1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tank trong chiến tranh VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi laotrugiagia, 08/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. laotrugiagia

    laotrugiagia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Tank trong chiến tranh VN

    Các bằng hữu nào có hiều biết gì về tank trong chiến tranh VN ( 1955_1975) thì post bài lên, chúng ta cùng nhau trao đổi.
    Diễn đàn không bàn luận chuyện chính trị. Không hạn chế tank Mỹ+VNCH hay VNDCCH ( và MTGPDTMNVN).
    Những trận đánh nỗi tiến có tank tham gia, ví dụ như trận Làng Vây ( Khe Sanh) năm 196..., trận An Lộc 1972, tháng 3&4 năm 1975.
  2. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Dấu Chân Chiến Mã (phần 2)
    Tác giả: Trần Ðỗ Cẩm
    Tuy Cộng quân không mở một cuộc tấn công qui mô nào vào A Lưới, nhưng tình trạng bị bao vây, cô lập và pháo kích hàng ngày khiến binh sĩ đồn trú bị hao hụt và xuống tinh thần. Theo phỏng đoán của anh phóng viên Okamura có mặt tại chỗ, dường như Cộng quân đã cố tình "nhử" Quân Lực VNCH, để cho dễ dàng tiến sâu vào Hạ Lào là vùng chúng kiểm soát rồi sau đó sẽ bao vây, chia cắt và đánh bọc hậu để tiêu diệt từng phần. Tài liệu của ********* sau này cho biết họ dùng chiến thuật "cầm chân" để vô hiệu hóa cánh quân có hỏa lực mạnh nhất của Quân Lực VNCH, thay vì đánh vào A Lưới, chắc chắn sẽ bị nhiều tổn thất.
    NHỮNG TRẬN XA CHIẾN
    Ðiạ hình hiểm trở nơi Hạ Lào với đồi núi chập chùng và rừng cây rậm rạp đúng ra không thích hợp với chiến thuật càn lướt căn bản trong việc xử dụng chiến xa. Tại các trường Kỵ Binh nổi tiếng trên thế giới như Saumur (Pháp), Saint Cyr (Pháp), Sandhurst (Anh), Fort Knox (Hoa Kỳ) v.v? các chiến lược gia thường giảng dạy phương pháp xử dụng chiến xa trên sa mạc, vùng đất rộng lớn hay trên địa hình bằng phẳng.
    Những trận xa chiến lớn và nổi tiếng trong quân sử thế giới cũng thường diễn ra trong sa mạc hay vùng bình nguyên, chẳng hạn như những trận đánh của con "cáo Sa mạc" Rommel thuộc đoàn Panzer của Ðức tại Phi Châu, hoặc tướng Patton Hoa Kỳ xử dụng chiến xa thần tốc trong trận "Battle of the Bulge" tại vùng đồng bằng sông Rhin trong lãnh thổ Ðức vào cuối Ðệ Nhị Thế Chiến. Gần đây hơn, những trận xa chiến lớn giữa Do Thái và khối Ả Rập cũng xảy ra tại vìng sa mạc Sinai trong trận chiến 1967 và trận đánh 7 ngày. Trong chiến dịch Desert Storm năm 1991, và trận chiến tại Iraq mới đây (Operation Iraqi Freedom), quân đội Hoa Kỳ cũng dùng chiến xa tại sa mạc để càn lướt tốc chiến tiêu diệt lực lượng Iraq, tiến chiến thủ đô Bagdad trong một thời gian kỷ lục. Những trận đụng độ chiến xa nổi tiếng này đề có các mẫu số chung: đó là địa hình bằng phẳng, tiếp vận dư thừa và hỏa lực yểm trợ đầy đủ.
    Khi chuẩn bị kế hoạch hành quân Lam Sơn 719 nhằm đánh vào Hạ Lào để cắt đứt đường tiếp vận của Cộng quân, tin tình báo cho biết Cộng quân không có chiến xa tại vùng hành quân. Do đó, những chiến xa thuộc Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ vào Hạ Lào coi như không có đối thủ. Nhưng khi nhập vùng hành quân, ngoài địa thế xa lạ, khó khăn, chỉ sau vài cuộc đụng độ, thực tế đã cho thấy trái ngược hẳn với dự đoán. Cộng quân chẳng những có cả một trung đoàn Thiết Giáp mang bí số 202, mà còn có cả chiến xa hạng trung loại T-54 với thiết giáp dầy hơn và đại bác 100 ly có hỏa lực trội hơn chiến xa hạng nhẹ M-41 của Việt Nam Cộng Hòa chỉ được trang bị đại bác 76 ly. Theo tài liệu Cộng quân, bí số 202 bắt nguồn từ khi mới thành lập Trung Ðoàn thiết giáp đầu tiên này của Cộng quân gồm có 202 người được huấn luyện tại Nga Sô và Trung Cộng.

    [​IMG]
    CHIẾN XA T-54 TẠI HẠ LÀO?
    Việc Cộng quân có cả một Trung Ðoàn chiến xa tại Hạ Lào là một sự thật hiển nhiên ai cũng công nhận, nhất là sau các trận đánh tại Căn Cứ Hỏa Lực 31 và Căn Cứ Hỏa Lực 30 do quân Lữ Ðoàn 2 Dù trấn giữ. Nhưng việc Cộng quân có chiến xa hạng trung loại T-54 hay không lại có nhiều người đặt thành nghi vấn.
    Trong tác phẩm Trận Hạ Lào, trang 122 khi nói về trận đánh tại Căn Cứ Hỏa Lực 31, tác giả Phạm Huấn, một phóng viên chiến trường uy tín và nổi tiếng có mặt tại Khe Sanh khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 đang khai diễn, đã viết: "Thật ra, trong Trận Hạ Lào, Cộng Sản Bắc Việt chỉ sử dụng loại chiến tăng PT-76, ngang bằng với chiến xa M-41 của ta." Chúng tôi cũng xin phép trích đăng nguyên văn phần tác giả Phạm Huấn phỏng vấn Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Chiến Dịch Hạ Lào về chiến xa (trang 299-30) như sau:
    Hỏi: Khả năng về chiến xa giữa Ta và Ðịch tại chiến trường Hạ Lào?
    Ðáp: Lực lượng Thiết Giáp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trên chiến trường Hạ Lào đa số là thiết vận xa M-113, và chiến xa cũ M-24, thua xa chiến xa của Bắc Việt. Loại chiến xa M-41 cũng vậy, chỉ có đại bác 75 ly. Vì vậy, sau Trận Hạ Lào, chúng tôi đã đề nghị Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu Mỹ viện trợ chiến xa M-48 để đương đầu với xe tăng T-54 của Cộng Sản bắc Việt do Nga cung cấp.
    Hỏi: Chiến xa M-41 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có thể đương đầu với chiến xa Bắc Việt không? Vì PT-76 của địch cũng chỉ được võ trang đại bác 76 ly?
