1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tặng những ai đang tha hương

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi ngan_cach, 15/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Đừng biến em thành loài hươu cao cổ!
    Em đã đợi chờ đã hy vọng những không đâu
    Từ thu sang khi cúc quỳ nở rộ
    Qua đông tàn, xuân đến lại hạ sang
    Qua bao mùa nắng
    Qua bao mùa mưa
    Em vẫn chờ...
    Vẫn hy vọng rằng em có thể
    Đón anh về sau những mất mát, được thua...
    Nhưng cuộc đời chẳng giống như cơn mưa
    Trút sạch nước để mai trời lại sáng
    Anh cũng thế
    Chẳng thể quay trở lại
    Khi anh đã sang ngang
    Bỏ lại sau lưng bao mùa vàng rực nắng
    Anh như cánh chim trời bạt gió trùng khơi
    Tha thẩn bốn phương biết khi nao cánh mỏi
    Lại trở về
    Tìm lại cố nhân...
    Mỏi mòn đợi mong
    Khoảng trống mông mênh vô định...
    Anh nhớ nhé
    Đừng biến em thành loài hươu cao cổ!!!
    Ngan_cach, tháng 06/04
  2. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    "Quê hương là gì hở mẹ
    Mà cô giáo dạy phải yêu
    Quê hương là gì hở mẹ
    Ai đi xa cũng nhớ nhiều"...

    Quê hương với mỗi người có thể khác nhau, quê hương có thể là khoảng sân phơi trước nhà phảng phất mùi hương hoa lài khi chớm tối,
    là tiếng gàu chạm vào thành giếng những đêm thanh mẹ múc nước,
    là lũy tre xanh bao bọc những nếp nhà,
    là ao cá, là vườn rau, là hàng cau,
    là các món ăn nhà quê của mẹ mỗi ngày...
    Quê hương ở đâu? Phải chăng quê hương gần lắm, quê hương ở ngay giữa trái tim này?!
    Với tôi, quê hương đầu tiên chính là trái tim người mẹ. "Mẹ là quê hương của con..."
    Trong tôi luôn đau đáu một niềm thương nhớ, tôi thèm được quay lại để sống tiếp những ngày thơ ấu thanh bình, yên ả.
    Để được mơ tiếp những giấc mơ thời thiếu nữ và để rung động trở lại những xôn xao của thuở yêu đầu...
    Để rồi mỗi sớm mai, khi thức giấc và bắt đầu cho một ngày làm việc mới, tôi lại thấy xót xa...
    "Kiếp này xin làm người hát rong..."
    Bao năm rong ruổi nơi xứ người, tất bật với công việc, ngày tiếp ngày, tôi gắn cuộc sống mình với quán sá, phố phường, với sự tất tả cùng những cuộc so kè, đổi chác, với những ồn ào cùng bao toan tính thiệt hơn...
    Bao nỗi mỏi mệt vây quanh đã thay cho những niềm háo hức.
    Bao ngậm ngùi, nghĩ suy đã thế chỗ cho những niềm vui bất chợt, những hạnh phúc bất ngờ...
    Sau những gì được mất của cuộc đời, tôi mệt mỏi nhận ra: "...Từ bao năm chân phiêu lãng chưa quay về. Từ bao năm ta như mãi ngủ mê..."
    Ôi quê hương! Đến bao giờ mới trở lại quê xưa???
    Những chiều lang thang chợt nghe "Xin làm người hát rong" mà thấy xót xa trong lòng... Nỗi nhớ chẳng dịu êm!
    Chia sẻ cùng mọi người nỗi nhớ tha hương...

    Ngan_cach, chiều cuối tuần 19/06/04
  3. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Tôi lang thang trong một chiều xứ lạ
    Phút giao linh thời tiết chuyển thay mùa
    Như bàng hoàng lạc bước tuổi ấu thơ
    Được hít thở cùng xôn xao ngàn lá.
    Bạch dương kia luyến tiếc chi mùa hạ
    Nửa ngả vàng một nửa vẫn còn xanh
    Đường lá phong rực thắm cả hoàng hôn
    Cháy đắm đuối cuối chân trời xa tít.
    Kỳ diệu thay thiên nhiên trác tuyệt
    Thấu lòng người cùng nỗi xa quê
    Đỏ bầm trời nhức nhối phân ly
    Vàng ngày qua biếc xanh ngày đón đợi.
