1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tặng các bạn yêu thích nước Nhật.

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi NoZoMi, 17/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. oppai

    oppai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cái topic này thú vị quá.
    2 bác pốt tiếp tục đi
  2. Visser_Three_new

    Visser_Three_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Mấy em gái Nhật này, em nào em nấy đều có vòng 1 to vĩ đại, hic. Nhìn cứ thấy nóng phát sốt lên được, chả đẹp gì cả.
    Cô dâu của bác Aozola nhìn kém sắc quá, bác có cho thêm vàng cũng chả lấy, hề hề....

    [​IMG]
  3. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    ây da, mấy bác này, sao lại post lắm ảnh lên đấy thế này!!
    ?s",,,,Oば^,O,,,,
  4. NoZoMi

    NoZoMi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
    Lễ hội hàng năm của Nhật Bản
    Cảnh sắc Nhật Bản thay đổi phong phú theo bốn mùa xuân hạ thu đông. Người Nhật Bản từ xưa đã có nghệ thuật thưởng thức những vẻ đẹp đặc sắc của bốn mùa. Khi xuân về họ say sưa với hoa xuân, thu sang thì đến những vùng núi rực rỡ lá phong đỏ và khi mùa đông tới vui bên ly rượu ngắm nhìn tuyết rơi.
    Nhiều lễ hội truyền thống của Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng được biến đổi để phù hợp với đặc điểm tự nhiên và gần gũi với tập quán Nhật Bản, tạo nên nét đặc trưng riêng có của Nhật Bản ngày nay. Văn hoá Nhật Bản thấm đậm màu sắc đạo Shinto , đồng thời lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đạo Phật. Ở Nhật Bản vẫn lưu truyền truyền thống hoà hợp tâm linh của con người đối với Thần, Phật và lòng cảm tạ những ưu đại mà thiên nhiên ban tặng.
    Ngày nay, lối sống của người dân Nhật Bản biến đổi theo xu hướng đơn giản hoá và ngày càng đa dạng nên có những lễ hội mà người dân thành thị, nhất là lớp trẻ không còn được thấy nữa. Tuy nhiên nhiều lễ hội truyền thống một mặt thay đổi để hoà nhập hoàn toàn với cuộc sống hiện đại, mặt khác vẫn thừa kế và lưu truyền được yếu tố tinh thần độc đáo. Lễ hội là một trong những yếu tố văn háo quan trọng giúp lý giải và hiểu hơn về con người Nhật Bản.
    THÁNG 1:
    Có nhiều lễ hội được tổ chức trong tháng 1. Vào năm mới, người Nhật cúng Thần ngũ cốc với tâm niệm vị thần năm mới này sẽ cho một vụ mùa bội thu. Trong những ngày cuối năm họ dọn dẹp nhà của , trang trí kadomatsu trước cửa nhà và shimekazari trên cửa ra vào và bàn thờ. Kadomatsu được làm từ một cành thông cùng tre và mai để đón Thần năm mới; còn shimekazari có ý nghĩa đuổi quỉ trừ tà. Bánh dày kagamimochi được bày trên tokonoma là góc trang trọng trong nhà, được coi là chổ ngồi của Thần. Bánh này được làm từ loại gạo nếp mà người ta tin rằng mang hồn của cây lúa.
    Ba ngày Tết bắt đầu từ nguyên đán được coi là ban ngày đặc biệt. Có tập quán từ ngày xưa là không làm việc việc trong ba ngày này. Ngày nay, phần lớn các cơ quan công sở đều nghỉ làm, các cửa hàng cũng thường đóng cửa cho tới ngày mồng ba
    Nguyên đán
    Sáng ngày mồng một Tết, các gia đình làm lễ đón mừng năm mớio. Đầu tiên là rượu mừng năm mới otoso trừ tà khí trong năm đó và kéo dài tuổi thọ. Theo nghi thức, lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi quay mặt về hướng đông và uống rượu. Tiếp đến là món ăn ngày Tết osechi sau khi cúng Thần năm mới.
