1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tank! - Phần 1

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi P20, 06/03/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Ngay từ thời CTVV 1 thì tăng Mỹ đã có thể giao chiến từ khoảng cách 3.5 tới 4km. Việc lắp tên lửa trên xe tăng thì chủ yếu là làm cho nó có kích thước phù hợp với nòng súng, hoặc cùng lắm thì gắn lên giá bên ngoài như TOW gắn trên M113 hay Bradley.
  2. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Khi mới triển khai quân ở Somali, người Mỹ chủy yếu dùng bộ binh, điều này dẫn đến nhì6u thiệt hại nhân mạng. Khi nhận ra sai lầm, họ mới triển khai thiết giáp, bao gồm cả M1, chủ yếu để hộ tống các đoàn xe LHQ. Từ đó, ko còn những vụ phục kích nhắm vào các đoàn xe này nữa.
    Rut kinh nghiệm, trong chiến dịch gìn giữ hoà bình sau đó ở Bosnia, M1 cũng được triển khai.
  3. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Với điều kiện trên mặt bằng trống trải như sa mạc, bắn đạn DU và đứng yên ngắm bắn, còn nếu không thì chắc chỉ có tác dụng...doạ hoặc cạo rỉ hộ đối phương mà thôi. Còn nếu bắn đạn nổ vào bộ binh thay pháo thì tuỳ
  4. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Uh, quả là đứng yên nhắm bắn thật, vì như em đã nói, thời đó đạn Iraq ko đủ khả năng xuyên giáp trước của M1 cộng với sự chênh lệch về khả năng phát hiện mục tiêu nên M1 trong nhiều trường hợp chỉ đứng yên.
    Trên thực tế, trong quân đội Mỹ cũng đã có ý kiến đề nghị modify Hellfire để có thể phóng từ M1, nhưng hiện giờ người ta thấy vẫn chưa cần thiết. Còn người Nga từ rất sớm đã tìm cách tích hợp tên lửa vào vì nhận thấy sự thua sút về tính chính xác, điều này là khách quan và bình thường, cái khó ló cái khôn.
  5. doctorhuy

    doctorhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Bắn trực thăng thì hầu như bất cứ cái tên lửa chống tăng nào, trên nguyên tắc đều có thể tấn công mục tiêu trên ko. Nhưng mà hiệu quả trên thực tế như thế nào thì lại là chuyện khác đấy, nhất là đối với tên lửa dẫn bằng laser. Tầm bắn hạn chế, mục tiêu lại có khả năng cơ động cao, bản thân tăng lại xoay trở chậm. Lấy xẻng để xúc cơm thì cũng được đấy, nhưng mà chắc cũng ít ai làm thế nhỉ.
    Chắc trừ phi có thằng phi công nào đó ngủ gục để trực thăng nó lơ lửng giữa trời như vậy, để bác rón rén áp sát nó rồi nã.
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Ùm, Tiến Sỹ Huy suất sắc. Bạn đã chứng minh được, M1 có tỷ lệ công suất động cơ / khối lượng chỉ bằng 3/4 xe cổ là T-80, vì vậy nên M1 cơ động hơn T-80. Điều đó cũng như pháo 125mm yếu hơn 120mm.
    Tiến sỹ Huy cũng đã chứng minh rõ ràng, nạp đạn thủ công tốt hơn nap đạn tự động, thậm chí tốt hơn cả lập trình lại đạn khi nhồi đạn vào nòng. Tương tự khẩu súng kíp tốt hơn súng máy bắn đạn điện tử.
    Tiến sỹ huy cũng chứng minh tên lửa có điều khiển không nên sử dụng. Việc không thiết kế được hệ thống ổn định cho máy dẫn đường laser, không thiết kế dược hệ thống lập trình đạn lúc nạp và giao tiếp dữ liệu xe-đạn khi đạn ở trong nòng là một tiến bộ. M1 mạnh mẽ dến mức hạ MBT hiện đại, mặt trước dối phương tầm 4km ??? Cúng có những xe cộ có giàn phóng tên lửa đặt ngoài giáp chính, nhưng như thế có khinh thường cái giáp tăng quá không.
