1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tango hiện đại

Chủ đề trong 'Dancing' bởi Zizi_de_Zozo, 10/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Zizi_de_Zozo

    Zizi_de_Zozo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    727
    Đã được thích:
    0
    Tango hiện đại

    Tăng Gô hiện đại:
    Nguồn gốc của Tăng gô và hiện nay vẫn là tinh thần của nhạc Flamenco - một điệu nhảy của Tây Ban Nha. Khi người Tây Ban Nha chinh phục Nam Mỹ, điệu nhảy này đã theo đến đó, cùng với điệu Tangano của Châu Phi được xuất ngoại theo những nô lệ da đen là tiền thân của Tăng gô hiện đại. Đặc biệt ở Achentina, tại những khu nhà ổ chuột ở thủ đô Buenos Aires vào cuối thể kỷ 19, nó được pha trộn thêm với điệu Habenera, có xuất xứ từ điệu nhảy dân gian Cu ba. Sự kết hợp này sản sinh điệu nhảy có tên là Milonga, được các tầng lớp thấp trong xã hội Achentina ưa thích. Chất xúc tác làm cho điệu này được chấp nhận trong các tầng lớp trên của xã hội phương Tây là ngôi sao nhạc thính phòng người Pháp Mistinguett, lần đầu tiên biểu diễn tại Pari năm 1910, trong một điệu nhảy nhanh có tên Tangomania. Khắp nơi, từ Pari sang London và New York người ta thích thú nhảy điệu này. Vào những năm đầu thế kỷ 20, nó đã được đổi tên từ Milonga thành Tăng gô. Đặc điểm của điệu này với sự nhấn mạnh đến thị giác bởi các bước chuyển động của chân làm đảo lộn đặc trưng của các điệu nhảy ở Pari thiên về phô trương thân hình. Những chuyển động nhấn mạnh đến thị giác của chân và đầu vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Điệu nhảy này được coi là điệu nhảy kết hợp nhiều sự phi lý. Tăng gô đã được tiêu chuẩn hoá tại Hội nghị ở London vào năm 1920/1921. Năm 30, những động tác giật (staccato actions) được bổ xung vào các bước của Tăng gô.

    (Trích Khiêu vũ những điều cần biết - phần 1 - Hà Oanh & Trần Thành)
  2. Zizi_de_Zozo

    Zizi_de_Zozo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    727
    Đã được thích:
    0
    TĂNG GÔ HIỆN ĐẠI :
    Trước khi chơi điệu Tăng gô, bạn cần tĩnh tâm trong 15 giây để chuyển từ điệu khác như từ Van chậm chẳng hạn.Tăng gô có đặc điểm khác với các điệu khác ở chỗ không có nâng hạ thân người.Tư thế đứng giữa cặp nhảy gần hơn nên tay của nam và nữ có vị trí khác với các điệu khác để chuẩn bị cho những động tác dứt khoát (staccato) đặc trưng của điệu nhảy này. Chú ý cần thiết có sự căng thân người, dường như chuẩn bị ?ocuộc chiến đấu nhỏ? sắp sửa diễn ra trên sàn. Bạn cũng nên biết trước âm nhạc cho điệu thuộc gốc Tây Ban Nha hay Achentina (hai loại nhạc Tăng gô chính) trước khi chuyển động những bước đầu tiên đơn giản nhất. Điệu này gây ấn tượng ngay từ bước nhảy đầu tiên.
    ã Đặc trưng của Tăng gô
    + Đặc trưng : Vững chắc, thuyết phục, chuyển động không lên xuống hay nghiêng.
    + Chuyển động : nhanh, tạo sự ổn định chắc chắn, ví như chuyển động của mèo
    + Loại nhịp : 2/4
    + Số nhịp /phút : 33 theo tiêu chuẩn của IDSF
    + Phách mạnh : phách thứ nhất và thứ ba
    + Thời gian nhảy : 1,5 đến 2 phút.
    + Đặc điểm lên và xuống của cặp : Không
    + Động lực : Chuyển động theo dòng chảy có hướng
    ã Những lưu ý khi nhảy Tăng gô
    Cần nhảy sao cho không cứng nhắc như một máy cơ học. Chuyển động cần toả ra một cảm giác của loài mèo hay hổ. Có nhiều bước Tây Ban Nha phản ảnh sự ngạo mạn. Không nâng hạ thân người, không nghiêng, đùi và gối chuyển hướng đuổi theo nhau. Cần thiết kiểm soát được mép trong của chân tại mọi thời điểm. Người nữ hơi sang phải và tư thế có một chút kiêu hãnh. Đôi nhảy cần cảm thấy thân của họ như hút vào nhau, trọng tâm và chân đế căng khi họ chuyển sang các tư thế đột ngột dừng lại. Cũng như tất cả các điệu khác, cần lưu ý chuyển động của thân gây ra do lực từ chân trụ.
    ã Cặp nhảy đáng nhớ của Tăng gô
    Trong tất cả các kỳ thi nhảy Tăng gô, khó mà quên tên một người Anh là Len Scrivener. Ông đã chuyên tâm phát triển tài năng của mình trên cơ sở trình diễn điệu Tăng gô.
    Hiện nay có thể nhắc đến các cặp sau :
    - Lucca Barricchi và Loraine Barry ( Anh)
    - Augusto Schiavo và Catarina Arzenton ( Italia )
    Được Zizi_de_zozo sửa chữa / chuyển vào 18:31 ngày 10/08/2005
  3. Zizi_de_Zozo

