1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tank! - Phần 1

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi P20, 06/03/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Vừa rồi có ai xem CT 7 ngày công nghệ,thứ 5-Không gian IT của VTV-2 kô?
    Cái CT về hệ thống mô phỏng bắn pháo trên xe tank của tt cn mô phỏng HVKT QS ấy!Theo mọi người thì cái hệ thống đó thế nào?
    Mình thấy phần cứng được rồi(quá được ấy chứ),còn phần mềm thì :Hình như chỉ có mỗi phiên bản xe BMP-1,họ trình diễn bắn 2 bia(chính diện và ngang thân) Khổ nỗi dù cự li thế nào thì hình như cái bia cũng không thay đổi kích cỡ và rất chi là nổi bật!
  2. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Bác muốn em dẫn chứng thế nào? Thực nghiệm cho bác xem? CTVV đã kết thúc hơn 16 năm, thông tin về nó cho đến giờ thì đầy dẫy. Cái này em đã xem qua nhiều nguồn trong 1 thời gian dài rồi, chẳng có gì là quá lạ nữa. Em nghĩ bác thừa sức tự kiểm chứng lại.
  3. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    T-72 bác à. Trước kia bác kiểm chứng lại thì em cho bác cái lo-gic này: nếu thằng Iraq đã mua bản quyền sx thì nó fải mua cái đồ mới chứ ai lại đi sx đồ cũ làm gì?
    Thêm về vụ giáp M1A1 ở Iraq. Tuy giáp trước là ko thể xuyên thủng, nhưng một số chiếc đã bị hỏng khá nặng vì bị bắn ngang sườn. Cái này dĩ nhiên là dễ hiểu vì giáp hông bao giờ cũng mỏng hơn giáp trước.
    Vấn đề là nói thì dễ, nhưng làm thì ko dễ chút nào, làm sao để núp được và chờ nó chạy qua. Bởi vì, như đã nói, tăng Iraq hầu như luôn bị phát hiện và tiêu diệt từ rất xa trước khi họ thậm chí thấy người Mỹ.
    Có chú T-62 đã nhằm bắn được vào hông M1 bằng cách tắt hết động cơ, tổ lái nằm yên trong xe, nhờ đó xe kô phát nhiệt. Tuy vậy, ngay sau phát đạn đầu tiên, chú này cũng tèo vì nhiệt độ toả ra từ nòng súng làm lộ vị trí.
  4. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Nó bị M phát hiện hay trực thăng phát hiện rồi chỉ điểm.
    Nếu đổi lại, Mỹ chỉ xài T72, Irắc xài M1A2, những cái khác vẫn như cũ thì Mỹ vẫn thắng.
  5. ktqsminh

    ktqsminh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    374
    Bạn nói ra thì bạnphải tìm bằng chứng để chứng minh lời nói của mình ,bạn bắt mọi người " bác thừa sức tự kiểm chứng lại " thế thì hoá ra lời nói của bạn là chân lý à .
  6. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Mỹ giàu thật đấy, nhưng ko đến mức lúc nào cũng có trực thăng bay trên đầu tăng đâu ạ. Hồi đó, T-72 chỉ được trang bị cảm biến hồng ngoại chủ động, còn M1 thì có cảm biến bức xạ nhiệt, hiệu quả hơn nhiều.
    Còn cái đoạn dưới thì đúng vậy, nếu lính tăng Mỹ là siêu nhân hết.
  7. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Nói thật, tôi đọc cả trăm bài trong này, mà vẫn ko bít "chứng minh" là fải thế nào. Cái chuyện T ko xuyên được giáp trước M1 ở forum này đâu chỉ mình tôi nói. Hồi đó, Iraq dùng đạn lõi tungsten, nó cắm vô giáp như tên cắm vô khiên vậy.
    Ah, nói tiếp về cái mánh tắt động cơ của máy chú Iraq. Ngoài chú T-62 đã nói ở trên thì một số chú khác cũng xài mánh này, nhưng lại phạm một sai lầm là cho 1 ku trong tổ lái đứng trên tháp pháo để tìm mục tiêu, vì khi tắt động cơ thì mọi thiết bị ko hoạt động. Cảm biến bức xạ nhiệt của M1 đủ nhạy để phát hiện ra ku này từ xa. Bởi vậy, khi trên màn hình lính Mỹ thấy tự nhiên có 1 thằng nào đấy đang "lơ lửng" trong ko khí là bít ngay có "cái gì đấy" ở bên dưới, thế là cứ canh dưới chân mà nã.
    Những sự kiện trên đã gây ra nhiều thay đổi kỹ thuật sau đó.