    Bạn cũng cho rằng giáp M1 rất bí mật. Xin thưa, chẳng có gì bí mật cả, xe M1 cháy ầm ầm bằng những phát đạn RPG du kích bắn ngang. Điều đó chưa xảy ra với các xe T-80 hay Leopard. T-80 đến giờ chỉ sợ đạn bắn từ nóc. Người ta bí mật vì chẳng tiện nói ra. M1 giáp xung quanh và sau rất yếu. Điểm mạnh nhất của giáp M1 là hai tấm trước, được làm từ hợp kim crom dầy 350mm đặt gần như thẳng đứng (tương dương 400-500mm thép cán). Giáp này không hề được ERA bảo vệ, chỉ phủ một lớp gốm liên hợp chịu nhiệt (công nghệ những nước không chế được ERA tốt dùng, như Thuỵ Điển, Anh, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ...). Tấm này bằng 2/3 giáp trước của T-90, đặc biệt với đạn HE thì chỉ bằng 1/3. Chỗ tốt nhất chỉ có thế, nên mới giải thích tại sao M1 cháy nhiều thế khi bị bắn ở điạ hình bằng phẳng.
    Phần yếu nhất khi bắn ở điạ hình phẳng, từ ngang xe của M1A2 là sau sườn tháp pháo, hầu hết các xe này bị bắng cháy ở dó. Đó là buồng đạn, nhưng giáp rất mỏng (không bằng T-54) và chỉ có ví dụ 2 tấm ERA.
    Nói về vấn đề tank. Ta quay lại "Hải Tăng". Hồi gần bắt đầu thế chiến 2, người Mỹ xây dựng hai kế hoạch đóng hải tăng khổng lồ đó là lớp Iowwa và lớp Montana. Hai lớp Hải Tăng này hùng mạnh đến mức, tạo thành "Bức tường thiết giáp hạm" dóng ở Trân Châu Cảng.
    Sau chiến tranh, Montana không bao bao dược hoàn thành, các tàu đang đóng dở bị dỡ sắt vụn. Iowa chỉ giữ lại một tầu làm cảnh, còn giữ lại làm bảo tàng và sắt vụn. Cũng do tên lửa có điều khiển. Ngày nay, ai dùng đại bác nòng dài 400mm nghe "nguyên thuỷ" quá. Mà hồi dó, Nhạt nó cũng đã thấy tác dụng của tên lửa có điều khiển, chế ra dùng. Đó là máy bay thần phong.
    Nhưng vì Tiến Sỹ Huy nói súng kíp tốt hơn súng máy, pháo nhỏ tốt hơn pháo lớn... "nguyên thuỷ" tốt hơn hiện đại, với tiến sỹ huy thì ATGM vớ vẩn, pháo 120mm của M1 không sợ gì tầm 4km. À, nhắc tiến sỹ, khẩu này cũng là khẩu RH-2 120mm/L55 của Đức, thiết kế dành cho Leopard, M1 nhận về của mình, đặt tên XM256 như là M1 tự chế ra vậy. Do nhập khẩu những mấu chốt công nghệ, nên chậm phát triển là đúng rồi. Người ta bán cho súng kíp, ông ra oai dek chơi với người ta nữa, nên nay vẫn dùng súng kíp đó, trong khi người ta đổi láy súng máy từ lâu rồi.
    Nguyên nhân nào làm cho M1 dễ bị du kích thịt thế, có phải kém cảnh giới không. Biên chế xe tăng đầy dủ gồm: tổ chiến đấu chính (sử dụng pháo chính), Tổ cảnh giới-thông tin, tổ lái.
    T-80 ngày nay gồm 3 người: mỗi tổ có 1 người: trưởng xe+cảnh giới+lái xe.
    M1 có 4 người: Trưởng xe, nạp đạn, xạ thủ, lái xe. Nếu thêm cảnh giới thì là 5 (T-34 năm anh em trên 1 chiếc xe tăng la la la la ). 4 mạng mà vẫn thiếu chức năng thông tin-cảnh giới. Thế nên mới hay bị bắn.
