1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AnhcuaFStars

    AnhcuaFStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2015
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    302
    Sau khi khử biến dạng dư, thép đã tự gia cường, khi đó thép là vật liệu đàn hồi (cả đoạn tuyến tính và phi tuyến tính). Từ lúc này, nếu có lực tác dụng thêm, nó vẫn giãn ra như thường (vì là đàn hồi) và khôi phục lại vị trí trước tác dụng.
    Kiến thức Mr.Hoàng đang lộn xộn về tính chất vật liệu lúc này.
    Có thể lấy ví dụ như ta thường hay kéo thép Phi 6 để xây dựng. Lúc này thép không còn dẻo (biến dạng dư) như lúc đầu. Tuy nhiên, nếu ta đưa vào kéo, thép vẫn giãn và co lại bình thường.
  2. AnhcuaFStars

    AnhcuaFStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2015
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    302
    Cái đoạn ziczac kia hiển thị dao động riêng của nòng pháo (có nhiều mod nhé ứng với nhiều nghiệm tần số riêng). Xem clip này dễ hình dung.
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.759
    Đã được thích:
    10.173
    Mình nói lại một lần nữa là công nghệ sản xuất nòng pháo nguyên khối dùng phương pháp nén giãn nòng là để tạo ra hiệu ứng siết liên tục lên lớp vật liệu bên trong nòng pháo. Nóng pháo muốn biến dạng giãn rộng ra trong lúc bắn thì áp suất nén do thuốc phóng phải lớn hơn áp suất siết lại do lớp vật liệu vỏ nòng tạo ra sau khi nén. Đây là điều không thể. Vì khi thiết kế người ta đã tính là nòng cần dày bao nhiêu, đường kính ban đầu của phôi là bao nhiêu, áp suất nén là bao nhiêu, giãn ra bao nhiêu để đạt được kết quả mong muốn là nòng pháo có kích thước trong nòng sau khi nén là 105/120/125/155mm ...., và nòng pháo chịu được áp suất sử dụng là P. Để từ đó thiết kế thuốc phóng - đạn.

    Đây khoa học chính xác, có công thức tính toán từng bước một chứ không phải suy luận viễn vông. Nếu các bạn muốn nghiên cứu học tập thì có thể đọc ở đây:

    Bài nghiên cứu về tối ưu phép tính áp suất nén giãn nòng để nòng co khối lượng nhẹ nhất

    Tác giả có nói rõ, tiêu chí thiết kế khi chọn áp suất nén giãn nòng (autofrettage) là phải tạo được ứng suất siết (residual stress) lớn hơn áp suất làm việc (working stress) được cho trước. Nếu để xảy ra hiện tượng lớp vật liệu trong nòng bi biến dạng vì working stress thì tính toán thiết kế đã bị lỗi và cần phải tính lại:

    ...The pressure which causes radial distribution of plastic and elastic layers is known as autofrettage pressure. During firing round the pressure in the bore has to overcome these compressive stresses before tensile stresses can be developed, thereby increasing safe working pressure and consequently, the fatigue lifetime1.

    The problem associated with barrel weight is greatly mitigated by the autofrettage process. However, the application of suitable strength theory may further be used for optimisation of barrel weight for a given safe limit. The safe limit of a gun barrel is defined in term of maximum safe pressure MSP) that barrel can withstand without causing permanent deformation....

    During the firing of the rounds from an autofrettage gun barrel, the working stress gets superimposed on the existing residual stresses and stress distribution through the barrel thickness gets transformed. This overall stress distribution can be obtained by algebraic sum of stress due to internal working pressure and the residual stress caused by autofrettage….

    The safe limit of a gun barrel is defined in term of maximum safe pressure (MSP). “The maximum safe pressure is the maximum pressure which the ordnance can withstand without causing permanent deformation sufficient to affect its operation or accuracy”5. Thus, subsequent to autofrettage, failure is considered to occur if again there is yielding of the inner surface beyond application of certain pressure. Therefore, Maximum Safe Pressure is the pressure beyond which yielding of an autofrettage barrel occurs at the inner surface. This implies that the equivalent stress at the inner radius is the basis of MSP. The factor of safety for a gun barrel is defined as the ratio of MSP to GDP....
    Lần cập nhật cuối: 08/10/2019
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.407
    Đã được thích:
    26.779
    Thằng mít đặc hoàng sau khi viết nhảm chả ai thèm quan tâm bắt đầu trò lấy nhiều nick tự cãi nhau
    igansanzenin thích bài này.
  5. AnhcuaFStars

    AnhcuaFStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2015
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    302
    Mr. Hoàng đưa mớ tiếng Anh kia làm gì? Nội dung đó có nói gì đến việc nòng không thể giãn không? Không! Nó chỉ đề cập đến độ 'mỏi' của thép. Mà hiện tượng này chỉ xảy ra khi ứng suất làm việc trong thép đổi dấu từ kéo sang nén và ngược lại nhiều lần. Từ đó xuất hiện rạn nứt từ tinh thể thép và mở rộng chúng.
    Như vậy việc ứng suất trước cho lõi trong của nòng pháo có tác dụng chính là hạn chế việc này: Không cho thay đổi trạng thái nén hoặc kéo của thép. Ngoài ra việc ứng suất trước có tác dụng hạn chế vết nứt bề mặt trong của nòng nhưng không phải là làm tăng cường độ làm việc của chúng.
    Thép là một vật liệu đàn hồi. Do đó nó luôn có thể co hoặc giãn.
    Ta có thể lấy ví dụ bóp một quả bóng cao su một lực cho nó bé lại, nhưng chỉ cần lỏng tay một chút, quả bóng lại nở ngay.
    Hoàn toàn có thể tường minh bằng công thức toán học cho bài toán này.
    Học sức bền vật liệu chỉ đọc 1 lần chưa đủ. Đọc xuôi rồi, lại phải lộn ngược lại mà đọc.
  6. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.074
    Đã được thích:
    2.542
    Báo cáo cụ, mấy rày lo nhậu nhẹt bê tha nên ko theo xuyên xuốt, có đọc bài.
    Nhưng muốn hỏi cụ thể TAY CHUỐI GIÀ @kuyomuko cách người ta phục chế thế nào và làm rãnh xoắn ntn.
    Vì theo như cái ngu muội thì 2 lớp vật liệu khi tác động nhiệt sẽ giản nở ra, nhưng trong quá trình nó sử dụng đã xảy ra ăn mòn giữa 2 lớp, chưa kể các loại mụi than, thuốc súng...bám vào làm cho dính chặc lại.

    2 khi cụ đóng "sơ mi" vào thì ma sát 2 lớp thế nào , ảnh hưởng đến sự xuyên xuốt của nòng ko.
    Và khi bắn thì vật liệu giản nở ra như vậy có ảnh hưởng đến đường đạn không, vì có thể sự giản nở không đồng đều, từ buồn đạn tới đầu nòng?

    đọc mấy cái tl kỹ thuật này hại não quá

    hỏi tiếp bác @AnhcuaFStars : khi đạn bắn ra, với sức nóng từ buồn đốt lang tỏa xuyên suốt nòng pháo thì tại vị trí buồn là nhiệt cao nhất, như vậy sự giản nở cao nhất ở đây, tương tự giảm dần đều tới nòng, Vậy khả năng nòng nó không co lại như ban đầu của nó, làm ảnh hưởng đến cấu tạo bên trong nòng, và có thể ah đến đường đạn khi bắn?
  7. AnhcuaFStars

    AnhcuaFStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2015
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    302
    Tôi không phải là chuyên gia về pháo, biết chút ít về vật liệu thép nên tham gia vậy thôi. Nhưng đúng nóng nở ra, lạnh thì co lại - bài này học từ tiểu học.
    Còn việc nó ảnh hưởng đến độ chính xác của đường đạn thì dành cho các nhà nghiên cứu, chế tạo.
    Tôi nghĩ họ sẽ có tiêu chuẩn cho sự ảnh hưởng của nó đến đường đạn.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.759
    Đã được thích:
    10.173
    Chú kùi bẩn thỉu lại uất ức chuyện gì mà chạy vào đây ăn vạ nữa vậy ? Đúng là chó nhìn đâu cũng thấy kứt nhỉ.
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.759
    Đã được thích:
    10.173
    Đối với những phát bắn đầu tiên thì biến dạng nhiệt của một phát bắn chỉ diễn ra ở đoạn nòng phía sau viên đạn, dưới tác dụng của nhiệt lượng thuốc phóng và ma sát chuyển động. Phía trước của viên đạn vẫn là kích thuớc thiết kế của nòng. Đường đạn sẽ đúng với tính toán thiết kế.

    Bắn một mớ đạn thì nhiệt lượng tích lũy sẽ làm cả cái nòng nóng lên, tương đối đều. Lúc này đường kính nòng sẽ hơi nở ra vì nhiệt, nhất phần buồng đạn sẽ hơi dài, mập ra một chút. Làm giảm áp suất phóng.

    _ Với pháo binh thì bọn nó có quy định đảm bảo nhiệt độ buồng đạn, khoá nòng không quá cao dẫn đến cháy thuốc phóng một cách không kiểm soát. Tác dụng phụ của quy định này là sự giãn nở nhiệt của nòng có cận trên, đến một nhiệt độ nào đó thôi. Và ở mức nhiệt độ đó đường đạn vẫn đạt độ chụm trong giới hạn cho phép của yêu cầu tác chiến.

    _ Với pháo bắn thẳng có yêu cầu chính xác cao như nòng xe tăng thì bọn nó có máy đo vị trí đầu nòng để bù sai số về kích thước nòng do biến dạng nhiệt - Muzzle reference sensor. Bọn nó cũng có công thức cho việc mất vận tốc đầu vì mòn nòng khi bắn. Máy tính đường đạn sẽ tự động chuyển hệ số vận tốc sau mỗi phát bắn - hệ số này được tính toán mặc định từ đầu. Sau khi xe tăng về căn cứ thì sẽ có đo soi nòng và cập nhật thông số đường kính nòng để máy tính đường đạn biết phải dùng hệ số vận tốc đầu bao nhiêu. Yêu cầu bắn chính xác càng cao thì các yếu tố cần phải cân nhắc đến càng nhiều.
  10. AnhcuaFStars

    AnhcuaFStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2015
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    302
    Thế tóm lại nòng có bị giãn nở bởi áp suất không?

Chia sẻ trang này