    Ðáp: Nhưng vỏ bọc xe thiết giáp PT-76 của Cộng Sản Bắc Việt dầy hơn chiến xa M-41 của ta. Và lực lượng Thiết Giáp Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong Trận Hạ Lào cũng chỉ có một số ít chiến xa M-41 thôi.
    Trong bài viết Cơn Uất Hạ Lào đăng trong báo KBC số 5 xuất bản ngày 5 tháng 5 năm 1988 xuất bản tại Hoa Kỳ, trang 30, Mũ Ðỏ Bùi Ðức Lạc cũng viết: "...Thiếu Tá Phú TÐP/TÐ8ND dẫn 2 đại đội tùng thiết 2 chi đoàn Thiết Giáp tiến về Căn Cứ Hỏa Lực 31 còn cách căn cứ khoảng 2km, đơn vị tiền quân gặp phục kích, quân số địch khoảng trung đoàn có chiến xa yểm trợ, nhưng vì thuyết trình viên của Phòng 2 Bộ Tư Lệnh hành quân cho biết là địch có chiến xa T-54, nên thiết giáp ta tránh đụng độ với địch. Thực ra, địch chỉ có PT-76 trong trận này."
    (Ghi chú của tác giả: Thiếu Tá Bùi Ðức Lạc lúc đó là vị sĩ quan chỉ huy trưởng của Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh Dù trấn đóng tại A Lưới cùng vớí Chiến Ðoàn 1 Ðặc Nhiệm. Ông là một pháo thủ mưu lược, quả cảm và có biệt tài bắn Time-On-Traget và cũng là một tiếng nói rất có thẩm quyền về cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ông đã từng đội pháo địch ròng rã trên 40 ngày tại A Lưới để đích thân chỉ huy những pháo đội thuộc Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh Dù. Có lẽ ông cũng chính là thẩm quyền danh hiệu truyền tin 11 trên trực thăng đã chỉ thị cho Ðại Úy Pháo Binh Trương Duy Hy (Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội C/44 Pháo Binh) tại Căn Cứ Hỏa Lực 30 dùng đạn đại bác 155 ly, đầu nổ SQ, nạp 7 thay vì dùng đầu đạn delay để bắn cháy chiến xa địch.).
    Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu của Hoa Kỳ nói về trận Hạ Lào, kể cả tập tài liệu "Lam Son 719" của Chuẩn Tướng Nguyễn Duy Hinh viết tại Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1977 dành riêng cho phòng Nghiên Cứu Quân Sử Hoa Kỳ, đều xác nhận Công quân có chiến xa T-54 tại Hạ Lao. Riêng trong trận đánh tại Căn Cứ Hỏa Lực 31, Cộng quân xử dụng cả hai loại chiến xa PT-76 và T-54. Ðại Úy Nhảy Dù Lê Châu, người có mặt tại chỗ khi Căn Cứ Hỏa Lực 31 thất thủ và bị Cộng quân bắt cầm tù vào buổi tối ngày 25 tháng 2 năm 1971, có lẽ là nhân chứng đáng tin cậy nhất. Trong hối ký Từ Hạ Lào Tới Thượng Du Bắc Việt đăng trong Tập San KBC số 7 phát hành vào năm 1988, trang 35, Ðại Úy Châu viết, "Với lòng dũng cảm và kiên cường của những người lính Nhảy Dù quyết tâm tử thủ Căn Cứ 31, đã gây cho địch quân một tổn thất nặng nề gồm 7 tăng lội nước PT-76 và T-54 khổng lồ bị bắn cháy ..."
    Như vậy, có nhiều ý kiến trái ngược về nghi vấn Cộng quân có xử dụng chiến xa T-54 tại Hạ Lào hay không. Vì không phải là một kỵ binh, cũng không được mục kích tại chỗ nên chúng tôi không giám khẳng định tuyệt đối. Nhưng qua những tài liệu hiện có như quân sử Hoa Kỳ, không ảnh, nhân chứng v.v. chúng tôi có thể trả lới khá chắn chắn và gọn gàng là "Có."
    Chúng tôi đính kèm tài liệu kỹ thuật về các loại chiến xa M-41, T-54 và PT-76, đặc biệt về phần "vỏ bọc xe thiết giáp" để độc giả tìm hiểu và tự so sánh khả năng của từng loại chiến xa tham chiến tại Hạ Lào. Thông thường, loại "xe lội nước" như PT-76 vì phải đủ nhẹ để nối trên mặt nước nên vỏ thép bên ngoài mỏng hơn các loại chiến xa trên bộ. Việc Tướng Lãm, Tư Lệnh Hành Quân Lam Sơn 719 và cũng là một sĩ quan thiết giáp, cho rằng chiến xa lội nước PT-76 của Cộng quân có thiết giáp dầy hơn chiến xa M-41 của Quân Lực VNCH cũng để tùy độc giả nhận xét.
    [​IMG]
    Với các đặc tính như trên, chúng ta có thể so sánh khá rõ ràng sở trường, sở đoản cũng như khả năng tác chiến của mỗi loại chiến xa. Tưởng cũng nên nhắc lại Cộng quân xử dụng chiến xa tác chiến lần đầu tiên trong trận đánh tại trại Lực Lượng Ðặc Biệt Làng Vei gần Khe Sanh vào năm 1968. Trong trận này có 11 chiến xa PT-76 tham chiến. Tuy phía Quân Lực VNCH không có chiến xa, nhưng chỉ với vũ khí cơ hữu, nhưng họ cũng đã bắn hạ 9 chiếc PT-76 tại chỗ. Nhiếu tài liệu cũng cho biết thiết giáp của loại xe lội nước này tương đối mỏng, đạn đại liên 50 có thể xuyên thủng được nếu bắn đúng góc cạnh vào nhược điểm.
    TOÁN THIẾT GIÁP TĂNG VIỆN CĂN CỨ HỎA LỰC 31
    Vào sáng ngày 25 tháng 2, tình hình tại Căn Cứ Hỏa Lực 31 nơi đặt Bộ Chỉ Huy LÐ3 Dù của Ðại Tá Nguyễn Văn Thọ, do Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù trấn đóng trở nên nguy kịch vì bị Cộng quân có chiến xa tăng cường bao vây và tấn công dữ dội trong mấy ngày qua. Trung Tướng Dư Quốc Ðống ra lệnh cho một phân đoàn Thiết Giáp và quân Dù lúc đó đang hoạt động tại vùng Bắc A Lưới phải lập tức kéo tới tăng viện Căn Cứ Hỏa Lực 31. Lực lượng tiếp cứu này gồm hai chi đoàn thuộc các Thiết Ðoàn 11 và 17 cùng với hai đại đội thuộc Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù do Thiếu Tá Phú (tiểu đoàn phó) chỉ huy.
    Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù do Trung Tá Văn Bá Ninh chỉ huy là đơn vị thuộc Lữ Ðoàn 1 Dù, một trong hai tiểu đoàn Dù tùng thiết. Mấy tuần lễ trước trong lúc dừng quân tại Lao Bảo, một phi cơ Hải Quân Hoa Kỳ trong phi vụ Skyspot đã thả bom CBU lầm đúng vào lúc đoàn Thiết Giáp và quân Dù tập trung chuẩn bị xuất quân. Vị sĩ quan tiểu đoàn phó của Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù là Thiếu Tá Ðào Thiện Tuyển bị thương nên Thiếu Tá Phú lên thay thế.
    Ngay khi nhận được lệnh, cánh quân tiếp cứu này lập tức rời vùng bắc A Lưới trực chỉ Căn Cứ Hỏa Lực 31 chỉ cách khoảng hơn 6 cây số (3.7 miles) đường rừng về hướng Bắc. Ðịa hình xa lạ, thêm rừng núi hiểm trở với cây cối chằng chịt đã gây trở ngại không nhỏ cho toán quân này. Ngoài ra, vấn đề phối hợp giữa các đơn vị Thiết Giáp và Dù dường như không được suông sẻ như ý nuốn.
    Trên đường di chuyển, một số chiến xa và thiết vận xa bị hư hại vì trúng mìn và lọt vào các ổ phục kích của địch quân ẩn nấp trong rừng rậm. Trước viễn ảnh của những cuộc phục kích liên miên trên một địa thế hoàn toàn bất lợi cho sự di chuyển của chiến xa, toán Thiết Giáp yêu cầu quân Dù tùng thiết mở đường trước để đoàn chiến xa di chuyển theo sau. Nhưng quân Dù lúc đó chỉ có hai đại đội, lại cũng đang gặp trở ngại tương đương nên không trợ giúp được nhiều. Vì vậy, lực lượng tiếp viện bị trì hoãn, đã không đến kịp thời để giải vây cho Căn Cứ Hỏa Lực 31. Hậu quả là căn cứ quan trọng này bị địch quân tràn ngập vào hồi 6 giờ chiều cùng ngày. Lúc đó, cánh quân Thiết Giáp và Dù tăng viện chỉ còn cách Căn Cứ Hỏa Lực 31 chừng vài cây số.
    [​IMG]
  3. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Việc Căn Cứ Hỏa Lực 31 bị mất đã gây ra khá nhiều bất đồng ý kiến giữa lực lượng Thiết Giáp và Dù. Quân Dù cho rằng toán kỵ binh vì ngại phải chạm trán với chiến xa T-54 của Cộng quân có hỏa lực mạnh nên nên chần chờ. Phía Thiết Giáp lại bảo vì nhận được những lệnh mâu thuẫn từ Tướng Ðống và Tướng Lãm nên không biết đường nào mà thi hành. Riêng Ðại Tá Battreall lại nhận định trong lúc trận đánh tại đồi 31 diễn ra quyết liệt, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù vì thiếu kinh nghiệm phối hợp nên đã quên bẵng yếu tố Thiết Giáp, không ban hành những mệnh lệnh kịp thời cần thiết. Sau này, Tướng Lãm cho biết một vài chi tiết về vấn đề này như sau:
    "Khi lực lượng Thiết Giáp tiến đến gần đồi 31 thì trời đã sắp tối, lúc đó, Tướng Ðống bên Sư Ðoàn Nhảy Dù báo cáo đồi 31 đã mất. Máy bay quan sát Mỹ cũng xác nhận Cộng quân đã tràn ngập đồi 31. Do đó, Ðại Tá Luật cho lệnh dừng quân cách đồi 31 chừng hơn một cây số."
    Nhưng dù với lý do gì đi nữa, chắc hẳn đã có những "bất đồng ý kiến", cộng thêm hệ thống chỉ huy không được thuần nhất khiến việc điều động kém hiệu quả. Nếu toán Thiết Giáp cứu viện đến được đồi 31 kịp thời, chưa hẳn đã thay đổi được tình thế, nhưng chắc hắn với hỏa lực được tăng cường, quân trú phòng lại lên tinh thần, ít ra địch quân cũng không dễ dàng mặc tình thao túng.
    NHỮNG TRẬN XA CHIẾN
    Sáng ngày 26 tháng 2, sau khi Căn Cứ Hỏa Lực 31 rơi vào tay địch, Tướng Ðống ra lệnh cho toán tăng viện hợp cùng thành phần còn lại của Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù phản công chiếm lại vị trí này. Ðôi bên đụng độ ác liệt với hàng trăm Cộng quân bị bắn hạ. Tuy nhiên có 5 chiến xa M-41 bị hư hại vì đạn B-40 và B-41 của Cộng quân. Riêng các chiến xa của Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ lần đầu tiên cũng đã có dịp chạm trán với các chiến xa của Cộng quân. Sau trận xa chiến, Thiết Ðoàn 17 báo cáo bắn hạ 22 chiến xa địch, gồm 6 chiến xa T-54 và 16 PT-76 trong khi không bị mất một chiến xa M-41 nào. Ðặc biệt trong trận này, Trung Sĩ trưởng xa Nguyễn Xuân Mai thuộc Chi Ðoàn 1/Thiết Ðoàn 1 đã trực tiếp bắn hạ một chiến xa T-54 của địch quân. Chiến công này được xác nhận bằng hình ảnh chụp được.
    Ðại Tá Battreall và Ðại Tá Hiệp rất vui mừng về thành quả rực rỡ của toán Thiết Giáp trong trận xa chiến đầu tiên. Nhưng một lần nữa, báo cáo của Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ tại Hạ Lào lại bị nghi ngờ. Tướng Sutherland, người đã không có thiện cảm với Ðại Tá Luật ngay từ vụ "Vandergrift" lúc ban đầu cho rằng đây chỉ là điều bịa đặt. Ông lý luận rằng trong một trận xa chiến ác liệt đến độ 22 chiến xa địch bị bắn hạ, chắc chắn bên ta cũng phải có vài thiệt hại.
    Một số quân Dù cho rằng số chiến xa bị địch bị tiêu hủy trên đồi 31, một phần do Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù và Pháo Ðội C3 Dù do Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương chỉ huy bắn hạ, phần khác do phi cơ Hoa Kỳ tiêu diệt trong ngày hôm trước. Theo chỗ chúng tôi ước đoán, có thể Thiết Giáp đã không bắn hạ tất cả 22 chiến xa địch kể trên, nhưng ít nhất họ cũng đã can đảm đối đầu chiến xa địch có hỏa lực mạnh hơn và đã bắn hạ được nhiều chiếc tại khu vực Căn Cứ Hỏa Lực 31.
