1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Táo tợn Phiêu diêu Quyến rũ

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hung_hu, 09/10/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hung_hu

    hung_hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Tạ Thu Thủy - http://tathuthuy.wordpress.com/

    Phần 1 : Táo tợn
    Phần 2 : Phiêu diêu
    Phần 3 : Quyến rũ
    Phần 4 : Chàng Cây bất hạnh
    Phần 5 : Phiêu diêu và Hai người tình
    Phần 6 : Truy sát


    Phần 1 : Táo tợn
    1.
    - Người nhà Lê Thị Lan…
    - Tôi gọi lại một lần nữa: Người nhà bệnh nhân Lê Thị Lan
    - Đây, đây!
    Từ bên ngoài, một người đàn bà ước chừng chưa quá sáu mươi đẩy cửa bước vào. Bà ta người thấp lùn, hơi béo bệu, đôi mắt nhỏ đảo qua đảo lại và vành môi mỏng ngoe ngoét màu đỏ trầu.
    - Gớm nữa! Chọn đúng cái hôm bận rộn nhất này mà đẻ với chả đái. Hết cả hơi. Sao rồi hả cô? Nó đẻ con giai chứ hả?
    Cô y tá nhìn người đàn bà:
    - Bà là người nhà chị Lê Thị Lan??
    - Thì tôi chả vừa nói thế… - bà ta vừa nói vừa lột nón ra quạt phành phạch, lặp lại câu hỏi lúc trước – Nó đẻ con giai chứ hả cô?
    - Con gái. Hai cân rưỡi.
    - Con gái à? – Người đàn bà buông một câu chửi tục khiến cô y tá tái mặt. – Lại gái. Thật đến đẻ cũng chả biết đẻ. Nuôi mồm cái lũ vịt giời chỉ tốn cơm.
    Bà ta lại đội nón vào.
    - Cô bảo nó tôi có việc phải về ngay đây, không vào nữa. Có gì… ừm… nếu được mai tôi lại vào.
    Cô y tá gập cuốn sổ lại, nhìn sững người đàn bà. Mặc dù đã bị tính chất công việc làm thành dửng dưng, cô vẫn thấy trong lòng trào lên một sự ác cảm không thể che giấu với người đàn bà tròn quay mồm miệng chao chát trước mặt. Cô bỗng thấy tội nghiệp đứa trẻ mới được sinh ra. Nó sẽ lớn lên thế nào trong một gia đình như thế?
    - Tôi không thể chuyển lời cho cô ấy được. Cô ấy đã mất trên bàn mổ ngay khi con cô ấy vừa được đỡ ra…

    - Này, nhìn con bé kia xem, buồn cười chưa???
    - Ờ hớ…
    Trong căn phòng dành cho trẻ sơ sinh, hai bà hộ lý bấm nhau chỉ trỏ đứa bé gái còi cọc, đỏ hỏn, tong teo nằm trong chiếc nôi. Mặc dù vừa mới ra đời chưa đầy một giờ và lại đẻ thiếu tháng, nhưng con bé không ngủ khì, cũng không khóc ngằn ngặt như các trẻ khác. Nó nằm im thin thít, đôi mắt mở to nhìn hết trên xuống dưới, hết trái đến phải như thể đang ghi vào đầu những ấn tượng đầu tiên của cái cuộc sống mà nó vừa bị quăng vào.
    - Con bé đáo để nhể, sau này chắc đi buôn tem phiếu.
    - Ừ. Mà nghe cái Hường y tá nói mẹ nó chết khi sinh nó, nhà bên ấy chả thèm rỏ giọt nước mắt, cũng chẳng ai thèm vào thăm cháu.
    - Thế á? Đến khổ. Đào đâu ra cái thứ vô nhân đạo thế nhỉ.
    Cuộc hội thoại ngắn của hai bà hộ lý lọt vào tai một người phụ nữ đứng gần đấy. Chị khoảng ba mươi tuổi, mái tóc dày búi gọn sau gáy, mặc áo lông sang trọng, mới nhìn đã biết ngay không phải người trong bệnh viện. Chị mím môi, rồi quyết định lên tiếng, cắt ngang tổ buôn:
    - Xin lỗi, tôi vào thăm cháu. Mẹ cháu là Lê Thị Lan… vừa mất…
    Nói đến đây, chị không khóc nhưng đôi mắt đỏ hoe. Hai bà hộ lý quay lại nhìn chị săm soi, hỏi sỗ sàng:
    - Chị là ai?
    - Tôi là dì của cháu… - chị dừng lại như cố nuốt cục nghẹn trong cổ - tôi hỏi mấy cô ngoài kia, các cô ấy bảo cứ vào đây.
    - Chị đi theo tôi.
    Người phụ nữ theo bà hộ lý bước vào căn phòng kính chứa hàng chục chiếc nôi với những đứa trẻ trông y như nhau. Bà ta bế một đứa trong số đó lên, trao cho chị. Trong vòng tay chị, đứa bé gái vẫn lặng im, đôi mắt mở to như muốn hỏi chị có phải là mẹ nó hay không. Chị nhìn đứa cháu ruột - dấu vết duy nhất còn lại của người chị gái bất hạnh, rồi ôm nhẹ vào lòng. Đến lúc này, những giọt nước mằn mặn hiếm hoi mới lách qua đôi mi thưa nhạt màu của chị, rơi xuống mặt đứa bé.
    Bà hộ lý chạm tay vào vai chị, hỏi nhỏ:
    - Cháu bé vẫn chưa có tên để ghi vào giấy khai sinh, chị có muốn…
    Người phụ nữ im lặng hồi lâu.
    - Xin hãy ghi tên cháu là Nguyễn Khánh Di. Đó là một cái tên mạnh mẽ.
    Bà hộ lý mỉm cười, ghi vào sổ. Đợi đến khi bà quay đi, người phụ nữ mới đưa tay vuốt tóc đứa bé, gượng cười, rồi thì thầm vào tai nó trong hơi thở:
    - Cháu yêu! Hãy sống một cuộc đời khác cuộc đời của chúng ta, cháu nhé!

    Mặc dù nằm giữa lòng Hà Nội, ngôi nhà tập thể trông xập xệ và cũ kỹ như một nhà hoang với những mảnh tường sơn vàng lở lói, hành lang tối tăm sâu hun hút và những cánh cửa bẩn thỉu bản lề rỉ sét, mỗi lần mở ra mở vào lại rít lên ken két như kêu đau. Ở cuối hành lang, trong một cánh cửa như thế, cô bé “mắt mở to” năm nào, nay đã mười bảy tuổi, đang rúc trong bếp. Nàng cố gắng tập trung vào việc cọ sàn, trong khi những tiếng hét từ phòng ngoài vẫn vọng vào, càng ngày càng lớn.
    - Con đĩ! Ăn hại đái nát. Vô công rồi nghề. Chỉ tại con ****** nên nhà tao mới phải nuôi báo cô chúng mày, rồi giờ lại gân cổ lên mà cãi lại tao. Câm ngay, không tao tát cho vỡ họng giờ…
    - Tôi không câm! Tôi câm suốt hai mươi năm nay rồi, giờ tôi phải nói. Không mượn bà nuôi báo cô. Có các vàng tôi cũng không ở lại cái xó chuột chui này nữa.
    - À, con này giỏi. Mày muốn đi thì cứ đi. Đi mà bán trôn nuôi miệng.
    - Kể cả bán trôn còn hơn ở đây ăn cơm thí của bà.
    Tiếng chân chạy rầm rập khiến Khánh Di hoảng hốt. Hai bàn tay vẫn đầy xà phòng, nàng vội vứt chổi giẻ chạy theo chị gái vào phòng trong và thấy chị đang ném quần áo vào trong chiếc túi vải bạt cũ kỹ.
    - Chị Phương! Chị định đi đâu?
    Phương dừng tay, quay lại nhìn em gái. Rồi chị tiến đến, ôm nàng rất chặt. Những sợi tóc mai của chị cọ vào má nàng, mùi hương dầu gội thoang thoảng.
    - Em gái – chị dừng lại chốc lát - chị sẽ đi khỏi cái địa ngục này. Chị đã dành đủ tiền cho một chuyến vào Sài Gòn. Ở đó nhiều cơ hội hơn. Có thể bây giờ em chưa hiểu được, nhưng…
    - Em hiểu. – Nàng lặng lẽ gật đầu, - Chị đi ngay à?
    - Ừ, chị đi ngay. Bây giờ chị không thể mang em theo, nhưng chị hứa lúc nào chị kiếm được tiền, ổn định đôi chút chị sẽ quay về. Em cố gắng nhé!
    - Vâng! Chị nhớ viết thư cho em…
    - Ừ, chị nhớ.
    Nàng đứng mãi, nhìn theo cái dáng gầy guộc của người chị xa dần phía cuối con đường. Nắng vàng hắt bóng chị nghiêng nghiêng trên mặt đường sỏi đá. Tiếng chửi bới đều đều của bà nội nàng vẫn còn vọng ra từ sau cánh cửa.
    - Nuôi tốn bao nhiêu là cơm là gạo, lớn tướng ra rồi đùng đùng bỏ đi. Rõ ra cái phường ăn hại…

    Cuộc sống của Khánh Di là một chuỗi dài tù túng!
    Trong căn nhà tối tăm, tiếng quát tháo chì chiết không bao giờ ngơi cho đến lúc bà nội nàng đi ngủ. Nhưng đêm cũng không phải khoảng thời gian yên lành, bởi cha nàng luôn luôn trở về nhà sau mười hai giờ, người sặc sụa mùi rượu. Ông thường nôn mửa ra đầy nhà, và Di phải dọn ngay nếu không muốn sáng hôm sau bà nội hét váng nhà rằng nàng là đồ ăn hại. Sẽ là may mắn nếu cha nàng quá say và ngủ ngay trên sàn. Bởi nếu không ông sẽ tìm cớ chửi bới nàng, thậm chí kèm thêm vài cú đánh nảy đom đóm mắt. Khánh Di đã quá kinh nghiệm với vụ đó, nên nàng thường chờ đến tận khi tiếng ngáy đã vang lên khắp căn phòng mới lẻn ra dọn dẹp thật nhanh, mặc dù điều đó có nghĩa là bãi nôn đã bốc lên mùi chua lòm đến không chịu nổi.
    Đêm đêm, Khánh Di thường lặng yên đưa mắt chong chong nhìn ra khung cửa sổ màu tím thẫm mà nghĩ ngợi linh tinh. Khác với chị Phương, thừa hưởng đầy đủ những nét đẹp dịu dàng của mẹ, người dễ tính nhất vẫn không tìm được ở Di một nét thiếu nữ nào, dù nhỏ nhoi. Là một cô gái cao gầy xương xẩu, gương mặt góc cạnh với đôi mắt to lớn luôn nhìn dữ dội vào người đối diện, thường mặc những bộ đồ kỳ dị được kết hợp từ đồ thừa của bà nội và đôi khi – may mắn – là đồ của những đứa em họ thải ra; nàng trở thành một thành viên không được hoan nghênh ở lớp, lũ bạn hay lén lút đặt cho nàng những biệt hiệu ngớ ngẩn rồi cười với nhau. Khánh Di biết điều đó, và nàng càng thấy cô đơn. Hơn bao giờ hết, Di khát khao thoát ra khỏi cái cuộc sống hỗn độn và tù túng nàng đã mắc vào suốt từ khi mới sinh ra. Nàng sẽ phải làm gì? Sẽ bắt đầu từ đâu? Trăng lưỡi liềm đầu tháng cong veo hắt sáng qua khung cửa sổ, in hằn trong đôi đồng tử đen láy của cô gái trẻ. Nàng muốn bay đi, bay cao, bay xa mãi… Ta cần gì? Tiền chăng? Nếu chỉ thế thôi, nàng sẽ tìm ra nơi để bắt đầu…
  2. hung_hu

    hung_hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    [FONT=&quot]Tạ Thu Thủy - http://tathuthuy.wordpress.com/

