1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hellboy139

    hellboy139 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2010
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    6
    2 cái cục ấy là thiết bị giúp xe tăng lặn dưới nước bác ạ, giống kiểu ống xả nối dài ra ấy. Bác có thể tìm hiểu trên google : sherman tank with deep wading gear
  2. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Thực ra tác chiến binh chủng hợp thành trong các tình huống vượt sông luôn là bài toàn đau đầu của các cấp chỉ huy. Trong tình huống đồi phương làm chủ bờ sông bên kia, bên ta bắt buộc phải vượt sông đánh chiếm mục tiêu quan trọng phía bên bờ sông thì bắc cầu phao giai đoạn đầu là bất khả thi (em vạch tình huống 2 bên ngang tài ngang sức, không ai làm chủ được hoàn toàn không phận). Với sông rộng (bắc cầu TMM là khó khăn), hoả lực trực tiếp đối phương sẽ bắn tan nát bất kỳ nỗ lực bắc cầu phao của ta (ở đây, em xin loại trừ hoả lực gián tiếp do nếu bên kia có, ta cũng có nên coi như loại trừ trong phương trình này), vì vậy, ta bắt buộc phải vượt qua và làm chủ được một đầu cầu, đảm bảo an toàn rồi mới có thể túc tắc bắc cầu vượt sông được (nếu sông rộng thì chắc phải là cầu phao rồi). Vậy thì làm sao để vượt qua bên kia, chiếm giữ và đảm bảo an toàn cho đầu cầu trong giai đoạn đầu của chiến dịch đây. Đây là lúc ta cần xe tăng lội nước, các xe BMP-x, BTR-xx để cung cấp hoả lực và trở bộ đội qua bên kia chiếm giữ đầu câu (nếu ta cường công), trường hợp hai là bộ đội bí mật vượt sông bằng xuồng, bè bí mật tập kích (không phải lúc nào cũng mật tập được).
  3. linhthuydanhbo

    linhthuydanhbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    4
    Làm sao để giữ được cầu trong khoảng thời gian dài của chiến dịch (giả định như chiến dịch QT 1972 đi)? Loại nào khả dụng và không khả dụng? Đó là điều bọn em đang bàn tới. Chứ nói như bác cứ cho tăng bơi qua rồi hậu cần làm sao để tiếp tục giữ vị trí và đánh thọc sâu vào?
  4. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Nếu bến chuyển quân đã bị lộ, đối phương có không quân hỗ trợ mạnh thì làm sao mà giữ được hả các bác? Em thấy nếu sông không lớn lắm thì phà cơ động vẫn là cách hay, dựng xong có thể tháo ra để chạy, cơ động vị trí bến tàu để tránh tổn thất. Đáng tiếc là CN nước ta èo uột quá nên không thể tự thiết kế chế tạo những mặt hàng này :(
  5. congbinh239

