "Các định đề Euclide biến thành ngày nghỉ... Số học tiến hành phiên hội Satuya cuồng dại. Ðại số học nhảy cỡn. Dòng nhạc kết thúc trong buổi hoan lạc ngất ngây của một ngày hội toán học... Cơn lũ láo nháo sổ ***g." (tr. 42). Giữa cái láo nháo được phóng thích này, quan khách nói chuyện thức ăn thức uống, chuyện ngồi lê đôi mách và đủ thứ chuyện tầm phào khác, mà chẳng lộ tí dấu hiệu nào cho thấy niềm kính phục, hứng khởi, và yên lắng mà một con tim có thể được chan hòa khi phơi mở trước cái đẹp của Bach. Qua các đoạn ấy, Huxley chứng tỏ tài năng châm biếm tuyệt vời của mình, bằng cách trộn lẫn các tính cách nghiêm túc và lố bịch, nhạy cảm và thô thiển, cao cả và hèn mọn.
    Ðến chương 5, nhạc của Bach đã hết, nhưng những cấu trúc của Bach vẫn tiếp diễn xuyên suốt 500 trang của quyển tiểu thuyết. Tương phản giữa quá khứ và hiện tại, trẻ và già, sống và chết, yêu và ghét, đọ sức nhau. Kĩ thuật đối điểm này cũng biểu thị phong cách của Huxley; chẳng hạn, ở phòng thí nghiệm, lúc vị huân tước đang khảo sát con bọ, các âm điệu của bản nhạc được phác họa tỉ mỉ trong lỗ tai ông.
    Việc vận dụng bản Suite cung Si thứ là một phương thức loại suy táo bạo và mạo hiểm. Chúng ta, con người, có thể nhìn nhiều sự vật cùng lúc; có thể nghe nhiều thứ cùng lúc; nhưng có thể nào chúng ta đọc được nhiều cấp độ cùng lúc không? Không dễ. Nhưng qua cách nào đó Huxley bắt chúng ta phải làm điều này trong Point Counter Point, tác phẩm vốn phỏng theo kĩ thuật âm nhạc của Bach một cách có ý thức và tính toán kĩ lưỡng. Ðôi lúc trong quyển tiểu thuyết, Huxley thành công khi đưa vào ba cuộc chuyện trò thâm nhập lẫn nhau, giống các cây vĩ cầm, hồ cầm, và sáo trong bản Suite. Ngoài ra, ông có thể đan kết vài nhạc đề, uyển chuyển tạo ra một mạng song hành và tương phản, giống như phương pháp của Bach. Thế nên, phương thức loại suy táo bạo của Huxley cho thấy sự hiệu lực của nó.
    Tôi xin kết luận với một đoạn trích từ lá thư của Huxley như đã đề cập bên trên. Ông viết thư này năm 1955, bốn mươi năm sau Point Counter Point [các lá thư của Huxley được xuất bản năm 1969]. Huxley lúc ấy đã mang bệnh và thuốc LSD [2] là một trong các thứ thuốc được kê toa. Lá thư gửi cho vị bác sĩ của ông, đề cập về chuyện uống thuốc LSD, chuyện nghe bản Suite cung Si thứ của Bach. Lời kể có phần bình thản, song mang tính siêu nghiệm, trần tình, và sắc sảo, dội thanh các cảm xúc mà Huxley phản ánh trong Point Conter Point:
    Tôi nghe bản Suite cung Si thứ của Bach, và cảm nghiệm tràn ngập...Bach là một sự mặc khải. Nhịp thức của bản nhạc không kết thúc: chúng tiếp tục thế kỉ và thế kỉ, biểu thị của một tính cách sáng tạo bất tận - một ấn tượng về toàn bộ cái cốt yếu xác đáng của vũ trụ... John Sebastian là ai trên thế gian này? Chắc chắn không phải là một cụ già quyền quí với 16 người con [3] trong một môi trường tôn giáo hẹp hòi! Ðúng hơn, ông là một cuộc biểu dương vĩ đại về Cái Kia/Kẻ Khác - về Thượng Ðế - sẵn sàng hiện thân qua trí tuệ, giác quan, và cảm xúc... Lắng nghe bản Suite cung Si thứ mang lại cho tôi một sự lĩnh hội tức thời, trực tiếp về bản chất của tính thánh thần (tr. 779).
    Tư liệu trích dẫn:
    Aldous Huxley, Point Counter Point , Modern Library, N.Y. 1928, tr. 27, 28, 36, 38, 42.
    Letters of Aldous Huxley, Grover Smith, ed. Harper and Row, N.Y. 1969, tr. 779.