    Tưởng dịu bớt nỗi nhớ nhung vời vợi
    Lại dâng đầy thảm nhớ lá vàng bay
    Hẳn mẹ già lại ra ngõ chiều nay
    Ngóng bước con mong lá mòn về cội.
    Còn biết bao lá cây ta chưa tường tên gọi
    Đang bồi hồi xao xuyến, khẽ khàng rơi
    Giá nói được cùng lá một lời thôi
    Nếu phải rơi? cũng xin đừng luyến tiếc
    Cứ lộng lẫy cho đời
    khô héo?.
    để dành - tôi.
    (sưu tầm)
    Được ngan_cach sửa chữa / chuyển vào 01:31 ngày 24/06/2004
  4. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Những người lưu lạc tha phương
    Mấy ai không một lần thương nhớ nhà
    Nhớ vườn nhớ cảnh thiết tha
    đôi bên hàng xóm lân la sớm chiều
    Nhớ hiên lùa gío đìu hiu
    Nhớ trưa hanh nắng nhớ chiều buông lơi
    Nhớ trăng rằm đẹp tuyệt vời
    Tiếng người khua gót rong chơi bên đường
    Nhớ mùi dạ lý ngát hương
    Bóng trăng tà chiếu, hơi sương ướt thềm
    Nhớ từng tiếng hát ru đêm
    Thân nhân, bè bạn nhớ mềm ruột gan
    Mà sao nhớ được cho bằng
    Bóng người tựa cửa băn khoăn ngóng chờ
    (sưu tầm)
  5. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Ước...
    Ước gì ta chẳng cách xa
    Cho niềm nhung nhớ chẳng là bao la
    Ước gì trẻ mãi không già
    Cho thời gian chẳng phôi pha má hồng
    Ước gì nắng giữa mùa đông
    Cho người sưởi ấm tâm hồn giá băng.
    Ngan_cach, 07/04
  6. honolulu

    honolulu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/05/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Khi các nhà ngoại giao kiếm tiền....
    ? Nguyễn Văn Toàn
    Ðưa lên lenduong.net
    ngày 15/09/2003
    Đại sứ quán của một nước là gì ? Đó là cơ sở đại diện cho một quốc gia trên lãnh thổ của một quốc gia khác (theo định nghĩa thông thường).
    Đại sứ quán CH XHCN Việt Nam tại nước ngòai là gì. Đó là một ổ lưu manh trộm cướp sống trên lưng của những người Việt Nam không may mang cuốn hộ chiếu (passport) Việt Nam. Định nghĩa này không ở trong từ điển nào, nhưng là điều cay đắng mà nhiều ngườI Việt ở nước ngòai rút ra được sau khi làm việc với các "chú sứ ", đặc biệt là tại các nước Đông Âu, nơi mà số người mang hộ chiếu Việt Nam là rất nhiều.
    Để có được một chỗ ngon trong sứ quán, các cán bộ VN trong nước phải chạy chầy vẩy, và chi khá đậm. Nghe nói để ngồi vào ghế trưởng phòng lãnh sự tại sứ quán VN ở LB Nga, giá không dưới 1 cục to (100 ngàn Mỹ kim hay 1 tỷ rưỡI đồng VN). Các vị trí khác từ to như đại sứ, tham tán, công sứ; nhỡ nhỡ như các nhân viên thừa hành, đến nhỏ như thường trực, bảo vệ, gác cửa cũng tùy theo mà có giá của nó. Tiền nào của nấy mà. Và để bù lại số vốn rất lớn bỏ ra, các "chú sứ" cũng làm việc tận tình, hết công suất trong 3 năm nhiệm kỳ, để tận thu lại. Có thể lấy ví dụ sứ quán VN tại Moscow để hình dung ra công nghệ làm ăn các "chú sứ".
    Nhân viên sứ quán VN tại LB Nga, tính theo lương, tùy theo phẩm hàm, chức vụ mỗi tháng cũng được khỏang 500 Mỹ kim, so với mức sống tại Nga là quá ổn. Ngòai ra họ có nhà ở khu ngọai giao không mất tiền, xe cộ của sứ quán phục vụ. Các "chú sứ" lọai nhỡ thường có khoản thu nhập thêm thường xuyên là chịu khó ở chật một chút, cho thuê lại 1,2 phòng trong căn hộ mà họ đang sống, cũng kiếm thêm được 200 - 400 Mỹ kim nữa. Thật là mơ ước với người trong nước. Đó là khỏan thu nhập thường xuyên chính đáng của các nhân viên sứ quán VN. Nhưng nếu chỉ có thế thì bao giờ mới "nên người", và mới trả hết số vốn chạy sang đây, vì thế mới nảy sinh cả nghìn cách "cá kiếm" trên lưng bà con VN ở nước ngòai.