    [FONT=&quot](tiếp theo p1)
    [/FONT]
    [FONT=&quot]...
    [/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Kính coong![/FONT]
    [FONT=&quot]Sau tiếng chuông, ổ khóa trên cánh cửa nâu bóng loáng kêu rè lên một tiếng rồi bật mở. Đứng trước mặt nàng là … ông chú. Ông ta đang mặc bộ pyjama bằng lụa, tay xoa xoa cái bụng phệ, đôi mắt ti hí lãnh đạm nhìn đứa cháu gái.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]À, Khánh Di! Đến có việc gì thế?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cháu đến chơi với dì Hà. [/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Chơi! – ông chú nhại lại với một giọng kéo dài rất khó chịu, khoát tay ra hiệu nàng lên tầng trên rồi lạch bạch tiến vào phòng trong, không nói năng gì nữa.[/FONT]
    [FONT=&quot]Nàng mím môi nhìn theo ông ta. Nếu không phải vì dì Hà thì hẳn nàng đã không bao giờ giao du với hạng người ấy. Nhưng dù sao thì…[/FONT]
    [FONT=&quot]Dì Hà đón nàng ở cửa căn buồng ngủ lộng lẫy rộng thênh thang. [/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Ồ, Khánh Di đến đấy à? Cháu vào đi![/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Dì đang làm gì thế?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Thì cũng vẫn những việc mọi khi thôi.[/FONT]
    [FONT=&quot]Dì cố gắng cất nhanh chai rượu màu vàng và chiếc ly uống dở nhưng Khánh Di vẫn kịp nhìn thấy.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Dì lại uống rượu đấy à?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]À… ờ… tí chút ấy mà. Chứ cháu bảo – dì nhăn mặt – dì còn biết làm gì vào cái giờ chiều này chứ.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Làm gì? Dì có thể đi làm. Ở mãi trong nhà thế này dì không thấy chán sao?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Ôi! – giọng dì Hà chùng xuống – Cháu biết là dì cũng muốn như thế mà, nhưng còn… - ánh mắt dì hướng xuống tầng dưới - … còn ông ấy. Ông ấy không muốn dì đi đâu cả.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Dì chịu thua ông ấy sao? Dì định chỉ tiếp xúc với thế giới bằng việc đi chợ mỗi ngày???[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Ồ không! Nhưng mà thôi, sao dì cháu mình lại nói đến chuyện này nhỉ?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Vì… - nàng ngập ngừng – cháu muốn tìm việc làm dì ạ.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Tìm việc làm ư? Nhưng cháu mới mười tám tuổi. Cứ học hành cho tốt đã cháu ạ.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cháu vẫn học tốt mà. Nhưng cháu chỉ phải học buổi sáng thôi. Buổi chiều cháu có thể đi làm thêm gì đó. Cháu… cháu không muốn ở nhà.[/FONT]
    [FONT=&quot]Người dì nhìn cô cháu gái hồi lâu, lặng lẽ vuốt mái tóc tơ mềm mại.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Tất nhiên, dì hiểu. Nếu cháu muốn, một người bạn của dì đang cần người bán hàng cho gian hàng thời trang của cô ấy…[/FONT]

    [FONT=&quot]Xe bus không được vào khu phố cổ, nên sau khi xuống trạm, Khánh Di phải đi bộ rất lâu mới đến nơi. Địa chỉ mà dì Hà cho nàng là một cửa hiệu nhỏ nhưng rất sang trọng trên phố Hàng Hành. Qua khung cửa kính trong suốt, Khánh Di có thể nhìn thấy những giá treo đầy quần áo đẹp đẽ, lấp lánh trong ánh đèn halogen vàng óng. Không thấy có ai trong cửa hàng. Khánh Di phân vân không biết nàng nên tự đẩy cửa bước vào hay đứng chờ ở ngoài. Mà đứng chờ nhỡ không có ai ra thì sao. Nàng liếc đồng hồ, đã đúng hai rưỡi, giờ người ta hẹn nàng. Đúng lúc Khánh Di định đẩy cửa kính bước vào thì một giọng nữ rất cao và trịch thượng vang lên đằng sau.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Có việc gì đấy?[/FONT]
    [FONT=&quot]Nàng quay lại. Người vừa nói là một cô gái trẻ xinh đẹp, tóc nhuộm vàng, ăn mặc rất thời trang. Cô ta nhìn Khánh Di từ đầu đến chân, hất hàm hỏi lại:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Có việc gì đấy?[/FONT]
    [FONT=&quot]Cô ta biết ngay mình không phải người mua hàng sao? – Khánh Di tự hỏi, và nàng thấy hơi khó chịu vì thái độ của cô, nhưng vẫn trả lời:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Dì tôi nói bà chủ ở đây có cần người…[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Và cô muốn đến xin việc ở đây?[/FONT]
    [FONT=&quot]Nhận thấy ánh mắt của cô gái dán vào bộ quần áo cũ kỹ chẳng giống ai và đôi giày đi đã ba năm nay chưa mua mới của mình, Khánh Di bỗng thấy hơi bối rối, giọng nàng nhỏ hẳn đi.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Đúng thế![/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Vậy thì… - cô ta cười to – theo như tôi thấy thì cô không làm được đâu. Nên bỏ ý định ấy đi.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Sao tôi lại không làm được chứ?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Vì đây là cửa hàng cao cấp, em gái ạ. Các quý bà quý cô vào đây nhìn thấy em gái thì có mà chạy mất dép chứ còn sao nữa.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Có chuyện gì thế?[/FONT]
    [FONT=&quot]Cả Khánh Di lẫn cô nàng trịch thượng đều giật mình. Một người phụ nữ đã đến bên họ từ lúc nào. Bà có dáng dấp quý phái, sang trọng, mặc áo liền váy màu ghi, ngực lấp lánh một sợi dây chuyền mặt kim cương lấp lánh.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cháu là cháu cô Hà?? – bà hỏi.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Vâng – nàng đáp, hơi run run.[/FONT]
    [FONT=&quot]Bà nhìn nàng hồi lâu, khẽ thở dài:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Thôi được rồi, cháu vào đây. Còn Ly, cháu vừa bỏ đi đâu thế, phải chú ý cửa hàng chứ.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Vâng, vâng, cháu nhớ ạ![/FONT]
    [FONT=&quot]Khánh Di ngầm khoái chí khi thấy vẻ luống cuống của cô nàng tên Ly. Rõ ra cô ta rất sợ bà chủ. Ném cho cô nàng một cái nhìn đắc thắng, Khánh Di theo người đàn bà lên gác hai. Phòng làm việc của bà tuyệt đẹp, sơn toàn màu be với những bàn ghế bóng láng sang trọng và rèm cửa lớn may bằng gấm rất hợp màu tường.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cháu uống gì nhé? – bà hỏi.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Dạ không, cháu không cần gì đâu ạ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Bà cười.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Bộ điệu cháu phản lại lời cháu nói đấy.[/FONT]
    [FONT=&quot]Khánh Di quay sang nhìn bóng mình phản chiếu trong chiếc gương lớn khung bạc trong phòng. Trách sao cô nàng Ly kia lại cười nàng. Trong tấm gương, Khánh Di nhìn thấy một đứa con gái gầy đen, mặc bộ quần áo rộng lùng thùng và tóc tai thì xơ xác do phải đi bộ một đoạn dài. Trong thoáng chốc, nàng bỗng liên tưởng đến căn nhà tập thể tối tăm nàng vẫn sống từ bé đến giờ, thấy nó sao mà đối lập quá mức với căn phòng này. Nàng nghĩ thế, và bỗng thấy bối rối. Trong lúc đó, bà chủ đặt trước mặt nàng một cốc nước cam. Ngay cả chiếc cốc cũng quá hợp với nơi này, nó cầu kỳ rất nhiều họa tiết trong suốt phản chiếu ánh đèn lấp lánh và khi cầm lên, Khánh Di thấy dòng chữ “Baccarat – The Crystal of Kings” bé xíu chạm nổi rất đẹp dưới đáy cốc.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cảm ơn cô! – Khánh Di nói. Nước cam thật là ngon, và cho đến lúc này nàng mới nhận ra nàng khát đến mức nào.[/FONT]
    [FONT=&quot]Bà chủ lặng lẽ quan sát nàng, và khi nàng đặt chiếc cốc vơi quá nửa xuống bàn, bà mới bắt đầu nói.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cô Hà với cô là bạn đã lâu. Hôm qua, cô ấy gọi bảo có một cô cháu gái tên Khánh Di muốn đi làm thêm. Cháu bao nhiêu tuổi rồi, Khánh Di?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Đến hôm nay là mười tám tuổi, hai tháng và ba ngày ạ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Bà mỉm cười:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cháu có vẻ rất lanh lợi, tuy nhiên…[/FONT]
    [FONT=&quot]Nàng bỗng cứng người lại sợ hãi[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]…tuy nhiên, không hợp lắm với công việc ở đây. Đây là cửa hàng thời trang cao cấp, mà cháu thì…[/FONT]
    [FONT=&quot]Thế là xong, bà ta không nhận nàng. Chẳng ai muốn nhận một con bé bộ dạng kỳ cục như nàng. Nàng sẽ không có việc làm, điều đó cũng đồng nghĩa với việc không có tiền, và giấc mơ thoát ly của nàng sẽ tan thành mây khói.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Thưa cô, - nàng đứng vụt dậy – cháu biết cháu không … không giống một nhân viên bán hàng thời trang. Nhưng cháu có thể học. Cháu học nhanh lắm, và cháu rất chăm chỉ. Cháu…[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cô rất tiếc. – người phụ nữ lắc đầu, cắt ngang câu nói của nàng.[/FONT]
    [FONT=&quot]Thế là hết. Người phụ nữ đã bước ra phía cửa. Cảm thấy buồn thắt ruột, Khánh Di đứng lên, bước xuống cầu thang.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Xin lỗi cháu, cháu về nhé, cô sẽ nói chuyện lại với cô Hà.[/FONT]
    [FONT=&quot]Cô Hà? Dì Hà của mình. Phải rồi… Nàng vội quay phắt lại. Cánh cửa đã chuẩn bị sập lại, nàng vội lao lên, chặn tay vào chiếc khe nhỏ xíu.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Thưa cô![/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cháu làm gì thế? – người phụ nữ ngạc nhiên và hơi tức giận – nhỡ đứt ngón tay thì sao?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Xin lỗi cô, nhưng…[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Sao?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cháu thật sự rất cần một công việc. Dì Hà và cháu rất thân nhau… dì bảo dì và cô là bạn rất thân, và dì ấy cũng rất hy vọng cô sẽ cho cháu một công việc… Hơn nữa – Khánh Di cố tình để giọng nghẹn lại một chút, nước mắt theo bản năng dễ dàng ứa ra – cháu phải đi làm để trang trải việc học hành, nếu không cháu sẽ bị đuổi học mất. Cô… xin cô giúp cháu! Cháu hứa sẽ không để cô thất vọng đâu.[/FONT]
    [FONT=&quot]Nàng nhìn thẳng vào mắt bà chủ cửa hàng, bà ta cũng im lặng nhìn nàng hồi lâu với ánh mắt khó hiểu. Cuối cùng bà nói chậm rãi:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Vào đây![/FONT]



    [FONT=&quot]Khánh Di nhảy tưng tưng trên đường phố. Không thể tin được, cuối cùng nàng đã có một công việc. Bà chủ cửa hàng nói với nàng: [/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Nể cô Hà là bạn thân của cô, cô sẽ nhận cháu. Dù sao, không thể để cháu làm người bán hàng được, nhưng nếu cháu đồng ý, cô muốn cháu làm người phụ việc cho cửa hàng. Công việc sẽ vất vả đấy.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Không sao ạ, cháu đồng ý.[/FONT]