    Tiết bảy loài hoa
    Ngày mồng 7 tháng 1 là tiết bảy loài hoa cỏ. Trng một năm có nhiều tiết, được coi là những mốc đánh dấu sự thay đổi của thời tiết, người Nhật Bản kỷ niệm những tiết này. Trong ngày này, người Nhật ăn cháo nấu bằng 7 loại rau để cầu sức khoẻ.
    Kagamibiraki- ?olàm vỡ? bánh dày.
    Tới ngày 11, người Nhật ?olàm vỡ? bánh dày. Bánh dày hình gương tượng trưng cho may mắn nên người Nhật không cắt mà ?olàm vỡ? bằng búa. Bánh dày vỡ ra nấu thành chè với đậu đỏ.
    Ngày lễ thành nhân
    Ngày 15 là ngày lễ thành nhân, ngày chúc mừng thanh niên tròn 20 tuổi. Ngày xưa ở Nhật có tục lệ làm lễ thành nhân. Con trai của cácvõ sĩ tới độ tuổi từ 11 đến 17 thay cách đổi tóc, trang phục, bỏ tên gọi lúc còn nhỏ, nhận vị trí mới, tăng tính tự giác và trách nhiệm như một nam thanh niên đã trưởng thành. Ngày nay, tục lệ này đã tahy đổi hình thức và được tổ chức thành ngày thành nhân. Nam nữ thành niên bước vào tuổi 20 trở thành một công dân thực sự có quyền bầu cử và có trách nhiệm pháp luật.
    THÁNG 2
    Theo âm lịch, tháng 2 đã vào mùa xuân nhưng trên thực tế lại là tháng lạnh nhất ở Nhật Bản. Có vùng nhiệt độ vẫn âm và tuyết rơi nhiều.
    Tiết phân
    Tiết phân nguyên nghĩa là ?ođiểm giao thời của thời tiết? song ngày nay tiết phân được coi là ngày trước ngày lập xuân. Trong ngày này các gai đình làm lễ ném đậu (mamemaki). Người ta vừa hô ?oquỷ đi, phúc đến? vừa ném đậu trong và ngoài nhà để đuổi tai hao và cầu may mắn.. Nhặt số hạt đậu bằng đúng tuổi của mình rồi ăn dược coi là sẽ mạnh khoẻ. Ở các đền thờ, các toshiotoko được chọn để ném đậu và người ta tin rằng ai bắt trúng hạt đậu rồi ăn sẽ tránh được cái ác. Vào đêm tiết phân, nhiều người đến các đền thợ nổi tiếng để cầu may mắn.
    Harikuyo ?" Lễ cúng kim
    Theo đạo Phật, kuyo có nghĩa là cúng linh hồn người chết, cầu phước lành. Tuy nhiên người Nhật Bản từ xưa không chỉ cúng linh hồn người chết mà cả đồ vật nữa. Điều này xuất phát từ quan điểm cho rằng cần biểu hiện lòng biết ơn những vật dụng đã kết thúc vai trò của nó sau thời gian sử dụng. Lệ cúng tiêu biểu là lễ cúng kim vào ngày mồng 8 tháng 2 hoặc mồng 8 tháng 12. Vào ngày này, người ta cúng những chiếc kim bị gãy hoặc cong. Ngày nay, đây là dịp để người Nhật gợi lại tinh thần quí trọng đồ vật đang có xu hướng bị phai nhạt bởi hệ thó6ng sản xuất hàng loạt của xã hội công nghiệp.
    THÁNG 3:
    Quần đảo Nhật Bản trải dài từ bắc xuống nam, nằm trong khu vực khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới nên thời tiết thay đổi khác nhau tùy theo từng vùng. Tại đảo Okinawa ở tận cùng phía tây nam Nhật Bản đầu tháng 3 nhiệt độ lên tới 18 độ trong khi đó vùng phía bắc tuyết phủ đầy. Người Nhật chào đón lễ hội của bé gái hay còn gọi là lễ hội hoa đào, loài hoa đầu xuân.
