1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tank! - Phần 1

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi P20, 06/03/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Đó là lỗ của khẩu đại liên đồng trục đấy. Có thể là nó đã bị gỡ ra hoặc bị súng chống tăng bắn trúng.
  2. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Mặc dù trình độ ngoại ngữ có hạn, nhưng cũng xin dịch hầu các bác đoạn link của Global. Dịch sát nghĩa và dùng văn từ cho dễ nghe chứ không phải marketing cho Mỹ đâu nhé. Mời các bác:
    TRANG BỊ CHO LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ CỦA ĐẢNG BAATH
    Hầu hết lực lượng trên bộ của Iraq đã bị tiêu diệt trong chiến dịch Tự do cho Iraq (Operation Iraq Freedom ?" IOF) trong khoảng đầu năm 2003. Những trang thiết bị quân sự còn lại của thời kỳ Saddam đều bị xếp xó, không còn được chính quyền mới sử dụng.
    Trang bị quân sự của Iraq được tăng lên đáng kể từ những năm giữa thập của thập niên 80. Trong khi vào năm 1977 quân đội chỉ có 2,400 xe tăng, trong đó có vài chiếc T-62, thì vào năm 1987 Iraq đã triển khai được khoảng 4,500 xe tăng, bao gồm cả những chiến xa hiện đại T-72. Ngoài ra quân đội còn có khoảng 4,000 xe bọc thép, 3,000 khẩu đội pháo và pháo tự hành, một số tên lửa đất đối đất FROG-7 và SCUD-B với tầm bắn lến tới 300 km, cũng như khoảng 4,000 súngi phòng không (bao gồm cả phòng không tự hành). Đa phần số trang thiết bị trên đều do Liên Xô sản xuất, mặc dù Iraq vẫn trang bị một số thiết bị của Pháp và Brazil nhằm đa dạng hóa kho vũ khí của mình.
    Vào giai đoạn cuối cuộc chiến với Iran, hầu hết các sư đoàn Vệ binh Cộng hòa đều được trang bị các xe tăng chủ lực T-72, thiết giáp chở quân BMP của Liên Xô, pháo tự hành GTC của Pháp và lựu pháo GHN-45 của Áo.Tất cả các vũ khí trên đều là các thế hệ mới nhất.
    Cuộc tấn công trên bộ của chiến dịch Bão Táp Sa Mạc (DESERT STORM) bắt đầu vào ngày 24/02/1991, là một trận đánh tổng lực vào các lực lượng Iraq. Vài trăm tiếng đồng hồ sau đó, Tổng thống Bush đã ra lệnh ngừng bắn. Theo số liệu dự đoán của Bộ Chỉ huy Trung âm Mỹ (US CENTCOM), Iraq đã mất 3,700 trong số 4,280 xe tăng, 2,400 trong số 2,880 xe bọc thép chở quân và 2,600 trong số 3,100 khẩu pháo. Khoảng từ 60,000 đến 70,000 lính Iraq đã bị bắt làm tù binh cùng với 42 sư đoàn đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.
    Sau khi tổng kết lại chiến dịch Bão Táp Sa Mạc, số lượng xe tăng của Iraq dường như đã giảm xuống còn một nửa. Đây là kết quả của các cuộc tấn công quyết định từ trên không cũng như sự hủy diệt hàng loạt trên bộ trong vòng chưa đầy hai tuần lễ. Dường như chiến thuật của Liên Xô được người Iraq áp dụng: chôn xe tăng dưới cát, chỉ để hở tháp pháo lên trên, là nguyên nhân chính dẫn đến sự tổn thất về xe tăng lớn lao như vậy cho quân đội Iraq. Vũ khí Mỹ đã phát huy tác dụng tốt trong việc làm nổ tung nóc tháp pháo của các xe tăng.Và khi xe tăng Mỹ tràn qua phòng tuyến của Iraq từ hướng Tây thì những xe tăng bị chôn trên không thể thoát ra khỏi hố để cơ động, vì vậy bị xe tăng Mỹ với sức cơ động cao và pháo lớn bắn hạ.