    Béo nhất trong các sứ quán, không chỉ VN, mà cả các nước khác nũa, đó chính là bộ phận lãnh sự. Vì đó là đầu vào của cả sứ quán mà. Tất cả lệ phí visa, hộ chiếu, giấy tờ.... Đều được thu qua đây. Chẳng thế mà các trưởng lãnh sự không có ai ở quá 1 nhiệm kỳ 3 năm cả. Ai cho ở, các chú các bác ở Bộ ngọai giao xếp hàng, chồng tiền cả mấy năm rồi. Cũng phải thôi, ông trưởng lãnh sự nào khi về nước cũng thành đại gia cả, cũng vác theo xe Mercedes, BMW xịn đặt từ chính hãng theo về VN, miễn thuế, tiền tươi theo người chắc chẳng ai chịu dưới triệu đô. Thế mới đáng đồng tiền bát gạo bỏ ra. Nhưng cũng không dễ đâu, ăn cũng phải biết cách ăn. Theo đúng bảng giá đổi 1 hộ chiếu trả 80 usd, nhưng không biết có ai được trả tiền theo đúng bảng giá nhà nước không, các chú lãnh sự hành cho lên bờ xuống ruộng, thiếu hết thứ giấy này đến thứ giấy kia, nhất là với những người tỉnh xa lên Mát thì "thôi rồi Lượm ơi", thật là khốn nạn, ăn đậu ở chờ không khác gì bụi đời đầu đường xó chợ.
    Có cách giải quyết ngay, qua chú "dịch vụ" ngồi ngay ở phòng thường trực 370 usd lấy ngay trong ngày, mà chẳng cần giấy tờ gì sất. Thế mới có chuyện mấy tay chống đối nằm trong sổ đen của Bộ Công an, cấm nhập cảnh VN, qua dịch vụ vẫn xin visa về VN như đi chợ.
    Bà con kêu quá, các phòng ban khác của sứ quán không được ăn cũng kêu, nên mới đây, lãnh sự có bảng giá mới, tức là nếu lấy ngay trong ngày thì trả thêm 200%, tức là xin hộ chiếu mới bình thường nay là 100 usd, lấy ngay là 200 usd. Nhưng óai ăm là mọi nguời lên nộp giấy tờ, theo bảng ghi to đùng trước cửa từ 9 giờ sáng đến 12 giờ, nhưng chẳng ai thèm ra tíếp nhận giấy tờ, hôm nào cũng có lý do chính đáng nào họp, nào tổng kết, nào đi gặp đại diện chính quyền, nào thì nhổ răng...., cuối cùng lại tặc lưỡi qua chị dịch vụ ngồi góc phòng, 4 vé (400 usd) lại lấy ngay trong vòng 1 tiếng. Mà đâu chỉ hộ chiếu, tất cả các lọai giấy tờ khác cũng theo đúng công thức đó. Khốn nạn nữa là các em sinh viên ngơ ngác, không tiền, cũng bị hành không khác gì bà con đi chợ. Dân tình kêu than không ai thấu. A mà cũng lạ, lãnh sự sứ quán Việt Nam, một quốc gia có chủ quyền, lại thu lệ phí bằng đô la Mỹ, chứ không phải là đồng rúp sau khi đã quy đổi theo tỷ giá, bác nào biết giải thích hộ cái.
    Nói đến sinh viên, thì cái đám kiếm được cũng phải kể là phòng quản lý lưu học sinh. Trí thức XHCN cũng khác, phương thức cũng phải tinh vi hơn, khoa học hơn chứ. Sau khi nước Nga hào phóng lấy tiền lãi trong số nợ của VN tài trợ cho du học sinh, lượng sinh viên VN sang Nga đông hẳn. Học bổng bây giờ được 220 usd/tháng/người, cũng tạm đủ chi phí sinh họat, để các em không phải lo cơm áo gạo tiền, mà chỉ lo học thôi. Nhưng đây cũng là cơ hội cho các "chú sứ" kiếm ăn trên lưng các cháu. Bằng nhiếu cách thông đồng với Bộ Đại học từ trong nước, phòng lưu học sinh cài được nhiều suất học bổng ma, tức là bán lại các suất học bổng nhà nước cho con cái các tay nhiều tiền, thiếu chữ. Một suất như vậy hiện nay thu tiền tươi thóc thật của khổ chủ là khỏang 5000 - 6000 Mỹ kim, rẻ chán so với đi học tự túc (phải nộp 2000 - 5000 usd/năm tùy theo trường), ngòai ra tiền học bổng 220 usd/tháng, tính ra sau 5 năm đại học là 13200 usd cũng vào cái túi không đáy của các chú.