    Nguồn:
    Ann Edward Bennis, ''An Odd Couple: J. S. Bach and A. S. Huxley'',
    JOHANN SEBASTIAN BACH: A Tercentenary Celebration,
    E***ed by Seymour L. Benstock, Greenwood Press, 1992.

    © 2004 talawas
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1]Trong số 1126 nhạc bản tìm lại được của Bach xếp theo danh mục BWV (Bach-Werke-Verzeichnis/Danh mục tác phẩm của Bach theo thể loại), có 6 Tổ khúc cho dàn nhạc/ Ouverture hoặc Orchestral Suite hoặc Sinfonia BWV 1066-1071 (riêng BWV 1070 có lẽ được con trai đầu của Bach, Wilhelm Friedemann Bach, viết). Tổ khúc bàn trong bài này là Suite n. 2 in Si minor BWV 1067. Bạn đọc muốn làm quen với nhạc Bach có thể thử nghe bài này (bản thân người dịch, trong những kinh nghiệm đầu tiên khi tiếp xúc với nhạc Bach, nhờ được nghe tác phẩm này, nên đã tìm đến và trở thành một trong số đông đảo người mê và nhận được nhiều phúc lạc từ âm nhạc của ông).
    [2]LSD (Lysergic acid diethylamide): chất hóa học làm nên loại thuốc có khả năng thay đổi trạng thái, ý nghĩ hoặc nhận thức của người dùng.
    [3]Bach có 20 người con, từ hai đời vợ (7 với Maria Barbara Bach và 13 với Anna Magdalena Bach), trong số đó, 5 người mất lúc ra đời hoặc chưa được 1 tuổi, 5 người mất khi chưa quá 5 tuổi.
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Từ anh Milou
    http://www.amazon.com/exec/obidos/ASIN/B000000ACQ/qid%3D1113090254/sr%3D11-1/ref%3Dsr%5F11%5F1/104-3985983-9807117
    1. Piano Concerto No. 1, for piano, trumpet & strings,
    in C minor, Op. 35
    Composed by Dmitry Shostakovich
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=2NURZ4W7YGUTE010D86U8SA1X7
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=3E1BU8K0UOU4Y2WL9NROG39GCB
    http://www.amazon.com/exec/obidos/tg/detail/-/B000005TTN/qid=1113090379/sr=1-4/ref=sr_1_4/104-3985983-9807117?v=glance&s=classical
    American Composers Orchestra
    http://s32.yousen***.com/d.aspx?id=02D0LZ3XKU07A1WGWZLFS038AC
    http://s32.yousen***.com/d.aspx?id=1TGP8FXPB635A3QXAMR9S4IILH
    http://www.amazon.com/exec/obidos/tg/detail/-/B00005NZKS/qid=1113090489/sr=1-3/ref=sr_1_3/104-3985983-9807117?v=glance&s=classical
    Bach: Harpsichord - Ouverture and Three Concertos
    (after Vivaldi)
    http://s32.yousen***.com/d.aspx?id=1OXN1BIU64Z8F0M89QDNGFO5OI
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=3QDQPEB7E18JX17HRNVYNW6HT4
    1-8. Ouverture in the French Manner, BWV 831
    9-11. Concerto in C major for solo harpsichord (after
    Vivaldi), BWV 976
    12-14. Concerto in G minor for solo harpsichord (after
    Vivaldi), BWV 975
    15-17. Concerto in D major for solo harpsichord (after
    Vivaldi), BWV 972
    http://www.amazon.com/exec/obidos/tg/detail/-/B000002ZJH/qid=1113090671/sr=1-2/ref=sr_1_2/104-3985983-9807117?v=glance&s=classical
    Ancient Airs & Dances
    http://s32.yousen***.com/d.aspx?id=2Z7RBCZ3GKKOM3A220I8E2999R
    http://s32.yousen***.com/d.aspx?id=0TCO8E747ZBYU2OKUZ5HECP55L
    http://www.amazon.com/exec/obidos/tg/detail/-/B000063TSV/qid=1113090764/sr=1-1/ref=sr_1_1/104-3985983-9807117?v=glance&s=classical
    Lutoslawski: Danse Preludes; Blake: Concerto; Seiber:
    Concertino
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=1XVP4TEW8LU743IH4PVNX9CF8H
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=0IGAA3QLZ7KIP0PGEXOSNLYUOG
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=1RZYX793IGDLW2CXYII3YEF6YQ
    1-5. Dance Preludes (5), for solo clarinet, harp,
    piano, percussion & strings (arranged from version for
    clarinet & piano)
    Composed by Witold Lutoslawski
    Performed by English Chamber Orchestra with Thea King
    Conducted by Andrew Litton
    6-10. Concertino for clarinet & string orchestra
    Composed by Matyas Seiber
    Performed by English Chamber Orchestra with Thea King
    Conducted by Andrew Litton