    Sau trận đụng độ với chiến xa địch tại đồi 31, toán Thiết Giáp tăng viện, cộng thêm thành thần còn lại của Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù hiện gặp nguy cơ bị địch quân chặn mất đường về A Lưới. Họ bị bao vây, cô lập trong một vùng đồi núi cây cối rậm rạp, trong lúc bộ đội Bắc Việt vì quen thuộc hơn với địa hình nên có thể len lỏi tới gần để bắn tỉa từng chiến xa. Vào trưa ngày 27 tháng 2, Cộng quân dùng bộ binh và chiến xa tấn công toan tràn ngập lực lượng này. Tuy nhiên, các chiến xa và quân Dù phản ứng mãnh liệt với sự yểm trợ hữu hiệu của phản lực cơ và trực thăng võ trang Hoa Kỳ. Sau cùng, địch phải rút lui vì bị thiệt hại quá nặng, bỏ lại chiến địa nhiều chiến xa và vũ khí.
    Trong những ngày kế tiếp, sau khi bị thiệt hại nặng, tuy không còn đủ sức tấn công nhưng địch quân vẫn bám sát, bao vây và quấy rối. Cho tới ngày 1 tháng 3, sau khi được tăng viện và chỉnh đốn lực lượng sau những lần thất bại trước, họ lại mở một cuộc tấn công quyết liệt mong thanh toán đoàn chiến xa tăng viện này. Nhưng cũng như lần trước, các chiến sĩ Mũ Ðen và quân Dù chiến đấu anh dũng và hữu hiệu khiến địch quân lại thảm bại. Tuy nhiên, trước tình hình nguy hiểm một mất một còn, Ðại Tá Harrison, người vừa thay thế Ðại Tá Pence làm quyền Cố Vấn Trưởng Sư Ðoàn Nhảy Dù khuyến cáo Tướng Ðống hãy mau chóng quyết định dứt khoát, hoặc tăng viện thêm cho toán Thiết Giáp, hay ban lệnh cho họ rút về A Lưới. Nhưng Sư Ðoàn Nhảy Dù vẫn chưa có quyết định rõ rệt.
    Sang ngày 3 tháng 3, quân Bắc Việt lại mở cuộc tấn công qui mô lần thứ ba. Lần này, chúng huy động cả một trung đoàn Bộ Binh với chiến xa yểm trợ vây gọn toán Thiết Giáp vào giữa rồi bắn xối xả bằng đủ loại súng. Tuy bị vậy hãm trong nhiều ngày không được tiếp tế đầy đủ, lực lượng càng lúc càng yếu với hàng trăm người chết và bị thương không được di tản, các chiến sĩ VNCH vẫn anh dũng chiến đấu. Có thêm 10 thiết vận xa bị phá hủy. Hai phi vụ tiếp tế và tản thương phải hủy bỏ vì hỏa lực phòng không quá dữ dội của địch quân.
    Trận đánh tiếp diễn, tình thế nguy kịch, nhưng thượng cấp vẫn không có lệnh nào rõ rệt. Tướng Lãm lúc đó lại đang họp với Tướng Sutherland tại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn XXIV Hoa Kỳ nên không có ai quyết định. May mắn, các cố vấn Thiết Giáp tại Khe Sanh liên lạc được với Trung Tá Vallejo là cố vấn trưởng Không Quân tại Quân Ðoàn 1. Chỉ 5 phút sau đó, 6 pháo đài bay B-52 được điều động tới để yểm trợ cho toán Thiết Giáp đang bị vây hãm nguy ngập. Vì trong tình trạng khẩn cấp, phi vụ Arc Light này đặc biệt được dùng như những phi vụ chiến thuật yểm trợ cận phòng. Từng thảm bom rơi chính xác quanh vị trí phòng thủ của toán Thiết Giáp, chỉ cách vài trăm thước, chận đứng được những cuộc tấn công. Ðồi núi và cây rừng tan rã như trong một cơn địa chấn khủng khiếp, sát hại hàng trăm Cộng quân buộc họ phải rút lui.
    Sau khi cuộc tấn công thứ ba của Cộng quân bị bẻ gẫy, toán Thiết Giáp và quân Dù củng cố lại lực lượng, vượt vòng vây tới được một địa điểm thuận lợi hơn để trực thăng có thể tiếp tế và tản thương. Về phía Cộng quân, sau những thảm bại liên tiếp, cũng không còn đủ sức mạnh để tiếp tục tấn công. Toán Thiết Giáp sau đó di chuyển an toàn về A Lưới.
    Tổng kết, trong khi thi hành nhiệm vụ khó khăn tiếp cứu Căn Cứ Hỏa Lực 31 từ ngày 25 tháng 2 cho tới ngày 3 tháng 3, lức lượng tăng viện gồm 2 chi đoàn Thiết Giáp, 2 đại đội thuộc Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù và thành phần còn lại của Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù đã chạm địch nhiều lần. Tổng cộng tổn thất, theo báo cáo chính thức, gồm 30 xe thiết giáp đủ loại bị phá hủy, 27 tử thương, khoảng 200 bị thương và một số mất tích.
    Phía Cộng quân ghi nhận 6 chiến xa T-54, 16 PT-76, 2 xe vận tải Molotova bị phá hủy, trên 1,000 bộ đội chết, 2 bị bắt sống và 300 vũ khí đủ loại bị tịch thâu. Cung từ của tù binh cho biết lực lượng Cộng quân thuộc Trung Ðoàn 24B và 36 thuộc Sư Ðoàn 308 CSBV cùng với chiến xa của Trung Ðoàn 202d đã tham dự các trận đánh. Trung Ðoàn 24B là đơn vị đã tham dự các trận đánh tại đồi 31 trước đây và Trung Ðoàn 36 là đơn vị án ngữ mặt Nam. Như vậy, ngoài một số lớn chiến xa đủ loại bị phá hủy, Cộng quân còn tổn thất chừng phân nửa quân số trong các trận đụng độ với Thiết Giáp VNCH tại vùng đồi 31.
    Sau đó, Ðại Tá Phan Hòa Hiệp trở về Saigon để yết kiến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để trình bày ý kiến về việc xử dụng Thiết Giáp tại Hạ Lào. Ông đề nghị nên có lệnh rõ ràng và trao phó cho Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ những nhiệm vụ có thể thi hành được. Nếu không, cần phải rút lực lượng Thiết Giáp khỏi A Lưới càng sớm càng tốt, trước khi Cộng quân hoàn toàn cắt đứt đường số 9, chận mất đường về duy nhất của Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ.
    CUỘC RÚT QUÂN KHỎI A LƯỚI
    Sau khi các căn cứ che chở sườn Bắc đường số 9 gồm BĐQ Bắc, BĐQ Nam, Căn Cứ Hỏa Lực 31 và Căn Cứ Hỏa Lực 30 bị Cộng quân tràn ngập hay bức rút, tình hình trở thành bất lợi cho Quân Lực VNCH. Tướng Lãm bắt buộc phải thay đổi chiến thuật, tung Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến vào trận địa thay thế Sư Ðoàn 1 BB trấn đóng những vị trí thuộc sườn Nam đường số 9 để Sư Ðoàn 1 BB nhận nhiệm vụ tiến chiếm mục tiêu chính Tchépone.
