1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tặng những người yêu nhạc cổ điển-Download từ trang 7-Tin mới nhất về Server (Trang 61)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 27/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Em thích mấy bản ballet của Tchaikovskii và hai vở opera "Cây sáo thần", "Đám cưới Figaro" của Mozart. Đã sưu tầm nhiều version nhưng vẫn mong các bác dạy bảo thêm.
    Rất biết ơn các bác có lòng tốt.
  2. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Mình có bắt mọi người phải phân tích tác phẩm như sinh viên khoa lý luận sáng tác đâu, sau khi nghe thì cũng phải thấy nó hay hay là dở, người này chơi mượt mà, người kia chơi mạnh mẽ đều có thể cảm nhận được. Với lại những album được up lên trên này đều là những artist nổi tiếng và có phong cách riêng biểu diễn chứ không phải là người "chơi như những người khác" đâu. Mỗi người nói một ít thì dần dần sẽ sôi động lên chứ im mãi thì chán lắm. Mình cũng bắt đầu thấy chán rồi.
  3. mattim_tt

    mattim_tt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Bác Apomethe nóng tính wá nha
    Để từ từ mới cảm nhận được chứ , với lại tốc độ up của các bác càng lúc càng chóng mặt bọn em down còn không kịp nói gì là
    nghe kỹ để cảm nhận chứ ( net ở chỗ em chậm khủng khiếp, nếu vừa down vừa post bài là chuyện hơi bị khó khăn)
    Thú thật là em còn chưa down hết bộ giao hưởng của Beethoven kia 2
    Hy vọng bác Apomethe thông cảm cho anh em không có điều kiện ( trong lúcc mọi người chưa nói gì sao bác không tranh thủ cho mọi ngưòi vài đường cơ bản về nhạc cổ điển đi, ví như em này -nói chung còn mù tịt về nhạc cổ điển )
    Khânr thiết đêf nghị các bác up chậm thôi cho bọn em nhờ....
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Em rất thông cảm suy nghĩ của bác Apo. Nhưng làm công tác nâng cao dân trí cho những kẻ như em thì xin các bác hãy kiên nhẫn. Em không có khiếu viết lách nhưng các bác cứ nhìn tình hình lượng người download thì cũng thấy hiệu quả đấy ạ.
    Nhân đây, em đang ở SG, nếu bác Apo cho phép gặp thì hân hạnh lắm.
  5. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Mình không ở SG nhưng mấy Mod ở bên box lịch sử văn hóa trong SG đều biết mình đấy, cậu hay ở bên box đó không biết có quen họ không.
  6. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    1.Sonata for Violin and Piano No. 9 in A Major, Op. 47, "Kreutzer," I. Adagio sostenuto, Presto2.Sonata for Violin and Piano No. 9 in A Major, Op. 47, "Kreutzer," II. Andante con Variazioni3.Sonata for Violin and Piano No. 9 in A Major, Op. 47, "Kreutzer," III. Finale: Presto4.Sonata for Violin and Piano No. 10 in G Major, Op. 96, "The ****crow," I. Allegro moderato5.Sonata for Violin and Piano No. 10 in G Major, Op. 96, "The ****crow," II. Adagio espressivo6.Sonata for Violin and Piano No. 10 in G Major, Op. 96, "The ****crow," III. Scherzo: Allegro7.Sonata for Violin and Piano No. 10 in G Major, Op. 96, "The ****crow," IV. Poco allegretto
  7. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt quá !
    violin sonatas của Beethoven thì em thích nhất là Gidon Kremer + Argerich hay là Oistrack chơi ! ,nhất là " Kreutzer " thì không ai qua được ,kể cả Perlman !
    à mà chuơng 1 Perlman hơi bị " lạo xạo " đấy các bác ạ !
    chuơng 1 concerto no2 do Richter cũng thế nên nghe khong phê vì mải chú ý tới tiếng lạo xạo mất rồi !
  8. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0

    Tớ lại thấy bản của Perlman và Ashkenazy được post lên trước hay hơn vì mạnh mẽ hơn nhiều. Bản của Gidon Kremer + Argerich hơi nhẹ nhàng trong khi cảm xúc Sonata Kreutzer lại rất mãnh liệt. Chỉ tiếc bản của Perlman và Ashkenazy đã được post lên chất lượng âm thanh hơi tồi. Không rõ do tại được thu lâu quá rồi nên bị vậy hay do đĩa post lên không được tốt
  9. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Hic,do lỗi phần mềm khi Concert ý mà.Vẫn chưa tìm được phần mềm nào khả thi.Bác nào muốn chất lượng âm thanh cao hơn nữa thì liên lạc với tớ,tớ sẽ Burn CD giúp
  10. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Violin Sonata "Kreutzer" thì em thích Yehudi Menuhin và Wilhelm Kempff hơn. Em rất thích tiếng đàn Yehudi vì độ trong sáng và rất ngọt ngào. Theo em Yehudi chơi Beethoven rất hợp. Em cũng có nghe Gidon Kremer và Martha Algerich chơi 3 sonata đầu tiên của Beethoven, nhưng em không thích tiếng đàn Martha Algerich lắm. Mặc dù bà chơi rất hay, nhưng hơi gai góc và đôi khi đanh quá, hơi chói tai một chút. Oistrack chơi cũng hay.