    Hinamatsuri ?"Tiết hoa đào
    Ngày mồng 3 tháng 3 là tiết hao đào, cũng là ngày người ta làm lễ cầu chúc bé gái trưởng thành. Từ lúc sinh ra đến ngày mồng 3 tháng 3 đầu tiên, thường thì bé gái được ông bà mua tặng búp bê Hina.
    Lệ hội của bé gái có nguồn gốc từ phong tục Trugn Quốc cổ đại, những người tham dự lễ hội ?otruyền? những điềm xấu như vết nhơ hay bệnh tật sang búp bê, rồi thả chúng xuống dòng sông để tránh rủi ro. Phong tục này đã được kết hợp với búp bê của Nhật Bản. Ngày nay ở Nhật Bản vẫn còn phong tục ?othả búp bê? như vậy
    Ngày xuân phân
    Vào ngày 21 tháng 3 ngày và đêm dài bằng nhau, ngày nay gọi là ngày xuân phân. Bảy ngày có ngày xuân phân ở giữa được gọi là higan, người Nhật làm lễ cúng tổ tiên và đi tảo mộ trong thời gian này. Từ higan chỉ kiếp sau trong thuyết của đạo Phật, bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên là truyền thống được ngừơi Nhật giữ gìn từ xa xưa. Khi đi tảo mộ, người Nhật mang đồ cúng như hoa, những thứ mà người đã mất khi còn sống thích ăn và bánh ohagi nấu từ gạo bọc đậu đỏ và nậu nành. Họ làm lễ cúng linh hồn tổ tiên sau khi đã dọn sạch mộ và phần xung quanh.
    THÁNG 4:
    Tháng 4 là tháng mở đầu năm học; năm tài chính của Chính phủ và phần lớn các công ty. Nói đến tháng 4 người ta nghĩ đến mùa hoa anh đào, lễ khai trường, lễ vào công ty.
    Hanami ?" Hội ngắm hoa anh đào
    Hoa anh đào là hoa tượng trưng cho đất nước Nhật Bản. Vào mùa hoa anh đào, hội hanami được tổ chức những nơi hoa đẹp nổi tiếng trong vùng. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tụ tập dưới tán cây anh đào vừa ngắm hoa. Vừa ăn cơm, uống rượu. Đêm xuống, đám đông người quây quần thưởng thức cái đẹp của hoa anh đào về đêm dưới ánh sáng của những cái đèn ***g đủ loại. Với các công ty, để có được một chỗ trong hội ngắm hoa là một việc không đơn giản. Từ sáng sớm thứ sáu cuối tuần, họ phải chuẩn bị sẵn chỗ cho buổi tối hơm đó.
    Người Nhật rất chú ý đến thời điểm anh đào nở hoa. Từ khoảng hạ tuần tháng 3, chương trình dự báo thời tiết của đài truyền hình bắt đầu đưa tin về ?otuyến hoa anh đào?. Hoa anh đào bắt đầu nở lần lượt từ vùng phía nam ấm áp dần lên phía bắc Nhật Bản, tựa như mùa mưa tháng sáu.
    THÁNG 5:
    Từ tháng 4 đến tháng 5, các loại hoa muôn màu đua nở, ít mưa và bầu trời luôn trong xanh. Đây là thời kỳ thiên nhiên đẹp, thời tiết dễ chịu nhất trong năm.
    Tết đoan ngọ
    Nếáu như ngày 3 tháng 3 là ngày hội của các bé gái thì ngày mồng 5 tháng 5 là ngày hội của các bé trai. Lễ hội này là Tếr Đoan Ngọ. Ngày nay, ngày mồng 5 tháng 5 trở thành ngày Tết thiếu nhi và là một ngày nghỉ của toàn quốc trong ?otuần lễ vàng? của Nhật Bản.
    Lúc mới sinh, các bé trai được ông bà mua tăng koi-nobori (hình cá chép bằng vải) và búp bê võ sĩ ( Trước khi bước vào tuổi đến trường, trong ngày mồng 5 tháng 5, người ta treo koi-nobori bày búp bê võ sĩ cầu mong bé chóng lớn và thành đạt. Bánh nhân đậu xanh và bánh mật được bày trước búp bê.