    Toàn bộ 5 tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 2/1 Bộ Binh cũng bắt đầu tham chiến. Các đơn vị thuộc Trung Đoàn 1 và 3 sau khi bàn giao vùng trách nhiệm cho Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến liền được trực thăng vận tới gần Tchépone để thiết lập một số Căn Cứ Hỏa Lực như Lolo, Liz, Sophia v.v. để yểm trợ cho quân Trung Đoàn 2 đánh thẳng vào Tchépone. Ngày 6 tháng 3, Tiểu Ðoàn 2/2 do Thiếu Tá Trần Ngọc Huế chỉ huy và Tiểu Ðoàn 3/2 do Thiếu Tá Nguyễn Ni Tấn chỉ huy, được trực thăng vận tới Bãi Đáp Hope rồi theo đường bộ chiếm mục tiêu không mấy khó khăn.
    Sau khi chiếm được Tchépone, quân Trung Đoàn 2 chỉ ở đó vài ngày rồi lập tức rút về hướng Nam để nhập với quân bạn tại các căn cứ Sophia và Lolo. Phần Cộng quân cũng gia tăng áp lực bằng cách mở các cuộc tấn công với chiến xa, pháo binh và bộ binh phối hợp để cố chận đường về của Quân Lực VNCH.
    Lực lượng Sư Ðoàn 1 BB chạm súng dữ dội với Cộng quân tại Lolo và Sophia, và bị thiệt hại khá nặng trong lúc lui quân. Rõ ràng địch quân tuy bị thiệt hại, nhưng đã được tăng viện mau chóng và đang mở cuộc phản công. Do đó, vào tối ngày 18 tháng 3, Tướng Lãm triệu tập một buổi họp cấp sư đoàn tại Khe Sanh để lượng xét tình thế cũng như tìm kế hoạch đối phó. Tất cả các đại đơn vị trưởng có mặt trong buổi họp đều đồng ý cần phải rút quân càng sớm càng tốt. Riêng Tướng Phú, Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 BB tỏ ra rất lo ngại cho các cánh quân của đơn vị hiện nằm sâu nhất trong phần đất Hạ Lào. Chúng tôi sẽ viết thêm chi tiết về cuộc triệt thoái của Sư Ðoàn 1 BB, Sư Ðoàn Nhảy Dù và Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến vào dịp khác vì bài này được giới hạn, chỉ nói về Thiết Giáp.
    Ngay sau buổi họp các đại đơn vị trưởng rất quan trọng tại Khe Sanh, sáng ngày 19 tháng 3, Tướng Lãm ra lệnh cho Chiến Ðoàn 1 Ðặc Nhiệm triệt thoái khỏi A Lưới, lui về Việt Nam bằng đường số 9. Theo kế hoạch, các chiến xa và quân Dù tùng thiết sẽ di chuyển bằng đường bộ về Căn Cứ Hỏa Lực Alpha nằm giữa A Lưới và biên giới. Tiểu Ðoàn 2 Nhảy Dù lúc đó đang hoạt động tại vùng Bắc A Lưới sẽ được trực thăng vận về trấn giữ Căn Cứ Hỏa Lực này. Sau khi đoạn đường số 9 thừ A Lưới đến Căn Cứ Hỏa Lực Alpha được giữ an ninh, thành phần còn lại của Sư Ðoàn 1 BB gồm các đơn vị thuộc Trung Ðoàn 2 và Tiểu Ðoàn 3/1 đang trấn đóng tại CCHL Brown và Delta1 để giữ an ninh sường Nam đường số 9 sẽ được trực thăng bốc về Việt Nam.
    Trong lúc các cánh quân khác dùng cả đường bộ lẫn trực thăng để lui quân, những chiến xa và xe cộ của Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ chỉ có một đường duy nhất để trở về Việt Nam: đó là đường số 9. Dĩ nhiên Cộng quân biết rất rõ điều đó nên họ đã phục kích chờ sẵn. Cuộc lui quân của Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ, vì nhiều lý do, được mô tả là không được suông sẻ như ý muốn.
    Theo lời Đại Tá Battreal, hoạt động của cánh quân chủ lực này kém hiệu quả vì Đại Tá Luật nhận được nhiều chỉ thị khác nhau, đôi khi còn trái ngược từ Sư Ðoàn Nhảy Dù cũng như từ Bộ Tư Lệnh Hành Quân. Đại Tá Battreal viết trong phúc trình hâụ hành quân như sau: ?oLúc thì có lệnh phải tiến sâu hơn về phía Tchépone, khi thì lại bảo hãy cố thủ tại A Lưới. Có khi nhận được lệnh phải bung ra khỏi A Lưới càng xa càng tốt, trong khi lệnh khác lại không cho phép vượt qua tọa độ XYZ nào đó. Kết quả là hoang mang, ngộ nhận vì mọi nguyên tắc hành quân cũng như thống nhất quyền chỉ huy đều bị vi phạm.? Ngoài ra còn có tin đồn rằng sau khi thấy quân VNCH bị thiệt hại khá nặng, chính Tổng Thống Thiệu đã ra lệnh thâu hẹp vùng hành quân, chỉ vào sâu trong Hạ Lào tới Bản Đông thay vì Tchépone xa hơn chừng 20 cây số (12.4 miles) về hướng Tây.
    Trên đường rút quân, một số trực thăng được biệt phái cho Sư Ðoàn Nhảy Dù để bao vùng và phát hiện những ổ phục kích. Tướng Sutherland, Tư Lệnh Quân Ðoàn XXIV của Hoa Kỳ muốn xử dụng thêm một đại đội chiến xa M-578 để kéo những xe thiết giáp bất khiển dụng hiện nằm tại A Lưới về. Đại Tá Battreall trả lời rằng trong tình thế hiện tại, việc kéo theo những chiến xa bị hư hại này rất nguy hiểm, vì đoạn đường từ A Lưới về tới biên giới rất khó di chuyển, lại đầy những ổ phục kích cùa địch quân ?ohầu như không thể nào vượt qua nổi.? Các nhân chứng cho biết Tướng Sutherland rất lấy làm ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên ông được báo cáo về những khó khăn này.
    [​IMG]
  4. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng, mặc dầu có nhiều ý kiến khác biệt, khi rời A Lưới, Đại Tá Luật cũng đã quyết định kéo theo những chiến xa bị hư hỏng. Khi vừa lên đường, các trực thăng tăng phái để bao vùng và thám sát lại được điều động rời vùng để yểm trợ cho các toán quân Dù lúc đó cũng đang rút về biên giới. Vì vậy, các chiến xa phải di chuyển đơn độc trên đoạn đường quanh co, chật hẹp mà không được yểm trợ cạnh sườn hay trực thăng tiền sát để phát hiện những ổ phục kích.