    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Ca làm việc của cháu bắt đầu lúc 2 giờ chiều nhé. Cô hy vọng cháu là người biết đúng giờ.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Dạ, cô yên tâm.[/FONT]
    [FONT=&quot]…Khi Khánh Di về đến nhà, nàng thấy trên bậu cửa có một lá thư. Lá thư đề tên nàng.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Chị Phương![/FONT]
    [FONT=&quot]Ôi thư của chị Phương. Nàng đã đợi lá thư này quá lâu, thậm chí có lúc nàng đã nghĩ chị quên mất cô em gái ở nhà rồi. Xúc động, Di cầm lá thư đẩy cửa bước vào. Nàng nhìn thấy họ đang chè chén. Họ ở đây là người nàng vẫn gọi là cha, và ba gã đàn ông khác. Lúc này, cả đám đã uống hết mấy tuần rượu và bắt đầu ngà ngà. Trên chiếc mâm lăn lóc ba bốn chiếc chai không và những đồ ăn trong đĩa đã cạn gần hết. Cha nàng nghe thấy tiếng kẹt cửa bèn quay lại, cất tiếng lè nhè:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Mày về đúng lúc lắm. Đi mua cho chúng tao thêm mấy chai rượu và ít đồ nhắm mau.[/FONT]
    [FONT=&quot]Cố kìm nén sự chán ghét chỉ chực trào ra, nàng siết chặt lá thư quý giá trong tay, tảng lờ như không nghe thấy gì, định bước vào nhà trong.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Ơ cái con này. Mày điếc à? Cái loại thân lừa ưa nặng. Loại như mày thì…[/FONT]
    [FONT=&quot]… ông đứng bật dậy, kéo mạnh tay nàng lại và giáng thẳng cho nàng mấy cái tát [/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]… thì cứ phải ăn bạt tai mới xong.[/FONT]
    [FONT=&quot]Bất ngờ bị đánh quá mạnh, Khánh Di tưởng như xung quanh mọc ra cả ngàn ông sao. Nàng choáng váng tối tăm mặt mũi, ôm má ngã xuống nền gạch. [/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Lại còn thư với từ gì đây. Này thì thư![/FONT]
    [FONT=&quot]Loáng thoáng, Di nghe tiếng xé giấy soàn soạt.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Không! – nàng hét lên[/FONT]
    [FONT=&quot]Có tiếng xôn xao, rồi một bàn tay chắc khỏe xốc nàng lên. Khánh Di mở mắt: một trong ba người đàn ông lúc nãy đang đứng bên nàng. Ánh mắt ông ta lấp lánh.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Đứng dậy đi cháu. Có đau lắm không?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Không đau. – nàng lầm bầm, hất tay người đàn ông ra. Cả phong bì thư bị xé làm ba mảnh tơi tả và nhăn nhúm trên sàn. Khánh Di đăm đăm nhìn nó, rồi lại nhìn lên người cha – kẻ từ khi sinh ra chỉ làm mỗi hai việc là uống rượu và làm những người thân đau đớn, kẻ nàng vẫn gọi là cha nhưng chưa từng một ngày thực hiện nghĩa vụ làm cha.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Mày nhìn gì? Muốn ăn tát nữa hả?[/FONT]
    [FONT=&quot]Cha nàng trừng đôi mắt đỏ vằn tia máu nhìn con gái, sấn sổ lao tới chực đánh tiếp. Khánh Di không sợ, nàng nhìn thẳng vào ông ta, dự tính sẽ túm tay ông rồi dùng sức cắn thật mạnh. Đến đâu thì đến… Nhưng cuối cùng chuyện đó đã không xảy ra. [/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Thôi nào, sao phải làm thế cho mất vui![/FONT]
    [FONT=&quot]Người đàn ông lúc nãy đỡ nàng lên đã giơ tay ngăn ông bạn nhậu.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Nào, tiếp đi. Rượu còn đang chờ kia kìa![/FONT]
    [FONT=&quot]Nghe đến rượu, cha nàng quên ngay con gái. Ông ta sốt sắng quay lại bên chiếc mâm còn sót lại chừng nửa chai rượu và ít lạc rang trong đĩa. Khánh Di gắng gượng tự đứng dậy, lượm mấy mảnh thư. Trước khi bước vào phòng đóng sập cửa lại, Di còn kịp nhìn thấy người đàn ông lúc nãy khẽ liếc nàng đầy ẩn ý…[/FONT]
    [FONT=&quot](còn nữa)
    [/FONT]
    [/FONT]
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Phần 3


    Chốt chặt cửa lại, Di cảm thấy yên tâm hơn. Bóc những mảnh phong bì, nàng chắp ba mảnh thư rời rạc vào nhau và bắt đầu đọc
    “Em gái yêu quý!
    Vậy là đã ba tháng rồi kể từ ngày chị bỏ nhà đi. Đáng lẽ chị phải viết thư cho em sớm hơn, nhưng mọi thứ cứ cuốn chị đi, và chẳng có đến năm phút ngồi thảnh thơi mà nghĩ đến chuyện viết lách.
    Dù sao, cuối cùng chị nghĩ mọi việc đã khá hơn. Chị đã tìm được một công việc, và ông chủ đối với chị rất tốt. Em biết không, mặc dù đã hơn bốn chục “cái xuân xanh”, trông ông ta vẫn rất được, nhìn như mấy anh Hàn Quốc trên phim ấy. Chị biết chẳng trông mong gì đâu, nhưng… – nói ra lại ngượng – ví như mà ông ta thích chị thì chắc vui lắm, em nhỉ? Bây giờ chị chẳng mong gì khác là tìm được một người đàn ông tốt, có kinh tế ổn định, và sống êm ấm bên nhau. Chỉ thế thôi, có xa xôi quá với chị em mình không em???
    Bây giờ chị đang thuê nhà cùng mấy cô bạn cùng phòng ở một nơi gần công ty. Địa chỉ ghi bên ngoài, em viết thư cho chị nhé!
    Em là tất cả những thương yêu nhất còn lại của chị ở nơi ấy.
    Nhớ và thương em nhiều!
    Chị em – Phương”
    Di đọc lại lá thư rách nát đến ba lần, cảm thấy nước mắt rơi mằn mặn trên má. Tìm được một người đàn ông tốt, có kinh tế ổn định và sống êm ấm bên nhau. Đó là tất cả mong ước của chị nàng. Có xa xôi quá với chị em nàng không? Khánh Di không biết, nàng cũng không biết đó có phải là mong ước duy nhất của nàng không?? Chợt nghĩ đến niềm vui nhận được công việc hôm nay, Khánh Di háo hức muốn kể ngay với chị. Nàng vội xé tờ giấy trong quyển vở thếp, cầm bút và bắt đầu viết nắn nót từng chữ cho một bức thư dài.
    Khi nàng dừng bút, trời đã bắt đầu tối và những tiếng chạm cốc bên ngoài đã ngưng hẳn. Cảm thấy kinh tởm việc lại phải nhìn thấy người cha vũ phu, nhưng Di không thể ngồi mãi trong phòng được, nàng bắt buộc phải sử dụng nhà vệ sinh. Rón rén nhìn qua khung cửa, Khánh Di thấy cả mấy người đàn ông đã nằm lăn lóc ra sàn ngáy o o bèn yên tâm vớ vội chiếc khăn, nhẹ nhàng mở cửa. Nàng dự định sẽ tắm thật nhanh, chỉ năm đến mười phút thôi rồi lại quay về cố thủ trong phòng. Kinh nghiệm từ bé đến giờ đủ để nàng biết những người say có thể nguy hiểm đến mức nào rồi. Bước vào phòng tắm, Di mở vòi cho chảy vào chậu. Nước lạnh ngắt, nhưng không có thời gian để đun nóng nữa. Nàng cởi nhanh đồ, cắn răng vã nước lên người. Không sao, sẽ quen ngay thôi. Bỗng, nàng thấy hơi lành lạnh sau gáy, cái lạnh không phải do nước. Cảm giác như có ai đang nhìn trộm vậy. Ai chứ? Mấy gã kia đã ngủ say lắm rồi mà. Khoác tạm bộ áo cũ vào người, Di gắng nhẹ nhàng mở chốt cửa, ló đầu ra ngoài khoảng ban công tối om. Không thấy ai cả. Chắc do mình tưởng tượng thôi. Khẽ thở phào, nàng định rút vào trong tắm nốt cho xong, thì bỗng một giọng khào khào đầy mùi rượu cất lên bên tai, và một bàn tay chai ráp chạm vào vai nàng.
    - Em!
    Khánh Di định hét lên, thì bàn tay kia đã bịt chặt miệng nàng, khiến nàng chỉ ú ớ chứ không kêu được thành tiếng. Nàng nhận ra gã đàn ông đã đỡ nàng dậy lúc nãy. Gã ta tiếp tục thì thào:
    - Yên! Nếu em không yên thì để tôi gọi cả mấy thằng kia dậy cho chúng nó cùng liên hoan nhé? Cha em rượu vào là ngủ như chết rồi, mà kể cả nó có dậy đi nữa thì cũng chưa chắc…
    Bỏ lửng câu nói, lão ta cười hơ hớ nho nhỏ, một tay vẫn bịt chặt miệng nàng, tay kia bắt đầu sờ soạng. Cố nén cơn buồn nôn đang dâng lên trong ngực, Khánh Di gắng nghĩ thật nhanh. Nàng có thể đấm đạp cho đến lúc gã phải tuột tay ra và hô hoán, nhưng gã khỏe như một con gấu, sẽ dễ dàng khống chế lại nàng. Hơn nữa, ở cái khu này có đấu súng cũng chưa chắc đã có ai quan tâm nữa là… Không, nàng phải tính cách khác. Trong ánh đèn mờ nhạt của căn phòng tắm chật hẹp, Di nhìn gã đàn ông dáng bần tiện, da sùi lên vì rượu đang hấp tấp cố gắng cởi đồ bằng một tay. Một ý tưởng lóe lên. Hết sức dịu dàng, nàng đưa tay ra chạm vào ngực gã, vuốt nhè nhẹ. Hơi sửng sốt, gã ngước nhìn lên. Di không nói được, nhưng đôi mắt nàng thì biểu lộ một ý khích lệ hết sức rõ ràng.
    - Á à! – gã cười khoái trá – cô em gớm hơn anh tưởng đấy nhá. Cũng thích chứ gì?
    Mắt nàng lại càng khích lệ hơn, nàng đưa tay ôm choàng lấy gã, cho đến lúc gã quên hết mọi đề phòng, bỏ bàn tay bịt miệng nàng ra, lao vào hôn nàng tới tấp. Cố gắng chặn cái miệng đầy mùi rượu lại, nàng nói nhỏ vào tai gã.
    - Từ từ nào anh!
    - Sao phải từ từ? Sao phải trì hoãn cái sự sung sướng lại chứ? Hế hế.
    - Vì ở đây chật hẹp lắm, không thích. Với cả… – nàng dừng lại ra chiều bí mật – với cả em có vài thứ rất hay ở trong phòng. Em nghĩ anh sẽ thích.
    - Thật hả? – gã đàn ông lộ rõ vẻ háo hức. – Thế vào luôn đi!
    - Ồ, anh vội quá! – nàng nói, tát yêu vào má gã – cho em mười lăm phút để chuẩn bị được không?
    - Lâu thế? Anh chỉ chờ được năm phút thôi!
    - Ờ thì năm phút. – nàng gật đại. – Đợi em ở bên ngoài nhé.
    Nói rồi, Di vớ vội chiếc áo khoác nhanh vào người, lách qua mấy gã say nằm lăn lóc, bước vội vào phòng chốt chặt cửa lại. Không để phí một giây, nàng bắt đầu mặc quần áo, thu dọn nhanh đồ đạc và mấy quyển sách giáo khoa cho vào chiếc túi to. Còn tiền? Không có tiền thì không đi đâu được cả. Bên ngoài, gã đàn ông bắt đầu sốt ruột.
    - Làm gì lâu thế hả con đĩ con của anh? Nhanh lên chứ! Anh chịu không nổi đến nơi rồi.
    - Gì thế hả mày? – một giọng khê nồng khác vang lên.
    - Con nhóc con thằng Đại mày ạ. Ngon lắm! Nó bảo tao nó có mấy thứ hay ho lắm trong phòng sẽ cho bọn mình xem.
    - Ái da, được đấy! Nó đâu?
    - Đang chuẩn bị trong phòng.
    - Có cái mẹ gì mà chuẩn bị. Vào luôn đi!
    Cánh cửa bắt đầu bị xô đẩy.
    - Nó khóa chốt trong rồi.
    - Em ơi, làm gì mà lâu thế? Mở cửa cho bọn anh vào với!
    Khánh Di nhìn chốt cửa: chiếc chốt bé xíu đã rỉ sét, vữa tường bong ra gần hết. Một người khỏe mạnh sẽ chẳng cần dùng bao nhiêu sức để làm cho nó bật tung ra. Hay mình không cần tiền nữa, cứ đi liều? Không được! Như thế không được! À phải rồi, Di chợt nhớ có lần nàng đã thoáng nhìn thấy bà nội cất tiền. Ở ngăn kéo này phải không nhỉ? Không có. Di tiếp tục mở những ngăn kéo khác. Bên ngoài, những gã đàn ông – trừ cha nàng đều đã dậy hết. Chúng như bầy thú đói mồi, bắt đầu hành hạ cánh cửa. Tiếng chiếc then rít vào vữa ken két. Di bắt đầu cuống, nàng lục nhanh các ngăn kéo. Đây rồi! Cuối cùng, một xấp tiền khá dày đủ loại từ lẻ đến chẵn hiện ra trước mắt Di. Mình có nên lấy hết không? Bà nàng dù hay chửi mắng và ác nghiệt đủ điều nhưng dù sao cũng đã nuôi nàng khôn lớn. Cánh cửa bị xô đẩy đã sắp sút ra đến nơi. Không còn thời gian để trù trừ nữa, Di rút đại một nửa xấp tiền, nhét nhanh vào túi. Khoác túi lên vai, nàng mở cửa sổ. May mà cửa không có song. Nàng leo ra ngoài, đánh đu trên bậu cửa để nhảy xuống mái che xi măng của cửa sổ nhà bên dưới, rồi từ đó nhảy xuống sân tập thể. Có tiếng đổ rầm, chắc là cánh cửa. Nàng không ngước lên, phủi bụi đất dính trên quần áo, chạy miết về phía cuối con đường.
    Chạy về phía tự do!


