1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    873
    Đã được thích:
    267
    Mọi người cho mình hỏi địch áp đảo không quân thì sao, lúc đó muốn vượt sông khó quá mà để chống lại trực thăng chiến đấu của địch ta có cách gì ko
  2. silentlove87

    silentlove87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    1.848
    Đã được thích:
    8
    Xịt cho nó mấy quả A 72:-bd!
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Tôi thấy các bạn tranh luận về việc đổ bộ vượt sông mà không hiểu bản chất vấn đề, do đó nêu những câu hỏi, giả thiết...không có trong thực tế. Nếu có thì chỉ quân đội cỡ NTC bên Libi tiến hành thôi[:D]
    Các bạn muốn tiến công vượt sông (bằng phương tiện gì sẽ nói phần sau) thì phải hiểu bản chất việc phòng ngự và đối phó của đối phương, cũng như phương thức, kế hoạch tiến công bên mình.
    I. Về phía quân phòng ngự. Trong phòng thủ người ta phân ra 2 lực lượng phòng thủ chính.
    1. Lực lượng phòng thủ tiêu cực (cố định). Bố trí tại tiền duyên phòng ngự, tiếp giáp đối phương. Dựa vào các điểu kiện địa hình tự nhiên thuận lợi như núi non, sông ngòi, biển, ao hồ... hoặc các hệ thống hầm hào, lô cốt, pháo đài, khu dân cư...để bố trí quân phòng thủ. Lực lượng này thường bố trí kiểu dàn trải trong chiều sâu chiến thuật (tất nhiên có các thê đội 2 và lực lượng dự bị riêng). Xét tại một khu vực thì quy mô quân số không lớn (trong KCCM ở ta hay có câu" Tiểu đội tôi giữ chốt-ví dụ như một quả đồi chẳng hạn").
    2. Lực lượng phòng thủ tích cực (cơ động). Thường bố trí ở tung thâm hay trên các vị trí trọng yếu. Lực lượng này là quả đấm để tung đòn phản kích (mức cao nhất trong tác chiến phòng thủ) đối phương khi đối phương tiến hành tiến công tại tiền duyên (nói chung cho dễ hình dung trong phạm vi chiều sâu chiến thuật) hay đã cơ động vu hồi, bao vây, thọc sâu...Người ta không bao giờ rải quân hết ra tại tiền duyên cả, vì như thế khi đối phương chọc thủng trận tuyến thì nguy cơ bị bao vây rất cao.
    Lực lượng này ta tính luôn cả các đơn vị tăng, thiết giáp, bộ binh cơ giới, không quân, pháo tầm xa có thể chi viện đến khu vực bị tấn công.
    II. Bên quân tiến công. Người ta chỉ tiến công khi có một trong 2 yếu tố. Đó là ưu thế lực lượng chung hoặc ưu thế lực lượng trên hướng chủ yếu (khu vực tấn công). Bao gồm tất cả các lực lượng BB, TTG, KQ, PB...
    III. Các bác đang nói đến vấn đề tấn công vượt sông. Đầu tiên phải nói thế này. Người ta không bao giờ tấn công mà lại không chiếm được ưu thế tại khu vực đó. Đặc biệt khi tấn công vượt sông. Do đó giả thiết 2 bên quân ngang nhau là không xảy ra [:D]
    Người ta phải có ưu thế không quân hay phòng không làm chủ bầu trời, pháo binh chế áp và bắn dọn đường, tăng thiết giáp (vượt sông chủ yếu là thiết giáp lội nước) yểm trợ BB tiến đánh đầu cầu bên kia sông (Có thể có cả đổ bộ đường không, đặc công cùng tham gia). Sau khi đánh chiếm đầu cầu thì sẽ bắc cầu phao hay dùng từng đốt cầu phao làm phà chở quân và tăng, pháo binh, phòng không qua để củng cố, mở rộng đầu cầu (đánh địch phản kích). Thuận lợi thì đột phá thọc sâu....
    Thế nên quân sự mới cần bất ngờ, kiểu như đánh móc lốp trong đế chế ấy. Lúc này thời gian quyết định chiến thắng. Bên nào chiếm ưu thế quân số hơn thì sẽ chiến thắng.
    IV. Nếu đối phương mà có không quân áp đảo hoàn toàn thì sao. Vì không quân trong tác chiến hiện đại đóng vai trò gần như quyết định nên nói chung bên yếu hơn không thể nào có thể tấn công đạt được một thắng lợi triệt để cả. Cuộc tấn công quy mô lớn sẽ bị phản kích ác liệt. Tổn thất vô cùng lớn và không đạt được kết quả nào đáng kể cả.
    Nhưng không có nghĩa bên yếu hơn không thể tấn công. Như phân tích trước, do lực lượng phòng thủ ở tiền duyên là rất mỏng. Nên nếu tấn công thì có thể áp chế trong thời gian ngắn và một khu vực hẹp của bên mạnh hơn. (Tất nhiên cần phải nhắc lại là không thể tấn công lớn được).
    Bên yếu hơn có thể bất ngờ tấn công tiêu diệt bên mạnh hơn đến cấp tiểu đoàn. Nói chung về thuần tuý quân sự cuộc tấn công như vậy là là vô ích. Tổn thất lớn mà không tiêu diệt hoàn toàn lực lượng đối phương. Nhưng trong trường hợp đặc biệt lại là một cách hay. Kiểu tấn công này gọi là đánh lấn. Nó chủ yếu để tiêu diệt cho bằng được binh lính đối phương mà không quan tâm đến tổn thất của mình (chiến tranh Triều Tiên). Đánh vào điểm yếu chí mạng của đối phương là sợ chết nhiều quân (Mĩ).
    Trường hợp khác ít hơn trong điều kiện chiến hào 2 bên gần nhau (Khe Sanh). Tấn công kiểu này ngoài ưu thế lực lượng, nó còn làm giảm uy lực KQ địch do sợ ném bom nhầm quân nhà. Chung quy cũng nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch mà thôi.
    V. Trong điều kiện trận thành cổ Quảng Trị. Đương nhiên lúc đó coi như ta đã có đầu cầu (thành cổ). Nhiệm vụ của ta là tiếp tế, tăng cường lực lượng thôi. Do đó, việc lập cầu phao là bất khả thi. Nhưng dùng xe lội nước để chở quân và tiếp tế là được. Và thực tế ta đã làm (Hình như là đổ bộ từ biển vào thì phải[:D])
  4. congbinh239