    congbinh239 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2011
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    64
    Thực ra như bác tvm nói thì mình chưa thấy năm nào hội thao chưa năm nào tớ thấy cho tăng trèo TMM cả, chắc bất khả thi về độ rộng với tải trọng ( có lẽ thế ). Chỉ tập mỗi món dùng GSP cõng sang thôi hay là cho lên đốt PMP mà dắt sang bên kia. Trong chiến tranh ta vẫn chỉ áp dụng GSP và làm ngầm cho tăng ( trận Làng Vây, trung đoàn 7 CB bảo đảm). Còn TMM chỉ dành cho nước lặng, thấp chứ cao thì chịu đấy bạn. Hồi bên Campuchia cũng đã từng vượt sông cho bộ đội bằng thuyền ĐL-10 vừa sang vừa đánh địch bờ kia. hiện nay cũng đã sản xuất cầu bộ binh & VSN-1500 cho vấn đề này rồi. Sông của ta thủy văn và nhiều yếu tố khác sông Đông Âu nên khó chơi bắc cầu như bạn mà chỉ dùng phà là chính thôi. Không biết T-TG còn MTU không nữa nhưng mà vượt sông dài như bạn nói thì phải dùng lực lượng chuyên nghiệp chứ công binh quân đoàn có nửa bộ, quân khu có 1 bộ làm ăn gì. Bây giờ ta toàn mua rồi đem cất cho sau này đấy. Hồi trước được Pháp tiếp thị nhưng mà cũng không mua ( thằng Pháp mơi bán cái gì cũng đắt ). Có lẽ theo mình bây giờ kèm với anh tăng thì cần có MTU, còn cầu phao thì loại bây giờ là ổn, thao tác của bộ đội cũng nhanh, hiện nay đang có dự định mua GSP-2 hiện đại hơn nhiều lần GSP-1 ( em GSP phải 2 em mới cõng được 1 em tăng)
  6. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Bọn Pháp chào chắc là cầu di động kiêm phà EFA. Quay lại chuyện chính. Em nói cầu dạng TMM kém ưu thế khi dùng vượt sông là nó chỉ vượt được khi điều kiện thuỷ văn lý thưởng, đồng thời sông không sâu. Nhưng ưu thế của nó là khác với cầu phao ở chổ ta không cần làm đường xuống đường lên, triển khai cũng rất nhanh (bác công binh trong ngành, cho anh em biết xem với một đội ngũ huấn luyện tốt thì triển khai một cái cầu PMP và TMM xem mỗi cái mất bao lâu với cùng khoảng cách vật cản).
    Em mong các bác đọc kỹ cái post em một chút. Cái em muốn trình bày ở đây là cái gì đem xung lực để ta giành được đầu cầu đây. Trước khi ta có thể đổ quân cuồn cuộn qua sông thì ta cần đem được xung lực, đem được bộ đội qua sông, và xin lưu ý, có khả năng dưới hoả lực địch khi chưa chắc hoả lực dán tiếp và trực tiếp của ta đã hoàn toàn áp chế được đối thủ, vì một lý do nào đó buộc ta phải vượt sông ngay thì việc có xe tăng hạng nhẹ lội nước có hoả lực mạnh là điều cần thiết. Thời gian triển khai cầu phao không phải cứ ném cầu xuống nước như mọi người nghĩ mà nó bao gồm thi công đường xuống, triển khai cầu, lai dắt, lắp đặt rồi thi công đầu bên kia. Việc một đơn vị hợp thành cơ giới có thể độc lập tác chiến với cường độ vừa đến cao thì cũng ít nhất cũng được hơn một hai ngày (có nghỉ) nên làm chủ, phát triển đầu cầu hoàn toàn khả thi. Thêm vào nữa, sau khi cầu được triển khải thì lực lượng chủ lực sẽ cuồn cuộn qua cầu, thậm chí, nếu khí tài đủ cho phép thì có khi ta triển khai bắc thêm một cầu song song luôn ấy chứ. Hơn nữa, giao thông lúc này trên cầu hầu như là một chiều nên điều phối cũng dễ hơn, hơn nữa, do tính chất tác chiến, ta bắt buộc phải phát triển được, nếu không muốn bị hất trở lại đi bơi dưới sông.
  7. linhthuydanhbo

    linhthuydanhbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    4
    Cứ cho là giữ được 2 đầu cầu thì với một chiến dịch như QT 1972 phải lấy gì giữ cầu trước ưu thế không quân địch đánh phá ác liệt. Cầu phao mà bị đánh mấy đốt giữa thì rất khó ráp nối, chưa kể những khó khăn do dòng chảy tạo ra. Lắp đặt cầu phao thì lâu, lấy gì đảm bảo hậu cần cho lực lượng đột kích chiếm giữ đầu cầu. Dùng thứ gì mới có thể triển khai và thu gọn nhanh, lại ít ảnh hưởng đến dòng chảy, khắc phục sự cố dễ dàng, tốn ít nhân lực. Chứ phương án làm ngầm thì làm sao vượt được sông lớn, suối thì còn làm được.
  8. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Bác quay lại đọc kỹ comment trên của mình đi hãng rồi hãng phán tiếp đã. Mình đã đánh dấu chỗ mà chả ai đọc cả kỹ lưỡng rồi.
    Với tình huống như thành cổ thì đúng là không còn phương án nào khá hơn vì bất kỳ hình thức vượt sông công khai nào cũng sẽ bị bắn phá tan tành cả. Vượt một khúc sông rộng với lực lượng binh chủng hợp thành đông đảo, đánh quy ước mà đối phương làm chủ không phận, mình xin lỗi khi phải nói thẳng, là không sáng suốt về mặt chiến thuật, vượt sông để đánh chiếm một thành phố nằm bên kia bờ sông với bên kia là quân đối phương có ưu thế về hoả lực vượt trội, là phải chấp nhận thương vong lớn và cũng không phải thượng sách về mặt chiến thuật. Hoàn cảnh của Quảng Trị 1972 và Stalingrad 1942 là khác nhau chứ không giống nhau.
  9. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Chiếc xe bọc thép này giống " Made in Vietnam " không biết có đúng không các bác?:)>-
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. Hoa_Vu.nw

    Hoa_Vu.nw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2011
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    27
    Cứ có tí sắt tí thép là bọc thép hả bác ? :)):)) :-w

Chia sẻ trang này