1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tank trong chiến tranh VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi laotrugiagia, 08/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác muvlc chắc đọc đoạn này trong sách của B. Fall rồi. Theo sách "Bộ tổng tham mưu trong kháng chiến chống pháp" (không ghi nhà xuất bản) của ta thì ta thu được 3 cái. Trong phim của ông Cácmen thì thấy có 2 chiếc đang chạy. Việc không bắn được là chuyện đương nhiên, trước khi đầu hàng, quân Pháp đã phá bỏ vũ khí. Ngay cả pháo ta thu được cũng thế vì chỉ cần một quả lựu đạn là đi toi bộ phận khoá nòng và điểm hoả rồi.
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Báo cáo già làng, thực ra pháo tự hành (Self Propelled Gun) gồm rất nhiều loại :
    - Self Propelled Howitzer : lựu pháo tự hành, chủ yếu bắn vòng cầu để yểm trợ từ xa.
    - Self Propelled Anti-Tank Gun : pháo chống tăng tự hành, chuyên đi xung kích diệt tăng.
    - Self Propelled Anti-Aircraft Gun : pháo phòng không tự hành.
    - Self Propelled Mortar : cối tự hành.
    Cá biệt có vài loại SPH có thể đảm nhiệm thêm nhiệm vụ xung kích (SU-122/152, ISU-152) nên cũng được gọi là pháo xung kích - assault gun.
    Về mặt bản chất thì như đã nói, nó là 1 hay vài khẩu pháo (cối thì cũng là 1 loại pháo mà thôi) gắn trên xe tự hành.
    Tuy nhiên về sau này không mấy ai còn phát triển assault gun nên từ SPG được mặc định dùng cho những loại chỉ bắn yểm trợ từ xa.
  3. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Rắc rối ở đây là khâu dịch sang tiếng Việt, pháo tự hành ở đây là chỉ lọai pháo bắn cầu vòng kìa.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nếu định nghĩa như vậy thì không ý kiến nữa.
    Trở lại với chủ đề, trong chiến dịch Nam Lào 71 mà VNCH gọi là Lam Sơn 719, lần đầu tiên QĐNDVN huy động xe tăng với quy mô trung đoàn với 1 tiểu đoàn với 22 xe PT-76, 1 tiểu đoàn với 33 xe T-34, 1 tiểu đoàn với 33 xe T-54. Sử dụng với số lượng lớn nhất là 2 đại đội (1 đại đội PT-76, 1 đại đội T-54) trong trận tấn công sở chỉ huy lữ 3 dù. Các trận còn lại có quy mô từ 2-10 xe tham chiến.
    Thiệt hại lớn nhất trong 1 trận là trường hợp 1 đại đội T-54 bị B-52 đánh trúng, làm hỏng và cháy 9/10 xe và nhiều chiến sĩ thương vong.
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hôm qua 11/07/2006. có một tờ báo đưa tin mới mò được 2 chiếc T-54 bị vùi trong cát dưới sông Bến Hải. Vụ xe tank của ta bị rơi xuống sông hơi nhiều nhỉ?
    Cách nay mấy năm ở sông Thu Bồn (?) chúng ta cũng mò được một chiếc T-54, trong xe còn nguyên 5 bộ hài cốt của tổ lái.
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 01:23 ngày 12/07/2006
  6. songzedem

    songzedem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Bác có thể Post đoạn báo về cả 2 trường hợp trên được không.

    Hôm qua trên VNN TV có giới thiệu về M1A2- Hiện đại nhất quả đất. Nhưng mà quan trọng là cái bãi tập của nó, phòng lái mô phỏng, sau đó chỉ cần tập thêm 3 ngày lái thật là ra chiến đấu luôn. Tốc độ tối đa 40 Mile/ hour. Khi đang ở tốc độ tối đa dừng chỉ kéo có 3 mét, vạch phanh đen cháy đường. Có khả năng leo dốc 60o.
    Giới thiệu 1 chút Tank của các nước khác: Leopard (mạnh, khoẻ , giáp dầy nhất, Lecle (nhanh nhẹn) ?? (Pháp), T90. Về ngoại thất thì T90 là hầm hố nhất.
    Giới thiệu cả tàu LCAC đệm không khí chở quân đổ bộ. Giá có 23 Tr US, phòng tập mô phỏng trị giá 30 Tr US. Em không nhớ số chính xác nhưng US có khoảng dưới 50 cái.
    Humvee: chạy qua nước sâu 1.5 m, có thể sử dụng 14 năm trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Leo dốc 60o
    Còn có cả loại Proto type của Mỹ, tháp pháp lùn tịt, hoàn toàn tự động, tổ lái 2 người, nòng pháp hình vuông, có lỗ tròn ở giữa. Tốc độ tối đa 75 mile / hour
    Nói chung là xem khá hay.
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Link từ báo CA Tp.HCM.
    http://www.congan.com.vn/detail_news.php?a=art16241&b=1
    Quảng Trị: Phát hiện hai xe tăng dưới lòng sông Bến Hải
    Ngày 9-7-2006, trong lúc khơi thông luồng lạch thuộc hạ lưu sông Bến Hải chuẩn bị thi công cầu cảng cá Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị), Công ty Xây lắp 96 thuộc Binh đoàn 11 phát hiện hai nòng súng xe tăng nhô lên từ lòng sông. Huy động máy hút bùn mở rộng phạm vi tìm kiếm, đơn vị phát hiện hai chiếc xe tăng còn nguyên vẹn đang nằm dưới lòng sông Bến Hải, ở độ sâu 7 mét.