    congbinh239 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2011
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    64
    Nếu lắp cầu 60 tấn là cứ thả khoang thuyền ra, ko cần thêm đốt, ghép thêm khối phao ở giữa là ổn cho các bác đúng không? Lại 1 làn nữa thì bắc cầu 60 tấn Nga dạy mất 2h30' còn VN tập suốt ngày nên độ hơn 1 tiếng, chiến đấu thì còn tính vệt chống lầy với xóa dấu bến thì phải nhanh hơn hồi làm cầu Chèm còn cần đường lên xuống nữa rồi. Ông TMM thì chiều dài nhỏ lắm, mà chân nó hơn 2m nên vượt sông là bất khả thi. Trong khi mắc phà thì độ 1 tiếng phải được khối. Đấy là mình chưa kể thủy văn Bắc, Nam nó khác nhớ. Nhưng mà yên tâm là bên kia có địch mà chơi bắc cầu thì xác định chết nên phải chơi phà bác ạ. Cầu hỏng thì rút mấy đốt đấy ra mà thay chứ có gì đâu mà bác kia nói nghe nặng nề thế. Hồi bắc cầu Đuống thuyền húc hỏng 4 khoảng bọn tớ còn thay được cơ mà. Nói chung là trong hoàn cảnh này thì mình học & nghe người trước & thấy là chỉ có chơi phà, xe lội nước với phà tự hành thôi. Bây giờ ta cũng làm được từ Zil-131 thành xe lội nước đấy các bác ạ. Nói chung là em ngồi cố vấn về vượt sông chứ không biết gì về tấn công với đánh chiếm nên đừng ném đá em. Lính công binh am mỗi ngành mình là chính lại thầm lặng nữa nên dốt mấy món khác.:D
  5. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Đúng như bác meo-u nói đấy. Chúng ta đang cố gắng vượt sông bằng mọi giá dựa trên tính năng của trang bị khí tài mà không quan tâm điều gì đang chờ ở phía trước. Lấy ưu của cái này đi so với cái dở của cái khác. So sánh kiểu vậy khó ngã ngũ lắm. Tốt nhất là khảo sát trên từng khu vực cụ thể, chốt các điều kiện khảo sát lại.
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Ủng hộ bác công binh một tí. Em với bác cùng ngành đấy. Nếu có chiến tranh, tổng động viên có khi em làm lính cho bác (thiếu uý nhé[:D])
    Xác nhận Zil131 được hoán cải thành xe bọc thép có cách đây... mười mấy năm rồi. Em nhớ có ông bác cùng phòng làm lại cái đồ án này bị các thầy hỏi nguyên lý của phanh khi xe lội dưới nước. Tắc tị các bác ạ[:D]
    Xác nhận tiếp là cầu phao mình chịu tải trọng 80T. Mỗi đốt có rất nhiều khoang kín. Nói chung như các thầy bảo "Đạn 105ly bắn vào không chìm". He he.
    Vệt chống lầy bằng dải thép chỉ diễn tập mới đem ra thoai. Xe chạy tốt trên nền yếu. Nhưng chạy qua rồi cong vênh các chốt thì thành ...sắt vụn mất. Nên các bác yên tâm mỗi khi lập cầu phao qua sông Hồng thì đường đầu cầu đổ đá thoai[:D]
  7. congbinh239