    Vào khoảng 8 giờ sáng khi mới rời A Lưới được chừng 4 cây số (2.4 miles), toán thiết giáp bị sa vào một ổ phục kích khi băng qua môt con suối nhỏ. Cộng quân từ triền núi cao bắn xuống dữ dội khiến chiến xa đi đầu bị bắn cháy, trong lúc 4 chiếc khác và 18 quân xa chở đồ tiếp liệu còn chưa qua được giòng suối. Vì đây là con đường độc đạo nên các xe khác theo sau không thể lách qua những chiếc xe bị hư hại để đi qua được. Một số quân Dù tùng thiết nhảy xuống khỏi chiến xa để nghênh địch. Trận phục kích kéo dài chừng 3 tiếng đồng hồ. Khi địch quân bị đẩy lui, tổng kết cho biết có 4 chiến xa M-41, 3 thiết vận xa và toàn thể 18 xe chở đồ tiếp liệu bị hư hại bắt buộc phải bỏ lại.
    Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ sau đó tiếp tục di chuyển về biên giới, nhưng vì địa thế quá hiểm trở rất khó di chuyển, gần 20 xe thiết giáp trước đây được kéo theo từ A Lưới đều bị bỏ lại để các chiến xa khiển dụng có thể di chuyển nhanh và chiến đấu hữu hiệu hơn. Sau đó, không thám cho biết một số chiến xa PT-76 và bộ binh địch tràn vào địa điểm phục kích. Cộng quân leo lên các chiến xa bị hư hại của Quân Lực VNCH dùng súng trên xe bắn lên máy bay. Cuối cùng, phi cơ được gọi đến để dội bom phá hủy hết các chiến xa bị hư hại này.
    Tuy vượt qua được tuyến phục kích đầu tiên, nhưng toán Thiết Giáp vẫn còn gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt những ?olủng củng nội bộ? giữa toán quân Dù tùng thiết và Thiết Giáp đã có trước đây nay càng thêm trầm trọng. Có dư luận cho biềt bên Thiết Giáp than phiền quân Dù không chịu đi sâu vào hai bên lộ trình để mở đường và phát hiện những ổ phục kích phía trước. Theo cuốn sách Trận Hạ Lào của tác giả Phạm Huấn Đại Tá Lê Quang Lưỡng, người chỉ huy Lữ Ðoàn 1 Dù sau này cho biết, ?oLữ Ðoàn 1 Dù được đặt dưới quyền chỉ huy của vị Tư Lệnh Chiến Ðoàn 1 Ðặc Nhiệm. Tôi luôn luôn muốn được thi hành những nhiệm vụ được giao phó. Nhưng rất tiếc Đại tá Luật đã không ra lệnh, không có những quyết định và xử dụng quyền hạn một vị tư lệnh khi chỉ huy một lực lượng quan trọng gồm những đơn vị Thiết Giáp và Nhảy Dù dưới quyền.? Thiết tưởng, nếu những nhận xét này là chính xác, đã ít nhiều nói lên được một số những khó khăn của Đại Tá Luật trong lúc chỉ huy.
    Vì những khó khăn về địa thế, yểm trợ cũng như chỉ huy, phải mất tới 2 ngày những chiến xa và các Tiểu Ðoàn 7 và 8 Dù tùng thiết mới từ A Lưới về được đến Căn Cứ Hỏa Lực Alpha, một đoạn đường dài chừng 12 cây số (7.4 miles) vào ngày 20 tháng 3. Trong lúc đoàn thiết giáp lui về biên giới, các pháo đội đại bác cơ giới của Hoa Kỳ cũng triệt thoái khỏi Lao Bảo và Khe Sanh về Đông Hà nên phần lớn hỏa lực của không quân Hoa Kỳ được dùng để bảo vệ cho lực lượng riêng của họ, do đó Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ lại gặp thêm trở ngại vì thiếu pháo và không yểm khi về gần tới biên giới.
    Tuy nhiên, đoạn đường ngắn từ Căn Cứ Hỏa Lực Alpha đến Căn Cứ Hỏa Lực Bravo không xảy ra biến cố quan trọng nào. Nhưng khoảng 5 cây số (3.1 miles) còn lại là một quãng đường dài như vô tận đối với các chiến xa của Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ. Khi về gần đến biên giới, đoàn thiết giáp lại bị phục kích lần nữa. Đại Tá Luật lập tức yêu cầu không yểm.
    Lúc đó, đại úy phi công Farrell thuộc Ðại Ðội C/7/17 Không Kỵ Hoa Kỳ đang nghỉ mệt trong lều tạm trú tại phi trường Khe Sanh. Ông vội leo lên chiếc trực thăng võ trang Cobra cùng với một viên phi công khác. Chiếc Cobra thứ nhì do hai viên phi công Lancaster và Jim Manthel điều khiển. Hai chiếc trực thăng võ trang liền cất cánh lao vào vùng rừng núi Hạ Lào. Vừa qua khỏi biên giới không xa, họ đã nhìn thấy đoàn thiết giáp đang bị chận đứng tại một khúc đường cong về hướng Nam nhìn trên không giống hình móng ngựa. Bên trong khúc quanh là một khu rừng rậm rạp trông giống một chiếc túi. Đoạn đầu của đoàn thiết giáp đang bị chận đánh dữ dội ở khúc cong phía đông, phía sau gồm các chiến xa chỉ huy còn đang ở khúc cong phía tây bị rừng cây che khuất. Trong khi các chiến xa đi đầu còn đang lúng túng chưa khai hỏa được vì sợ bắn trúng chiến xa bạn ở khúc quanh bên kia, may mắn có một sĩ quan thiết giáp dùng Anh ngữ hướng dẫn các trực thăng võ trang vào trận.
    Từ trên không, Đại Úy Farrell nhìn thấy rõ một toán Cộng quân ẩn nấp tại sườn đồi phía bắc đang dùng súng B-40 và B-41 nã đạn xối xả vào đoàn xe. Những làn khói trắng từ đuôi đạn tuôn ra trúng vào một chiến xa và một thiết vận xa khác. Xăng và đạn trong hai chiếc thiết giáp này bốc cháy dữ dội, pháo tháp của chiến xa không còn kiểm soát được quay qua quay lại như đầu lân trong đám lửa. Đại Úy Farrell thầm nhủ: ?oTrời! Cảnh tượng hệt như trong phim chiến tranh!?
    Chiếc Cobra của phi công Lancaster nhào xuống trước. Đại Úy Farrell bay sát phía sau để yểm trợ theo đúng chiến thuật, bắn đại liên và hỏa tiễn vào khu đồi dọc theo theo hướng từ nam lên bắc. Đột nhiên, ba vị trí phòng không 12. ly 7 của Cộng quân đồng loạt khai hỏa từ khu rừng cây phía dưới. Những lằn đạn chỉ đường bay sát hai chiếc trực thăng, gần đến nỗi Đại Úy Farrell tưởng chừng chỉ với tay ra là có thể nắm được! Ông vội liên lạc vô tuyến báo cho phi công Lancaster về ba họng súng phòng phông nguy hiểm đang khạc lửa từ khu rừng cây phía dưới.