    11-13. Concerto for clarinet
    Composed by Howard Blake
    Performed by English Chamber Orchestra with Thea King
    Conducted by Howard Blake
    http://www.amazon.com/exec/obidos/tg/detail/-/B00000DOD1/qid=1113090898/sr=1-1/ref=sr_1_1/104-3985983-9807117?v=glance&s=classical
    Britten: Spring Symphony; Four Sea Interludes
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=21O2IYI8LY9OF3VPZ2CA98N10G
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=1BC6J1INWMPQ53O950RMFPKA0G
    1-12. Spring Symphony, for soprano, alto, tenor, boys''
    chorus, chorus, & orchestra, Op. 44
    Composed by Benjamin Britten
    Performed by London Symphony Orchestra with Sheila
    Armstrong, Dame Janet Baker, Robert Tear
    Conducted by Andre Previn
    13-16. Sea Interludes (4), from Peter Grimes, for
    orchestra, Op. 33a
    Composed by Benjamin Britten
    Performed by London Symphony Orchestra
    Conducted by Andre Previn
    http://www.amazon.com/exec/obidos/ASIN/B000005TVD/qid%3D1113091000/sr%3D11-1/ref%3Dsr%5F11%5F1/104-3985983-9807117
    Roussakis: Ephemeris; Hymn To Apollo
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=04QIUR7YPBVWX3A5A42AJ7GX5T
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=0W610F4JMN2QG3NV7T21SQ6YQE
    http://www.amazon.com/exec/obidos/ASIN/B000002ZO4/qid%3D1113091124/sr%3D11-1/ref%3Dsr%5F11%5F1/104-3985983-9807117
    Stravinsky:Symphony of Psalms/Mass/Canticum Sacrum
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=360Q7XRQMLPLN34K6JUQXEE72L
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=3MBJ0ZLZC8H153G7RX6GLE9EJX
    http://www.amazon.com/exec/obidos/tg/detail/-/B0000029ZH/qid=1113091224/sr=1-4/ref=sr_1_4/104-3985983-9807117?v=glance&s=classical
    Symphony 1997
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=1DDR6UY8KWE8505PELFSVNJNZH
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=1WPAN9I5MPBRD2NELJQDRBEG99
    http://s34.yousen***.com/d.aspx?id=3KGJ9YOEG54BR3Q8E4LBGJ2E3Q
  3. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Cái đĩa của tao_lao tiếng sáo nghe có hay hơn nhưng mà chơi nhanh quá, nghe không sướng. Tuy orchestra suites thì Marriner hay Koopman chơi hay hơn nhưng bản thu của Pearlman cũng là một bản thu hay (tiếng sáo không khô đâu, chắc tại speaker của tao_lao đấy ), hãng Telarc mới reissue lại đĩa này dạng SACD 4 channel. Đĩa này với một số đĩa khác giúp Telarc đoạt danh hiệu Label of the Year của Gramophone năm vừa rồi.
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Chắc là tại cái loa dỏm của tl rùi. Nhân tiện cũng bày tỏ 1 ý để các bạn mới (như tui) đôi khi gặp phải trong quá trình đầu thưởng thức âm nhạc. Đó là chúng ta mong đợi (expect) những cái rất khác nhau khi nghe cái thời kỳ, soạn giả, và phong cách khác nhau.
    VD như nhạc Baroque thì nặng tính hoa mỹ (nên nó còn được gọi là trường phái hoa mỹ). Cho nên 1 nhạc bản Baroque đòi hỏi tính hoa mỹ khi trình diễn (nó cũng là vấn đề diễn dịch Interpretation) mà lại thiếu đi là chạm vào vấn đề sinh tử. Như trường hợp của bản Suite số 2 cung Si thứ ở trên, tính hoa mỹ của sáo trong phiên bản của Apomethe chưa đủ (như rung và ngân). Chiều kích cũng thiếu, không đủ độ lớn (tất nhiên có thể bảo đây là tác phẩm chamber-like, nó còn tuỳ vào ''thính vị'' của từng người). Vậy nên tl nói tiếng sáo khô. Và cũng trong cái ý ''mong đợi về thời kỳ'', thời cổ điển và lãng mạn chúng ta cũng mong đợi những cái khác nhau. Thời Cổ điển thì phải theo các ''nguyên lí'' của mỹ học cổ điển: cân bằng, đối xứng. Thời Lãng mạn thì phải có cường độ cảm xúc (trữ tình, đau khổ) mạnh. So sánh 1 nhạc bản ''thô'' thời phục hưng với nhạc bản ''khô'' thời baroque và 1 nhạc bạn ướt nhẹp thời Lãng mãn, hay 1 nhạc bản đối xứng đến chán ồm của thời Cổ điển là chuyện hơi kỳ cục. Chúng ta thưởng thức những cái khác nhau ở các thời kỳ khác nhau.