    Trong M1A2 nâng cấp được trang bị thêm một turbine phụ, đủ cung cấp điện cho tháp pháo hoạt động, dùng trong trường hợp fải núp lùm hay canh giữ vị trí mà ko để lộ vị trí vì nhiệt. (trong trường hợp T-62 vừa kể, tổ lái phải chỉnh tháp pháo bằng tay).
    Ngoài ra, M1A2 còn được trang bị FLIR thế hệ 2, có thể phát hiện cả những mục tiêu lạnh mà FLIR 1 hay cảm biến nhiệt ko thể.
  8. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    T-34 lôi từ dưới hồ lên:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Xem thêm:
    http://slavyanskaya-kultura.nnm.ru/so_dna_selivanovskogo_ozera_podnyat_tank_t34_
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    doctorhuy bị ngộ độc quảng cáo Mỹ quá. Bush nó đại quảng cáo chiến thắng đã 4 năm rồi, thế mà đâu vẫn hoàn đấy. Ngày nay, chuộc chiến Iraq là cuộc chiến vô tiền khoáng hậu đúng nghĩa. Tức là, đến tháng giêng năm 2009 thì các thế lực ủng hộ chiến tranh cuối cùng ở Mỹ mất hết tác dụng. Tức là, sau đó không biết chuyện gì xảy ra nữa, rất "khoáng hậu".
    Tuy nhiên, một số bạn giống tôi vẫn rất thích xem phim Mỹ, nhưng tôi xem phim Mỹ để giải trí, chứ không coi xe tăng trong phim như thật, như bạn doctorhuy. Bạn có biết trên forum này có những người ngộ độc đến mức viết baì lâm ly bi đát ca ngợi tên lửa tầm nhiệt Mỹ có cả đầu dò tử ngoại. Cho rằng "đầu dò hồng ngoại nhiều mầu" là xanh đỏ tím vàng như phim. Đến khi tôi nói về làm lạnh đầu dò, thì nhảy cỡn lên cười tôi "người ta làm lạnh đầu dò hồng ngoại cơ à".
    Iraq có 1000 xe tăng hả bạn. Thậm chí là 1000 xe T-72 cơ à.
    Bạn mất lý trí rồi. Trong cuộc đua phát triển xe tăng, các xe đời sau giáp tốt hơn đời trước là đúng rồi. T-62 (1964)đã bắt đầu cơ cơ khí hoá. Đên T-64(1979) và sau đó là T-72, hệ thống băng đạn tròn nạp đạn tự động thuỷ lực, liều rời đã hoàn thiện. Hệ thống băng đạn của T-80 và T-90 thừa kế hai hệ thống này. Nhưng bạn quá bị ngộ độc, khi tôi nói chúng có nạp đạn tự động nên ưu việt, bạn mới vặn tôi rằng, thế ưu việt mà vẫn thua. Mặc dù tôi nói với bạn, và các bạn khác cũng nói với bạn, M1A1 và M1A2 nên so sánh với T-80 và T-90. Hiện nay, giáp bảo vệ 4 xung quanh, chưa kể giáp liên hợp, ERA, APS thì T-80 hơn đứt M1. Nó chỉ bị bắn thủng từ trên nóc xuống trong những trận cận chiến đường phố, hẻm núi, bằng thứ đầu đạn lõm kinh hoàng hai tầng người Nga sản xuất. Còn M1 thì không hề có, hoặc có nhưng hầu như không thấy tác dụng của ERA, APS.
    T-80 được mệnh danh là tăng bay. Lý do đầu tiên tôi đã trình bầy trước. Bạn cho rằng một xe tăng 70 tấn leo được dốc 60 độ (kèm thêm "chỉ xe tăng Mỹ leo được"). Tôi thì bảo, cái dốc đó chắc làm bằng hợp kim tốt, chứ bê tông xịn, đá granit xịn... thì cái dốc đó sập. Còn nếu leo dốc thép hợp kim thật, thì T-80 có động cơ 1250HP/45 tấn cân nặng, trong khi M1A1 là 1500/70. Bạn dốt toán thì tôi tính cho bạn nghe, hệ số sử dụng động cơ so T-80 và M1 là 27/21 (tôi mới học đến lớp 3, tính được thế). Chính vì điều dó, ngày nay T-80 chơi đồ thời trang, dùng dộng cơ turbo, hơi giảm công suất tối đa đổi lấy ưu việt. M1 thích lắm nhưng không dủ lực xài hàng hiệu, vẫn phải dùng dộng cơ turbine, mà là xài turbine kiệt công suất, cực kỳ ăn xăng và ngốn động cơ, thậm chí vài giờ thay 1 động cơ. Bạn vào mạng, download thoải mái những đoạn phim T-80, T-90 show sức di chuyển của nó.
