1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Thì vậy. Nhưng BTT và Hàn xẻng vẫn đang trong thời chiến, đang hằm hè nhau. Lực lượng phương tiện bố trí đâu vào đấy.
    Còn mình thì đang thời bình, cả vật cản lẫn lính tráng đều không có sẵn. Gặp chuyện bất ngờ thì sao đây. Nói bất ngờ cũng không đúng hẳn, nhưng các công việc phòng ngự công khai như bác nói ở trên e rằng khó. Nhiều sức ép chính trị sẽ ngăn cản chúng ta làm lớn chuyện. Đến khi đánh thật thì lính giỏi lắm đào được cái công sự thôi.
  2. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    ai chả muốn thế nếu dư tiền , có điều xét toàn diện chưa cấp bách lắm thôi mà tiền thì lại đang thiếu.
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Trước khi đi làm, em mạn phép post một bài:

    Truyền thông ta vẫn nâng quan điểm về chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích. Nói chung về chiến lược giữ nước thì đúng. Nhưng để giữ chế đ.ộ thì phải xem xét[r2)]

    Nước yếu thì phải đánh lén. Các cụ dậy chẳng sai. Ta vẫn theo đường lối đúng đắn đó. Nhưng các bác tuyên giáo nói rằng đó là phương thức chiến tranh đúng đắn để dạy dân là một điều ngây thơ. Bởi vì dùng bài đánh lén cần quá nhiều điều kiện, quá phức tạp ở thời bình.

    Đầu tiên và quyết định là lòng dân. Lòng dân gồm 2 phần: dân có theo CP không và dân có dám đánh giặc không.
    1. Dân có theo CP không, cũng khó nói nhỉ. Nhưng chắc như bắp là không được 100%. Em nói thế thôi vậy. Các bác cứ nhìn qua Syria là biết.
    2. Dân có dám đánh giặc không: Ta bàn kỹ vấn đề này nhé.
    - Bình thường ai cũng sợ chết, ông nào nói càng to là càng sợ chết. Khi gặp chuyện thì điều đầu tiên là nghĩ đến vợ con gia đình. Gia đình có ổn thì mới yên tâm công tác được. Nếu để quân giặc chiếm quê hương thì cũng khó mà đi đánh nhau đấy. Ngay cả cách bố trí gia đình vợ con lính gần căn cứ thuận lợi sinh hoạt thời bình nhưng lại cực kỳ khó xử thời chiến. VNCH thua nhanh cũng vì cái này. Bài đầu tiên của di tản là di tản gia đình lính về hậu phương. Lính vừa yên tâm đánh nhau vừa bị sức ép phải đánh. Chứ tùy nghi di tản là xong phim.
    - Đánh du kích là chấp nhận thất bại. Vì quân du kích yếu hơn rất nhiều quân chính quy đối phương về vũ khí và nghệ thuật chiến tranh. Làm người chỉ huy quân du kích là xác định độ ra đi hơi bị cao. Liệu chỉ huy thời bình có dám hi sinh hay không. Quân du kích chỉ có ưu thế về số lượng. Và một ý nghĩa về quân sự nữa là có nhiệm vụ câu giờ tốt, phá hoại giỏi.

    Thời kỳ đầu thế chiến 2, bên thua trận chạy như vịt. Kể cả LX. May nhờ nước rộng nên mới gượng lại được. Sử ta thì cũng không thiếu trường hợp quân chính phủ chạy dài.

    Nên đánh nhau chuẩn là phải có chiến tuyến. Thuận lợi cho huy động và chỉ huy lính. Sỹ quan cũng dám đánh và có điều kiện thể hiện kiến thức quân sự. Cái quan trọng nhất là hậu cần hỏa lực cũng dễ dàng.

    Bài học lịch sử: Khi quân Thanh đánh Bắc Hà, các tướng Tây Sơn định chơi bài đánh lén phục kích như thời Lê Lợi. Ngô Thì Nhậm can nói rằng phục kích thời nay không khả thì vì quân giặc biết hết chỗ quân ta phục kích (lý do đã nói ở trên). Đi phục kích bị địch phát hiện thì chỉ có thua sớm. Nên tốt nhất là rút lui về Tam Điệp lập phòng tuyến.

