1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Nói đâu xa, năm 2006 Israel với 30K quân chiếm lĩnh không phận, cũng 400 xe tank + hàng trăm xe thiết giáp đánh nhau với 2500 cũng khoảng 5000 dân quân Hez hơn 1 tháng không chọc thủng được tuyến phòng thủ của Hez.
    Hay quân UK với tank pháo máy bay máy tháng trời không vào được Donetsk mặc dù quân đông hơn nhiều.

    Trước khi có biến sẽ có khối chuyện trước đó, việc vô hiệu hóa các tuyến đường đó ta chỉ làm trong 24h là xong.
    Trong ko quá 3 ngày ta sẽ thiết lập được 1 phòng tuyến nhỏ với vài Km giao thông hào.
    Trong 1 tuần ta đủ sức thiết lập 1 phòng tuyến rộng với giao thông hào, hầm, trải dài 1 diện tích lớn.
    Trong 1 tháng ta dư xăng thiết lập 3 đại phòng tuyến LS, CB, TQ và các phòng tuyến nhỏ hơn tại ĐB, SL, PT, YBv.v...

    Nếu tình hình căng thẳng từ 400K quân có thể triệu tập thêm vài trăm K mới nhập ngũ bổ xong thiết lập các phòng tuyến tại Tây-Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung. các khu vực Móng Cái, Hải Phòng v.v...

    Nếu có biến lập tức xây dựng các phòng tuyến mới Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang ( lấy tên địa phường thôi nha ) làm hậu phương rút về nếu các tuyến trên bị thủng.

    Đại phòng tuyến Hà Nội sẽ là chốt cuối cùng vào thủ đô.

    Vậy giờ TQ huy động 1500 tank + bộ binh đánh vổ mặt VN thì sao ?
    Các tuyến đường lớn sẽ là lợi thế cho ta tiếp viện, vận chuyển vật tư quân nhu cho các phòng tuyến, các tuyến đường sẽ bị vô hiệu hóa nếu ta Rút đi ( Công binh sẽ lo phần khắc phục khi ta cần phản công ) .
    Việc vạn chuyển quân nhu nhanh sẽ tăng khả năng chiến đấu tại các phòng tuyến tiền phương. VN tự chủ được vũ khí chống tăng cấp đại đội ( B-41, Pháp không giật ) với cơ số đạn không hạn chế, thiết lập các nhóm chuyên biệt diệt tăng dùng B-41 Heat cho các phòng tuyến chiến đấu trong hầm hào, pháo binh yểm trợ phía sau ( ta tự chủ đc đạn ).

    1 phòng tuyến lớn đc bó trí quân chính quy trang bị tốt ko phải thích là nhích, chưa kể các phòng tuyến được bó trí liên hồi sẽ kẽ trước sau, cùng các vị trí điểm cao đã có các phần tử bắn sẵn. Việc vượt qua những phòng tuyến thế này nếu ko làm chủ đc không phận VN TQ cần huy động 1 lực lượng khổng lồ hàng trăm ngàn quân không phải thích là nhích.
    NV diệt tank tại các phòng tuyến này sẽ do các bộ binh dùng VK chống tăng cá nhân đảm trách, B-41 vẫn hiệu quả với đa số tank TQ, chiến tranh chechnya là 1 ví dụ, chưa kể VN đa có các thế kệ chống tăng tiên tiến khác, với việc yểm trợ pháo binh ( Pháo kéo xe, BM-21 ) từ các điểm cao, chung ta hoàn toần có thể cầm chân tiêu hao sinh lực địch trong time dài. Nếu 1 phòng tuyến bị thủng các tuyến đường lớn sẽ là lợi thế cho ta rút lui chiến thuật về các phòng tuyến phía sau.

    Khi TQ chọc thủng 1 phòng tuyến thì việc khắc phục đường xá chắc chắn cần 1 tỉme, việc chọc sâu vào hậu phương ta buộc TQ phải dàn quân dài ra, chúng ta hoàn toần có thể lập các toán du kích nhỏ trang bị B-41 luồn theo địa hình quấy phá ( ta có thể thiết lập hàng ngàn nhóm với mỗi nhóm 3 -> 5 người trang bị B-41 )

    Quân TQ sẽ liên tục bị quấy phá trên đường hành quân lúc này phải tiếp tục với 1 phòng tuyến khác của VN, chúng ta sẽ dung chiến thuật quáy phá phía sau, đánh chặn phía trước, ( các vùng núi phía bắc là lợi thế cho ta thực hiện chiến thuật này ) .