    (còn nữa)
  3. hung_hu

    hung_hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    [FONT=&quot]Tạ Thu Thủy - http://tathuthuy.wordpress.com/
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Khánh Di bối rối đứng trước cửa nhà dì Hà.[/FONT]
    [FONT=&quot]Căn biệt thự sang trọng với những ánh đèn mờ ảo thắp sáng ban công và khu vườn, bên trong vọng ra tiếng nhạc êm êm. Đã ba bốn lần, Di đặt tay lên nút chuông rồi lại bỏ xuống. Nàng đã đến đây rất nhiều lần, đúng vậy, nhưng không phải trong tình trạng tóc bê bết ướt, áo quần lấm lem, vai đeo túi xách và đang tìm một chỗ trú chân. Nhưng nàng không có một người thân nào khác. Giá như nơi đây chỉ có mỗi dì Hà…[/FONT]
    [FONT=&quot]Cuối cùng, Di cũng bấm được nút chuông. Bấm đến lần thứ hai thì cửa mở. Vẫn ông chú, vẫn bụng phệ và pyjama lụa. Ông ta bước ra sân, trợn mắt nhìn nàng không một chút cảm tình.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Mày làm sao thế?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cháu muốn gặp dì Hà.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Gặp gỡ gì sớm sủa không gặp lại đến giờ này.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Mới có tám giờ tối mà chú.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Có khách hả anh?[/FONT]
    [FONT=&quot]Khánh Di thở phào, ngước nhìn lên. Dì nàng hiện ra ở ban công tầng hai, lộ rõ vẻ ngạc nhiên.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Di đấy à? Sao anh không mở cửa cho cháu nó vào?[/FONT]
    [FONT=&quot]Phì! Ông chú bất đắc dĩ phải mở cửa cho nàng. Di bước qua phòng khách, lên cầu thang vào phòng dì. Căn phòng vẫn lộng lẫy như mọi khi, dì nàng cũng vẫn cao nhã và quý phái trong bộ đồ lụa mặc nhà màu mỡ gà, đang loay hoay bên chiếc tủ áo gương bóng lộn.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Dì nghe nói cô Quý đã nhận cháu vào làm phải không?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Vâng, đúng thế ạ! Cảm ơn dì nhiều lắm![/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cái con bé này, ơn với huệ gì. Mà sao đến chơi muộn thế cháu?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cháu…[/FONT]
    [FONT=&quot]Người dì nhận thấy vẻ ngập ngừng trong giọng nói của cô cháu gái, bèn quay lại.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Trời! Cháu sao mà mướt mải lấm lem thế này? Mới bị ngã à?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Không ạ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Nhớ lại sự việc ban nãy, nước mắt Khánh Di bỗng ngân ngấn trong đôi mắt.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Sao sao? Có chuyện gì kể dì nghe![/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cháu vừa chạy khỏi nhà…[/FONT]
    [FONT=&quot]Nàng kể lại câu chuyện với dì. Đan xen với những tình tiết của câu chuyện, tất cả những tủi nhục của cuộc đời tăm tối từ lúc mới sinh ra cũng được thể nhào lặn, nhức nhối trong nàng, khiến nàng đau đớn. Người dì lắng nghe với ánh mắt thảng thốt. Khi nàng vừa dứt lời, bà ôm chặt nàng vào lòng, bất kể đến việc những vệt bùn đất trên quần áo nàng có thể làm hỏng bộ áo lụa rất đẹp.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Khổ thân cháu tôi! Giá như chị Lan còn sống, giá như dì có thể…[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Dì! Dì có thể cho cháu ở lại đây không?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Tất nhiên rồi cháu. Đêm nay cháu ở lại đây, mai dì sẽ đi với cháu về. Dì sẽ nói với cha cháu…[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Không! Cháu không quay về đó đâu. Cháu hỏi… - Di bỗng hơi ngập ngừng – cháu hỏi liệu từ bây giờ cháu ở lại đây với dì có được không?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Ở lại đây với dì à? – Gương mặt người dì trở nên sửng sốt. Rồi dần dần, vẻ sửng sốt đó trở thành lo lắng, pha chút buồn rầu. Bà nhìn cô cháu gái, không biết bắt đầu từ đâu, không biết nói sao cho phải.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot] Dì… thật sự dì cũng rất muốn cháu ở đây. Từ ngày chị Lan mất, dì đã coi cháu như con cái trong nhà. Nhưng…[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Vì ông ấy???[/FONT]
    [FONT=&quot]Dì cười buồn:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cháu đừng gọi chú là ông ấy. Dù cho quả thực chú cũng… Nếu được thì ngay từ hồi cháu mới đẻ dì đã đem cháu về. Hoặc ít ra cũng có thể chu cấp chút ít cho hai chị em bớt khổ. Nhưng… cháu hiểu cho dì. Dì chẳng có thu nhập, chẳng có quyền hành. Dì…[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Nhưng… nếu giờ dì không cho cháu ở, cháu biết đi đâu??[/FONT]
    [FONT=&quot]Người dì suy nghĩ hồi lâu.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]À phải rồi. Dì có một cô bạn, cô ấy sống một mình, cô ấy cũng tốt lắm. Để dì gọi điện cho cô ấy nhé. Xem cô ấy có thể để cháu tạm thời ở đó ít lâu không. Nếu được dì đảm bảo tư cách, chắc là…[/FONT]
    [FONT=&quot]Người dì vừa nói vừa bước nhanh ra phía chiếc điện thoại ở góc phòng. [/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]A lô, Minh à? Nghe này, mình có cô cháu gái… sao, được hả? Vậy tốt quá. Mình bảo nó qua chỗ cậu ngay… Không, không cần đâu… Ừ, thế nhé! Cảm ơn nhiều…[/FONT]
    [FONT=&quot]Bà đặt máy, hồ hởi quay lại:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]May quá, cô ấy… ơ[/FONT]
    [FONT=&quot]Bà đang nói chuyện với một căn phòng trống.[/FONT]
    [FONT=&quot] *[/FONT]
    [FONT=&quot]Có cái gì đó vỡ vụn trong lòng Khánh Di. Chưa bao giờ nàng thấy mình lại cô đơn đến thế trong cuộc đời này. Không một ai cần nàng, không chỗ nào muốn chứa chấp nàng. Chị Phương ở tận Sài Gòn, dì nàng nhu nhược không dám đưa tay ra bảo bọc đứa cháu. Nàng chỉ có một mình, một mình dựa vào mình mà thôi. Sống mũi cay cay, nhưng Di hất mặt, chớp mạnh đôi mắt. Nàng không khóc bởi nàng không thể yếu đuối. Nếu phải tự mình đứng giữa cuộc đời, nàng sẽ đứng thật thẳng.[/FONT]
    [FONT=&quot]Đã gần mười giờ tối, Di vẫn lếch thếch với chiếc ba lô trên đường. Nàng vừa đi vừa suy nghĩ. Trước tiên phải kiếm được chỗ ngủ đêm nay đã. Ý thức được số tiền ít ỏi trong túi, Di không dám thuê xe ôm mà đi bộ, cố tìm một khách sạn rẻ tiền. Nhưng đi hết một loạt nhà nghỉ trên đường Trần Khánh Dư, Di vẫn không có chỗ dừng chân, bởi nơi rẻ nhất cũng đòi đến gần hai trăm ngàn một đêm. Nếu ở đó thì chỉ hai ba đêm là nàng trắng tay. Hỏi đến nhà nghỉ cuối cùng, đúng lúc Di bắt đầu tuyệt vọng thì nàng bỗng thoáng thấy ánh đèn sáng rực từ khu bến xe Lương Yên. Nghĩ ngợi một lát, Di băng qua đường, đi thẳng vào khu bến xe. Nàng chọn một chiếc ghế còn trống trong phòng đợi, ôm chặt ba lô vào người, gà gật cho đến sáng hôm sau.[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Bỏ buổi học ở trường, Di mua một chiếc bánh mì không, một chai nước suối loại nhỏ nhất, một tờ rao vặt và bắt đầu tìm kiếm thông tin nhà trọ. Cho đến cuối buổi sáng hôm ấy, nàng đã tìm được chỗ ở ưng ý. Đó là một dãy nhà dài chia nhiều phòng cho thuê. Ông chủ nhìn nàng, trả lời lãnh đạm:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Còn phòng. Một triệu một tháng. Trả tiền trước.[/FONT]
    [FONT=&quot]Cướp đâu ra một triệu?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cháu… A phải rồi, ở đây có ai muốn ở ghép phòng không, cho cháu vào cùng cũng được ạ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Ông chủ nhà trọ khịt khịt mũi, cái nhìn dành cho nàng càng lạnh lùng hơn trước.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Đợi đấy, để tôi xem.[/FONT]
    [FONT=&quot]Rồi ông lệt xệt dép lê đi ra ngoài, gọi với xuống.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Con Nga đâu, có muốn ghép thêm người vào đấy không? Có đứa đang hỏi đây này.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Dạ, bác đợi cháu tí.[/FONT]
    [FONT=&quot]Di nhắm mắt, thầm cầu Trời khấn Phật. Chỉ lát sau, một cô gái chạy lên. Cô gái tên Nga này ước chừng bằng tuổi chị Phương của nàng, khuôn mặt hiền lành nhưng khắc khổ.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Em đang tìm chỗ trọ à?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Vâng, chị có…[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Có. Trông em cũng hiền lành. Nếu em muốn ở thì một triệu chia đôi, cộng tiền điện nước.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Dạ, hay quá! Vậy chị cho em ở luôn ạ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Di theo chị Nga vào trong phòng chung của họ. Phòng nhỏ xíu, chỉ chừng hơn chục mét vuông, nhưng được cái gọn gàng sạch sẽ. Nga nhìn quanh, có vẻ nghĩ ngợi. [/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Em ở góc này nhé, gần cửa sổ còn học hành. Để chị bê cái hộp này ra là xong ngay. Em chưa có đồ đạc gì à?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Chưa ạ.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Thế biết lấy gì mà ngủ. À, chị mới mua nệm mới, còn cái đệm mút cũ vẫn gác trên kia. Em giặt cái ga ngoài đi cho sạch mà dùng nhé.[/FONT]
    [FONT=&quot]Di cảm động:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Chị tốt quá, em cảm ơn.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Có gì đâu. Giờ là chị em cùng phòng rồi mà.[/FONT]
    [FONT=&quot](còn nữa)
    [/FONT]
  4. hung_hu