    Theo người dân địa phương, đây là xe tăng của quân Giải phóng thời chiến tranh bị vùi xuống sông do gặp lũ lớn. Công ty XL 96 đang làm tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Trị để tiến hành trục vớt hai hiện vật lịch sử này.

    H.Q
    Mặc dù bài báo không nói rõ loại xe, nhưng theo thông tin từ người bạn ngoài QT cho biết đó là hai chiếc T-54(?).
    Còn vụ trước cách nay khoảng hơn 10 năm rồi.
  8. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Leopard là xe tank của Đức chứ ko phải Pháp, hình như nó được chọn là main battle tank của NATO thì phải.
  9. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của ta có nói về xe tăng cháy khi tiến đến ngã tư Bảy Hiền, tuy nhiên chỉ thấy có hai chiếc.
    NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG THÁNG 4-1975
    Khi 5 cánh quân của ta đã khép chặt vòng vây quanh Sài Gòn thì số phận của chế độ ngụy quyền tay sai Mỹ hầu như đã được định đoạt. Mặc dù vậy, sự kháng cự để "tử thủ" vẫn rất quyết liệt với những hy vọng mong manh cuối cùng của chúng. Vì thế, các binh đoàn của ta đều phải vượt qua những "cửa mở" quan trọng trước khi tiến vào thành phố. Ở hướng Tây, Tây Bắc và Đông Bắc, các trận đánh đều diễn ra dồn dập vào các ngày 27, 28, 29 và sáng 30-4-1975. Theo mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy Thành đội Sài Gòn, trung đoàn 1 Gia Định mở mũi đột phá vào khu vực Hóc Môn-Bà Điểm, là điểm nút án ngự bảo vệ Sài Gòn ở phía Tây, đánh chiếm mục tiêu, giữ vững cửa mở cho Binh đoàn 232 của Bộ Tổng sau khi đập tan tuyến phòng thủ Đức Hòa-Long An.
    1 giờ 30 phút đêm 28-4, tiểu đoàn 194 Biệt động nổ súng tấn công Phân chi khu Xuân Thới Thượng ở khu vực ngã ba Giồng. Bao vây bức rút bót Nhà Tô và tiêu diệt tiểu đoàn Thủy quân lục chiến. Quân số địch tại đây gấp đôi quân số tiểu đoàn 194 và được trang bị rất mạnh. Nhưng với chiến thuật vây ép, kết hợp quần chúng làm binh vận, kêu gọi địch đầu hàng, đơn vị đã tiêu diệt và đánh tan rã hoàn toàn quân ngụy tử thủ, trong vòng hơn 10 giờ đồng hồ, giải phóng toàn bộ xã Xuân Thới Thượng. Ta hy sinh 1 và bị thương 2 đồng chí. Cùng ngày, tiểu đoàn 1, trung đoàn 1 Gia Định nổ súng tấn công Phân chi khu Bà Điểm vào lúc 4 giờ sáng. Địch cố thủ trong các công sự chống trả quyết liệt. Đến 8 giờ ngày 29-4, đơn vị chưa mở được "cửa mở". Ta hy sinh 2, bị thương 3 đồng chí phải chuyển sang vây lấn. Trận đánh giằng co cho đến 11 giờ mới kết thúc. Ta làm chủ toàn bộ mục tiêu và triển khai truy lùng bọn tàn binh.
    Như vậy các mục tiêu quan trọng trên lộ 239 chạy về cầu Tham Lương đã bị trung đoàn 1 Gia Định quét sạch. Cánh cửa phía Tây đã mở toang.
    9 giờ đêm 29-4, đơn vị chiến xa hạng nặng T54 dẫn đầu Binh đoàn 232 ào ạt tiến vào và trụ lại khu vực Bà Điểm, chờ sáng hôm sau tiến vào mục tiêu cuối cùng là Biệt khu thủ đô. Trước khi tới Bà Điểm, lúc 16 giờ, các mũi đột phá của Binh đoàn đã đánh tan quân địch ở Hậu Nghĩa, Đức Hòa, giải phóng hoàn toàn khu vực này.
    Ở hướng Tây Bắc, theo quốc lộ 1 (nay là lộ 22) từ Tây Ninh vào Sài Gòn, đến ngày 27-4 còn 3 nút án ngự lớn của địch là Trảng Bàng, Củ Chi, Hóc Môn, Quân đoàn 3 với sức đột phá mãnh liệt của xe tăng T54 và K63, đã phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng nổi dậy tại chỗ tấn công tiêu diệt, đánh rã toàn bộ quân địch. Đặc biệt, tại căn cứ Đồng Dù (Củ Chi), sư đoàn 25 ngụy ngoan cố chống trả nhưng cũng bị đè bẹp nhanh chóng...