    (Nếu bạn không hiểu điều này thì tôi nói rõ nữa. Động cơ turbine dùng để đấu tăng thì tốt, chống du kích không tốt. Nó gọn nhỏ công suất tối đa lớn, nhưng khi chạy công suất nhỏ hơn tối đa thì rất tốn dầu. Xe tăng không cần tiết kiệm tiền mua dầu, mà tiết kiệm dầu để kéo dài thời gian chiến đấu. Trước đây hàng thời thượng là động cơ turbine, nay là turbo. Khi dùng động cơ Turbo V84 hay động cơ piston thuần V85, T-90 có 1000HP, một số động cơ turbo sau này là 1200HP. Còn M1 do quá tận dụng thể tích động cơ rồi, nay nếu dùng động cơ khác thì không chạy nổi).
    Nguyên nhân quan trọng nhất mà T-80, T-90 dược gọi là tăng bay vì nó ổn định được nòng trong diều kiện đường xóc, tốc độ di chuyển ít ra trên 50km/h. Với tốc độ đó, cả Mekava và M1 đều không thể bắn trúng được mục tiêu cố định.
    T-72 ở Iraq rất thiếu các phương tiện điện tử thế hệ mới, phát triển trong thời gian đó. Đồng thời, đạn và giáp T-72 Iraq hết sức lạc hậu. Ngay cả Ucraina, mới tách ra khỏi LX cũ, khoa học cũng khá, thế mà đạn giảm sức chiến ngay. Không nói đến các phương tiện điện tử, chỉ nói đến giáp. T-90 là hậu duệ của T-72, nhưng giáp hết sức khác nhau, mặc dù khối lương gần bằng nhau. T-72 dùng ở Iraq có giáp mặt trước tháp pháo tính tương đương thép cán là 250mm. Cụ thể hơn, đó là giáp đúc hợp kim cứng. Giáp T-90 là giáp hàn liên hợp nhiều lớp vật liệu tỷ khối khác nhau, độ bền cao (cả cứng và kéo), đặt góc khác nhau, bên ngoài phủ ERA, ngoài ERA phủ tấm "đạn" của ERA độ bền cao đẩy lệch được KE, trong tất cả các đám rắc rối ấy là giáp chính hàn nhiều tấm, nhiều lớp. Mặt trước tháp pháo tính tương đương thép cán như thế này. Đây là tôi nói số liệu của người Mỹ.
    Chống đạn KE: 830mm
    Chống đạn HE: 1350mm
    Người Mỹ hơi bỉ loại ERA Kontac-5 này, tuy nhiên, người Nga đã chế ra loại khác thay thế, sau khi Ucraina cho ra quả "con dao". Bây giờ thì không phải giáp dầy mét 3 nữa.
    Tại sao tôi nói T-80 hay T-90, vì chúng cùng thời với M1. T-90 là em T-72, còn T-80 là em T-64. Bạn đừng so sánh T-72, T-64 với M1 làm gì, giáp chúng rất yếu. Sao bạn không so M60 với T-64 đi.
    Nguyên nhân để những xe T cùng đời hơn M1 ở chỗ nào??? (T-80 >< M1A1, T-90 >< M1A2). Dĩ nhiên ở hệ thống cơ khí hoá tự động hoá. Hệ thống băng đạn tròn đã có từ lâu, nhưng trước đây chưa có tự động hoá, phải dùng chung liều hoặc chọn liều rất chậm và không an toàn, điều đó dấn đến hạn chế sử dụng đạn KE vốn cần liều tốc độ cháy cao. Khi đó có tự động hoá, việc chọn liều thuận tiện, bỏ dược nhược điểm này. Mức độ tự động hoá xe Nga phải nói. Tôi không nói đến hệ thống APS của họ. Ở đâu chỉ đề cập đến một vài điểm mà người Mỹ còn lâu mới có. Một là hệ thống chọn liều, đầu đạn và lập trình đầu đạn. Không những sử dụng cho ATGM mà còn sử dụng cho đạn HE FRAG, giúp chúng phát nổ đúng vị trí. (Thời gian chậm nổ dược lập trình lúc tống đạn vào nòng, dữ liệu được cung cấp từ máy tính và các phương tiện quan sát khác. Điều này cho phép T-80 trở đi bắn hạ dễ dàng một chiếc trước thăng thường bằng đạn HE hoặc FRAG). Hai là hệ thống bán đánh tự động ví dụ 3ETS13. Các hệ thống điện tử trên T-80 và T-90 dày đặc, trong khi M1 đơn giản, rất "nhà quê" bạn ạ.