    congbinh239 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2011
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    64
    Sĩ quan dự bị à?:D. Chịu được hết chẳng qua có lắp không thôi bạn ạ. Có đi mới biết 1 bộ cầu của Nga bằng đến 6 bộ của ta, họ còn có cầu đường sắt,... Còn muốn tăng tải trọng với chiều rộng, làn thì tháo 1 khối trong khoang thuyền ra rồi lắp bản lề vào là được bạn ạ. Theo lí thuyết thì lên được 360t, không ngại tải trọng nào cả. Còn vệt chống lấy Nga bảo dùng xong xử lí cho sạch khó lắm nên không cho học mà nó theo kiểu mành hoa mai nên nhiều khi thủng lốp, hồi kéo cái xe khách bị trôi lấy cáp xe chở vệt này ra dùng đấy. Ta cũng đau đầu với bài toán này khi dùng đến cả dầm M4T6 Mĩ để lại rồi đủ các thứ ghi thép đường băng, miếng bê tông, bây giờ đã làm ra được bộ ***-01 đang cố gắng cải tiến. Khó chìm chứ đừng nói là không chìm bác ạ. Cái này Liên Xô cũng tính như trong GSP khoang của nó có xốp để khó chìm hơn. Pháp có phương án dùng vải siêu bền đóng cọc ở đầu bến nhưng anh này tiếp thị cái gì cũng hét giá rõ cao nên công binh ta chả dám mua. Cái xe lội nước hoán cải thì mình làm nó ra loại học tập xe BAV nguyên bản của Liên Xô. Mẫu đấy bạn nói là mẫu cũ còn giờ đã có mẫu làm năm 2004 trông cũng khá đẹp, còn có cả loại cải tiến từ Zil-157 nữa! Nói chung cũng may bọn tớ đi làm kinh tế rồi về tự chế đồ nên cũng mua sắm vừa vừa ( nhiều lúc chả có mà mua). Còn theo mình thì là đổ bộ chiếm bến bây giờ ta chỉ có thể sử dụng khoang thuyền PMP ghép phà, xe lội nước, xuồng,... Hiện nay đang lo về mảng tác chiến điện tử chứ nhiệm vụ công binh là bảo đảm nghi binh, di chuyển khí tài các quân binh chủng tránh đòn đầu tiên và bảo đảm trong tác chiến binh chủng hợp thành nói chung là khá ổn rồi. Lo nhất là các đơn vị chiến đấu của các bác chứ bọn tớ lại có thêm 1 đơn vị nữa lên lữ đoàn. À, tiện thể mình hỏi hơi ngu, T-54, T-55 của nhà ta có phải pháo chính của xe nào cũng như nhau hay có cái khác hả các bác?
  8. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    [​IMG]
  9. zolahn

    zolahn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    1.319
    Đã được thích:
    0
  10. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Theo em thì Vệt chống lầy thì nàh ta tự sx cũng ko đắt lắm :))

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Thường tạo màn khói che dày cầu phao .
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Tại sao nhà ta ko mua cầu phao dạng này cho nó rẻ nhỉ ,Trung Quốc họ cũng bắt chước bọn phương Tây làm dạng này rồi, có khi ta làm vài bộ dư lày của TQ cũng ok :))
    [​IMG]

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Thổ Nhĩ Kỳ cũng bắt đầu chào bán bộ dạng này từ năm 2014 trở đi, theo quảng cáo 1 em này chịu được 70 tấn, xe bánh hơi bảo dưỡng dễ dàng có cả crane ăn đứt GSP-2 Nga về mặt cơ động trên xa lộ, lại tăng cường thêm quan hệ với TNK :))
    [​IMG]

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    [​IMG]

Chia sẻ trang này