    Muốn đánh nhau chính quy thì quân đội phải mạnh. Yếu thì thôi.
  4. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Dòng in đậm thì rất là vớ vẩn!
    Du kích là một loại hình chiến tranh và cũng là một nghệ thuật chiến tranh. Nó được áp dụng khi bị áp đảo về cả số lượng lẫn chất lượng.
    Còn đánh du kích mà là thất bại?! Du kích không bao giờ bị thất bại, thế nên mới có câu "những quân đội thông thường khi thất bại sẽ bị tiêu diệt, còn quân du kích chỉ thất bại nếu bị tiêu diệt!" Muốn tiêu diệt sạch quân du kích ư ? Không bao giờ nếu nó được tổ chức tốt!!!
    bintao thích bài này.
  5. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Thì cũng bị ảnh hưởng của trò chơi máy tính!
    Cụ Giáp đã trả lời McNamara "nếu giàn trận chưa chắc chúng tôi cầm cự nổi trong 2 giờ"!
    Còn về xe tăng thì cả 2 cuộc chiến tranh VN, đặc biệt chiến tranh chống Mỹ thì chủ lực của Mỹ là xe lội nước M113, còn giải phóng là mấy cái PT76.
    Ngay không quân trên trời thì cũng chỉ là cách đánh du kích, MiG21 thời LX họ chế tạo để sử dụng số đông, đánh kiểu ruồi bâu, nhưng ở VN mà dàn lên chắc chỉ cần 1 trận để Mỹ quét sạch!
    Cuộc chiến 6 ngày cũng cùng thời với CT VN, quân đội Ả còn được trang bị tới SAM6, nhưng Israel lại không có B52, các hạm đội với tầu sân bay...
    bintao thích bài này.
  6. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Ngay tronmg những ngày tháng 2 năm 79 quân tầu bị dồn 1 đống ở ngã 2 Lạng Sơn, chẳng cái tăng hay ô tô nào nhúc nhích được với cả vài chục ngàn người...!
    Còn hầm trên đá thì đầy rồi, các chú chưa bao giờ thấy là do chỉ biết ngồi típ bàn phím. Hôm nào lên thử 1 hòn núi đá xem nó như thế nào. Người ta có thể tận dụng csai gì để làm hầm.
    Ngay ở mặt trận Vị Xuyên (1983-1986) pháo tầu dày đặc, ở quanh điểm cao 685 chỉ toàn đá, đối diện là các trận địa pháo bắn thẳng của tầu từ 37ly (pháo phòng không) đến DKZ và 85 mà bộ đội mình vẫn có hầm, không những 1 cái mà rất nhiều để bảo vệ những cái chốt. Nhiều điểm hầm chốt ta với tầu chỉ cách nhau 1 tầm ném đá. Vận tải nước lên hầm bằng can (như ba lô) phải đổ đầy, nếu không tiếng nước óc chúng ném lựu đạn sang. Ở đó, cái thung lũng Thanh Thuỷ họ gọi là Lò Vôi, hay tên ghê rợn hơn là "cối xay thịt" vì quanh năm suốt tháng tiếng đạn nổ. Nếu tác dụng cúa pháo như các chủ viết thì chắc mấy cái chốt ấy mất ngay từ hôm đầu tiên. Mà do tầu lấn chiếm, hầm chỉ được làm bằng que gỗ và bao cát nhỏ, xếp đá bên ngoài để nguỵ trang. Nếu bây giờ họ sẽ làm hầm bê tông!
    bintao thích bài này.
  7. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
  8. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    he he, lão mèo dạo này phát minh ra nhiều chiến thuật gớm nhỉ, he he,
    chắc tính mở sới vật chắc............
    yếu điểm của pháo binh là gì, hiệu quả là gì? Hiệu quả nhất của pháo binh là ở 1 - 2 loạt đầu tiên, còn khi bắn xong mấy loạt đầu rồi mà quân địch chui xuống hầm thì hiệu quả chẳng còn là bao. Nói như lão mèo thì chắc quân ta tiêu hết, có biết là trong kháng chiến chống Mỹ nó dư đạn pháo nó bắn cỡ nào không, dàn nhạc Tân Tây Lan nó mở màn trận đánh là cấp tập mức độ nào không. Thế cơ mà chúng ta vẫn sống và vẫn đánh chúng nó chạy tuột quần. Dù rằng thiệt hại của chúng ta về con người không phải là nhỏ, nhưng chúng ta biết là chúng ta yếu nên biết lựa sức mà đánh. Chứ cứ như lão mèo thì với hỏa lực hồi đó chắc thôi xin thua mẹ nó cho rồi.

