1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Táo bón ở trẻ em do đâu và cách phòng tránh

Chủ đề trong '1980 Family Hà nội' bởi Tranvandieu, 17/07/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tranvandieu

    Tranvandieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2017
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Mỗi năm có khoảng 3 – 5% trẻ em đi khám tại các bệnh viện đều được chẩn đoán bị táo bón. Vấn đề này không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến đường tiêu hóa, bài tiết, khiến trẻ còi cọc hơn. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị báo bón là do đâu, cách phòng tránh cho trẻ như thế nào, hãy cùng http://mamanbebe.com.vn đi tìm hiểu nhé.

    [​IMG]

    Táo bón ở trẻ em - táo bón chức năng!

    Khi nhắc tới vấn đề táo bón ở trẻ em, các mẹ nên tìm hiểu về thuật ngữ táo bón chức năng, bởi theo nghiên cứu có tới 95% táo bón ở trẻ nằm trong trường hợp này, phổ biến nhất với trẻ từ 2-6 tuổi.
    Theo đó táo bón chức năng là táo bón không do bất cứ tổn thương thực thể hoặc sinh lý nào gây ra mà nguyên nhân chủ yếu là bởi hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện hoặc do các yếu tố liên quan tới tâm lý, thần kinh khác.

    3 mức độ của táo bón chức năng và cách khắc phục

    Táo bón có nhu động ruột bình thường

    Đây là loại táo bón chức năng phổ biến và nhẹ nhất, biểu hiện là trẻ có thể bị đau bụng hoặc đầy bụng.
    Với tình trạng này các cơ trong ruột co bóp và thư giãn theo đúng tốc độ hoạt động bình thường: tức là không quá nhanh, không quá chậm. Phân di chuyển trong ruột già với tốc độ thích hợp nhưng lại khó khăn đi ra ngoài.

    Cách giải quyết khá đơn giản, bố mẹ cần bổ sung nhiều xơ từ những loại thực phẩm hàng ngay cho bé để tăng nhu động ruột, giúp bé đi tiêu dễ hơn.

    [​IMG]

    Táo bón nhu động ruột chậm

    Trong trường hợp này, hoạt động của ruột bị chậm hơn so với thông thường, cũng từ đó chất thải sẽ di chuyển chậm trong đường ruột, khiến việc đi tiêu của bé gặp khó khăn.

    Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do dây thần kinh truyền tín hiệu kém đến các cơ ruột khiến cho ruột hoạt động không đúng tốc độ bình thường.

    Trong trường hợp này chất xơ và thuốc nhuận tràng không mang tới nhiều hiệu quả, thay vào đó mẹ nên giúp bé thay đổi thói quen vận động, như tăng cường vận động, tập đi cầu sẽ mang tới hiệu quả tốt hơn.

    Rối loạn bài xuất phân

    Đây là tình trạng nặng nhất của táo bón chức năng, mẹ có thể nghĩ tới trường hợp này khi trẻ ngồi hàng giờ, cố rặn mà không thể đi được, dù phân không hề to. Những bé này cũng thường xuyên phải sử dụng thuốc thụt, thuốc nhuận tràng cũng không cải thiện được nhiều.

    Những bé gặp phải vấn đề này thường đã bị táo bón kéo dài trước đó mà không được điều trị đúng cách, để lâu dài bé có thể gặp phải tình trạng táo bón bệnh lý và những biến chứng như nứt hậu môn hoặc trĩ. Để điều trị vấn đề này sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức.

    Bởi vậy, dù là trong bất cứ tình trạng nào, khi bé có những biểu hiện bất thường về hệ tiêu hóa nặng hay nhẹ thì bố mẹ cũng nên mang bé tới các bệnh viện hoặc phòng chuyên khoa về nhi để được tư vấn chi tiết, tránh bệnh tiến triển và để lại những hậu quả nặng nề hơn, việc chữa trị khi mới bị lúc nào cũng đơn giản hơn!

Chia sẻ trang này