    Thế nhưng với các sinh viên, dưới phận sự quản lý của các chú thì lại khốn khổ do sự vô trách nhiệm của Phòng lưu học sinh. Cái gì chứ chuyện học bổng chậm hàng năm, bị các chú quỵt vé máy bay khi học xong về nước là chuyện "thường ngày ở huyện". Nhiếu sinh viên do học bổng chậm phải đi vay ăn từng bữa. Có lần mấy sinh viên từ tỉnh Riazan lên Mát lĩnh học bổng cho các bạn, được tổng cộng khỏang 4000 Mỹ kim, vừa ra khỏi cửa bị công an túm về đồn, lần túi lấy sạch tiền đá đít đuổi ra. Các em quay lại mếu máo xin các "chú sứ" giúp đỗ, các chú thản nhiên: "Tìền ra khỏi cửa, chúng tôi hết trách nhiệm", xin các chú làm cho công văn xác nhận đó là tiền học bổng để ra đồn xin lại, các chú cũng chối luôn. Thật là hết chỗ nói.
    Thương vụ (cơ quan đại diện thương mại) thì lại là một cái sáng tạo nữa trong cách kiếm tiền theo kiểu Việt Nam, mà không nước nào có nổi. Đó là bán biển số xe ô tô ngọai giao, và cho các công ty buôn lậu , trốn thuế thuê văn phòng trong tòa nhà ngọai giao của VN. Các cơ quan chức năng của Nga tức sùi bọt mép mà không làm gì được, cho chúng nó chết. Không biết chỗ khác thế nào, mà riêng ở Moscow, xe biển đỏ ngọai giao mang biển số 84 (Việt Nam) lên đến gần 3000 chiếc. Các chủ hàng, chủ sạp người Việt bán hàng ngòai chợ giời, bề ngòai nhếch nhác, bẩn thỉu không khác dân ăn mày mà hàng ngày đi bán hàng cũng đi xe biển đỏ. Có gì đâu, chuyện nhỏ như con thỏ ấy mà, bỏ ra 12 vé (1200 usd) là có ngay biển đỏ gắn vào cái xe ghẻ của mình đi cho nó oai. Nhiều xe biển đỏ thế, nên mặc dù xe ngoại giao có quyền đặc miển, nhưng với xe 84 thì là ngọai lệ, cảnh sát giữ lại xét hỏi thỏai mái, không đếm xỉa gì đến cái quốc thể Việt nam nó là cái gì cả. Còn cái ổ làm ăn phi pháp của người Việt Nam tại Nga chính là tòa nhà chính của đại diện thương mại VN tại LB Nga trên phố Tverskaya trung tâm Moscow. Cái gì ở đây cũng có: rửa tiền, chuyển ngân lậu ra nước ngòai, đưa người vượt biên, buôn lậu, trốn thuế, làm giấy tờ giả, và cả buôn bán vũ khí nữa, chỉ có buôn bán ma túy là chưa nghe nói mà thôi, chứ còn đĩ điếm thì cũng đã có trường hợp dẫn gái vào Thương vụ để chơi rồi. Đây chính là trụ sở tụ tập làm ăn của các đại gia khét tiếng như Sơn cá rán, Trung minton, Linh xanh, Thắng cạ, Chi liêu... Chui vào cửa thương vụ là an tòan tuyệt đối, làm giời gì cũng được, công an chỉ có đứng ngòai mà khóc. Thế nên giá thuê văn phòng ở đây cũng là trên trời (50 - 100 Mỹ kim/m2/tháng), mà không bao giờ có chỗ trống, đến tầng hầm, gara, tầng áp mái, nhà kho cũng ngăn lại thành Văn phòng cho thuê.
    Ngòai văn phòng ra, lại còn các căn hộ ở khu ngọai giao nữa chứ, cũng là một nguồn thu khổng lồ cho các "chú sứ". Kiếm tiền dễ thế nên Thương vụ cũng bị bên sứ quán ghét, trâu buộc ghét trâu ăn mà, hục hặc nhau suốt.