    Zizi_de_Zozo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    727
    Đã được thích:
    0
    Nhân thể đang học Tango, post mấy bài góp nhặt lên để mọi người cùng tham khảo:
    BƯỚC DẠO TANGO
    Bước Dạo Tango khác biệt so với bước Dạo của các vũ điệu khác ở những điểm sau đây :
    1. Không có yếu tổ nâng hạ thân người
    2. Đầu gôi hơi gập lại nhưng vẫn giữ một áp lực cơ bắp nhất định.
    3. Do tư thế khác biệt của Tango, bước dạo tiến CT luôn được đặt trong thế CBMP và bước dạo tiến CP luôn được sử dụng dẫn cạnh. Tương tự, bước lùi CP luôn là CBMP và bước lùi CT luôn là dẫn cạnh. Đây cũng là nguyên nhân tại sao khi chúng ta thực hiện liên tiếp các bước dạo, chúng ta luôn có xu thế lượn theo chiều trái.
    4. Cá bước chân thường được nhấc lên rồi đặt xuống - khác với các vũ điệu khác khi các bước chân bao giờ cũng lướt trên mặt sàn.
    5. Mỗi bước chân chuyển động cần rõ và sắc nét, có thể hơi đột ngột (staccato action) và khi thực hiện các bước tiến, chân ở phía sau được giữ trễ tới mức âm nhạc cho phép. Các bước lùi cũng được thực hiện trong một suy luận tương tự.
    6. Khi tiến CT trong thế CBMP, bắt đầu cho sự lượn trái, điều rất quan trọng là gót CT luôn đặt trên, chứ không cắt mặt, đường trục của CP. Khi CP lùi trong thế CBMP, tương tự như trên, mũi CP luôn đặt trên, chứ không cắt mặt, đường trục của CT.
    7. Bất cứ bước lùi nào của nam được thực hiện với dẫn cạnh, gót CP đèu được nhấc khỏi mặt sàn trước khi lùi vào bước kế tiếp. Trong các bước lùi khác, mũi chân thường được nhấc khỏi mặt sàn. Khi nữ thực hiện các bước lùi với một chhan nào đó thì chân ở phía trước luôn nhấc mũi khỏi mặt sàn.
    Chú thích:
    CBMP (Contrary Body Movement Position)
    A foot position where the foot is plased on or the line of the supporting foot, either in front or behind to maitain body line.
    CBMP là thế của bàn chân được đặt trên hoặc hơi cắt mặt chân trụ, dù là tiến hay lùi trong khi vẫn giữ nguyên tư thế thân người.
    Phần này được thầy Vũ Chí Dũng dịch từ "The Ballroom Technique". ISTD- London 1994 và đăng trên www.vietnamdancesport.net
    Được Zizi_de_Zozo sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 22/08/2005
  4. Zizi_de_Zozo

    Zizi_de_Zozo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    727
    Đã được thích:
    0
    Hãy giải thích đặc điểm trong cách vào đôi của Tango và bước Dạo Tango trong sự so sánh với các vũ điệu khác?
    Cánh tay phải nam năm ngón khép chặt ôm lấy lưng nữ, lòng bàn tay được đưa ra phía trước mặt, theo cách này nam sẽ ôm bạn nữ một cách vững vàng. Cánh tay trái nữ đặt nhẹ lên tay phải nam và ôm lấy
    bên dưới bả vai nam. Đầu gối hơi cong nhưngchắc chắn do duy trì lực cơ bắp. Mỗi bước tiến bình thường của chân trái(CT) hoặc bước lùi của chân phải (CP) đều được thực hiện trong thế CBMP và mỗi bước tiến bình thường của CP hoặc lùi của CT đều được thực hiện theo cách dẫn cạnh là nguyên nhân của sự lượn theo vòng trái khi liên tục thực hiện các bước Dạo. Khác với các vũ điệu khác, các bước chân trong Tango không nhất thiết phải lướt trên mặt sàn, các bước chân này được phép hơi nhấc khỏi mặt sàn để tiếp sàn mạnh mẽ, vững chắc. Khi chuyển động tiến hoặc lùi, các chân còn lại thường được
    giữ trễ tới mức có thể để các bước tiếp theo rõ ràng và sắc nét.
    Khi chuẩn bị lùi, mũi chân ở phía trước có được phép nhấc khỏi mặt sàn không ?
    Thường thì được phép. Ngoại trừ trường hợp CP lùi tiếp theo là bước lùi trái dẫn cạnh trái, trong trường hợp này gót chân phải nhấc khỏi mặt sàn.
    Phần này được thầy Vũ Chí Dũng dịch từ "The Ballroom Technique". ISTD- London 1994 và đăng trên www.vietnamdancesport.net
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641

  6. Gibbon

    Gibbon Guest

    QV xem lại chỗ in đậm.
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Tango đỉnh cao xem mới sướng các bạn nhỉ?

Chia sẻ trang này