    Chúng ta cũng mong thưởng thức những thành tựu bậc thầy ở những điểm khác nhau ở các soạn giả khác nhau. Vd như Bach thường gọi là chúa trùm về polyphony, bậc thầy của dòng chảy về thể thức (flow of form), Mozart là 1 nhà giai điệu (mellodist), Wagner là 1 kịch nhạc gia (drama), các Liszt hay Chopin là trùm về kỹ thuật piano, Paganini là trùm về kỹ thuật violin. Còn Beethoven? 1 siêu cấp cao thủ về motif, 1 bậc thầy về thể, về tính vạn vật phổ quát. Tuỳ theo chúng ta mong gì mà thưởng thức, không thì thất vọng nặng nề.
    Cũng vậy, với các thể loại khác nhau như thính phòng, giao hưởng, concerto...chúng ta cũng mong đợi những thứ khác nhau. Giao hưởng ở cái tính hoành tráng, phong phú ở phối âm (orchestration), những ý đồ lớn. Còn concerto lại nhấn mạnh hơn ở tài ba của nghệ sĩ solo. Và thính phóng, chúng ta không mong gì ở tình hoành tráng hay những kỹ thuật trình diễn siêu phàm. Mà là các ý tưởng , dòng chảy của âm nhạc....Cho nên những ý kiến kiểu như bản thính phòng này hổng hoành tráng gì ráo, nghe chán ồm buồn ngủ (như tiếng éc éc như thiến heo của String quartet chẳng hạn) cũng là chuyện lãng nhách.
    Nếu có thời gian, bàn về chúng ta ''mong gì'' ở nhạc tiền phong và tối cổ cũng là vấn đề thú vị. Trong khi đó thì bà con chờ anh Milou upload nhạc tiếp hén (có nhạc nghe mới bàn được chứ hỉ)
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Concerto cho dương cầm số 1 của Shostakovich nghe thiệt là gọn nhẹ: bớt cái nặng nề bá đạo của solo, tăng vai trò của dàn nhạc so với phong cách lòng thòng concerto của vãn thời Lãng mạn. Nghe đâu ông này còn có concerto cho dương cầm số 2 viết cho đứa con giai ổng và 2 bản concerto cho vĩ cầm khác (+ 2 bản cello mà Kan upload lên).
    Bach Harpsichord concerto. Chờ đợi mấy bản này đã lâu vì đã nghe violin và piano concerto rất khoái cái dòng chảy thể thức của mấy bản này ,bật lên là nó chạy rẹt rẹt liên miên bất tận. Các bản concerto cho harpsichord rất được người ta đánh giá cao nhưng nghe thì có hơi thất vọng. Chờ anh Milou upload mấy bản khác vì nghe đâu ông này có khá nhiều (7-8 bản thì phải): 1 số chuyển qua từ violin, 1 số ''''mượn'''' của Vivaldi.
    Anh Milou ui, còn mấy cái anh upload nốt nhé
    1) Mahler symphony 7
    2) Shostakovich symphony 11,2,3, 24 Prelude, prelude and fugue.
    3) Bruckner symphony: mới có nghe 1,4,5 anh Milou có mấy bản khác không ạ?