    Trong ngày tết Đoan Ngọ, người Nhật tắm nước nóng đun bằng lá cây thạch xương bồ được coi là một phương thuốc tốt cho sức khoẻ.
    Cấy lúa
    Tháng 5 được coi là tháng có thời tiết lý tưởng để đi dã ngoại, song lại là tháng bận rộn đối vớn nhà nông. Ở Nhật, nhìn chung một năm chỉ có một vụ lúa và được tiến hành theo trình tự như sau: làm đồng vào tháng 4, gieo mạ vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, cấy lúa xuống ruộng nước lúc mạ đã cao khoảng chừng 5-10 cm vào tháng 5 và thu hoạch vào khoảng tháng 9 đến tháng 10.
    THÁNG 6:
    Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, thời tiết thay đổi. Ngày mồng 1 tháng 6 là ngày thay đổi trang phục. Bắt đầu từ ngày này, người ta có thể mặc áo ngắn tay đến công sở. Học sinh chuyển sang mặc đồng phục mùa hè.
    keizoku wa chikara nari!!!!
  5. NoZoMi

    NoZoMi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    THÁNG 7
    Lễ hội Thất tịch
    Ở Nhật Bản, lễ hội Thất tịch là lễ hội duy nhất về tình yêu nam nữ, bắt đầu từ một truyển thuyết Trung Quốc cũng rấr quen thuộc với người Việt Nam (Ngưu Kang Chức Nữ). Lẽ hội vào mồng 7 tháng 7. Vào ngày này, người Nhật cúng rau, lấy những giọt sương mai của ngày hôm đó để mài mực, viết điều mình ước hay ý thơ trên mảnh giấy rồitren lên cành trúc để trước nhà. Trong Lễ hội Thất tịch ngày nay, người ta treo lên cành trúc các mảnh giấy trang trí đủ màu sắc. Có một số địa phương tổ chức lễ hội này rất lớn.
    THÁNG 8:
    Đây là tháng hè nóng nhất ở Nhật Bản, độ ẩm và nhiệt độ cao, không khí oi bức ở khắp nơi kéo dài liên tục đến tận cuối tháng 9 ngoại trừ một phần rất nhỏ giữa đảo honshu và đảo Hokkaido. Đã từ lâu, người Nhật nghĩ ra cách làm cho cuộc sống trong thời kỳ này dễ chịu hơn dù chỉ là chút ítnhư trao bức mành tre trước của ngăn ánh sáng mặt trời, treo trước hiên nhà những chiếc chuông gió để thưởng thức thứ âm thanh trogn trẻo, vui tay quên đi cái nóng hay thay bát đĩa bằng những đồ làm bằng thủy tinh hoặc tre để trong dịu mắt. Sự khéo léo này đã truyền qua nhiều thời đại khác nhau và phần nào được thể hiện trong những sản phẩm hoàn hảo của Nhật Bản ngày nay.
    Obon ?" Lễ xá tội vong nhân
    Lễ xá tội vong nhân là một lễ hội của đạo Phật cúng vong linh những người đã mất thường được tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 7 hoặc trước hay sau ngày 15 tháng 8. Sở dĩ có sự khác biệt về ngày như vậy là do chênh lệch giữa lịch âm và lịch dương, việc chọn ngày cúng các vong hồn sẽ tùy thuộc vào phong tục từng địa phương. Thường các công ty nghỉ obon vào tháng 8.
    Hội pháo hoa
    Có lẽ ít nơi trên thế có hội pháo hoa như ở Nhật Bản. Thời Edo có hai nhà làm pháo hoa nổi tiếng là Tamaya và Kagiya thường đem pháo hoa ra thì bên bờ song Edo ở Tokyo ngày nay.
    Đem cuối tuần mùa hạ, tại các khu vực lân cận Tokyo, nhiều nhóm tổ chức lễ hội pháo hoa.
    THÁNG 9:
    Theo âm lịch, tháng 9 đã là mùa thu mặc dù hoa cúc, loài hoa tượng trưng cho mùa thu ở Nhật Bản vẫn chưa nở. Ngày mồng 9 tháng 9 là tiết hoa cúc. Từ thời Nara (710-784) trong cung đã tổ chức hội hoa cúc. Ngày nay, người ta tổ chức những hội thi hoa và ngày hội hoa cúc với búp bê làm bằng hoa cúc to như người thật.