    Hai chiếc Cobra vội bay tạt ra xa rồi dùng tất cả hỏa lực bắn vào các ổ phòng không. Sau ba vòng oanh kích, chỉ còn một ổ phòng không hoạt động. Trực thăng của Đại Úy Farrell cũng đã bắn hết các hỏa tiễn manh theo nên thông báo cho chiếc Cobra dẫn đầu biết cần vềKhe Sanh để tái tiếp tế. Phi công Lancaster cho biết mình cũng chỉ còn vài trái hỏa tiễn và sẽ nhào xuống lần nữa để tiêu diệt nốt ổ phòng không cuối cùng. Đại Úy Farrell cố thuyết phục Lancaster đừng làm như vậy vì oanh kích không có đồng đội bắn yểm trợ sẽ rất nguy hiểm, nhưng chiếc trực thăng kia vẫn lao xuống mục tiêu.
    Gần như cùng một lúc với những trái hỏa tiễn nổ tung tại vị trí địch, một loạt đạn phòng không bắn trúng vào chiếc Cobra. Lancaster thông báo bị trúng đạn vào cánh quạt sau đuôi rồi yêu cầu Đại Úy Farrell yểm trợ cho anh đáp khẩn cấp. Farrell vội hướng dẫn chiếc trực thăng bạn bay xa hơn về hướng Nam, nơi có một bãi cỏ tranh khá rậm. Phi công Lancaster vừa ráng bay theo vừa cố giữ cho phi cơ thăng bằng. Nhưng chiếc trực thăng vì cánh quạt đuôi đã bị hư hại nên mât thăng bằng rung chuyển dữ dội, bắt đầu đảo lộn rồi rơi xuống đất. Khi phi cơ tản thương tới được nơi chiếc Cobra lâm nạn, họ tìm thấy xác hai viên phi công đã chết vì bị gẫy cổ khi trực thăng rơi xuống đất.
    Trong khi đó, toan thiết giáp của Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ đã củng cố được đội hình và đang bắn trả dữ dội. Phi cơ phản lực được gọi tới để dội bom vào các vị trí phục kích của Cộng quân, nhưng không may một trái bom Napalm lại đánh lầm vào quân bạn khiến 12 người chết và gần 100 người khác bị thương. Cuối cùng, địch quân cũng bị đẩy lui, nhưng có thêm 6 xe thiết giáp bị cháy. Đại Tá Luật phải tập trung các xe còn lại để củng cố đội hình di chuyển. Cung từ của tù binh bị bắt trong trận phục kích cho biết còn có khoảng 2 trung đoàn địch đang phục kích sẵn ở phía trước chờ tiêu diệt đoàn xe. Đại Tá Luật vội thông báo tin này về Bộ Chỉ Huy Sư Ðoàn Dù và yêu cầu cho quân mở đường. Tướng Đống lập tức đáp ứng bằng cách điều động một đơn vị quân Dù khai thông đoạn đường còn lại để giữ an ninh lộ trình cho đoàn thiết giáp.
    Nhưng theo tài liệu Hoa Kỳ, không rõ vì sơ sót hay vì lý do nào khác, Sư Ðoàn Nhảy Dù không thông báo cho biết lộ trình đã được giữ an ninh. Vì vậy, Đại Tá Luật đã ra lệnh cho toán thiết giáp rời đường số 9, băng rừng về hướng Tây Nam để tránh các ổ phục kích. Thật sự, nếu Đại Tá Luật cứ xử dụng đường số 9 như dự trù, có lẽ các chiến xa còn lại sẽ về tới phần đất Việt Nam an toàn hơn.
    Quyết định ?obăng rừng? quan trọng này của Đại Tá Luật không biết đúng hay sai, hoặc lỗi phải về ai, nhưng đã gây nhiều khó khăn và tổn thất cho đoàn thiết giáp. Di chuyển trên đường số 9 đã khó, khi xử dụng đường rừng lại càng gian nan hơn. Cây cối rậm rạp, đất đai ẩm thấp lại nhiều khe suối nên dễ bị lún. Hơn nữa, vì phải tự mở đường đi trong rừng xe cộ chẳng còn giữ được đội hình nên di chuyển rất hỗn loạn, nhiếu khi bị địch quân bắn cũng không phản pháo tiếp cứu được nhau. Trong khi đó, các đơn vị Dù tùng thiết vẫn tiếp tục rút theo trục lộ đường số 9. Trước cảnh hỗn độn như vậy, việc phối hợp yểm trợ với không quân và pháo binh hầu như không thể nào thực hiện được.
    Ngày 22 tháng 3, trực thăng đã phải chuyển nhiều phuy xăng qua biên giới để tiếp thế cho đoàn thiết giáp. Một chiếc xe ủi đất nhỏ cũng được trực thăng Chinook thả xuống để dọn đường tại khu bờ sông Sépone nơi đoàn chiến xa dự trù băng qua.
    Ngày 23 tháng 3, chiếc chiến xa đầu tiên của Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ vượt qua một khúc sông Sépone cạn gần biên giới, về tới phần đất Việt Nam. Nhiều quân Dù ngồi trên chiến xa vẫy tay chào các chiến binh Hoa Kỳ đang giữ an ninh trục lộ số 9 gần Lao Bảo. Vào khoảng nửa đêm, pháo binh và phi công Hoa Kỳ được gọi tới để bắn chận một đoàn thiết giáp địch đang đuổi theo phía sau.
    Rạng sáng hôm sau, Đại Tá Luật và đoàn thiết giáp Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ vượt qua sông về tới Viêt Nam. Đại Tá Battreall lúc đó đang bay trực thăng chỉ huy theo dõi cuộc lui quân đã cảm thấy rất hãnh diện và khâm phục trước cảnh tượng đoàn xe và các chiến sĩ Mũ Đen dạn dày sương gió vừa trở về từ Hạ Lào. Ông nhận xét nếu các chiến binh VNCH hèn nhát hay hoảng sợ khi đối diện địch quân như báo chí Hoa Kỳ đăng tải, chắc chắn đoàn xe đã bị bỏ lại khi hết nhiên liệu giữa đường. Đằng này, các chiến xa đã trật tự xếp hàng chờ tới phiên được tiếp tế.
    Khi đoàn xe vượt sông, Đại Tá Battreall còn trông thấy rõ ràng chiếc xe ủi đất nhỏ đang kiên nhẫn san bằng bờ sông phía Đông trong khi những chiến xa và thiết vận xa cuối cùng bắt đầu sang sông từ bờ Tây. Xa xa, khoảng 8 cây số (5 miles) phía sau đoàn xe, hai chiếc phản lực cơ Phamtom đang gầm thét nhào xuống thả bom vào toán chiến xa của Cộng quân truy kích. Nhiều xác chiến xa T-54 bị phi cơ oanh kích cháy nám đen nằm rải rác trên đường số 9 gần biên giới trong phần đất Lào.