    Concerto cho solo violin của Lalo, 1 ông người Pháp cuối thời lãng mạn mà tl cứ tưởng 1 ông hiện đại. Giờ mới để ý: dân Pháp có 1 phong cách concerto cho violin rất khác biệt với dân Đức, hay dân Ý (''show hàng'' khoe khoang kiểu ''quỷ sứ'' Paganini). Dân Pháp lãng mạn mà kiêu sa, quí phái.... Các bạn có thể tim lại các bản French concerto cho solo violin của Camille Saint-Saëns mà anh Milou từng upload để nghe thử xem.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 08:07 ngày 14/04/2005
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    http://www.amazon.com/exec/obidos/tg/detail/-/B000005W99/qid=1113091436/sr=1-5/ref=sr_1_5/104-3985983-9807117?v=glance&s=classical
    John Cage Sonata Xiii / Song Books 1 & 2
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=39KHLNMGSUNMV3H87Q81GSD3F4
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=0K1GGIX83X72C3LDZKNOZ88MII
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=1CVSPFXA3C9RS3CDDR316ATEAQ
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=2NDA9UNBFJJCM2EJNRU7UKONW5
    http://www.amazon.com/exec/obidos/ASIN/B0000UYTJS/qid=1113091508/sr=2-1/ref=pd_bbs_b_2_1/104-3985983-9807117
    Samuel Barber - Knoxville; Symphony No. 1
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=23AHMLYS8UMAQ3F5D8G6DCZ5SG
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=0XWV1YXL4WWCH077P7H8LW1H6H
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=39C1PJN54TF9B31REBINT3VDSV
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=30ASJKKBWJG1Z112PK9QVXF3W2
    1. Symphony No. 1;
    2-3 Essays for Orchestra;
    4. Night Flight (published fragment Symphony 2)
    http://www.amazon.com/exec/obidos/ASIN/B000005TV7/qid=1113091847/sr=2-3/ref=pd_bbs_b_2_3/104-3985983-9807117
    Wilson: Piano Concerto; Starer: Concerto for cello
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=19N1DGJTMBJHY3T8B561FAL6SP
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=2CMZGF6MLE7KB08JS9SQFGXFZW
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=16DLA1AZFHUFR38RHY37X2LEFW
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=09W5ITR6X7F4B0IE8V9TUIQMFI
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=0EW4KY462Y5BX08I14TMNUPD79
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=2B3V9M11QOZ9X0S4IT44NM8QCM
    1. Concerto for cello & orchestra
    Composed by Robert Starer
    Performed by Boston Pro Arte Chamber Orchestra with
    Janos Starker
    Conducted by Leon Botstein
    2-3. Concerto for viola
    Composed by Richard Wernick
    Performed by Boston Pro Arte Chamber Orchestra with
    Walter Trampler
    Conducted by Leon Botstein
    4-6. Piano Concerto
    Composed by Richard Edward Wilson
    Performed by Boston Pro Arte Chamber Orchestra with
    Blanca Uribe
    Conducted by Leon Botstein
    http://www.amazon.com/exec/obidos/ASIN/B000000R2O/qid%3D1113092525/sr%3D11-1/ref%3Dsr%5F11%5F1/104-3985983-9807117
    Minerva''s Web
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=1NGKA03HFALIR2W4XDWYFVC4OV
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=0MD9V41CZHO0D05A8YGX60WQ57
    Darius Milhaud piano music
    Martin Jones
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=348UBKCCK8PBW2BVR3PFMCNBSE
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=1BXSM6BXE02VG293WQA0K2NLQF
    http://s6.yousen***.com/d.aspx?id=2SA5XFZMX6ZWN0MFEOFST7S13D
    http://s6.yousen***.com/d.aspx?id=3TW3GTA2KQKVQ30TGSQ7FPCCWY
    1 Suite for piano, Op. 8
    2 Three rag - caprices, Op. 78
    3 Piano sonata, Op. 33
    4 Saudades do Brasil suite of dances for piano, Op. 67
    http://www.amazon.com/exec/obidos/ASIN/B000005TVU/qid%3D1113093493/sr%3D11-1/ref%3Dsr%5F11%5F1/104-3985983-9807117
    Circular Dreams
    http://s6.yousen***.com/d.aspx?id=2YKJ5D69AQ48409E0CKD6P86EZ
    http://s6.yousen***.com/d.aspx?id=3N6HRX93T6DXO30BKUS2TKHJSJ
    http://s6.yousen***.com/d.aspx?id=3CK9R0K6BX4YP11AE1O33FP54D
    http://s6.yousen***.com/d.aspx?id=2CO0MLF2EFHGW2VQ892PKY23TR
    http://www.amazon.com/exec/obidos/ASIN/B000005TVP/qid%3D1113092752/sr%3D11-1/ref%3Dsr%5F11%5F1/104-3985983-9807117
    Big Noise from Nicaragua
    http://s6.yousen***.com/d.aspx?id=21BFZDZOOLQME06XF60YAS3ASD
    http://s13.yousen***.com/d.aspx?id=21LUVJFOCS69A3B8ZF1JFKANY3
    http://s13.yousen***.com/d.aspx?id=1Q8RYAJ1XC82834U9B2E8E6F3F
    http://s13.yousen***.com/d.aspx?id=2UB232OF4V5BG08AO682I1X4UQ
    http://www.amazon.com/exec/obidos/tg/detail/-/B00000E4GG/qid=1113110085/sr=1-1/ref=sr_1_1/104-3985983-9807117?v=glance&s=classical
    Shostakovich: Symphony No. 11
    http://s20.yousen***.com/d.aspx?id=2JP1LZ79Y8X0R2H6SW8HLN3YCG
    http://s20.yousen***.com/d.aspx?id=0V1XAE3X2FKSV1KX1X0305DE3I
    http://s20.yousen***.com/d.aspx?id=2J19SIYGHXOZ7279G6UX55QDU6
    http://s21.yousen***.com/d.aspx?id=0OIJWS7EMU4ZU02VAW9EY8D1QP
    Khỏi cần cái Shostakovich: Symphony No. 14 héng.