    hung_hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    [FONT=&quot]Mọi thứ cuối cùng cũng đã trở nên yên ả.[/FONT]
    [FONT=&quot]Ai đó có thể cười khẩy khi Di bảo cuộc sống chung đụng trong căn phòng trọ bé xíu ẩm thấp, ngày ngày ăn cơm “hai màu”, đi học buổi sáng, làm cật lực buổi chiều là êm ả. Nhưng ít nhất cuộc sống ấy không phải là những chuỗi dài mắng chửi, chì chiết của người bà cay nghiệt; không có những cái tát nảy đom đóm từ ông bố mắt vằn tia máu; không *********** sờ soạng; không diễn đi diễn lại những công việc lau dọn quét tước nhàm chán hằng ngày… Khánh Di yêu thích công việc ở cửa hàng thời trang của cô Quý. Bên cạnh chương trình cuối cấp ở trường, thời gian làm việc trong cửa hàng thời trang cũng là những giờ học quý báu của nàng. Nàng quan sát, tiếp nhận và học hỏi mọi thứ diễn ra trước mắt: công việc đặt hàng, nhập hàng, thuế má, sổ sách và cả phong cách ăn mặc đúng kiểu, cách trang điểm nền nã… Chẳng bao lâu Di đã cảm thấy ngoại trừ cô Quý không kể, nàng nắm rõ công việc chẳng kém gì Ly, hay bất kỳ ai khác trong cửa hàng này. Đối với nàng, đó không chỉ là một gian phòng nhỏ sáng choang đầy quần áo. Đó là thế giới của những quý bà xinh đẹp xức nước hoa đắt tiền thơm ngọt ngào dìu dịu, là thế giới của đồ giả lông thú Gucci, áo khoác đính hoa đặc trưng Chanel, chân váy DKNY và giày Manolo Blahnik; một thế giới mà người ta dưỡng da bằng vàng lá, ăn tôm hùm chiên bơ, đi xe bạc tỉ đen bóng loáng. Ngày trước Khánh Di thích tiền vì nàng nghĩ tiền sẽ giúp nàng có cuộc sống tự lập, không cần dựa vào bà hay bố. Nhưng giờ đây, trong cửa hàng nhỏ sang trọng này, nàng biết được tiền còn có thể giúp người ta xây dựng nên cả một thiên đường nơi trần thế. Mỗi khi có việc đi lên phía cửa hàng, Di thường nhìn ngắm các nữ khách hàng một cách ghen tị, thầm ước một ngày được như họ, thậm chí hơn họ nữa. Bây giờ thì Di làm công việc của chân “lon ton” như phất bụi các giá treo, dọn dẹp kho hay phân loại hàng. Kẻ đáng ghét tên Ly thì được đứng quầy bán hàng. Mỗi khi nghĩ đến cô ta, Di thường lẩm bẩm thật nhỏ nhưng rõ từng tiếng: “Đồ Mọi Rợ Xấu Xa”. Thực lòng mà nói thì Ly không mọi rợ lắm. Cô ta hơn Di một tuổi, xinh xắn, dáng cao, da trắng như sữa trông rất thích. Là con một gia đình khá giả ở Thái Nguyên lên thành phố học Đại học, Ly được bố mẹ mua cho hẳn một căn chung cư ngay gần trường. Ly đến làm ở cửa hàng vào mỗi buổi chiều một phần vì bố mẹ cô ta - cũng là chỗ quen biết với cô Quý - nhờ cô để mắt đến con gái, phần nữa vì Ly chính hiệu là tín đồ thời trang, mê áo quần hàng hiệu nhất trên đời. Di không biết tại sao cô ta ghét mình, nhưng Ly thì biết. Thực ra, ai đó tinh ý như cô Quý chẳng hạn, sẽ biết Ly không phải kẻ xảo quyệt xấu xa. Ly lên mặt hoạnh họe với Khánh Di chẳng qua là vì cái tính tự mãn kiểu trẻ con khiến cô nàng cảm thấy khoái khoái và kiêu hãnh trong việc so sánh sự kiều diễm của mình với dáng vẻ quê mùa thảm hại của Di, và quát tháo bắt nạt lại càng khẳng định vị thế bề trên của cô nàng. Thật đáng thương cho cô tiểu thư nửa mùa, nếu cô ta có chút khả năng bói toán biết trước tương lai, hẳn cô đã không phải trả giá đắt cho hành động của chính mình.[/FONT]
    [FONT=&quot]Khánh Di lúc đó chưa hiểu nhiều về cuộc đời đủ để tinh ý đoán được những nét tốt nằm quá mức sâu thẳm trong mỗi con người, nên nàng chỉ nhìn thấy Ly như một kẻ “đâm bị thóc chọc bị gạo” khó chịu. Cô ta chê bai tất cả các công việc nàng làm, mỉa mai vẻ ngoài của nàng và ton hót nói xấu nàng với cô Quý. Di bực mình lắm nhưng cố nhịn, vì nàng biết với vị thế bây giờ, nàng khó mà tìm được công việc nào tốt hơn. Nàng chịu khó chăm chỉ làm việc, bởi nàng có ước mơ. Chị Nga, người cùng phòng trọ với nàng là người rất ham thích sách báo. Cái góc nhỏ của chị tràn ngập sách truyện báo chí đủ loại. Chị thường đưa cho Di xem những cuốn tạp chí nước ngoài in rất đẹp.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Em xem này, ở phương Tây có những khu rừng đẹp không? Vào mùa thu, trời rất xanh và cao, lá úa vàng rực ngập đầy các lối mòn. Mỗi khi gió thổi, những chiếc lá còn sót lại bị bứt nốt ra khỏi cây, xoay tròn xoay tròn trong không khí rồi rơi xuống rất khẽ… Một ngày nào đó, chị sẽ đi du học.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Bao giờ hả chị?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Không biết nữa. Khi chị có tiền…[/FONT]
    [FONT=&quot]Bao giờ chị mới có tiền, chị sẽ làm gì để có tiền? Di muốn hỏi Nga thế rồi lại thôi. Sống cùng nhau một thời gian, Di bắt đầu hiểu ít nhiều về người bạn cùng phòng. Chị Nga làm kế toán ở một công ty tư nhân nhỏ. Kiếm được bao nhiêu tiền, chị đem mua sách báo và đổ vào cuộc tình với một gã dở người mà công việc duy nhất là chúi đầu vào nghiên cứu lý số tử vi. Gã nói với chị Nga trong khi nằm khểnh trên giường gặm bánh mì pa tê chị mua cho:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cứ tin anh! Số anh chỉ hai năm nữa là “phát” to. Lúc ấy anh sẽ mua cho em nhà to, xe đẹp, quần áo tha hồ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Rồi gã ngủ khì. Còn Nga thì nói với Di khi đang chải gọn mái tóc dài trước lúc đi làm:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Đâu phải chị không biết anh ấy bốc phét. Nhưng em xem, mặt mũi chị như Chung Vô Diệm thế này, kiếm đâu được người yêu khá hơn? Chị em phụ nữ mình, kiểu gì cũng phải có lấy một bờ vai đàn ông mà dựa dẫm, không thì khổ lắm em ạ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Khánh Di vụt nhớ lại lá thư bị xé của chị Phương: “Bây giờ chị chẳng mong gì khác là tìm được một người đàn ông tốt, có kinh tế ổn định, và sống êm ấm bên nhau…” Chẳng lẽ đó là tất cả những gì một người đàn bà như nàng, như chị Phương và chị Nga có thể mơ đến? Không, Di không tin thế. Nàng không tin đó là tất cả những gì số phận dành cho nàng. Những cuốn tạp chí của Nga mở cho Di một chân trời mới. Nàng muốn đi du học. Bởi vì du học là cánh cửa mở ra thế giới, và vì nàng còn muốn tiến xa, rất xa.[/FONT]
    [FONT=&quot]*[/FONT]
    [FONT=&quot]Di cầm trong tay chiếc phong bì vừa nhận. Những tháng lương đầu tiên khiến nàng vui như Tết. Di vừa ngồi làm việc vừa tự cho phép mình hát lên nho nhỏ - điều nàng chưa bao giờ làm khi còn ở nhà bà nội. Hôm nay cửa hàng vừa nhập về đợt hàng mới gồm nhiều áo và chân váy cho mùa hè chớm đến, cô Quý đã dặn nàng phải dỡ và bày ra hết trong chiều nay. Bàn tay Di lướt trên mặt vải mềm mát rượi. Chà chiếc váy dài này không đẹp sao? Màu xanh tím sẫm sâu thẳm và mềm mại, đường diềm đính những viên đá nho nhỏ cùng màu biếc lấp lánh như những ngôi sao. Nếu không phải chi tiêu tằn tiện, dành tiền cho giấc mơ thì chắc chắn nàng đã mua ngay một cái rồi. Nhưng mà cũng không cần tiếc lắm, vì một trong những thú vui Di tự tạo cho mình là lén mặc thử những món đồ nàng thích nhất trong nhà kho, chỗ thường chẳng có ai lui tới ngoài nàng. Nhìn trước nhìn sau, Di chốt chặt cửa, bắt đầu mặc thử chiếc váy. Khóa kéo nằm sau lưng nên hơi khó một chút. Đẹp quá, trông cứ như công chúa ấy. Di xuýt xoa tự ngắm mình thật lâu, thật lâu.[/FONT]
    [FONT=&quot]Cọc, cọc, cọc![/FONT]
    [FONT=&quot]Tiếng gõ cửa vang lên cắt đứt không thương tiếc giấc mơ công chúa. Di giật mình:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Ai đấy?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Lại còn ai – giọng chanh chua của Ly vang lên – có bà khách dưới kia đang đòi xem trước hàng Kate Spade. Đưa cho tôi mấy cái trong thùng số 3 nhanh lên.[/FONT]
    [FONT=&quot]Di luống cuống cởi váy. Rủi làm sao, đúng lúc nước sôi lửa bỏng ấy, chiếc phéc mơ tuya sau lưng lại kẹt cứng. Hàng hiệu gì mà rởm thế không biết nữa. Tiếng Ly thúc giục:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cái con bé này ngủ quên trong đó hay sao thế? Khách hàng chờ lâu người ta bực bây giờ.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Đây đây, tôi đang soạn ra.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Thì cứ mở cửa trước đi, tôi làm cùng. Có dỡ hàng thôi mà cũng phải cài then kỹ thế?[/FONT]
    [FONT=&quot]Di biết không thể để Ly nhìn thấy nàng mặc trộm váy áo được, cô ta sẽ ton hót với bà chủ ngay cho mà xem. Cô Quý vốn tốt bụng, nhưng cô đã từng nhấn mạnh với nàng là : Không bao giờ mặc thử đồ, đến ướm lên người cũng không được. Vừa bực vừa cuống, Di cố sức kéo mạnh chiếc khóa.[/FONT]
    [FONT=&quot]Soạt![/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Gì thế hả?[/FONT]
    [FONT=&quot]Khánh Di đờ người, không trả lời Ly. Cuối cùng nàng đã cởi được váy, nhưng thà không được còn hơn. Phéc mô tuya bị kẹt mà nàng cứ kéo mạnh quá khiến phần lưng váy rách toạc một đường dài đến hai mươi phân. Nhìn trân trối vết rách, đầu óc nàng bắt đầu hoảng loạn. Chuyện gì sẽ xảy ra đây? Nàng sẽ phải đền tiền? Cô Quý sẽ ghét nàng, sa thải nàng. Nàng sẽ không còn tiền ăn, không còn chỗ trọ chứ đừng nói đến đi du học. Không, không thể để chuyện đó xảy ra được.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Sao không trả lời, có chuyện gì trong đó thế?[/FONT]
    [FONT=&quot]Ly bảo cô ta cần hàng ở thùng số 3 phải không nhỉ? Khánh Di mặc nhanh đồ, dúi đại chiếc váy vào dưới thùng hàng số 1. Rồi hít một hơi thật sâu, nàng ra mở cửa.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cô làm cái gì thế hả?[/FONT]
    [FONT=&quot]Đằng sau cánh cửa, Ly đứng nhìn nàng vẻ nghi ngờ.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Trả lời đi chứ, cô lén lút cái gì trong kho hàng?[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Đâu có… - Di nói chậm, cố nghĩ ra lý do gì đó – tôi lỡ để mấy cái thùng chẹn ngay cửa nên phải dọn ra rồi mới mở được ấy mà.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Để tôi vào xem.[/FONT]
    [FONT=&quot]Ly gạt nàng ra, bước vào trong. Di nín thở nhìn cô ta đi quanh phòng, đôi mắt cú vọ đảo khắp nơi tìm một dấu vết khả nghi. May sao, đúng lúc đó có tiếng người gọi với lên:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Tìm được đồ chưa, sao lâu thế?[/FONT]
    [FONT=&quot]Ly giật mình:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Tìm được rồi ạ, em đem xuống đây.[/FONT]
    [FONT=&quot]Cô ta vội vã cúi xuống thùng số 3, bới nhanh một số quần áo. Đúng lúc cô ta vội vã đi về phía cửa và Di tưởng có thể thở phào thì cái giọng bên dưới lại vang lên:[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]À này! Đợt này có hàng màu xanh tím than không, mang luôn chị xem. Con bạn nó nhờ tìm hộ mà mấy lần rồi cứ quên.[/FONT]
    [FONT=&quot]Tim Khánh Di tưởng rụng ra ngoài.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Ờ… có chị ạ. Có một cái của Lanvin, đợi em tìm.[/FONT]
    [FONT=&quot]Ly nói rồi bước đến bên thùng hàng số 1, bắt đầu bới. Di lạnh gáy vì hoảng sợ. Gần như vô thức, Di lao tới gạt Ly ra.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Gì hả? – cô ta trừng mắt nhìn.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]À… ờ… để em tìm cho. Chị cứ xuống đi không khách đợi.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Khỏi cần, tôi tìm luôn cho nhanh chứ đợi cô thì đến mai à.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Không, em đã bảo để em mà.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cái gì thế? Cô làm sao thế hả?[/FONT]
    [FONT=&quot]Ly bực dọc quát lên, gạt mạnh tay Khánh Di. Nào ngờ, đôi guốc 12 phân của cô ta phản chủ không đúng lúc, trẹo sang bên. Ly mất đà, ngã lăn quay xuống sàn kho, váy tốc hết lên.[/FONT]
    [FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Trời ạ! – cô ta la hét – Cô có bị điên không? Làm người ta…[/FONT]
    [FONT=&quot]Cô ta bất chợt ngưng bặt. Lòi ra bên dưới thùng hàng… là một góc chiếc váy Lanvin màu xanh tím.