    Bác phaphai là người ở mặt trận Hà Giang - Vị Xuyên phải không, ở đó thì tụi Tàu nó dập pháo qua, ta dập pháo lại biết bao năm, thế cơ mà giờ bác nói cũng chẳng thông nổi với mấy cậu hero keyboarb vì mấy vị trẩu tre bây giờ toàn chiến trên bàn phím nên phán thật là kinh hoàng. Ghê hết cả người với những chiến thuật và chân lí mới của mấy cậu ấy
  9. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Vị Xuyên (Hồi ấy họ gọi thế vì chỗ đó thuộc huyện Vị Xuyên), thực ra chỉ là xung quanh khu vực Thanh Thuỷ diện tích có mấy cây số vuông (trước 1984 thì rộng hơn một chút). Ít nhất phía bên tầu có 3 trận địa pháo lớn, tổng cộng đến cả nghìn khẩu (nếu tìm được báo chí ngày ấy, sẽ không ít ngày đưa tin tầu bắn hơn 10 nghìn quả, con số chắc không chính xác, nhưng cũng nói lên mức độ ác liệt ở đó). Có ngày 2 trận địa pháo kích vào 1 trận địa pháo 105 của ta bên bờ sông lô từ tảng sáng đến nhá nhem tối mới ngừng. Xuống hỏi mấy ông pháo binh, các ông ấy bảo hỏng 1 khẩu pháo, bi thương 1 người!!!
    Còn trên mấy khu vực hầm đối diện với bên 1250 quanh năm không bao giờ có có mọc mà chỉ trơ đá trắng. Có hòn đá nào to hơn 1 người ôm thì DKZ nó bắn cứ từng quả một cho đến lúc hòn đá ấy vụn tan (mục đích để ngăn lính ta gác cây, xếp bao cát thành hầm), thế mà vẫn có hầm lính mình trụ trên đó. Sát đỉnh 812 là trận địa bắn thẳng của mình, trước là pháo 76ly2 sau đổi thành 85. Lỗ pháo thò ra bên ta, bên tầu nhìn thấy nhau nhưng có khẩu pháo nào bị bắn hỏng bao giờ đâu, chỉ khổ đám lính vận tải đi qua đúng lúc các ông ấy xăm nhau thôi. Trước cửa cái hang Giơi thì đất nhàu nát vì hố pháo chồng hố pháo... 1 quả đạn pháo 85 nổ đào 1 cái hố to bằng cái bát tô, mảnh hất tung hết về phía trước. Nóc hầm nếu dầy nửa mét thì pháo phải nối đuôi nhau nổ để xuyên qua. Chỉ để xăm chỗ pháo bắn thẳng tụi tầu mới dùng pháo khoan, nhưng chạy bên cạnh chỉ nghe tiếng ục ục trong lòng đất...!

    Pháo tác dụng nhiều nhất khi bộ binh đối phương tập trung đứng trên mặt đất, lúc đó bắn đạn nổ trên không càng tác dụng. Nếu trong công sự thì lại cần đạn khoan bê tông và bắn phải chính xác. Ở khu vực núi đá tác dụng càng bị hạn chế, nhất là quả đạn lại lọt vào nổ trong 1 cái khe đá. Tụi tôi đi trên triền đá, nghe quả cối 160 rơi qua, tiếng huýt gió của cái đuôi nó kêu huýt-huýt sau đó ngay phía dưới mình là 1 tiếng nổ đanh rồi tiếng vọng âm đến cả phút sau... Quả đạn ấy nặng gần 50 ký, hố nó đào to như hố bom B52 ngày xưa rải ở HN. Nếu ở đất bằng thì tôi không còn ngồi đây típ bàn phím khi nghe được tiếng đuôi nó huýt gió như vậy (mà vẫn đi bình thường, chả thèm nằm xuống đất)!
  10. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810

    Tham mưu trưởng nói trước sau bất nhất.