    Ngày kính lão
    Ngày 15 tháng 9 là ngày thể hiện lòng tôn kính người già, là ngày mừng thọ, chúc sức khoẻ những người cao tuổi. Từ năm 1966, ngày kính lão trở thành ngày lễ toàn quốc. Vào ngày này, các công sở, trường học đều nghỉ việc
    Ngắm trăng
    Ở Nhật Bản vào mùa thu bầu trời trong xanh nhất, đặc biệt là ngày rằm Trung thu. Vào đêm rằm, người ta cúng rau và bánh dango làm từ bột gạo, cắm cỏ bông bạc rồi ngắm trăng. Hội ngắm trăng của người Nhật Bản vốn là lễ hội tổ chức để cầu Thần mặt trời cho vụ lúa bội thu.
    Ngày thu phân
    Giống như ngày Xuân phân, ngày Thu phân là ngày lúc ngày và đêm dài bằng nhau. Tuần có ngày Thu phân là higan của mùa thu. Người ta làm lễ cúng các vong hồn theo nghi lễ đạo Phật ở các chùa và tảo mộ. Những người trong gia đình còn tập trung trong ngày giỗ. Cũng như vào mùa xuân, người Nhật làm giỗ đầu rồi tuần tự theo các mốc 3 năm, 7 năm cho đến ngày giỗ thứ 33 và thường mời một vị sư tới tụng kinh làm lễ. Tập quán này ngày nay vẫn được rất nhiều gia đình tuân theo để bày tỏ lòng thành kính tổ tiên.
    THÁNG 10:
    Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, một số loài cây bắt đầu đỏ lá. Sự tương phản của lá cây với nền trời trong xanh và vùng núi đầy sắc cỏ cây tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn kỳ thú. Vào dịp này, thời tiết thường rất đẹp, người Nhật hay cùng nhau đi đến vùng rừng ngắm lá phong đỏ.
    THÁNG 11
    Tháng 11 là lúc cây bắt đầu đổ lá, gió lạnh thổi báo hiệu mùa đông sắp đến. Tháng này có hai lệ hội: lễ shichi-go-san và lễ tạ ơn lao động.
    Lễ Shichi-go-san
    Ngày 15 tháng 11 là ngày lễ shichi-go-san dành cho trẻ em lên 3, 5 và 7 tuổi, ngày mừng bé khôn lớn. Người Nhật Bản coi số lẻ là số may mắn nên làm lễ khi bé gái lên lên 3 và 7 tuổi và khi bé trai lên 3 và 5 tuổi. Những đứa trẻ đến tuổi đó sẽ mặc những bộ đồ đẹp nhất theo bố mẹ đến đền thăm Thần Giám hộ (vị thần cai quản vùng đất đó) và được làm lễ rửa tội (oharai) để trừ cái xấu.
    Lễ tạ ơn lao động
    Từ ngày xưa, cung đình tổ chức lễ thu hoạch Ninamesai vào ngày 23 tháng 11. Vào ngày đó, Nhật hoàng tế thần bằng gạo mới do chính tay mình cấy và gặt trên thửa ruộng của Hoàng gia và cũng là người đầu tiên nếm thủ gạo. Lễ này vẫn được tổ chức trong Hoàng gia cho đến ngày nay.