    Chiến dịch Bão Táp Sa Mạc là cuộc xung đột đầu tiên trong đó các loại đạn Uranium được làm nghèo (DU) và chiến xa được sử dụng một cách rộng rãi. Các loại đạn DU đã tạo nên lợi thế cho lực lượng Liên quân. Đã có nhiều giai thoại do lính tăng Mỹ kể về loại đạn DU ?oviên đạn bạc? được dùng trong chiến tranh Vùng Vịnh. Một chỉ huy lữ đoàn thiết giáp của Mỹ đã sững sờ khi chứng kiến những người lính của ông ta, những người chưa bao giờ được huấn luyện bắn mục tiên ngoài 2,400m (1.5 miles), đã thường xuyên bắn trúng, ngay từ phát đầu tiên, các mục tiêu ở cự ly lên tới 3,000m (1.9 miles) và xa hơn nữa. Giáp DU cũng tạo nên danh tiếng đầy ấn tượng tương tự như vậy. Xe tăng T-72 của Iraq chỉ có tầm bắn hiệu quả trong vòng 1,800 yards, trong khi đó tầm bắn của các loại xe M1 là gần gấp đôi khoảng cách đó.
    Một minh họa cho sự nổi tiếng cả trong tấn công cũng như phòng ngự của DU là câu chuyện về một chiếc tăng M1A1 H.A bị sa lầy. Một đơn vị thuộc Sư đoàn 24 Bộ binh Mỹ phải tiếp tục hành tiến, bỏ chiếc tăng này lại phía sau để chờ xe cứu hộ tới kéo về. Ba chiếc T-72 xuất hiện và tấn công. Chiếc đầu tiên khai hỏa ở cự ly dưới 1,000m, viên đạn H.E đã trúng vào giáp trước của chiếc M1A1 nhưng vô hiệu. Chiếc M1A1 bắn trả bằng 1 phát đạn AP 120mm xuyên thủng tháp pháo của chiếc T-72, làm nổ tung nó và hất văng tháp pháo lên không trung. Chiếc T-72 thứ hai bắn một phát đạn HE khác vào giáp trước M1A1, nhưng cũng vô hiệu. Chiếc T-72 quay lại bỏ chạy và nhận 1 phát đạn 120mm vào khoang máy và thổi văng máy móc lên không trung. Chiếc T-72 cuối cùng bắn 1 phát sabot từ khoảng các 400m, tạo ra 1 cái rãnh trên giáp trước của M1 sau đó văng ra ngoài. Chiếc T-72 lùi lại sau một rãnh cát và hoàn toàn khuất khỏi tầm nhìn. Chiếc M1A1 hạ nòng, tống một quả sabot qua rãnh cát, vào chiếc T-72 khiến nó nổ tung.
    Vào ngày 21/02/1991, Lầu Năm Góc công bố rằng các trận bom đã phá hủy 1,400 trong tổng số dự đoán 4,280 xe tăng Iraq, 1,200 trong số 3,110 khẩu pháo và 800 trong số 2,870 xe bọc thép chở quân. Ngày 23/02/1991 Chuẩn tứơng Richard Neal, người phát ngôn của Thủy quân lục chiến công bố rằng 1,685 xe tăng đã bị phá hủy cùng với 925 APC và 1,485 khẩu pháo. Theo những số liệu khác được công bố, vào thời điểm đó Liên quân đã phá hủy 37% số xe tăng, 41% pháo và 30% xe bọc thép chở quân của đối phương. Với con số trung bình 100 xe tăng và 100 khẩu pháo bị phá hủy mỗi ngày của chiến dịch thì có lẽ đã có khoảng 2,00 xe tăng đã bị tiêu diệt, tức gần một nửa số xe tăng của đối phương. Số pháo bị phá hủy còn nhiều hơn nữa, 1,800 khẩu bị diệt, chỉ còn chừa lại 1,300 (hay 42%). APC, ít nguy hại hơn, chỉ còn lại 1,500 chiếc, tức chỉ hơn 50%. Tuy nhiên Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) báo cáo rằng chỉ có khoảng từ 10 đến 15% xe tăng và pháo binh Iraq ở Kuwait bị phá hủy bởi các trận bom của liên quân cho tới ngày 20/02/1991, thấp hơn nhiều so với con số 35% của Lầu Năm Góc.
    Trong một thông báo ước tính được công bố vào năm 1993 (The Gulf War Foreign Policy No.90), chiến dịch ném bom của đồng minh đã phá hủy 1,600 xe tăng Iraq, 900 xe bọc thép chở quân và 1,400 khẩu đội pháo. Theo như bản ước tính này thì 2,162 xe tăng khác của Iraq đã bị phá hủy trong cuộc chiến trên bộ.
    (Còn tiếp)
  3. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Mặc dù trình độ ngoại ngữ có hạn, nhưng cũng xin dịch hầu các bác đoạn link của Global. Dịch sát nghĩa và dùng văn từ cho dễ nghe chứ không phải marketing cho Mỹ đâu nhé. Mời các bác:
    TRANG BỊ CHO LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ CỦA ĐẢNG BAATH
    Hầu hết lực lượng trên bộ của Iraq đã bị tiêu diệt trong chiến dịch Tự do cho Iraq (Operation Iraq Freedom ?" IOF) trong khoảng đầu năm 2003. Những trang thiết bị quân sự còn lại của thời kỳ Saddam đều bị xếp xó, không còn được chính quyền mới sử dụng.