    Thế hỏi tiếp Tiến Sỹ Huy, cùng khoảng cách thì diện tích mục tiêu M1A2 và T-90 ai nhỏ hơn. Nếu giữa hai xe M1A2 và T-90 dối đầu có con máng cao 1 mét (giả sử chiến trường là đồng lúa quê ta), hai xe chỉ trông thấy nhau mặt trước ở độ cao từ 1 mét trở lên, thì tỷ lệ diện tích mặt trước là bao nhiêu. Vậy thì bắn KE ở tầm 2 km thì tỷ lệ trúng ai hơn.
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hình như từ T-72 đã có cảnh giới tự động. Nghe nói ban ngày được 50m còn ban đêm là 200m. Có ai có thông tin về vụ này không?
  8. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Mọi thứ đều có mặt trái của nó:
    1. Tháp pháo thấp, độ cao thấp lợi khi đánh nhau trong trường hợp như bác Huyphuc nói, nhưng bù lại độ hạ nòng của T80 cùng rất yếu, chỉ có -5% (gần như không gục xuống được). Do vậy khi T-80 phải triển khai trên địa hình cao hơn sẽ rất bất lợi. Dĩ nhiên trên địa hình sa mạc thường bằng phẳng nhưng nếu vào vùng Cáp-ca-dơ hay Nam Tư chẳng hạn thì cái này là nghiêm trọng đấy.
    2. ATGM: Không lẽ thằng Mỹ nó đánh mấy chú du kích bằng tên lửa tầm nhiệt? Hồi Vùng Vịnh 1 và 2, rất nhiều xe cơ giới của IRAQ bị diệt (không phải bằng không quân) là do tên lửa TOW được bắn đi trên xe Jeep và Humvees. Thằng M1A1/2 chẳng thèm đụng vào. Nhưng nếu bây giờ có uýnh lộn với các nứơc có T-80/90 hay gì gì đó thì chưa biết chừng nó lại gắn TOW hay gì đó lên M1Ax chẳng chừng. Tóm lại: không cần đầu tư thêm khi chưa cần thiết. Chẳng hạn như xe hơi sản xuất ở VN nó dại gì phải gắn các bộ lọc tiêu chuẩn như châu Âu đang áp dụng, nhà chức trách VN đâu có yêu cầu.
    3. Nạp đạn tự động: do cấu tạo ổ quay của hệ thống nạp đạn tự động, ngăn chứa đạn phải để ngay dưới chổ ngồi của kíp lái. Trương hợp bị đạn xuyên của đối phương bắn trúng, mặc dù không trúng tổ lái nhưng sức nóng cũng đủ làm đạn phát hỏa, cả tổ lái và tháp pháo bay lên trời. Ở M1Ax, do tháp pháo rộng, nạp thủ công nên ngăn chứa đạn đặt sau lưng tổ lái. Nếu bị đạn bắn trúng, bộ phận bảo vệ kích hoạt mở nắp buồng đạn ở trên tháp pháo, đẩy hết đạn trong ngăn ra ngoài để bảo vệ tổ lái. Vì vậy tỷ lệ sống sót cao hơn. Mà nạp đạn thủ công không có nghĩa là ngắm bắn và khai hỏa thủ công như T/34. Chỉ đơn thuần là lôi đạn trong các hộc chứa sau lưng và nhét vào nòng thôi, còn lại vẫn là máy móc làm hết.
    4. Giáp trước: M1A1 chỉ có giáp trứơc là rất dày, do đây là loại xe diệt tăng của đối phương, tức là đánh mặt giáp mặt. Nếu trên một trận địa mở bây giờ thì rất khó cho đối phương chơi trò "móc lốp", do các thiết bị viễn thông, định vị vệ tinh có thể thấy hết các đội hình triển khai của đối phương. Việc bắn được vào sườn hay đít bạn là khó đấy chứ không phải chơi đâu. Còn ở Iraq thì khác, chiến thuật của quân kháng chiến là đặt bom đánh đứt xích trước, sau đó mới tập trung hỏa lực bắn vào lốc máy phía sau xe, là nơi yếu nhất của con khủng long này. Không có loại xe nào có thể chịu đựng nổi cách đánh này. Nếu trong CTVV1 chỉ có 18 xe M1A1 bị hạ, không có lính nào thiệt mạng thì kể từ năm 2003 tới nay đã có khoảng 80 chiếc ABRAMS bị đánh hỏng phải mang về Hoa Kỳ. Ít nhất 5 lính tăng M1 đã chết ngay ở trong xe vì bom nổ vệ đừơng và 10 lính khác bị chết khi đang thò đầu ra khỏi cửa sổ tháp pháo. Đây là tỷ lệ tổn thất ít nhất so với các loại xe khác đang được Mỹ sử dụng tại Vùng Vịnh, mặc dù có tới 70% (trong số 1100 xe) xe M1 của Mỹ tại Iraq đã bị lực lượng nổi dậy tấn công.