    Bài trước thì tham mưu trưởng nói rằng dùng hỏa lực của pháo để nã dọc đường Lạng Sơn-Hà Nội để phòng hỏa lực chống tank.
    Sau đó tớ đã nói mèo đây là chiến thuật mới phát minh (đọc rõ chữ phòng in đậm nhé), mèo nói cứ đem pháo nã để áp chế hỏa lực chống tank, từ LS đến HN dài hơn 100km, tên lửa chống tank thì tầm bắn bét ra cũng 2km, tư lệnh nã bao nhiêu đạn pháo mới đủ. Về mặt kinh tế là không phù hợp. Còn về mặt hỏa lực thì mèo dùng loại pháo gì để thực hiện mục tiêu trên. Chả nhẽ xe tank đi khoảng 2-3km lại stop để pháo binh xác định mực tiêu, sau đó nã đạn, sau đó lại đi tiếp?
    - Thực chất thì dùng pháo binh yểm trợ xe tank thì có, nhưng đó là sau khi bị tấn công, lộ điểm bắn và bị pháo (chủ yếu là cối vì triển khai nhanh, đối phương chưa kịp di chuyển xa thì pháo đã nã vào) để nã vào khu vực nghi ngờ, cách này bây giờ hiệu quả cũng ít vì càng ngày thì tên lửa chống tank càng hiện đại, bắn xong cái là chạy luôn, chỉ mất 1 phút là chạy được vài trăm mét rồi. Đây là là giải pháp chữa cháy, là tấn công sau khi bị tấn công. Còn tư lệnh muốn dùng pháo để "phòng" thì là chuyện hoang tưởng.
    - Người ta phòng ngự cho đội hình tank bằng cách dùng máy bay trực thăng bay trên đầu đội hình tank, dùng radar, thiết bị quan sát để xác định sinh vật và hỏa lực của đối phương từ trên không, khi phát hiện khu vực có dấu hiệu khả nghi thì trực thăng nó lượn lờ và cần thiết thì bắn áp chế trước. Ì ạch dùng pháo thì bao nhiêu cho đủ. Trực thăng còn có nhiệm vụ trinh sát đối phương, khi đụng phải địch thì cả trên trời dưới đất cùng bắn, Apache của Mẽo ở Irac nó xài bài này suốt.
    - Màu đỏ: việc đánh bất ngờ như mèo nói là ko thể xảy ra. Thứ nhất muốn đánh VN thì trước tiên phải tập trung 1 số lượng quân và cơ giới trước ở khu vực biên giới, việc này mất hàng tháng trời mới xong, dấu được là rất khó. Thứ 2: kể cả có dấu được đi nữa và tạo được bất ngờ ban đầu thì việc quân địch tiến băng băng theo đường Quốc lộ thì chỉ có đi mà ko có về. Quân đoàn I của ta đóng ở Tam Điệp là cánh quân chủ lực trấn yểm phía Bắc, chưa kể vài sư rải khắp vùng biên chặn mọi lối đi. Việc chỉ có 1 mũi thọc tiến sâu, tiến nhanh thì sẽ ko đảm bảo được hậu cần và rơi vào trạng thái xung quanh gặp địch, nếu bị cắt đường về thì chạy vào đâu?. Ngày xưa ông cha mình nói không sợ giặc đánh nhanh chỉ sợ giặc tiến như tằm ăn rỗi là cái lý do này. Năm 79 TQ đánh mình thì cũng phải dùng cách đánh toàn biên giới và huy động hàng trăm nghìn người, ko có mũi nào đánh thọc sâu. Giỏi lắm thì dùng đặc nhiệm dù thả sau lưng làm trận rồi rút hoặc dùng tầu đổ bộ vào Hải Phòng, Thanh Hóa làm trận rồi rút thôi chứ đem tank tiến băng băng vào HN thì chết ngay.
    bintao thích bài này.

Chia sẻ trang này