    Từ năm 1948, ngày 23 tháng 11 đã trở thành ngày lễ tạ ơn lao động. Tinh thần quí trọng lao động của ngày lễ này được kế tục dưới hình thức mới
    THÁNG 12:
    Vào tháng cuối cùng của một năm, người Nhật không thích để dở dang công việc sang năm sau. Họ thanh toán hết tất cả những khoản chi trả và vay nợ để đón năm mới và tâm trạng mới. Vào ngày cuối năm, cả nhà tổng vệ sinh nhà cửa, dọn sạch bụi bặm ở cả những nơi mà ngày thường không đụng đến. Trước đây, người ta làm rất nhiều việc như lau trần nhà, thay sửa lại giấy dán cửa, đập sạch chiếu. Tại Nhật có tập quán đi thăm hỏi màng heo quà tặng oseibo để tỏ lòng biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Việc chọn lựa quà tặng cuối năm xem ra cũng là việc tương đối khó. Trong thời gian này, tại các cửa hàng bách hoá xuất hiện gian hàng đặc biệt bày bán nhiều loại quà tặng. Có quà tặng được phổ biến từng năm, phản ánh các mặt của đời sống xã hội. Quà tặng được ưa chuộng gần đây là những đặc sản địa phương. Người dân sống trong thành phố cũng có thể mua tặng những sản phẩm truyền thống này. Trước ngày đón năm mới, người Nhật tất bật chuẩn bị đồ trang trí trong ngày Tết, món ăn tết và viết thiếp chúc tết.
    Ngày tất niên
    Vào ngày 31 tháng 12, người Nhật ăn kì toshikoshi. Mì này có sợi dài nên được coi là món ăn may mắn mang lại sự trường thọ. Chỉ trong ngày này, trẻ em mới được phép thức đêm. Đúng giao thừa, âm thanh của những tiếng chuông vang lên từ những ngôi chùa trong đêm thanh vắng, chia tay năm cũ, đón chào năm mới. Chuông giao thừa rung 108 lần để trừ 108 điều phiền muộn như lời phật dạy. Con người trút bỏ hết âu lo, thanh thản đón năm mới. Quan 12 giờ, người ta đến các đền, chùa làm lễ hatsumode.
    ???shttp://www.vysa.jp/modules.php?op=modload&name=XForum&file=viewthread&tid=1315
    keizoku wa chikara nari!!!!
  6. cuoc_song_moi

    cuoc_song_moi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Các bác thân mến, em là newcomer, nên cũng chả biết gửi những lời phàn nàn của minh vào đâu, đành gửi vào topic nơi này,có vài điều em muốn nói.
    Topic của bác NOZOMI hoàn toàn nghiêm túc, nội dung lại rất hay và bổ ích, thế mà cái bác nào cho toàn những hình ảnh hợm hĩnh vào, không ăn nhập gì với nội dung. Được thể, bác nào đó lại trích lại làm cho cái ảnh đó lại chinh ình lên lần nữa. Tiếp đó bac mod miếc gì đó, ăn nói gì mà chả ra dáng là mod gì cả. Em thấy mod bị treo nick vì xúc phạm người khác thì quả là khong bình thường lắm. Vì thường Mod phải là người công tâm, chín chắn và bình tĩnh,không nên đụng chạm đến những đièu không đáng phải dành những lời lẽ như vậy, trong một topic có nội dung không phải dành cho các bác câu bài hay chát chít.
    Em mới vào, không biết trước các bác thế nào, và các topic khác thế nào, nhưng quả là các bác mod cần xem xét lại vì bên JC mọi người hay câu bài và chát chít quá. Các forum khác mà em tham gia đèu có topic chat chít hoăc trao đổi thông tin, tin nhắn, riêng giữa các thành viên. Nên nội dung các bài viết không bị loãng.
    Kẻ tiểu nhân xin có vài lời góp ý.
    Lấy cuộc tình này để thay thế cho cuộc tình kia chẳng qua cũng chỉ là sự vá víu cho tâm hồn.
  7. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    Ừ, thì mình cũng có bài nhắc nhở đó thôi. Mình cũng thấy việc post ảnh vào đây là chẳng phù hợp tẹo nào, nhưng mình muốn đợi phản ứng của Nozomi rồi mới dám lên tiếng. Làm Mod chẳng sung sướng gì đâu bạn ơi, phải chiều lòng tất cả mọi người, tội vạ đâu thì cứ đổ hết lên đầu mod thôi.
    ?s",,,,Oば^,O,,,,
  8. Trường_hói_new

    Trường_hói_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ có nghe một ông anh chức to ở trên này nói : Làm Mốt (mod) là làm CV trăm họ (xin lỗi mọi người), hic, lúc đầu cũng định phản đối nhưng mà suy nghĩ lại thì sự thật nó phũ phàng đúng như thế.