  10. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    ... Sau 2 đêm thức trắng Quân đoàn 3 đã có mặt trước cửa ngõ Sài Gòn. Sáng 30-4-1975 Quân đoàn vượt qua "cửa mở" cuối cùng vào đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu Ngụy. Với chiều dài 15km, rực rỡ cờ giải phóng xanh đỏ trên các tháp xe tăng, cả quân đoàn là một mũi tiến công, tất cả các quân binh chủng đều hành quân bằng cơ giới chia làm 7 khối. Khối xung kích, chiếc xe bọc thép K63 dẫn đầu cắm lá cờ lớn trên xe đặt một khẩu trung liên 12ly7.Theo sau là T54 và xe bọc thép chở lính bộ binh. Các pháo thủ cao xạ trên xe tăng sẵn sàng bắn máy bay và diệt địch cố thủ trên các cao ốc bảo vệ bộ phận xung kích. Trời sáng rõ, đơn vị xung kích dồn vào đường Phạm Hồng Thái giữa hai dãy phố cao tầng. Binh đoàn như con nước cả ở khúc sông rộng đột ngột dồn vào khúc hẹp như bị ứ nghẹn. Đến ngã tư Bảy Hiền. Đây chính là "cửa mở" cốt tử cuối cùng ở phía Tây Sài Gòn. Anh em reo lên:
    - Đến thành phố rồi!
    - Ngã tư Bảy Hiền đây rồi!
    Sau trận ném bom chiều 28-4 của không quân ta vào Tân Sơn Nhất, không quân ngụy gần như bị suy sụp. Cả đêm không thấy một chiếc nào oanh tạc. Anh em cao xạ tưởng đã "thất nghiệp". Nhưng quân địch ở trên các lầu cao bắt đầu lên tiếng. Đạn chống tăng và tiểu liên cực nhanh liên tục quét xuống. Chiến xe tăng đi đầu bị bốc cháy, khói đen cuộn lên che kín cột đèn và biển chỉ đường. Lựu pháo chúng tuôn cả một khúc đường khét lẹt khói đạn. Các chiến sĩ ta nhảy lên tháp xe nhìn cho rõ mục tiêu và triệt từng ổ đề kháng của địch. Một chiến sĩ, rồi một chính trị viên đại đội xung kích hy sinh. Lại một xe tăng của ta bốc cháy, nhưng xung kích vẫn xông lên mở đường. Có anh la lớn.
    - Được giải phóng Sài Gòn, có chết cũng sướng!
    Nhiều anh em hứng khởi lặp lại câu nói "bất hủ" đó.
    Các hỏa điểm địch bị dập tắt. Cánh quân phía tây tràn kín cả đường Võ Tánh và Lê Văn Duyệt.
    Lát sau, các chiến sĩ trinh sát reo lên:
    - Chiếm được Bộ Tổng tham mưu rồi!
    Mọi người đổ dồn ánh mắt về phía đó. Trên nóc nhà Chỉ huy Bộ Tổng tham mưu, lá cờ cách mạng tung bay như ngọn lửa bùng lên trong ánh nắng ban mai rực rỡ.
    Hướng Bắc, tiểu đoàn Đặc công Gia Định 4 mở đường tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất, đụng địch ác liệt ở Chợ Mới (Gò Vấp). Đơn vị dũng cảm chiến đấu giữ sườn trái cho trung đoàn 115. Trong ngày 27-4, Tiểu đoàn cùng nhân dân nổi dậy truy quét địch, giải phóng toàn xã Tân Thới Hiệp và một phần xã An Phú Đông.
    Hướng Đông Bắc, đêm 27 rạng 28-4, tiểu đoàn 4 Thủ Đức cùng các đơn vị Đặc công 115, 316 đánh chiếm cầu Rạch Chiếc, cầu Sài Gòn. Đây là 2 vị trí tối quan trọng phải giành giật với địch 3 ngày đêm liền. Các chiến sĩ ngoan cường bám trụ trận địa, chiến đấu vô cùng anh dũng, bảo vệ bằng được 2 cầu cho Quân đoàn 4 tiến vào chiếm Bộ Quốc phòng ngụy, cảnh Bạch Đằng và Đài Phát thanh. Tại đây, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trước giờ toàn thắng của dân tộc. Vượt qua "cửa mở" cuối cùng Quân đoàn 2 tiến thẳng vào mục tiêu Dinh Độc Lập gần trưa ngày 30
    Đó cũng là giờ phút các cánh quân của ta từ các hướng như thác lũ tiến vào giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
    Ngọc Quỳnh

Chia sẻ trang này