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn anh Milou. Bản số 14 của Shostakovich thì tl đã có rồi. 24 prelude and fugue thì Kankuli mới upload hôm qua.
    Nhân anh Milou upload nhạc John Cage, tl nhắc lại 1 ý trong 1 bài báo: Nếu Schoenberg chế ngự nửa đầu thế kỷ 20, và nói theo 1 cách nào đó John Cage đã chế ngự nửa sau, nhưng trên nhiều phương diện người ta ngày càng nhận ra thế kỷ 20 là thế kỷ của Stravinsky. Quá đó mới thấy, vai trò của John Cage trong âm nhạc hậu chiến (1945) là cực kỳ trọng đại. Xếp 1 cách vui thì Jogn Cage đáng được xem là một trong tứ đại chưởng môn của các đại phái trong thế kỷ 20 cùng với: Debussy của Ấn tượng, Schoenberg của Biểu hiện, Stravinsky của Tân cổ điển, John Cage của Tiền phong (avant-garde).
    Một phát kiến lừng danh của John Cage là prepared piano-1 nhạc cụ percussion. Từ cây piano ông sử dụng đinh ốc đặt chặn ở các sợi dây đàn, về cơ bản là để thay đổi chiều dài dây từ đó thay đổi cao độ (dãy thang âm) để chơi dương cầm như 1 bộ gõ (percussion). 1 số tác phẩm của Jogn Cage:
    1)Concerto for Prepared Piano & Chamber Orchestra
    2)Sonatas & Interludes for Prepared Piano
    3) Music for String Quartet
    4)Constructions for Percussion
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cái ''Big Noise from Nicaragua'' nghe sơ sơ mà thấy giật phê quá. Hổng biết đây có phải là phái Noise (the art of noise của phái Tiền phong) trong thế kỷ 20 không nhỉ? Ngoài tứ đại môn phái, trong thế kỷ 20 còn nhiều phái nhỏ hơn:
    1) Quotation (trích dẫn những nhạc liệu của các bậc tiền bối)
    2) Thí nghiệm (Experimental music) hay nhạc ngẫu nhiên (Chance music) (đúng ra ông John Cage thuộc phái này, Tiền phong chỉ là 1 ''tinh thần'' chứ hông phải là 1 chủ trương sáng tác)
    3) Jazz-inspired (nguồn từ Jazz, như trường hợp của Rhapsody in Blue hay Jazz Album của Shostakovich mà anh Milou upload).
    4) Minimalism: âm nhạc tối giản , mà Philip Glass là 1 đại diện (anh Milou cũng đã upload mấy album)
    Ngoài ra vẫn còn có 1 dòng chủ lưu của truyền thống tất nhiên là ai cũng biết : Tân lãng mạn (Neoromanticsm như Rachmaninoff, Shostakovich, Profokiev, có thể kể thêm Bela Bartok)...v.v...
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Michael Musgrave
    Brahms qua lăng kính
    Tui dịch và chú thích

    Những thập niên cuối cùng của thế kỳ 20 chứng kiến một sự gia tăng đáng kinh ngạc sự quan tâm của giới hàn lâm về nền âm nhạc thế kỷ 19. Khi thời kỳ này ngày càng lùi vào dĩ vãng, đồng thời những nền tảng sáng tạo, chính trị xã hội ngày càng được am hiểu đầy đủ, những tác phẩm kinh điển của thời kỳ này dù đã quen thuộc từ lâu với giới thính giả hoà nhạc hơn bất kỳ thời kỳ nào khác đã được tái thể nghiệm. Trong cách nhìn mới mẻ đó, hình ảnh của vài soạn nhạc gia đã có những bước thay đổi quan trọng, như trường hợp của Brahms. Đó không chỉ đơn thuần là vấn đề lấp trống lỗ hổng nhận thức mà còn là quá trình tái khảo sát những bí ẩn quá khứ. Sự khảo sát mới mẻ này đối với âm nhạc của Brahms đã chứng thực sự tai hại nghiêm trọng của cách đánh giá lịch sử chủ quan. Với những thay đổi về trào lưu sau sự ra đi của Brahms, một hình ảnh sai lạc với đầy đủ chiều kích được tạo dựng và đóng khung. Chẳng hạn như cách nhìn Brahms như ''Một soạn nhạc gia tuyệt đối'' (The Absolutist Composer)[1], đối thủ không thay thế của Wagner[2], chưa từng khai phá lĩnh vực nhạc kịch vì thờ ơ với kịch nghệ và văn chương. Và thừa vào cái thế đó, một cách nhìn bao trùm về Brahms như ''Một nhà bảo thủ'' được củng cố bởi sự quan tâm đặc biệt của ông về những thể thức khí nhạc trong thời đại lớn mạnh của nhạc chương trình[3]. Những nhận thức và đánh giá về thành tựu của ông trong vài trường hợp là không thoả đáng với tầm vóc của ông, những trường hợp khác lại áp đặt quá giản lược-hoặc như 1 người ăn theo Schumann, hay bản sao (epigone) của Beethoven.