    [​IMG]
    Source : muare.vn
    [/FONT]
  5. hung_hu

    hung_hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Tạ Thu Thủy - http://tathuthuy.wordpress.com/

    ...
    Nga cắn chỉ, đậy nắp hộp khâu rồi quay sang Di:
    - Chị sửa xong cái váy xanh cho em rồi này!
    - Ôi hay quá! Cảm ơn chị! Mai em sẽ mặc nó trong ngày làm việc đầu tiên.
    - Sao? – Nga ngạc nhiên - em chuyển chỗ làm rồi à?
    - Không, em vẫn làm chỗ cũ. Nhưng từ giờ em chuyển sang đứng quầy bán hàng.
    - Thế cô kia đâu, cái cô rất khó chịu hay bắt nạt em ấy?
    Im lặng hồi lâu, rồi Di quay nhìn ra cửa sổ
    - Nó về với mẹ rồi chị ạ.
    *
    - Cháu đã bảo cô bao nhiêu lần rồi. Cái con ấy vừa dốt vừa hay học đòi. Chứ cô bảo cái váy tự nhảy ra khỏi thùng, tự rách và tự chui xuống dưới thùng hàng được ạ? Hay cô bảo cháu đổ điêu cho nó. Có rất nhiều đứa tử tế hơn muốn vào làm ở chỗ mình chết được, cô cứ nhân nhượng cái con ấy làm gì…
    - Thôi cháu đừng nói nhiều nữa Ly. Di đang đứng ngoài kia đấy. Gọi nó vào đây cho cô.
    - Nhưng…
    - Cứ làm như cô bảo đi.
    Ngồi ngoài cửa, Khánh Di nghe trọn vẹn tất cả những gì Ly nói. Khi được gọi, nàng lặng lẽ bước vào phòng với dáng vẻ cam chịu. Bà Quý chăm chú nhìn cô gái gầy gò trước mặt. Gương mặt góc cạnh, đôi mắt to luôn nhìn một cách dữ dội, quần áo cũ kỹ nhưng gọn gàng; Di trông không giống bất kỳ đứa con gái nào khác ở cùng tuổi nó. Hẳn nó chưa bao giờ được mặc một bộ đồ tử tế…
    - Khánh Di! – bà nói nhẹ nhàng – cháu mặc trộm đồ rồi làm rách như vậy là rất tệ. Tuy nhiên, cô biết ai cũng có lúc phạm sai lầm và cháu không phải người xấu…
    Nghe đến đó, Di ngước lên với tia hy vọng vừa lóe lên trong mắt. Nghe có vẻ nàng có cơ may thoát vụ này đây… Hình như cũng nhận ra điều đó, Ly lập tức xoe xóe chen vào:
    - Cô! Sao cô lại để mọi chuyện xuê xoa đi như thế? Dù gì Di cũng đã mắc lỗi, mà là lỗi nặng. Cô mà không phạt thì đó sẽ là tấm gương rất xấu, mọi người sau này không ai coi lời cô ra gì nữa cho xem.
    - Ly! – Bà Quý nhắc hơi khó chịu – bản thân cô biết phải làm gì, không cần cháu ngắt lời dạy bảo như thế. – bà ngưng lại hồi lâu - Nhưng dù sao… chị Ly nói đúng đấy. Thưởng phạt phân minh, có lẽ cô vẫn phải phạt cháu theo cách nào đó.
    Di tức giận nhìn Ly hồi lâu rồi quay sang bà Quý, không tránh khỏi run run giọng:
    - Cô… sẽ đuổi việc cháu phải không??
    - Không. Cháu là người được việc, nếu muốn cháu vẫn có thể ở lại. Nhưng… - bà ngưng lại một lát – chiếc váy cháu làm rách có giá 1250 đô.
    - Cô định bảo cháu phải đền 1250 đô la??? Cháu làm gì ra ngần ấy tiền cơ chứ?
    - Cô biết. Coi như vì cô quý cháu, cháu chỉ phải đền 3 tháng lương cho việc này thôi.
    Im lặng hồi lâu.
    - Vâng, nhưng cháu sẽ lấy chiếc váy đó.
    - Sao?
    - Cháu sẽ lấy chiếc váy xanh đó. Có thể coi như cháu đã mua nó phải không ạ??
    - Ờ, được thôi. – Bà Quý hơi ngỡ ngàng - Cháu cứ lấy nếu muốn. Dù sao cũng chẳng bán được cho ai nữa.
    Di không nói gì thêm, chào bà chủ rồi quay người bỏ ra ngoài, đầu ngẩng cao kiêu hãnh. Bà Quý ngồi đó nhìn theo dáng nàng bước đi, khẽ lẩm bẩm:
    - Một con bé thật là kỳ lạ. Rồi cuộc đời nó sẽ nhiều chuyện để nói lắm đây.
    *
    - Sao chị lại phải hại tôi như thế? Tôi có thù oán gì với chị hay sao?
    - Ha, ai rỗi hơi mất công đi hại cô. Cô sai rành rành, tôi chỉ báo cáo lại vụ việc theo đúng trách nhiệm thôi.
    - Đúng – Di nghẹn lời – đúng là tôi sai. Nhưng chị cũng đâu cần phải xúi cô Quý phạt tôi như thế.
    - Tôi chả xúi thì cô ấy cũng làm vậy thôi. Với cả, mẹ cô không dạy nổi cô cho ra hồn thì cũng phải có ai làm việc ấy chứ.
    - Đừng có nói động đến mẹ tôi. – Di quát lên.
    Ly nhìn vẻ mặt tức giận của nàng, bỗng nhiên bật cười.
    - Ồ, tôi xin lỗi, xin lỗi. Dĩ nhiên cô phải bảo vệ mẹ mình rồi, bởi con nhà tông không giống lông cũng giống cánh mà. Hơ hơ hơ…
    Di đứng bật dậy giơ tay định tát vào mặt Ly nhưng cô ta nhanh chân nhảy bật ra sau. Cô ta cười xảo quyệt:
    - Cô sẽ không bao giờ dám đánh tôi đâu. Bởi vì… - Ly vớ đại một chiếc áo trên giá treo – tôi sẽ xé rách chiếc áo này rồi hét lên thật to: Cô ơi, Khánh Di nó cay cú cô nên phá hoại cửa hàng. Cháu cố ngăn mà không được. Nghe hợp lý không?
    - Cô đúng là đồ điên. Chẳng ai làm thế… - Di kinh ngạc lắp bắp
    - Ồ, tôi làm chứ. Lúc đó á, cô không cần đền ba tháng lương đâu mà được ra thẳng công an phường cơ. Tha hồ vui vầy nhé.
    Đôi mắt Di nhìn đứa con gái điên khùng độc ác đó trừng trừng tưởng rách ra được. Bàn tay nàng nắm lại chặt đến trắng bợt. Giây lát sau, nàng chầm chậm rời mắt khỏi gương mặt đắc thắng đó, lặng lẽ cầm chiếc váy xanh nhét vào túi rồi trở lại làm công việc của mình. Đằng sau nàng, Ly bật lên cười hơ hơ, hơ hơ.
    Đồ ngu!
    *
    Mình sẽ không bao giờ, không bao giờ tha thứ cho con khốn Ly với chả biệt đó – Di nghĩ trong khi khóc cay đắng.
    Nàng đã phải vét đến đồng xu cuối cùng trong tất cả số tiền dành dụm suốt thời gian qua, cộng thêm một ít vay của chị Nga để đền cho cửa hàng, nhưng chừng đó cũng chưa bằng việc cô ta đã sỉ nhục nàng, sỉ nhục người mẹ đã khuất của nàng, thách thức và đe dọa nàng. Vậy mà nàng chẳng thể làm gì, thậm chí đến một cái tát nhỏ bé cũng không. Lòng Di nặng trĩu khi lê bước trên con đường quen thuộc trở về nhà, và còn nặng hơn thế nữa khi nhìn thấy Tâm – gã người yêu dở người thích bói toán của chị Nga đang nằm khểnh trong tư thế quen thuộc.
    - Chào em gái! Làm gì mà trông buồn thế? – gã tươm tướp
    Nàng chẳng buồn trả lời.
    - Sao không nói gì? Biết đâu anh giúp được.
    - Anh thì giúp đỡ cái nỗi gì? Đến kiếm một công việc tử tế anh còn không làm nổi nữa là.
    - Ấy đừng nói thế mất lòng nhau lắm em – gã cười hềnh hệch – chẳng qua anh…
    - Đang đợi thời vận chứ gì? Tôi biết thừa. Mà thôi… - Di phẩy tay vẻ chán nản – tôi có tâm trạng nào mà đôi co với anh.
    Nhưng Tâm vẫn không chịu buông tha nàng:
    - Em gái, đang có kẻ xấu phá em phải không. Nó hiện rõ trên khuôn mặt em kia kìa.
    - Thôi đi ông. Ông lại định giở bói toán ra với tôi đấy à?
    - Không hẳn là bói toán, nhưng anh biết tất cả về em. Nghe anh này – gã nói tiếp, tảng lờ thái độ của nàng – Em sinh ra trong nghèo khó. Em có khát khao thay đổi số phận, em tham lam, liều mạng và đầy kế sách khôn ngoan…
    Nàng quay lưng bỏ đi.
    - Số phận sẽ tặng cho em một cuộc sống tuyệt vời, xa hoa hơn cả những gì em có thể tưởng tượng…
    Nàng đã ra đến cửa.
    - … ngay khi em biết gạt ra khỏi đường đi những kẻ dám cản trở mình.
    Nàng sững người, chầm chậm quay đầu lại nhìn Tâm như thể chưa bao giờ từng nhìn gã thực sự. Im lặng giây lát..
    - Anh… hãy kể thêm cho tôi nghe về tôi đi!