    Các phong tuyến phía sau sẽ càng khó xuyên thủng hơn các phòng tuyến đầu với các lý do :
    + Việc chuyển quân nhu của ta sẽ nhanh hơn.
    + Pháo hỗ trợ sẽ an toàn hơn.
    + Kết hợ với các nhóm du kích quấy phá + dân quân địa phương.
    + Quân dịch không mạnh như lúc đầu.
    + Áp lực quốc tế v.v...

    Lúc này tank ta có thể được sử dụng với NV hỗ trợ hỏa lục phòng thủ ( NV này nếu có tank hiện đại càng tốt, còn không thì sài tạm T-54 55, 62 cũng đc )
    Chúng ta đã tự chủ kính đem cho tank cùng bộ binh ( tuy ko hiện đại lắm ) giúp tăng khả năng chiến đấu ban đêm.

    Lúc này với các tuyến đường lớn thuận tiện cho ta di chuyển quân tiếp ứng cho các phòng tuyến phía trên, Có 1 số đơn vị tinh nhuệ lúc này mới là thời cơ hoạt động ( cái này thì các bác tự mà tìm hiểu ) tiêu hao sinh lực địch.

    Các đơn vị mới được động viên sẽ nhanh chóng được di chuyển lên bổ sung lực lược, sẽ không phải đói như xưa.

    Việc TQ chọc thủng 1 2 lớp phòng tuyến là có thể nhưng càng kéo dài time thì nó càng chết.

    Quân Mỹ ( làm chủ 3 không gian ) muốn tiến vào badda Iraq ( lúc đó đang kiệt quệ, quân đội như không ) cũng phải mất > 1 tháng, TQ muốn tiến vào Hà Nội trong time 5 tháng là điều không tưởng.
  2. Vietnampro

    Vietnampro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/09/2012
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    18
    Hình như câu chuyện toàn tank pháo với anti-tank mặt đất thì phải. Và hướng tấn công chủ yếu của bạn béo cũng phải khăng khăng từ bắc chí nam và cũng cố định lộ trình luôn nữa thì phải. Cá nhân em nghĩ nó cóp nhặt công nghệ tinh tướng bao lâu không nhẽ vẫn "đường xưa lối cũ" cho các bác đón lõng? Không phải nâng bi giặc mà chỉ nhìn biết địch biết ta thôi thì TKy này thằng giặc béo nó có nhiều lựa chọn hơn những gì em đọc ở trên nhiều. Hy vọng em sai
  3. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Môt trong những cái cầu từ Lào Cai về

    [​IMG]

    Đây là sạt lở tự nhiên trên QL2 (đoạn Hà Giang 1 bên là vạch núi-1 bên là sông, bên kia sông cũng là núi và bên này núi cũng lại cácnuis tiếp... chố này là điểm gác của trạm vệ binh đón lính "B-quay" và hầu như rất ít người thoát được)

    [​IMG]
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cụ Pháp hải đã thấy đường xá giờ rộng chưa, không có chuyện một xe bị bắn cháy là bịt kín lối đi của xe khác nhé. Cụ cứ nhìn tỉ lệ mấy cái ô tô ben là rõ nhỉ. Mỗi con dài độ 10m thôi.
    Cầu thì không cần thiết. Nó bắc cầu phao phút mốt.

    Núi cao có lợi cho ta thì cũng có lợi cho địch. Cụ cũng biết mấy ngọn núi mà dốc ngược lên thế này thì kiếm chỗ đào công sự với leo lên khoai phải biết, đặc biệt là núi đá. Với vũ khí chính xác cao thời nay thì thật ra mấy ngọn núi trọc dốc đứng này lại là mồi ngon cho bom đạn.