    http://www.defesanet.com.br/wars/usaabramseng/
    5. Súng kíp và súng máy: mặc dù Richard J. Gatling đã sáng chế ra khẩu súng cùng tên từ năm 1861 và những hậu duệ của nó ngày nay có thể bắn tới 6000 phát phút, tuy vậy vẫn có những người lính thuộc các binh chủng đặc biệt tinh nhuệ, là tinh tú của các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới là Mỹ, Nga... vẫn sử dụng các khẩu súng bắn tỉa phát một, lên quy lát theo nguyên lý bolt-action, vốn ra đời từ thế kỷ trước. Như vậy có phải họ nghèo hay lạc hậu không? Cái gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó. Câu trả lời xin giành cho các bác.
    6. Nhập khẩu nòng súng: cái gì có lợi thì làm. Ngày nay hầu hết các thiết bị điện tử do các nước sản xuất, không ít thì nhiều đều có vài chi tiết có xuất xứ từ Trung Quốc. Phải chăng họ làm được cả cái máy laptop mà không làm nổi cục pin? Vấn đề là hiệu quả trong đầu tư. Tư Bản mà.
    Cuối cùng xin các bác cho biết tại sao VN không nhập TU của Nga mà nhập Boeing và Airbus... Tại sao các loại xe hơi Volga, Lada, Moskovick... lại biến khỏi thị trường VN và đang ngắc ngoải tại chính quốc thay cho Ford, Chevrolet, Mẹc, BMW... Có phải do chúng ta không yêu nước Nga và thần tượng đồ Nga chăng? So sánh hơi khập khễnh nhưng đó cũng là câu trả lời.
    Tôi không nói M1 tốt hơn T nhưng nếu đã nói thì phải nói cho hết.
    Để giải tỏa không khí, xin gửi tới các bác 2 mô hình do tôi làm. Dĩ nhiên là chỉ ráp và sơn thôi
    Chúc cả nhà vui vẻ.
    M1A1 HA
    [​IMG]
    [​IMG]
    Và T80-BV
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác cãi nhau nhiều quá, dừng lại cho tui hỏi cái. Bác nào cũng cho tank bên mình có thể diệt đối phương từ vài km, nhưng tầm bắn hiệu quả thực sự của súng tăng là bao nhiêu. Đạn AK có thể bắn chết người ở cự li trên 1km, nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ từ 400m đổ lại. Ở tầm 4km, đạn tank phải mất khoảng 4s để tới mục tiêu. Chỉ cần thấy bên kia toé lửa ra, bên này đạp thắng một cái là xong. Tất cả các hệ thống điều khiển hoả lực đều dựa vào các thông số đo đạc tại thời điểm hiện tại (vị trí, khoảng cách, vận tốc, phương hướng) (giả sử là đo chính xác 100% đi) để NGOẠI SUY ra vị trí của mục tiêu tại thời điểm t nào đó. Mà đã là ngoại suy thì không bao giờ chính xác 100% cả. Để bắn trúng một con thú đang ***g lên với vận tốc 60kmh, chạy lạng lách như thằng say rựu thì e hơi bị khó.
  10. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Cái này có chổ nói là, xe tăng khi phòng thủ nó sẽ ủi đất nằm xuống hào tạo thành một lớp giáp bằng đất phía trước, chỉ ló tháp lên. Hoặc trong trường hợp độ hạ nòng thấp, nó có thể ở tư thế núp che luôn cả tháp pháo, chỉ cần ló đầu lên quan sát thôi.
    Xe tăng LX thì chủ trương khi đánh nhau là phải chạy xông lên chứ ít khi nằm núp như thế.
    Chả biết bọn Mỹ nó có cố tính làm góc hạ pháo thấp hay là chẳng qua vì cao quá nên có lợi thế phụ!!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này