    Em rất thích Violin Sonata số 10 của Beethoven. Nó được viết vào giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kì giữa và thời kì cuối trong sự nghiệp sáng tác của Beethoven, và hơi tách biệt hơn so với các Sonata khác. Giai đoạn này chứng kiến những rắc rối trong chuyện gia đình và luật pháp [với đứa cháu trai Karl]. Vì vậy mà Beethoven không viết nhiều tác phẩm lớn. Nhưng những tác phẩm trong thời kì này lại thể hiện những cảm xúc rất trữ tình và tràn đầy yêu thương. Cùng chung một cảm xúc ấy với Violin Sonata số 10 còn có Piano Sonata số 27 và 28. Một góc rất khác của con người Beethoven: tình cảm và đằm thắm. Tác phẩm này cũng với những Sonata hay Concerto cho Violin khác cho ta thấy, với Beethoven, những tác phẩm viết cho Violin hầu như là những phút giây thanh bình và yên ắng nhất trong suy tư và cuộc sống của ông.
    Chương 1, Allegro moderato, bắt đầu với một chủ để rất tĩnh lặng và đậm chất thu. Từ từ, từ từ, những hoà âm đầy màu sắc nối tiếp nhau thổi vào một làn gió man mác và dìu dịu, thổi vào cả một khung cảnh mơ mộng rất thơ. Có cảm giác rằng ta đang lạc vào một khu rừng vắng đang thay lá, một màu vàng ngập bước chân. Mọi thứ trở nên chậm rãi và bình thản hơn bao giờ hết. Con người thả hồn theo những dòng suy tư bất tận của chính mình, bước đi vô định, không chủ đích...Rồi bỗng nhiên ta nghe thấy từ đâu một âm thanh khác lạ, phá tan sự yên ắng ấy, phá tan cả màn sương mù vẫn bao quanh lấy ta. Bước chân đã dẫn ta đến với một ngôi làng đang trong ngày hội. Một điệu Laendler thật mộc mạc và giản dị và cũng thật vui tươi. Những người nông dân nồng nhiệt và vui vẻ nhảy cùng nhau với một cây đàn Violin đệm sao đơn giản mà nhịp nhàng và ăn ý. Phải chăng họ đã làm xong những công việc vụ mùa, giờ đây cùng nhau ăn mừng?
    Và rồi những âm thanh ấy cũng lại lùi về phía sau theo dòng chuyến đi của chúng ta - con đường dài lại đưa chúng ta đi tiếp. Tiếng lá rơi trong rừng, rồi những điệu nhạc vui tươi đâu đó lại bắt gặp chúng ta, trở lại bất chợt trên con đường ấy. Thiên nhiên và cuộc sống bao bọc lấy chúng ta, đầy sức sống và gắn bó biết bao. Ta cùng hành trình với ta và rồi trở về với khung cảnh khoáng đãng với những cơn gió man mác và dìu dịu ở cuối chặng đường....
    Chương 2 gợi cho chúng ta cảm giác đến một dạ khúc, hay một bài ca không lời chưa từng nghe, nhưng lại chẳng hề xa lạ. Tiếng hát ấm áp và đầy đặn vang lên, sotto voce, trong giọng ca nhỏ nhẹ và kín đáo của một thiếu nữ dường như vang rất xa, và trong cái tĩnh mịch của một buổi đêm lại càng êm đềm hơn nữa. Ta nghe tiếng hát ấy mà dường như cảm thấy cả sự im lặng của mọi vật - tất cả đều đã ngủ say trong lời ru của người thiếu nữ...
    Không phức tạp trong cấu trúc, nhưng toàn bộ chương 2 trọn vẹn với cả một không gian, một thời gian và một con người trong cái hồn của nó. Gợi lên, mà không lộ ra; khắc hoạ, mà không cầu kì; thực, mà không cụ thể. Ẩn đằng sau những nốt nhạc ấy, cùng với khi giai điệu vang lên, những cảm nhận và suy tư của nhạc sĩ lan mãi ra, hoà vào trong dòng cảm xúc mơ màng và tưởng tượng của người nghe. Tự nhiên và thuần nhất đến không ngờ.
