1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tank! - Phần 1

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi P20, 06/03/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hatakekakashivn87

    hatakekakashivn87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Theo em vì ở Iraq là chiến tranh đô thị, toàn cày đường nhựa.
    Mà em thấy đường nó còn ngon hơn mình nhiều, lại chưa học nghề đào đường của Việt Nam ta, nên ko đào nổi đường đâu. Nhìn thấy mấy con tăng ấy mà vào Hà Lội, chắc sập đường ngay chỗ mới cũng nên.
    Và quả bom để vệ đường cũng dễ nguỵ tran hơn chôn dưới đường nhựa.
    Nhưng bác nào cho em hỏi, dưới bụng xe tăng thì giáp có mỏng hơn không? Có tăng nào bị huỷ hoàn toàn vì bom nổ dưới bụng chưa?
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Chắc chắn là giáp gầm mỏng rồi vì chả ai ngu gì đắp giáp vào đây cho nặng xe. Tại sao có mìn cóc nhảy nổ đánh bộ binh mà ko có mìn cóc nhảy nổ đánh tăng nhỉ, chỉ cần đầu nổ như RPG chôn chổng ngược đánh ngược lên thì xe nào không chết vì giáp gầm mỏng dính, góc chạm đạn luôn thẳng đứng và chả thằng ngu nào gắn ERA ở đây cả. Mìn chống tăng thông thường toàn nặng xấp xỉ chục ký mà thường thì làm đứt xích được thôi à.
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Ngày xưa thì cần dùng đạn đặc biệt ko có đầu đạn (lưu ý là khác đạn blank nhé vì lượng thuốc nhồi lớn hơn nhiều)
    Ngày này với các thiết kế bullet trap hay bullett through thì có thể dùng đạn xuyên bình thường do có cơ cấu giữ hết viên đạn lại (bullet trap) hoặc cho viên đạn đi qua rồi đóng ngay cửa sập để giữ khí cháy lại (bullett through) làm lực đẩy.
  4. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80

    [​IMG]
    [​IMG]
    Được Andrewtran sửa chữa / chuyển vào 07:57 ngày 22/05/2007
  6. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Đạn Nga đây :
    [​IMG]
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    M-113 ăn mìn chống tăng. Không biết với xe tăng thì sẽ thế nào.
    http://mohinhvn.com/forum/attachment.php?attachmentid=8215&d=1153685922
    Ảnh của mohinhvn.com.
    được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 09:09 ngày 22/05/2007
  9. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Bổ sung tẹo.
    Mìn đánh vào gầm tank thì ngay từ kháng chiến chống Mẽo mình cũng đã có. Trong cái cuốn hướng dẫn đánh tank của ông già trước đây có mô tả một loại mìn dùng đánh vào gầm tank. Lý do du kích quân ta nghĩ ra loại mìn này là vì chôn mìn đè nổ thì nhiều khi vô tác dụng, vì xích xe nó không đè đúng lên quả mìn. Thế là các bác ý nghĩ ra phương pháp kích nổ theo kiểu dùng một cái que dựng đứng lên, nối với kíp nổ. Thiết kế thế nào thì lại ko thuộc phạm vi chuyên môn của tớ . Đại khái là xích xe có không đè trúng lên quả mìn, thì gầm xe sẽ gạt vào cái que kích nổ, và thế là bùm. Cái này có hồi đã lên phim tài liệu về du kích nam bộ.
    Để chống xe cày mìn, xe ủi, các cụ chôn quả mìn sâu hơn, dùng dây thép nối cơ cấu kích nổ của quả mìn với một cái que chôn phía trước. Cái bộ cày mìn hay cái lưỡi gạt của xe ủi đi bên trên quả mìn nhưng chưa kích nổ quả mìn. Khi bộ cày/ủi mìn này đụng cái que, thì quả mìn nằm ngay dưới gầm xe rồi. Cái que bị đẩy, quả mìn nổ. Thế là xong. Nhưng tới giờ thì mình lăn tăn một chuyện là các cụ sẽ xử lý cái dây thế nào để cái dây ko bị tác động bởi lưỡi cày/ủi mìn trước khi cái que bị chạm tới.
  10. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    - Bom ba càng: các chiến sĩ của trung đoàn Thủ đô đã đánh trả xe tăng Pháp tại Hà Nội năm 1946.
    - Thuốc nổ: các cảm tử quân Nhật Bản đã quấn thuốc nổ vào người và lăn vào gầm xe tăng Nga. Người Nga cũng huấn luyện chó đeo thuốc nổ để lao vào gầm các xe tăng Đức.
    - Dùng kỵ binh: cái này chỉ Nga mới có. Kị binh Hồng quân xung phong về phía xe tăng Đức để tiếp cận và dùng chai cháy, thủ pháo... diệt tăng. Khỏi phải nói các bác cũng có thể biết hiệu quả của chiến thuật này như thế nào.
    - Chướng ngại vật: hầm hào chống tăng, tiêu biểu như các hào chống tăng mà quân Đức đã tạo nên trong trận đánh bảo vệ Berlin năm 1945. Ngoài ra các vật cản như cự mã, thép gai bùng nhùng... có thể làm vô hiệu hóa tính năng cơ động của các xe tăng hạng nhẹ. Trong trận Làng Vây, có chiếc PT-76 của NVA đã bị vướng trong rào kẽm gai không ra được.
    - Xe tăng húc xe tăng: trong các trận đánh ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trước ưu thế tuyệt đối về hỏa lực và giáp của các xe tăng Đức, Hồng quân đã phải chọn giải pháp dùng "biển tăng" để áp sát xe tăng Đức từ nhiều phía, dùng chính xe tăng mình làm vật cản để ngăn chặn xe tăng Đức, tạo điều kiện cho bộ binh xông lên dùng các loại vũ khí như mìn chống tăng, thuốc nổ, chai cháy, thủ pháo... hạ xe tăng địch. Dĩ nhiên cái giá phải trả là cực cao.
    Nếu muốn dùng bộ binh để diệt xe tăng thì cái quan trọng nhất là chọn địa hình. Xe tăng có ưu thế hỏa lực mạnh, giáp bảo vệ tốt, độ càn lướt cao nhưng kém về tính cơ động và tầm quan sát. Nếu lùa xe tăng vào được các địa hình chật hẹp hay đô thị với nhiều cấu trúc xây dựng, vật cản thì việc dùng bộ binh để đánh tăng là hoàn toàn có thể. Lấy ví dụ: quân Mujahideen đã diệt rất nhiều xe tăng Nga ở đèo Salang và các con đèo độc đạo khác ở phía Bắc Afghanistan bằng B-40, B-41, thậm chí là lựu đạn cầm tay. Trong các trận đánh đô thị ở Berlin hay Groznui, xe tăng Nga bị diệt vô số kể. Chỉ trong 1 tuần lễ đánh nhau ác liệt tại Berlin cuối tháng 4 năm 1945, đã có tới hơn 2000 xe tăng Nga, phần lớn là JS-2 và T34-85, bị diệt bởi Panzerfraust, mìn và pháo chống tăng, mặc dù vẫn có lính tùng thiết đi kèm (gần 2 triệu lính Hồng quân đã tràn ngập thành phố cùng với xe tăng của họ, bên Đức chỉ có 100 ngàn người). Quân Mỹ và Israel cũng phải chịu rất nhiều tổn thất khi đưa xe tăng vào đánh trong đô thị.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này