    Cái quan trọng là với một cuộc tấn công bất ngờ. Chắc chắn đặc nhiệm với lính dù, lính ngồi trực thăng, gián điệp cài cắm trước đã chiếm được không ít cái gọi là tuyến phòng thủ này rồi. Vấn đề là nếu ta mất đi kha khá tuyến phòng thủ do bị bất ngờ như năm 79 thì lấy cái gì ra để chặn giặc đây.
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Ok, không dùng bản đồ nhà nước được, dùng nguồn mở của Google vậy

    Bản đồ cao tốc Lào Cai
    [​IMG]

    Bản đồ địa hình khu vực lào cai được phóng to, kèm theo chú thích phương án B-xx cho bạn kuy sáng tác, địch tấn công bao vây lào cai theo đường cao tốc
    [​IMG]

    Đường màu đỏ dài là vành đai bao vây dọc theo đường cao tốc của 1 cụm quân TTG mạnh của địch gồm khoảng 300 tăng hiện đại, 4-500 APC/IFV các loại thêm vào khoảng ~20.000 bộ binh. Phía bắc địch sẽ dùng bộ binh nhẹ, và đặc nhiệm xâm nhập tấn công đô thị Lào Cai dưới sự yểm trợ của pháo binh.

    Các vòng tròn đỏ là những điểm thắt nút quan trọng mà nếu địch kiểm soát được hoàn toàn thì ta sẽ không còn khả năng tiếp tế cho Lào Cai.

    Chỉ hỏi bạn kuyo 1 vấn đề bạn cần bao nhiêu xe tăng hiện đại để bảo vệ hành lang tây bắc, cơ động như thế nào để tấn công địch cho hiệu quả.
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Hiện tại theo phương án tốt đầu, tiền pháo, hậu xa của mình thì Lào Cai sẽ được bố trí bộ binh nhẹ phụ trách tác chiến đô thị, nhu cầu tiếp tế thấp. Mục tiêu là cầm chân địch trong vòng vài tháng để huy động lực lượng dự bị và sẵn sàng tuyến phòng thủ thứ 2. Lào Cai sẽ được chi viện theo đường 4d từ Lai Châu lên. Các trận địa pháo ở điểm cao xung quanh Sapa sẽ yểm trợ gây thiệt hại không nhỏ cho địch.

    Minh họa cái hình:
    [​IMG]

    Các vòng tròn màu xanh là những cao điểm có thể dùng pháo bắn thẳng, ATGM trực xạ vào vòng vây của địch. Các vòng tròn màu vàng là khu vực có thể dùng pháo phản lực, pháo nòng dài, lựu pháo các loại bắn phá trận địa địch, yểm trợ cho Lào Cai.



    Hành lang tây bắc Lào Cai-Yên Bái trong thuật ngữ quân sự gọi là vùng đệm chiến lược dùng để giảm sốc các mũi xung kích của địch. Từ Lào Cai về Yên Bái không có cơ sở kinh tế chiến lược quan trọng, không ảnh hưởng thế trận phòng thủ của VN. Đoạn đường YB-HN so với LS-HN chỉ kém 1 chút. Chốt chặn ở Yên Bái là f355 chủ lực khu 2. Cuối đường 70, chỗ giao cắt với đường 2 là f 316 dự trữ chiến lược của khu 2. Vượt qua Việt Trì là Sơn Tây trái tim của QĐNDVN, được quân đoàn 1 bảo vệ. Chỉ có kịch bản của bạn kuy mới cho rằng chạy nhong nhong trên đường cao tốc Lào Cai-Hà Nội cắm cờ xong là thắng.
  7. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Đường rộng nhưng nhìn con sông và cái cầu: sập 1 nhịp thì cần loại cần cẩu bay khổng lồ để nhấc từng cái xe tăng qua. Nếu chỉ đánh sập mấy cái cống chui thì có thể dung cầu di động lao qua, nhưng với cầu trên những con song lớn thì kể cả giải pháp cầu phao mà không chuẩn bị ký trước cũng chẳng thể khả thi-mà có chuẩn bị thì phải tính cả bị pháo đối phương cản trở!
    Còn ở chỗ sườn núi/vách sông ấy chỉ 1 ít thuốc nổ ở ta luy âm thì chẳng cần ai phải phục cả. Sông lô chỗ ấy đừng nói xe lội nước bò theo vách ta luy xuống để lội (mùa cạn-còn mùa nuớc thì miễn bàn).
    Đường nào từ trên ấy về cũng có vài đoạn như vậy!
    Còn phục kích lớn là những chỗ Mõ đã chỉ ra!
    Mà thuốc nổ nếu chắc chắn thì lúc giặc gần đến mới phải chặn. Các loại pháo trên các quả đồi bên kia sông (cả pháo giàn) rồi mìn bay bên này đồi,... đổ ụp xuống đám dồn tắc thì chẳng khác gì các trận Chi Lăng nhân lên-thay ngựa địch bằng xe thiết giáp)!