    *
    Năm ngày sau! Chín giờ tối!
    - Di, đã đóng cửa sổ tầng trên chưa? Quên là mai cô mắng đấy! Diiiiii! Ơ cái con này…
    Ly bực mình hết sức. Ngày mai mình phải nói lại với cô Quý về chuyện đuổi việc cái con vô dụng này mới được. Gọi mãi mà vẫn không thấy bóng dáng Di đâu, Ly đành vứt toẹt chiếc túi xách xuống quầy rồi tháo guốc chạy lên tầng kiểm tra cửa sổ. Ngay khi bóng cô ta vừa khuất trên cầu thang, Di từ phòng thay áo lách ra, nhanh nhẹn mở túi xách của Ly. Nàng nhanh chóng tìm thấy phong kẹo cao su Extra loại Ly vẫn thường ăn, bèn đánh tráo nó bằng một phong khác thoạt nhìn giống y hệt mà nàng đã dùng địa chỉ giả đặt mua trên mạng mấy hôm trước. Nàng vừa đặt túi xuống vị trí cũ thì bỗng giật bắn mình:
    - Ai cho cô bỏ đi thế hả, đã hết giờ làm đâu?
    - Chín giờ rồi mà chị. – Di nhỏ nhẹ - Với cả em đem túi rác bỏ ra ngoài chứ đã về đâu.
    - Phải qua chín giờ mới được rời cửa hàng – Ly lầm bầm – làm người ta mất bao công chạy lên.
    Rồi cô ta xách túi cau có bỏ ra ngoài.
    Chín giờ hai mươi phút tối!
    Bà chủ quán trà đá trước cổng khu tập thể khẽ liếc “con Ly chảnh chọe” – như cách bà vẫn gọi đứa con gái chanh chua hay chửi nhau với mấy chị sồn sồn trong khu – vừa nhai kẹo cao su nhóp nhép vừa phóng xe qua quán của bà để lên nhà, khẽ nguýt dài: Rõ ra cái đồ xớn xác. Rồi 30 giây sau, bà chuyển chú ý sang cô gái buộc tóc đuôi ngựa, đội mũ lưỡi trai, mặc áo sơ mi cũ và đeo cặp kính trắng to choán hết nửa khuôn mặt đi chiếc xe đạp cà tàng vừa đỗ lại trước quán bà. Cô ta dựng xe, xốc lại ba lô. Rồi thở hổn hển vẻ nhọc mệt, cô gọi một cốc trà và nhẹ nhàng ngồi xuống chiếc ghế trong góc lôi điện thoại ra bấm, thỉnh thoảng lại liếc lên một ô cửa nào đó trong hàng mấy chục ô cửa sáng đèn trên khu tập thể. Vốn đã quá quen với những hỉ nộ ái ố của cả trăm kiếp người ô hợp, bà bán quán tin chắc cô gái này đến đây tìm anh chàng nào đó trong đám sinh viên trọ trên tầng ba, và giờ đang nhắn tin hẹn anh ta xuống. Chắc là thằng Nam, hay thằng Tuấn, cũng có thể là thằng Lộc. Mà không, thằng Lộc nó có người yêu rồi, con bé đáo để thế đố dám ***** nhăng… Đúng lúc đó, có mấy cậu công nhân đi làm về sà xuống quán làm bà nhất thời bận rộn pha trà lấy thuốc. Bà không nhìn thấy Ly mở toang cửa sổ thò đầu ra ngoài hóng gió đêm, bàn tay phẩy quạt phành phạch ra chiều nóng bức lắm, và cũng quên luôn cô gái đợi người yêu nọ cho đến một lúc sau, khi cô ta đứng lên trả tiền và im lặng đi mất.
    - Tội nghiệp con bé! – bà chép miệng thành tiếng khi nhìn theo cái dáng lủi thủi của cô – chắc nài nỉ mãi thằng kia không chịu xuống. Mà cũng phải, con gái con đứa đeo cái đít chai dày thế kia giai nào nó chịu yêu.
    Mai bà phải hỏi thằng Nam và thằng Tuấn vụ này mới được.
    *
    Mười giờ mười phút tối!
    Anh chàng trông quán Internet ca muộn trong một con hẻm nhỏ xíu khẽ ngáp rồi ngẩng đầu lên nhìn cô gái mới bước vào. Mái tóc ép thẳng tưng, lớp trang điểm thật dày và chiếc áo trễ nải hở hẳn một bên vai – anh biết thừa cô ta là thể loại nào. Mấy đứa con gái cùng lối phục trang như cô đang ngồi gần đấy hẳn cũng cùng suy nghĩ với anh trông quán nên lườm cô một cách khinh thị và huých nhau chỉ trỏ. Vờ như không hề để ý đến những điều đó, cô gái bước vào yêu cầu một máy có webcam ở góc khuất nhất. Một hai người để ý có thoáng thấy cô đẩy webcam cho soi đúng vào phần ngực, rồi kéo vai áo xuống thật thấp. Một lúc sau, cô đứng dậy trả tiền net rồi bỏ đi. Mấy đứa con gái lúc nãy bảo nhau:
    - Đấy, nghề nào cũng phải có trình của nó chứ tưởng à. Trông ngu ngu bẩn bựa thế thằng nào nó thèm đến “cứu”.
    Rồi các cô rúc rích cười vẻ mãn nguyện lắm.
    *
    Mười một giờ tối!
    Ly thấy cực kỳ khó chịu, bức bối, người nóng như lửa. Hình như mình bị ốm thì phải, hay là vừa rồi đi đường trúng gió không biết. Lơ mơ, cô nghe tiếng chuông cửa liền lảo đảo ra mở. Bên ngoài là bốn gã thanh niên. Cô định hỏi bọn họ là ai nhưng lắp bắp mãi vẫn không nói được từ nào ra hồn. Bọn chúng cười hỉ hả với nhau, tự tiện vào nhà đóng cửa lại. Cô nghe loáng thoáng:
    - … tao thắng nhé … đã cá là nó đang phê thuốc mà…
    - … chưa gì đã đòi tiền … chơi đi đã…
    - Hê em …
    Ly không hiểu họ nói gì cả. Đầu óc cô quay quay, mê muội. Cô không hề có phản ứng gì khi mấy gã trai cùng ôm choàng lấy cô đầy khoái chí.
    Cửa sổ lặng lẽ khép lại.
    *
    Cùng lúc ấy, Khánh Di trở về nhà trong chiếc áo sơ mi cài kín cổ, vứt mấy tờ giấy ướt vừa dùng chùi phấn và cả cặp kính trắng to tướng vào sọt rác ngoài cổng. Nàng đẩy cửa phòng, mỉm cười chào chị Nga cùng người yêu chị.
    - Chị có dùng nhà tắm không, em vào lâu đấy nhé!
    *
    Câu chuyện nóng sốt với đầy những tình tiết giật gân làm nổ tung những cái miệng khoái tung tin và rung chuyển cả khu tập thể xảy ra vụ việc cũng như mấy khu quanh đó vào sáng hôm sau. Bà bán trà đá nghe hai cậu Nam và Tuấn kể lại. Anh trông quán Internet đọc tin trên báo mạng. Các cô gái “cứu nét” biết cuối cùng vì các cô đến chiều mới ra khỏi giường gặp gỡ nhau buôn tin bán tức: Có con bé con nhà giàu tên H. T. Ly, được bố mẹ chiều chuộng mua hẳn căn nhà cho đi học Đại học trên thành phố mà không biết đường học hành cho tử tế, lại thích tụ tập trai gái sa đọa, đêm qua đã bị *********** tập thể một cách dã man. Công an đã bắt được các đối tượng gây án, gồm bốn thanh niên vô công rồi nghề cư trú gần đó. Bọn chúng phủ nhận tội và cho rằng chính cô Ly kia đã chủ động mời bọn chúng tới nhà. Bốn tên như một, đều khai tối qua cùng tụ tập lên mạng “săn hàng”, gặp một đứa ăn nói lả lơi cho địa chỉ mời chúng đến nhà cùng “vui vẻ”. Khi thu thập chứng cứ trong chiếc máy tính chúng đã dùng, công an quả nhiên thu được một đoạn chat có nội dung rất thô tục trong phần Message Archive cùng nhiều hình ảnh chụp bằng webcam từ cổ xuống gần hết phần ngực của một cô gái. Tuy không nhìn thấy mặt cô nhưng đối chiếu chứng cứ thấy hình ảnh trong webcam và H. T. Ly đều có một nốt ruồi son lớn nằm ngay dưới xương quai xanh bên trái. Bên công an đi đến kết luận Ly cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì đã sống buông thả thác loạn, dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Bốn tên kia do đó cũng được hưởng một mức án không nặng lắm. Bố mẹ nạn nhân cực lực phản đối kết luận này, nhưng không thể làm được gì vì chính Ly thì lại chẳng thể lên tiếng bảo vệ cho mình. Cô ta bị hoảng loạn tinh thần rất nặng, không chịu nói chuyện với bất cứ ai và được gia đình đưa về quê ngoại tìm thầy chạy chữa.
    Cả bà bán trà đá, anh trông quán Internet lẫn mấy cô gái “cứu net” chẳng hề có ai mảy may liên hệ câu chuyện hình sự này với cô gái lạ mặt họ gặp tối hôm trước cả.
  6. hung_hu