    Sau cùng, Đại Tá Battreall và Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp cũng hội ngộ được với các chiến sĩ Mũ Đen vừa về từ Hạ Lào ngay tại bãi đất trống gần nhà tù Lao Bảo cũ, nơi đặt pháo binh cơ giới Hoa Kỳ trước đây. Lúc đó các quân nhân Nhảy Dù tùng thiết đang xuống xe, còn Đại Tá Luật đứng cạnh lùm cây ven đường điều động các chiến xa lên đường từ Lao Bảo về căn cứ Kilo của Hoa Kỳ giữa Khe Sanh và Cam Lộ. Tuy chỉ cách biên giới Lào không đầy một tầm súng nhỏ, nhưng các chiến sĩ Mũ Đen dường như coi thường nguy hiểm.
    Những cố vấn thiết giáp Hoa Kỳ vội vã tìm gặp các đơn vị trưởng liên hệ. Đại Tá Battreall cũng tìm gặp Đại Tá Luật và sau này kể lại: ?oMọi người tỏ ra vui vẻ và nhẹ nhõm thấy rõ khi đã trở về ?onhà.? Tôi nhìn thấy quân nhân Dù và Thiết Giáp siết tay, gọi tên, vỗ vai và ôm chầm lấy nhau. Tôi rất cảm động khi thấy họ vẫy tay từ giã. Tuyệt đối không hề có dấu hiệu thù oán nào. Dường như mọi người đều nghĩ tới việc sẽ được tiếp đón như những vị anh hùng khi về tới Khe Sanh.?
    Riêng Đại Tá Luật, có lẽ cũng nghĩ như vậy. Bình thản và hân hoan trong bộ chiến phục đầy bụi đỏ, ông dường như rất hãnh diện về những thành quả, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong thời gian tại Hạ Lào. Tổng cộng, đoàn xe trở về gồm 22 chiến xa M-41, 54 thiết vận xa và 22 quân xa đủ loại khác. Số xe thiết giáp hư hại bị bỏ lại bên Lào gồm 21 chiến xa M-41, 26 thiết vận xa, 2 xe làm đường và 51 quân xa đủ loại. Như vậy, coi như Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ bị thiệt hại chừng phân nửa số xe tham chiến.
    [​IMG]
    Trên đường di chuyển về Khe Sanh, toán thiết giáp gặp một trung đội chiến xa Hoa Kỳ thuộc Lữ Ðoàn 1/77 Thiết Giáp. Một đại úy Hoa Kỳ còn rất trẻ đứng trên chiến xa dẫn đầu chỉ trỏ vào toán thiết giáp Việt Nam, miệng la lối: "Ê, bọn cà chớn, tránh đường cho tụi này đi.? Đại Tá Battreall lúc đó đang di chuyển cùng với các chiến xa Việt Nam, liền nhảy xuống xe rồi leo lên chiếc chiến xa Hoa Kỳ dẫn đầu. Ông nhìn thẳng vào mặt viên Đại Úy, gằn giọng: ?oNày Đại Úy, anh đang la lối trước mặt vị chỉ huy trưởng Lữ Ðoàn 1 Thiết Kỵ. Ông ta đã ở Hạ Lào trong 6 tuần lễ, còn anh chưa từng ở đó lấy một ngày. Anh hãy im miệng lại!? Viên Đại Úy Hoa Kỳ ngẩn ngơ trong giây lát. Chỉ trong vòng vài phút, đoàn chiến xa Viẹt Nam lại lên đường, trong khi các chiến xa Hoa Kỳ dạt qua hai bên tránh đường.
    Nhưng chỉ di chuyển được một đoạn ngắn, đoàn thiết giáp lại bị đạn bắn ra từ hai bên đường. Những chiến xa Việt Nam bình tĩnh khai triển đội hình và chiến thuật chống phục kích bằng cách tăng tốc độ, đồng thời dùng đại liên và đại bác 76 ly bắn trả lại. Khi đoàn xe vượt qua đoạn đường bị bắn an toàn, Đại Tá Luật ra lệnh ngưng bắn rồi ngừng chiếc xe chỉ huy lại bên đường để có thể nhìn rõ đoàn xe đang di chuyển. Ông vừa vẫy tay chào những chiến xa đi qua, miệng vừa la lớn: "Tốt lắm, các anh khiến tôi rất hãnh diện!?
    Trần Đỗ Cẩm
    Austin, Texas. Tháng 4/2004.
    Nguồn http://vietnam.ictglobal.net/index.php
  5. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Rạo lày đang có cái mốt nà "tìm hiểu tâm tư nguyện vọng đồng bào bên kia chiến tuyến" nhằm tăng cường khối đại đoàn kết rân tộc mà nị
    Được simbat1080 sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 08/07/2006
  6. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Em cá với các bác 10 ăn 1 là trước sau gì cái topic này sẽ đầy ắp hình xe tăng cháy và bị bắt của các bên cho mà xem.
    Trong đấy thể nào cũng có cái ảnh 3 xe cháy ở Lăng cha Cả he he. Em có 1 đống ảnh kiểu đấy nhưng chả bót nữa. Đề nghị các bác cứ bót tư liệu nhưng đừng cho các con số thương vong tổn thất vào vì mọi người chắc cũng quá chán cái kiểu công bố 1 trận va chạm nho nhỏ mà "đối phương bỏ xác hơn 1000, bị thương 300, trong khi bên ta chỉ có 18 chiến sỹ vị quốc vong thân, 200 bị thương, cháy 1 thiết giáp và 3 bất khiển dụng.blah..bla...bla". Cứ mỗi trận nhỏ thế mà "đối phương" mất 1 trung đoàn thì lấy đếch đâu ra quân đánh nhau nữa. Hay các bác cũng đừng bót các bài dạng "với 5 chiếc M.113 và 1 đại đội tùng thiết, nhưng các chiến sỹ vẫn dũng cảm xông vào giữa trận địa của trung đoàn địch bất chấp đại bác 75 ly, ĐKZ, B.40, B.41, AT-3 đan lưới lửa xung quanh...trận địa của địch nhanh chóng bị đánh tan tác..." Chả trách hay được gắn thêm danh hiệu "thiên thần"
  7. boy_tia_lia

    boy_tia_lia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tank PT 76 bị TQLC bắt sống
    [​IMG]
  8. boy_tia_lia

    boy_tia_lia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. laotrugiagia

    laotrugiagia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác Va-si-lep là mong bà con ở diễn đàn này đừng có đưa ra những cứ liệu lan man, khó tin, phi thực tế.
    Còn bà con nào có hình ảnh độc thì cứ post lên cho quần chúng chiêm ngưỡng, âu cũng là phương châm của diễn đàn chúng ta.
    Vì lý do kỷ thuật nên tui lập ra topic này nhưng chưa kịp post bài lên, hẹn trong dịp gần nhất
  10. laotrugiagia

    laotrugiagia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Chú Simbat cứ tiếp tục nhé

Chia sẻ trang này