    Trang bị quân sự của Iraq được tăng lên đáng kể từ những năm giữa thập của thập niên 80. Trong khi vào năm 1977 quân đội chỉ có 2,400 xe tăng, trong đó có vài chiếc T-62, thì vào năm 1987 Iraq đã triển khai được khoảng 4,500 xe tăng, bao gồm cả những chiến xa hiện đại T-72. Ngoài ra quân đội còn có khoảng 4,000 xe bọc thép, 3,000 khẩu đội pháo và pháo tự hành, một số tên lửa đất đối đất FROG-7 và SCUD-B với tầm bắn lến tới 300 km, cũng như khoảng 4,000 súngi phòng không (bao gồm cả phòng không tự hành). Đa phần số trang thiết bị trên đều do Liên Xô sản xuất, mặc dù Iraq vẫn trang bị một số thiết bị của Pháp và Brazil nhằm đa dạng hóa kho vũ khí của mình.
    Vào giai đoạn cuối cuộc chiến với Iran, hầu hết các sư đoàn Vệ binh Cộng hòa đều được trang bị các xe tăng chủ lực T-72, thiết giáp chở quân BMP của Liên Xô, pháo tự hành GTC của Pháp và lựu pháo GHN-45 của Áo.Tất cả các vũ khí trên đều là các thế hệ mới nhất.
    Cuộc tấn công trên bộ của chiến dịch Bão Táp Sa Mạc (DESERT STORM) bắt đầu vào ngày 24/02/1991, là một trận đánh tổng lực vào các lực lượng Iraq. Vài trăm tiếng đồng hồ sau đó, Tổng thống Bush đã ra lệnh ngừng bắn. Theo số liệu dự đoán của Bộ Chỉ huy Trung âm Mỹ (US CENTCOM), Iraq đã mất 3,700 trong số 4,280 xe tăng, 2,400 trong số 2,880 xe bọc thép chở quân và 2,600 trong số 3,100 khẩu pháo. Khoảng từ 60,000 đến 70,000 lính Iraq đã bị bắt làm tù binh cùng với 42 sư đoàn đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.
    Sau khi tổng kết lại chiến dịch Bão Táp Sa Mạc, số lượng xe tăng của Iraq dường như đã giảm xuống còn một nửa. Đây là kết quả của các cuộc tấn công quyết định từ trên không cũng như sự hủy diệt hàng loạt trên bộ trong vòng chưa đầy hai tuần lễ. Dường như chiến thuật của Liên Xô được người Iraq áp dụng: chôn xe tăng dưới cát, chỉ để hở tháp pháo lên trên, là nguyên nhân chính dẫn đến sự tổn thất về xe tăng lớn lao như vậy cho quân đội Iraq. Vũ khí Mỹ đã phát huy tác dụng tốt trong việc làm nổ tung nóc tháp pháo của các xe tăng.Và khi xe tăng Mỹ tràn qua phòng tuyến của Iraq từ hướng Tây thì những xe tăng bị chôn trên không thể thoát ra khỏi hố để cơ động, vì vậy bị xe tăng Mỹ với sức cơ động cao và pháo lớn bắn hạ.
    Chiến dịch Bão Táp Sa Mạc là cuộc xung đột đầu tiên trong đó các loại đạn Uranium được làm nghèo (DU) và chiến xa được sử dụng một cách rộng rãi. Các loại đạn DU đã tạo nên lợi thế cho lực lượng Liên quân. Đã có nhiều giai thoại do lính tăng Mỹ kể về loại đạn DU ?oviên đạn bạc? được dùng trong chiến tranh Vùng Vịnh. Một chỉ huy lữ đoàn thiết giáp của Mỹ đã sững sờ khi chứng kiến những người lính của ông ta, những người chưa bao giờ được huấn luyện bắn mục tiên ngoài 2,400m (1.5 miles), đã thường xuyên bắn trúng, ngay từ phát đầu tiên, các mục tiêu ở cự ly lên tới 3,000m (1.9 miles) và xa hơn nữa. Giáp DU cũng tạo nên danh tiếng đầy ấn tượng tương tự như vậy. Xe tăng T-72 của Iraq chỉ có tầm bắn hiệu quả trong vòng 1,800 yards, trong khi đó tầm bắn của các loại xe M1 là gần gấp đôi khoảng cách đó.