    Có những lí do thoả đáng cho sự thất bại trong việc đo lường tầm vóc của ông. Brahms đã tạo dựng một hình ảnh cổ điển trong thời kỳ lãng mạn bằng sự tinh thuần một cách hệ thống từ thể loại này đến thể loại khác ở một thời kỳ mà sự chuyện biệt hoá là khuynh hướng chủ lưu. Ông đã xây dựng một hình ảnh phi thường trong lịch sử với lượng tác phẩm đồ sộ (dù không có nhạc kịch nhưng có nhiều tác phẩm thanh nhạc kịch tính cao). Một vài tác phẩm dễ tiếp cận như Wiegenlied và Vũ khúc Hungary hay điệu Vales Liebeslieder có thể được xem là tiêu biểu, bên cạnh những tác phẩm Fugue và biến thể phức tạp- những thể loại thật khó nắm bắt với phần đông thính giả. Ngay cả với những nhà phê bình khảo sát toàn diện tác phẩm của ông, Brahms dường như gửi đến những thông điệp hoàn toàn khác-hoặc như một nhà lãng mạn, hoặc như một nhà khổ hạnh trong lịch sử âm nhạc đương thời. Tất nhiên là Brahms đã truy tầm và tổng hợp những chiều kích khác nhau trong nhạc của ông với những thành tựu kinh người. Nhưng sự tổng hợp và sự phong phú đó, khởi xuất từ sự trộn lẫn giữa tính trữ tình và kỹ pháp đối điểm phức tạp, vẫn là một khó khăn đối với nhiều thính giả. Còn với tất cả mọi người, trong mối liên hệ với những nhân vật đương thời, Brahms vẫn tiếp tục là một thách thức để xếp loại- vì thế để cho thuận tiện người ta dán nhãn ''Nhà bảo thủ'' cho ông. Với nhạc cũng như đời, những hình ảnh từ những ngày thơ ấu của ông vẫn tiếp tục làm chúng ta mông muội về Brahms trưởng thành để trong con mắt hậu bối ông vẫn mãi là một nhân vật thần bí.
    Cảm giác về khoảng cách có lẽ đáng được lưu tâm vì sự gần gũi thật sự của ông với chúng ta từ khía cạnh lịch sử và nhân cách. Giá như ông chỉ sống thêm vài năm ở thế kỷ 20 (ông chỉ 63 khi tạ thế)[4], chắc chắn là chúng ta sẽ có cách nhìn khác về ông. Nhiều người trực tiếp biết ông đã truyền phát những ký ức của họ về ông trong những năm đầu của chương trình thu thanh LP(?)[5] sau Đệ nhị thế chiến. Như một con người tự thân trong nền văn hoá tư sản trưởng giả (bourgeois), sự lãnh đạm với âm nhạc bị luỵ và sự hoài nghi về niềm tin tôn giáo, ông dường như rất gần với chúng ta hơn những nhân vật rất quen thuộc trong thời của ông như Wagner, Liszt, Schumann, Mendelssohn (những người chỉ lớn hơn ông chừng 20 tuổi).
    Tất nhiên là có một ranh giới rất hẹp giữa sự khâm phục và thức tri chuyên môn ở các nhà soạn nhạc trẻ trong truyền thống Áo-Đức [6] được bảo tồn bởi những thành tựu về phương diện kỹ pháp của Brahms trong vai trò soạn nhạc gia. Điều này thể hiện rõ nhất trong tiểu luận lừng danh của Schoenberg ''Brahms Người Liên Phát'' [7] (lần đầu phát thanh trong lễ kỷ niệm Bách niên 1933, sau đó được xuất hiệu đính và xuất bản năm 1950), đã đặt Brahms vào ví trí vô song trong quá trình lịch sử bất tuyệt. Nhưng việc Schoenberg xem Brahms như một Người Liên Phát là bởi lẽ ông ta tự tạo và gán ghép những nguyên lí cho Brahms: để hợp pháp hoá trong giải quyết các vấn đề âm nhạc của chính ông ta khi tôn Brahms làm sư phụ. Từ góc nhìn kỹ pháp, Schoenberg luôn nhìn một phía đối với Brahms cũng như cách nhìn của ông ta đối với tương lai. Và những người thừa kế y bát của Schoenberg cũng trao sự vĩ đại cho Brahms bởi lẽ đó hơn là xuất phát từ những tính cách âm nhạc chân chính của Brahms: tri kiến kích chiều kỹ pháp và phản phé khi nói về thủ pháp biểu đạt.