    Bạn Cuoc_song_moi ui, Mod thì cũng là con người chứ có phải thánh đâu mà lúc nào cũng bình tĩnh, công tâm được. Đến Bao Chửng còn có lúc thiên vị đệ tử của mình kia mừ
    Được Trường hói sửa chữa / chuyển vào 18:34 ngày 18/07/2003
  9. bigkit9

    bigkit9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Cũng phải lâu lắm rồi mới vào box để xem có bài viết nào hay không. Gặp được cái tít rất hay và những bài post của Nozomi khá có ý nghĩa với những người học tiếng NHật và yêu nước NHật ...Đã vội mừng, nhưng thật không ngờ có người còn đưa cả ảnh *** lên đây nữa. Thật sự thì những cái ảnh kiểu đó ở Nhật họ 平-, trên tạp chí, truyền hình, băng đĩa nhan nhản ra, chẳng có gì là lạ.Tôi cũng chẳng phải là người cổ hủ lạc hậu để mà quá khắt khe với những chuyện kiểu đó.Nhưng mà bác Aoizola ạ, trước khi post thì phải nhìn trước ngó sau một chút chứ, đây là box gì, topic gì và dành cho những ai?Bác biến nó thành cái gì rồi bác biết không?Thử hỏi ai đó đi dạo qua vào xem box JC của chúng ta thế nào, mà gặp những bức ảnh thế này, lại còn hết người nọ đến người kia vuốt đuôi, hưởng ứng nữa chứ, thì họ sẽ nghĩ đây là cái box quái quỷ gì nhỉChẳng hoá ra nước Nhật tươi đẹp mà các bác yêu mến cũng chỉ là vì những cái đó thôi sao?!?Các bác tầm thường quá mức những gì tôi nghĩ rồi đó----->Đôi lời thành thật của một người rất yêu nước NHật(tuy nhiên cũng vẫn đủ tư duy để nhận ra những mặt trái của đất nước này), và mong box JC ngày càng phát triển hơn, đông vui hơn vì những bài viết chất lượng chứ không phải là vì mấy bức ảnh câu khách rẻ tiền này.Xin hết!
    ------------------------------------
    Lên đò sang sông vai mang khăn gói
    Thương mẹ thì thương, con cứ... theo chồng
  10. xsa

    xsa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2001
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Thôi thế này:
    Vì là chúng ta mỗi người có một loại cảm xúc riêng đối với sự vật, hiện tượng khách quan. Và do đó cả cách gọi của chúng ta cũng khác nhau: bác Aoizola và tôi thì "gọi" đó là ảnh cô gái đẹp, nhưng có người thì lại gọi đó là "ảnh ***". Thành ra bác Aoizola là người post ảnh Se_x lên JC, còn tui thì là người hưởng ứng việc bác ấy pốt ảnh ***. Mà cái này đi ngược với thuần phong mỹ tuc của người Việt ta, và do đó vi phạm trắng trợn vào đạo đức và truyền thống của dân tộc Việt nam,...
    ---------
    (tôi ngồi nghĩ một lúc)
    Thôi, nghĩ đi nghĩ lại thấy mình sướng đôi mắt, nhưng để mọi người khổ cái tâm, cay đôi mắt, đau cái lòng, cũng không đành, tôi xin bác mod nào thay mặt JC xoá cái bài của bac Aoizola và bài của tôi đi.
    Chúng tôi xin lỗi tất cả mọi người vì sự bồng bột và thiếu suy nghĩ khi post mấy cái bài đó. Chúng tôi sẽ cố gắng cống hiến thời gian của mình một cách hiệu quả hơn, giàu tính nhân văn hơn , tôn trọng cái nhìn và suy nghĩ về thế giới khách quan của mọi người hơn....
    Cuối cùng xin gửi tới các bác lời chào thân ái, đoàn kết và phát triển.
    ---change---or----die-----
    http://bizvn.com
    http://betonamu.net

Chia sẻ trang này