    Một minh họa cho sự nổi tiếng cả trong tấn công cũng như phòng ngự của DU là câu chuyện về một chiếc tăng M1A1 H.A bị sa lầy. Một đơn vị thuộc Sư đoàn 24 Bộ binh Mỹ phải tiếp tục hành tiến, bỏ chiếc tăng này lại phía sau để chờ xe cứu hộ tới kéo về. Ba chiếc T-72 xuất hiện và tấn công. Chiếc đầu tiên khai hỏa ở cự ly dưới 1,000m, viên đạn H.E đã trúng vào giáp trước của chiếc M1A1 nhưng vô hiệu. Chiếc M1A1 bắn trả bằng 1 phát đạn AP 120mm xuyên thủng tháp pháo của chiếc T-72, làm nổ tung nó và hất văng tháp pháo lên không trung. Chiếc T-72 thứ hai bắn một phát đạn HE khác vào giáp trước M1A1, nhưng cũng vô hiệu. Chiếc T-72 quay lại bỏ chạy và nhận 1 phát đạn 120mm vào khoang máy và thổi văng máy móc lên không trung. Chiếc T-72 cuối cùng bắn 1 phát sabot từ khoảng các 400m, tạo ra 1 cái rãnh trên giáp trước của M1 sau đó văng ra ngoài. Chiếc T-72 lùi lại sau một rãnh cát và hoàn toàn khuất khỏi tầm nhìn. Chiếc M1A1 hạ nòng, tống một quả sabot qua rãnh cát, vào chiếc T-72 khiến nó nổ tung.
    Vào ngày 21/02/1991, Lầu Năm Góc công bố rằng các trận bom đã phá hủy 1,400 trong tổng số dự đoán 4,280 xe tăng Iraq, 1,200 trong số 3,110 khẩu pháo và 800 trong số 2,870 xe bọc thép chở quân. Ngày 23/02/1991 Chuẩn tứơng Richard Neal, người phát ngôn của Thủy quân lục chiến công bố rằng 1,685 xe tăng đã bị phá hủy cùng với 925 APC và 1,485 khẩu pháo. Theo những số liệu khác được công bố, vào thời điểm đó Liên quân đã phá hủy 37% số xe tăng, 41% pháo và 30% xe bọc thép chở quân của đối phương. Với con số trung bình 100 xe tăng và 100 khẩu pháo bị phá hủy mỗi ngày của chiến dịch thì có lẽ đã có khoảng 2,00 xe tăng đã bị tiêu diệt, tức gần một nửa số xe tăng của đối phương. Số pháo bị phá hủy còn nhiều hơn nữa, 1,800 khẩu bị diệt, chỉ còn chừa lại 1,300 (hay 42%). APC, ít nguy hại hơn, chỉ còn lại 1,500 chiếc, tức chỉ hơn 50%. Tuy nhiên Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) báo cáo rằng chỉ có khoảng từ 10 đến 15% xe tăng và pháo binh Iraq ở Kuwait bị phá hủy bởi các trận bom của liên quân cho tới ngày 20/02/1991, thấp hơn nhiều so với con số 35% của Lầu Năm Góc.
    Trong một thông báo ước tính được công bố vào năm 1993 (The Gulf War Foreign Policy No.90), chiến dịch ném bom của đồng minh đã phá hủy 1,600 xe tăng Iraq, 900 xe bọc thép chở quân và 1,400 khẩu đội pháo. Theo như bản ước tính này thì 2,162 xe tăng khác của Iraq đã bị phá hủy trong cuộc chiến trên bộ.
    (Còn tiếp)
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hè hè, tiếp là bức này của bác, nó đây:
    [​IMG]
    Để nhà em zoom cho vết đạn gần đèn hậu nó rõ ra, đồng thời chuyển hướng chụp vuông góc cho dễ nhìn nhá:
    [​IMG]
    (Chú thích: Cả 2 bức ảnh này đều do bác HP post link)
    2 bức này chụp cùng 1 xe phỏng ạh? Chắc bác nhìn thấy chữ B24 chứ, vậy bác có thấy thép bị phòi ra xung quanh ko, vậy đây là lỗ đạn ra hay lỗ đạn vào đấy ạh? Nếu nó là lỗ đạn ra thì bác đã bái phục khả năng xuyên suốt từ đằng trước ra đằng sau của đạn KE Mẽo chưa, mà đây mới là KE của IFV M2 phọt phẹt thôi đấy nhé. Còn nếu nó là lỗ đạn vào thì chỗ thép phòi ra xung quanh ấy đang chửi lý thuyết về lỗ đạn KE chỉ thụt vào trong của bác đấy! Hay IFV M2 trang bị súng bắn đạn chậm?