    Bây giờ tình hình đã khác. Vị trí tiên phong của Brahms trong việc tái tuyên quá khứ- 1 quá khứ xa xăm được nhiều quan hoài nhất của giới soạn nhạc đương đại - đó là mối quan tâm hiện nay. Trong tất cả các soạn nhạc gia thế kỷ 19, ông dường như giữ vai trò trong tâm về tính hiện đại trong mối quan tâm lâu dài với kỹ thuật trình diễn và biên khảo âm nhạc cổ xưa, cũng như việc tiếp thu của ông. Tham chiếu lịch sử đã trở thành tham chiếu ''ngữ nghĩa'' trong các soạn tác hiện đại, cũng như ý niệm về ''nhất thống'' và ''cấu trúc'' là những khẩu hiệu của chủ nghĩa hiện đại. Trong quá trình truy tầm liên tục, Brahms dường như có mối liên kiết hữu hình nhất giữa âm nhạc quá khứ và hiện tại. Chẳng còn nữa môt hình ảnh ''''phản-Giáo chủ'''' (anti-Pope)[8] (như chính ông đã tự hối tiếc) đối với nền mỹ học cách tân và liên trình của thế kỷ, Wagner, bây giờ ông giữ vị thế quan trọng, liên quan ngang bẳng ( như Wagner) đối với thính giả âm nhạc vãn thời thế kỷ 20 như một nhà soạn nhạc trí giả và uy lực nhất.
    [1] Âm nhạc tuyệt đối là âm nhạc tư thân, lấy những thành tố, lí thuyết âm nhạc làm cơ bản tồn tại kế tục truyền thống của những bậc thầy lừng lẫy như J.S.Bach, Haydn, Mozart và Beethoven
    [2] Richard Wagner: người tự ví mình như 1 soạn kịch nhạc gia (dramatist), được xem là đối thủ số 1 của Brahms. Hầu hết tác phẩm của ông là nhạc kịch, ông có ảnh hưởng trọng đại trong truyền thống âm nhạc Áo-Đức.
    [3] Nhạc chương trình: manh mún từ xưa như Bốn mùa của Vivaldi, Giao hưởng số 6 của Beethoven, tiếp nối với Giao hưởng hoang tưởng của Berlioz. Phát triển mạnh mẽ với ảnh hưởng rộng lớn của văn chương, thơ...trong thời Lãng mạn, được xem là dòng chủ lưu của âm nhạc Lãng mạn với 2 lãnh đạo lẫy lừng là Wagner và Liszt (trong phong trào âm nhạc cách tân Tân đức quốc)
    [4] Brahms mất năm 1897, lúc mới 63 tuổi.
    [5] Ở đây người dịch, tức là tui, hổng biết chương trình LP này ra mần răng.
    [6] Truyền thống Áo-Đức: ám chỉ dòng chủ lưu của âm nhạc cổ điển với những thành tựu thuộc hàng Thái sơn bắc đẩu của J.S.Bach, kế tục với Đệ nhất trường phái Viên với Haydn, Mozart, Beethoven (Schubert, Schumann, Mendelssohn) và tiếp nối với Đệ nhị trường phái Viên với Schoenberg, Berg, Webern.
    [7] Người Liên Phát: ở đây Schoenberg dùng chữ The Progressive. Trong vốn từ ít ổi của tui thì hổng có chữ nào trong Việt ngữ có nghĩa tương đương, nên tạm ''''chế'''' ra từ Liên Phát.
    [8] Ở đây ý nói ông Brahms tự mình đứng ra theo lề lối cũ ''''riêng một góc trời'''', chứ không theo dòng chủ lưu với Giáo chủ là Wagner (Liszt).

    Nguồn: TL trích dịch phần chính đoạn Dẫn nhập (phần sau nói về cấu trúc quyển sách) quyển The Cambridge companion to Brahms, NXB đại học Cambridge, năm 1999.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 09:45 ngày 16/04/2005
  10. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    ôi làng nước ơi , khổ thân tdev quá , nghỉ có 4-5 ngày lễ thôi thế mà bây giờ đã lỡ 1 dãy CD hay của aMilou , giời ơi , đến 17 album chứ có ít ỏi gì
    bác nào tốt bụng, dịp nào cuốii tuần thư thả thì reup cho tdev với nhé tdev cảm ơn lắm lắm

Chia sẻ trang này