    Bộ phận an ninh sứ quán cũng không chịu đứng ngòai cuộc, việc bẫm nhất, ra tiền nhất của đám này là đòi nợ thuê và làm bảo kê cho đám dân anh chị. Tội phạm bị truy nã ở Việt Nam, cứ mò sang được đến Nga là khỏe. Thế nên mấy tay tội phạm nợ bạc tỷ của nhà nước ở nhà như Tiến Togi, Nam tiến, Quang lọ... vẫn cứ phây phây ra làm ăn ở Mát mà không sứt một cái lông chân, cứ hàng tháng đem tiền nộp cho sứ là yên, không có ai truy nã, dẫn độ gì hết, miễn là đừng có ló mặt về Việt Nam là được. Đòi nợ thuê là cái nghề cũng ra tiền. Dân kinh doanh nguờI Việt hình như bản tính cũng hay quên, tiền của người khác hay nghĩ là của mình, do đó cái nghề đòi nợ có cơ mà phất. Luật không thành văn là cứ cưa đôi, đòi được 10 nghìn là các chú sứ 5, khổ chủ 5, do vậy các chú an ninh sứ cũng phất lắm. Trong cộng đồng đến nay vẫn còn bàn tán vụ anh Hợp an ninh, quê xứ Bác, làm được vụ đòi nợ người Việt cho chủ hàng Tàu mà kiếm được 1 quà chanh (1 triệu Mỹ kim).
    Chuyện kiếm tiền của các nhân viên ngọai giao Việt Nam thì kể cả ngày không hết, nào mua hàng miễn thuế theo tiêu chuẩn ngọai giao mang ra bán lại, nào dùng hộ chiếu ngoai giao buôn lậu, mang tiền vàng lậu qua biên giới (mà dân trong nghề gọi là ôm bom).... Có một thời vợ con của các quan chức ngọai giao còn xông ra chợ trời buôn bán linh tinh cả, công an hỏi lại chìa ngay thẻ ngọai giao, mang tiếng lắm nên hiện nay vợ các ông kẹ cũng được hưởng lương phu nhân hàng tháng, nhưng bị cấm tiệt không cho buôn bán gì ngòai chợ hết, làm gì gì kín kín thì được chứ không được chường mặt ra chợ trời, nên cũng đỡ tiếng xấu.
    Nếu có bác nào nếu biết những cách kiếm tiền khác của các nhà ngọai giao đáng kính nước ta thì đăng lên cho bà con mở mang tầm hiểu biết cái.
  7. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Gửi cố nhân....
    Trở về đây nghe tiếng giun tiếng dế.
    Được trầm mình trong dòng nước thêng thang
    Cố hương ơi ! đẹp lắm quãng đường làng
    Con diều giấy đưa ta về kỷ niệm
    Trở về đây với tuổi thơ vụng dại
    Hồn nhiên khóc, hồn nhiên cười chốc lát
    Để đằng sau một con người phiêu bạt
    Nửa muốn cười nửa muốn khóc than ôi !
    Trở về đây nghe rạo rực bồi hồi !
    Vì cuộc sống quê mình thay đổi quá
    Cố hương ơi ! quê mình nay mới lạ
    Nét hiền hoà chấm phá một chút thơ
    Trở về đây không lạc lõng bơ vơ
    Đường quen thuộc, và con người thân thuộc
    Cố hương ơi ! quê mình như bài thuốc
    Chữa tật nguyền cho những đứa con hư !
  8. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Ai về cho gửi chút mưa bay
    Một chút sương rơi lúc cuối ngày
    Một chút hương tình đang rực cháy
    Một chút... cho lòng ai đắm say!
    Người ơi giờ ở phương nào nhỉ?
    Có nhớ một người nhớ mưa rơi?
    Hay đã theo ai lạc cuối trời?
    Từ độ dừng chân nơi chốn lạ?
    Còn ta vẫn nhớ tháng ngày qua
    Nhớ cả khung trời mây trắng bay
    Từ nay trên phiến thời gian ấy
    Ta sẽ mang theo cả tháng ngày...
  9. Chicago

    Chicago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Nếu có thể tuyết tan vào cỏ
    Em tin rằng cỏ sẽ càng xanh
    Nếu có thể em tan vào anh
    Em tin rằng em con xanh hơn cỏ

Chia sẻ trang này