    Luôn tiện cũng hỏi bác đoạn thiên cổ hùng văn kèm theo từ đâu ra?
    P/S: Bác thư thư nhà em sẽ trả lời từng bài theo thứ tự từ đít lên đầu cho nó sốt dẻo, đừng bắt nhà em trả lời hết 1 lúc tội nghiệp cho vợ con nheo nhóc ở nhà.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hè hè, tiếp là bức này của bác, nó đây:
    [​IMG]
    Để nhà em zoom cho vết đạn gần đèn hậu nó rõ ra, đồng thời chuyển hướng chụp vuông góc cho dễ nhìn nhá:
    [​IMG]
    (Chú thích: Cả 2 bức ảnh này đều do bác HP post link)
    2 bức này chụp cùng 1 xe phỏng ạh? Chắc bác nhìn thấy chữ B24 chứ, vậy bác có thấy thép bị phòi ra xung quanh ko, vậy đây là lỗ đạn ra hay lỗ đạn vào đấy ạh? Nếu nó là lỗ đạn ra thì bác đã bái phục khả năng xuyên suốt từ đằng trước ra đằng sau của đạn KE Mẽo chưa, mà đây mới là KE của IFV M2 phọt phẹt thôi đấy nhé. Còn nếu nó là lỗ đạn vào thì chỗ thép phòi ra xung quanh ấy đang chửi lý thuyết về lỗ đạn KE chỉ thụt vào trong của bác đấy! Hay IFV M2 trang bị súng bắn đạn chậm?
    Luôn tiện cũng hỏi bác đoạn thiên cổ hùng văn kèm theo từ đâu ra?
    P/S: Bác thư thư nhà em sẽ trả lời từng bài theo thứ tự từ đít lên đầu cho nó sốt dẻo, đừng bắt nhà em trả lời hết 1 lúc tội nghiệp cho vợ con nheo nhóc ở nhà.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  6. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống dập lửa chứ gianh của dòng M1. Thứ mà dòng T không bao giờ có. Đúng là ở Mỹ thì công sức lao động tay chân luôn được trọng dụng hơn những thứ máy móc không đáng tin cậy. Vị trí của người nạp đạn thủ công sẽ mãi trường tồn với M1
    [​IMG]
  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống dập lửa chứ gianh của dòng M1. Thứ mà dòng T không bao giờ có. Đúng là ở Mỹ thì công sức lao động tay chân luôn được trọng dụng hơn những thứ máy móc không đáng tin cậy. Vị trí của người nạp đạn thủ công sẽ mãi trường tồn với M1
    [​IMG]
  8. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    [​IMG]
    Các bác cho em hỏi tí!Em tưởng Mĩ giàu lắm mà,sao lại trang bị cho quân đội Irag mới toàn tank ***y thế này thì liệu có thể bảo vệ được nền dân chủ non tre của Irag kô đây?
  9. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    [​IMG]
    Các bác cho em hỏi tí!Em tưởng Mĩ giàu lắm mà,sao lại trang bị cho quân đội Irag mới toàn tank ***y thế này thì liệu có thể bảo vệ được nền dân chủ non tre của Irag kô đây?
  10. SSX

    SSX Guest

    (Chú thích: Cả 2 bức ảnh này đều do bác HP post link)
    2 bức này chụp cùng 1 xe phỏng ạh? Chắc bác nhìn thấy chữ B24 chứ, vậy bác có thấy thép bị phòi ra xung quanh ko, vậy đây là lỗ đạn ra hay lỗ đạn vào đấy ạh? Nếu nó là lỗ đạn ra thì bác đã bái phục khả năng xuyên suốt từ đằng trước ra đằng sau của đạn KE Mẽo chưa, mà đây mới là KE của IFV M2 phọt phẹt thôi đấy nhé. Còn nếu nó là lỗ đạn vào thì chỗ thép phòi ra xung quanh ấy đang chửi lý thuyết về lỗ đạn KE chỉ thụt vào trong của bác đấy! Hay IFV M2 trang bị súng bắn đạn chậm?
    Luôn tiện cũng hỏi bác đoạn thiên cổ hùng văn kèm theo từ đâu ra?
    Đây là lỗ đạn vào thôi, có thể thấy 1 cái chấm trắng ở giữa: hình như nó chưa xuyên qua giáp.
    Điều này đâu có chửi lý thuyết KE. Viên đạn này hết tốc rồi, nó được bắn ở cự ly xa. Bác xem lại ảnh chụp KE ở trang trước đi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này