    Hầm pháo thì không phải thời sau này mới có, mà các cụ đã làm tử chiến dịch Biện Biên. Trúng bom mới nói chuyện, hay cùng lắm pháo bắn đạn khoan. Mà đạn khoan thì người trên mặt đất đứng bên cạnh, hầm cách 1 khoảng ngắn (tùy sức nổ và vách hầm, nhưng vách đất nện chắc 1 mét với đạn 85) vẫn yên tâm. Trận địa pháo 105 của ta ven bờ song lô bị 2 trận địa tầu bắn từ 6 giờ sáng đến gần 6 giờ tối. Tối đi qua nhìn hố đạn ken dầy đặc, nhưng mấy ông pháo binh trong đó nói "hỏng 1 khẩu pháo, 1 ông sỹ quan bị thương!".
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.024
    Đã được thích:
    29.117
  9. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Như hình đấy, chúng phi được đến cái cầu tiếp theo và phi tiếp nếu ta đồng tình đón tiếp, còn không chỉ cần 1 mố cầu cũng đủ để làm bãi tập cho các loại pháo!
    Phá cầu là biện pháp quá kinh điển để chặn bước tiến của đối phương, không chỉ mỗi xe tang-xe thiét giáp. Mà VN thì quá nhiều sông ngòi+ruộng lúa nước không phải bãi cho xe tăng hạng nặng thi tốc độ. Thời đại phát triển kinh tế rất nhiều đường cao tốc được xây dung, nhưng chúng vẫn phải chạy qua các con song bằng cầu. Mỗi một cái cầu qua 1 con sông lớn trên đều có thể hình thành 1 tuyến phòng thủ. Còn trên khu vực mien múi thì các khe núi cũng như vậy!

    Cái ảnh này cũng khá quen thuộc trên này:
    [​IMG]
    Vị trí nhìn thấy trong ảnh cách cửa khẩu Thanh Thủy 2 hay 3 trăm mét. Dịch quá chút nữa (chưa đến 100 mét) là 1 cái cầu treo. Chân cái cầu treo đó thời những năm 1979-1988 có để thuốc nổ và người trực để đánh sập cả nền đường xuống sông lô nếu tầu dùng lực lượng lớn tràn sang. Nhưng chỗ này thì mặt đường gần mặt sông hơn vị trí của cái ảnh trước rất nhiều!
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.024
    Đã được thích:
    29.117
    Nó chỉ phi lên án ngữ trên đầu cao tốc chờ quân phía sau chứ xăng dầu đâu mà phi khiếp thế. Kế giật cầu là kế cùn cụ ạ. Mục đích xung kích của nó lên cao tốc, trước là để ngăn tiếp ứng của ta lên LC cho đại quân phía sau đánh, sau là hội cùng đại quân phía sau hành tiến dọc cao tốc. Ta đánh cầu là trúng kế của nó. Không tiếp ứng được nên bên kia cầu sẽ mất. Chính vì thế, ta cần tăng và pháo cơ động mạnh bố trí 2 bên cao tốc, trước là để tiếp ứng nhanh ngăn đại quân nó hợp thành, sau là đánh vào hậu cần của nó tiếp ứng cho mũi xung kích. Ta không giao tranh trực tiếp với mũi đó vì làm như thế là đấm vào đầu gối địch. Nhưng nếu ta đồn trú lớn trên LC thì là mồi cho không quân tuền duyên của nó. Vì thế, khi có cao tốc thì cũng phải có cơ giới thần tốc, hỏa lực mạnh nhưng đồn trú phân tán. Cao tốc có ích hay có hại cho thế trận phòng thủ là tùy vào tư duy của ta. Trước khi làm cao tốc đã tính cả rồi cụ à

Chia sẻ trang này