    Hệ thống cơ khí mới tạo ra ưu thế. Thể tích trong xe nhỏ, T-90 có thể tích xe hơn 11 mét khối, thể tích tháp pháo 1,8 mét khối. Trong khi M1 trong tháp pháo có 3 người, nạp đạn thủ công, vị trí ngồi cao. 1,8 mét khối chỉ đủ cho một trong ba chú đó co quắp, đừng nói thao tác nạp đạn. Bạn hiểu chứ, thể tích nhỏ mà tròn thì diện tích ngoài nhỏ, diẹn tích giáp nhỏ thì giáp nhẹ và tốt. Đó là chứ kể những yếu tố chiến thuật, như xe thấp và nhỏ phần trên. M1 có vớt vát cũng chỉ được phần trước trên trung bình chút, còn hai bên thì B-41 bắn cũng cháy, đoạn đít xe thì phải nói.
    Cụn thể hơn, T-90 và M1 giao chiến. Hai con lao vào nhau tốc độ tối đa từ 6km.
    M1 và T-90 đều nã đạn HEAT, như chỉ để doạ là chính. Có thể có trúng nhưng xác suất cực thấp. Nếu trúng, tỷ lệ chết của M1 cao hơn do T có ERA.
    Từ 3km trở xuống, hai bên dùng ATGM. M1 chào thua, món này cậu không chuyên, nếu có bắn một quả về phía T, thì:
    -Xe T phát hiện tín hiệu dẫn đường và tên lửa qua hệ thống theo dõi, phát hiện laser, hồng ngoại: T kích hoạt gây nhiễu Shtora, xạ thủ chói loà mát, tên lửa và dẫn đường mất mục tiêu. May mắn tên lửa vượt qua được đến cách T 50 mét: Arena đánh chặn. Có thể M1 dùng 3 quả tên lửa dẫn đường radar băng sóng mm bắn cùng lúc (đây là xe M1An, n >1000..00), 3 quả vượt qua các hệ thống trên đến được giáp T: nó cần xuyên 1350mm thép cán.
    Nết T bắn 1 tên lửa về phía M:
    -tên lửa mang đầu đạn lõm 2 tầng, tầm đầu xuyên qua lớp chắn ngoài nếu có, tầng 2 xuyên thẳng vào trong giáp. Lúc này hệ thống dập lửa hoạt động. Người Mỹ tự hào. Sỹ quan chỉ huy doctorhuy ra lệnh xạ thủ ngồi lại trong xe. doctorhuy sau đó ra toà, nhưng trắng án vì gây chuyện lúc đang ngộ độc.
    Từ 2km trở xuống. đây lại là vấn đề muôn thủa, súng và giáp. Khổ nỗi, giáp T dầy hơn, súng cũng hơi mạnh hơn. Đó là chưa kể độ chính xác. Nếu cùng sử dụng một loại súng thì ở 2 km, diện tích mục tiêu của T chỉ bằng nửa M.
    Đó là nói chuyện hai xe đá nhau tay bo. Còn nếu một trận hỗn chiến như Prokhovca, sẽ thấy cảnh, cảnh giới xe T ngồi trong giáp dùng khẩu 12,7mm bắn hạ M1 từ phía sau, vào chỗ hiểm (hự...ặc). Xin nói rằng, trên xe M không có cảnh giới, vì trưởng xe T kiêm luôn 3 chức M (trưởng xe, xạ thủ, nạp đạn). Nếu dùng cảnh giới nữa thì bằng T-34, năm anh em trên một chiếc xe tăng (đông gớm). Trong khi đó nhiều loại xe T vẫn thiết kế 4 chỗ ngồi, một chỗ dự trữ cho sỹ quan điều khiển khí tài tăng cường.
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    doctorhuy à. Quyên không nói với bạn.
    Xe tăng mẽo chưa bao giờ mạnh cả, chỉ là thứ tăng làng nhàng. Nếu chỉ tính súng với giáp thì tăng mẽo sánh ngang với những nước như Hàn Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Tầu, Israel...
    Mẽo hơn những nước ấy hệ thống dẫn bắn: quan sát hồng ngoại, quang học, đo xa laser. Nhưng những xe các nước Ấn Đọ và Tầu nhập kỹ thuật Nga thì hơn đứt phần laser đa năng, có dẫn bắn tên lửa.
    Nếu so với Leopard và T Nga thì tăng mẽo là đàn em.
    Vì bạn đọc lại bài trước tôi viết cho bạn đó. Tăng Mỹ là phiên bản lai. Cấu tạo chung là Leopard nhưng phần trước có một số nét phía trước giống các xe hạng nặng Nga. Khẩu súng M1Ax trước đây và mai sau vẫn là KWS I, II, III Rheinmetall của Leopard. Vì sử dụng kỹ thuật nhập khẩu nên chỉ làng nhàng thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này