    Chương Scherzo đến sau hợp âm chuyển sau cùng của chương 2, Adagio espressivo. Bất ngờ và mạnh mẽ, khúc Scherzo giọng thứ cực ngắn thổi bùng lên một trạng thái vận động đầy sức nóng, như một Boulersca. Rất nhanh và liên tục, nó ngay lập tức dẫn đến một Trio bay bổng và du dương đối lập đến tột cùng: tất cả cùng tung mình ra giữa không trung đầy ánh nắng và gió mây. Và rồi cũng rất nhanh tất cả trở lại với những nhịp điệu rực lửa vừa mới qua và kết lại trong một đoạn giai điệu chính ở giọng trưởng. Hợp âm nghịch cuối cùng như là điểm tụ của sức mãnh liệt của toàn bộ chương nhạc, vừa là điểm dừng lại để chuyển sang hợp âm đầu tiên của chương cuối cùng.
    Và rồi, khi cái hợp âm đầu tiên ấy của chủ đề vang lên, người ta bỗng hoàn toàn ngỡ ngàng ...
    Phải, ta đang thấy cái gì đây, đang nghe cái gì đây, đang ngửi thấy, cảm thấy cái gì đây? Nó hiện ra trước mắt chúng ta rõ ràng quá, hiển hiện quá, đến mức ta không còn tin vào cảm giác của chính mình nữa. Cả tuổi ấu thơ bỗng ùa về, chiếm lấy tâm hồn, trong sáng và ngây thơ dường nào. Ngôi nhà ấy, khu vườn ấy, cánh rừng ấy cũ mà sao mới, mọi người với mình thay đổi mà vẫn chẳng khác đi. Cũ và mới cứ đan xen hoà vào nhau làm ta cảm thấy khó tả. Mọi kỉ niệm, thời gian lại lần lượt hiện ra: tiếng chim hót, giọt sương đọng long lanh, những ngọn cỏ rung rinh trong gió, những trò chơi trẻ con tinh nghịch và vui đùa. Rồi những ngày tháng lớn lên, những bươn chải cuộc sống, những theo đuổi và cả những tình yêu. Tất cả trôi qua trong một chớp mắt, mà cũng quá lâu. Đấy là cuộc sống của chúng ta, nhanh và chậm, cũ và mới, buồn và vui, ngây thơ và già dặn cứ thế thay chỗ, xâm chiếm con người. Và rồi tất cả đều chìm đi trong lúc này, khi mà ta bỗng phát hiện ra rằng mình quá may mắn vẫn được là chính mình. Những ước mơ tưởng như viển vông của tuổi bé con vẫn tiếp cho ta một sức sống bất tận để bước đi tiếp. Tác phẩm không dừng lại, để chúng ta không bao giờ dừng lại trên con đường của mình, và nó sẽ không bao giờ chết...
    Bản sonata [Op.96] này được viết khoảng sau thời kì sáng tác nhiều nhất của Beethoven, thời kì giữa với âm hưởng của chủ nghĩa Anh hùng [so với Sonata No.9, "Kreutzer", Op.47 được viết khoảng đầu thời kì đó]. Vì thế mà nó thừa hưởng cả những nét đẹp tinh tế của những tác phẩm viết cho Violin trước theo phong cách Cổ điển và thừa hưởng sức mạnh, sự đối lập và đấu tranh của những tác phẩm thời kì giữa. Cấu trúc 4 chương cổ điển, các thể sonata, lied [3 đoạn], scherzo và biến tấu được sử dụng trong các chương đều rất hay gặp trong các Sonata cho Violin và cả Piano trước đó nữa. Nhưng những nhạc tố đối lập và đầy khoáng đạt, và nhất là sự cân bằng, hài hoà giữa chúng trong tác phẩm thì rõ ràng được khơi lên từ những cảm xúc và suy nghĩ đã chi phối một loạt kiệt tác ở thời kì giữa. Cho dù thế, vẫn có những nét riêng ở tác phẩm này, đấy là những cảm xúc rất chân thật và tự nhiên trong suốt các chương. Kể cả những nhân tố mới đầu tiên của những tác phẩm thời kì cuối cũng đã xuất hiện: việc sử dụng thủ pháp phức điệu trong Fugue ngắn cuối chương 4, sự tĩnh lặng và yên bình của tác phẩm, và hình ảnh con người trong tác phẩm rất thực mà cũng rất lí tưởng. Sonata này là tác phẩm cuối cùng trong những tác phẩm viết cho Violin của Beethoven, nó cho thấy sự phong phú và đặc trưng trong phổ hình tượng và cảm xúc của âm nhạc ông, vừa cho thấy nhưng nét rất tiêu biểu của tác phẩm cho Violin của Beethoven. Như nghệ sĩ Violin Anna-Sophie Mutter đã nói, những tác phẩm ấy không nhiều trong số tất cả các tác phẩm của ông, nhưng Beethoven đã cho cây đàn Violin một ngôn ngữ hoàn toàn mới, hơn là những chi tiết trang trí hoa mĩ đơn thuần, và Beethoven, không nghi ngờ gì, là một trong những nhạc sĩ lớn nhất viết cho Violin.
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 15:48 ngày 08/01/2005

Chia sẻ trang này