    hung_hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Máy bay từ từ hạ độ cao rồi nhẹ nhàng đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Chiếc thang chuyên dụng được đưa đến kê sát cửa máy bay, một dòng người bắt đầu từ từ tuôn ra từ trong khoang. Cô gái trẻ bước xuống, đưa tay gạt mái tóc bị gió thổi tung, nheo mắt nhìn cái nắng mênh mang của đất phương Nam hội hè phù hoa. Chỉ mới hai năm mà cô đã đổi khác đến không thể tin được: dáng người cao và đôi chân dài đi giày cao gót đen mảnh mai khiến cô trông hơi giống một người mẫu, còn mái tóc mượt mà búi gọn gàng sau gáy và bộ đồ màu be lịch sự nền nã lại dễ khiến người ta nghĩ cô là một giám đốc Marketing trẻ tuổi thành đạt. Chỉ còn đôi mắt, mà cũng phải nhìn thật kỹ, là còn sót lại chút gì của cô bé Khánh Di xưa kia: đen như màn đêm với cái nhìn vừa u buồn vừa dữ dội.
    Thời gian không thực sự hiện hữu, nhưng sự tác động của nó lên đồ đạc, cây cỏ, con người, cuộc sống… thì lại mạnh mẽ và rõ ràng đến không thể phủ nhận. Trong khoảng thời gian hai năm mà đối với bao người là vô cùng ngắn ngủi, Khánh Di đã kịp tốt nghiệp cấp III, không thi Đại học mà dành toàn bộ thời gian làm việc kiếm tiền. Nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh, Di chiếm được trọn cảm tình của bà Quý – bà chủ của một hệ thống rất nhiều cửa hàng thời trang cao cấp trải suốt trong Nam ngoài Bắc. Từ phụ việc cửa hàng, nàng leo lên vị trí nhân viên bán hàng rồi đến quản lý cửa hàng. Công việc rất bận, nhưng mức lương trả thì tốt, và nàng đã để dành được một khoản kha khá, dự định vài tháng nữa sẽ làm một chuyến vào TPHCM thăm chị Phương, sau đó là đi du học.
    Tuy nhiên “vài tháng nữa” đã là dự định của hôm qua. Bây giờ nàng ngồi đây, trên băng sau chiếc taxi vừa bắt ở sân bay. Nàng không nhìn thấy cảnh vật lao vun vút qua kính xe, không nghe thấy câu chuyện một phía của bác tài. Đầu nàng chỉ nghe văng vẳng cuộc chuyện trò khủng khiếp ngày hôm trước.
    - A lô!
    - Cô Nguyễn Khánh Di?
    - Vâng, ai đấy ạ??
    - Đây là Bệnh viện Chợ Rẫy, xin hỏi cô có quen ai là Nguyễn Thu Phương không?
    - C…ó! – Tim Khánh Di bỗng thắt lại trong một nỗi sợ hãi khủng khiếp. Bệnh viện Chợ Rẫy???
    - Tôi rất tiếc phải thông báo, cô Nguyễn Thu Phương được đưa vào viện sáng nay. Chúng tôi đã làm hết sức nhưng do vết thương quá nặng, cô ấy mất ít phút trước. Chúng tôi tìm trong tư trang của cô ấy chỉ thấy có địa chỉ và số điện thoại của cô…
    - …
    - Cô còn đấy không vậy? A lô!!
    - …
    A lô! A lô! Alô !!!!!!!!!!!
    Đó là một cơn ác mộng không có thật… Chị Nga đi làm về vào buổi chiều và hoảng hốt đánh rơi cả túi xách khi tìm thấy Di nằm tã tượi trên ghế bành, mắt mở to trân trân, điện thoại vẫn cầm trong tay. Nàng không nghe thấy chị gọi, cũng không nhận biết bất cứ thứ gì. Tựa hồ như nàng đã thu kín vào trong bể cô đơn mênh mông của chính mình, không còn biết đến thứ gì khác ngoài những cảm giác của bản thân. Trí óc nàng lãng đãng quay về miền ký ức quá khứ xa xôi...
    Khác với hầu hết những đứa trẻ khác mà mối dây tiếp xúc đầu tiên đối với thế giới là “tình mẹ” thiêng liêng, hình ảnh đầu tiên cô bé Khánh Di khắc sâu trong trí óc là gương mặt tròn xinh của cô chị gái bé nhỏ. Mặc dù chỉ hơn em ba tuổi nhưng hoàn cảnh cũng như tình thương đã đưa đẩy Phương lớn sớm hơn tuổi thật rất nhiều. Chính là bàn tay còn vụng dại của chị ngửa ra xin bà xin bố từng đồng bạc lẻ để “nuôi em”, cũng chính là bàn tay ấy đội nón lúp xúp ra hàng tạp hóa mua về những gói sữa đậu nành bọc trong túi ni lông về xúc từng thìa cho em uống, rồi lại chính bàn tay ấy vuốt khô những giọt nước mắt nức nở của một tuổi thơ đầy cô đơn, tủi hờn và thiếu thốn. Chị ơi, em không yêu mẹ bởi mẹ đã bỏ em từ khi em vừa mới ra đời, em căm thù bố vì điều duy nhất ông ta làm cho em là “ọe” ra em trong một cơn say túy lúy nào đó, em căm ghét bà vì chỉ hắt cho chị em ta những hạt cơm đong đầy tủi nhục, em cũng không muốn gặp lại dì Hà – chỉ biết thể hiện yêu thương bằng những lời sáo rỗng. Nhưng chị ơi - cả đời em em có còn ai nữa đâu ngoài chị? Chẳng lẽ em không bao giờ còn được chị ôm vào lòng khóc cho thỏa những khi cuộc đời làm em đau đớn? Chẳng lẽ em không bao giờ còn được hít mùi hương dầu gội thuần khiết thoang thoảng trên tóc chị, chẳng lẽ em không còn được ngồi bên chị, nắm đôi bàn tay chất chứa yêu thương thơ ấu? Không còn lấy cho em một chốn về bình yên. Chị…
    Trong suốt hai ngày liền Nga thấy Di chỉ ngồi đúng một vị trí đó, gần như đúng một tư thế đó. Nàng khóc, khóc qua ngày đến đêm rồi lại khóc đến khi bình minh mờ sáng, khóc như chưa bao giờ được khóc. Những giọt nước mắt dồn nén qua bao nhiêu năm dài tuôn trào xối xả như mưa, tóc nàng lỏa xỏa rơi trong những ngón tay nắm chặt đến trắng bệch. Nỗi đau mất mát bao trùm quanh nàng đậm đặc như sương mù sớm đông. Lần đầu tiên, Nga kinh ngạc nhận thấy dòng năng lượng sôi sục tỏa lan ở cô gái kỳ lạ này. Dường như nỗi đau, niềm vui cũng như ý chí của nàng đều cùng mãnh liệt như nhau, chúng tạo thành một ngọn lửa rừng rực có sức mạnh khủng khiếp đủ thiêu cháy tất cả mọi vật trên đường đi của nó. Bỗng nhiên thấy hơi sợ, chị không dám hỏi gì, chỉ lặng lẽ đem đến cho Di chiếc khăn mặt ướt và vài món ăn mà nàng không hề đụng đến.
    Sau năm lần món ăn và khăn mặt ướt, Nga mở cửa phòng và thấy một chiếc ghế trống. Di đã đi rồi, không một lời nhắn lại.
    *
    - Thế là chỉ còn mình em với thế giới.
    Di quyết định không đưa chị nàng về quê mà an táng ngay ở một nghĩa trang của Sài Gòn. Ít ra đó cũng là nơi chị ấy đã từng hạnh phúc. Không thấy một ai đến, lễ tang đã nhỏ lại càng cô đơn đến thảm hại. Di thắp ba nén nhang rồi đứng lặng yên một mình trước nấm mồ còn mới. Lòng nàng tràn ngập căm thù và giận dữ, nhưng cũng đầy nuối tiếc. Nàng nhớ lại gương mặt tròn xinh xắn và nụ cười đáng yêu của chị. Một sinh linh nhỏ bé đã đến và đi trong cuộc đời này mà không ai biết, chẳng ai hay. Một sinh linh nhỏ bé mà ước muốn duy nhất chỉ là tìm cho mình một mái ấm giản dị bình yên. Để rồi chị đã tìm được gì? Một cái chết không rõ ràng. Bác sĩ cho biết một số người đi tập thể dục buổi sớm tìm thấy chị nàng nằm trong một hẻm vắng, thân thể bầm dập và mất máu rất nhiều. Chị không thể thốt được lời nào rõ nghĩa cho đến tận lúc ra đi. Và giờ chị nằm đây, một mình trong chiếc hòm gỗ rẻ tiền chôn sâu dưới hàng mét đất đầy giun rết, chỉ có duy nhất tiếng khóc của một đứa em đưa tiễn. Thời gian sẽ trôi đi, mọi người sẽ đi qua. Thân thể chị sẽ tan nát rồi hòa lẫn trong lòng đất. Chị sẽ biến mất không còn dấu vết, người ta sẽ lãng quên chị như lãng quên hàng triệu triệu con người bé nhỏ vẫn cần mẫn cày cuốc những thú vui nhỏ bé và mong ước một cuộc sống ấm áp tràn trề tình yêu trong cuộc đời này.
    - Mình sẽ không bao giờ như chị - Di tự nhủ - Nếu mình có chết, cái chết ấy phải khiến hàng triệu người biết đến, hàng nghìn kẻ xót thương và hàng trăm kẻ giận dữ.
    Di đã hoạch định sẵn con đường của cuộc đời mình, và nàng biết nàng sẽ đi đến đích. Nhưng trước tiên, nàng phải tìm hiểu cho ra ngọn ngành cái chết bí hiểm của chị đã. Nhìn lại nấm mồ một lần nữa, Di quay lưng bước đi. Trên tay nàng có một số điện thoại được ghi cẩn thận. Đó là điểm khởi đầu.
    ...
  7. hung_hu

    hung_hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Tạ Thu Thủy - http://tathuthuy.wordpress.com/
    ...
    Cuộc chuyện trò 15 ngày trước:
    - Di đấy à? Chị đây.
    - Chị Phương!
    Di ngạc nhiên lắm bởi nàng hiếm khi nhận được điện thoại của chị. Chị Phương là kiểu người bảo thủ ngại tiếp xúc cái mới. Mặc cho người người email, nhà nhà yahoo chat, thư từ chị vẫn trung thành với kiểu thư tay dán tem. Chị cũng nhất định không chịu sắm điện thoại di động với lý do mình có đi đâu mấy đâu, có việc gì cứ gọi qua điện thoại của khu trọ là được rồi… Lúc này chị đang líu lo như trẻ con:
    - Chị gọi em vì muốn báo một tin vui: Chị sắp lấy chồng.
    - Chị bảo sao? – Khánh Di ngỡ ngàng – lấy ai thế ạ?
    - Sếp tổng công ty chị nhé! – giọng Phương đầy tự hào - Anh ấy vừa mới ngỏ lời hôm trước. Mai chị sẽ chuyển về căn biệt thự nhà anh ấy. Em ghi lại số đi, có gì cần còn gọi.
    Sếp công ty chị Phương. Di vừa vớ bút ghi số vừa nhớ lại bức thư đầu tiên của chị hai năm trước: “…mặc dù đã hơn bốn chục “cái xuân xanh”, trông ông ta vẫn rất được, nhìn như mấy anh Hàn Quốc trên phim ấy…”
    - Vậy ư? Em mừng cho chị…
    - Dĩ nhiên là mừng rồi. Mà anh ấy có một cậu con trai nữa, chị sẽ thành mẹ kế em ạ. Nghe có buồn cười không?
    - Anh ta có con trai à? Bao nhiêu tuổi hả chị?
    - Ờ… chị quên chưa hỏi, nhưng hình như cũng không bé bỏng lắm đâu.

    - Thật vô lý! – Khánh Di tức giận đến run người – Các anh là công an mà lại để người ta “chết không rõ nguyên nhân” sao?
    - Cô thông cảm – anh công an nhìn nàng vẻ chán chường – chúng tôi đã làm hết sức nhưng chẳng có manh mối gì cả. Chỉ biết nạn nhân chết do chấn thương mạnh làm dập lá gan và mất máu từ vết thương phần mềm. Xung quanh hiện trường không ai nhìn thấy hoặc nghe thấy gì đặc biệt. Ông Hoàng Ngọc Đức giám đốc công ty Da giày Đức Bình xác nhận đúng là ông có quan hệ tình cảm với cô Phương nhưng chưa hề mời cô ấy về nhà ở. Vào ngày người ta tìm thấy chị cô thì ông ấy đang đi công tác Đà Nẵng.
    - Còn… - Di suy nghĩ nhanh – con trai anh ta?
    - Cậu ấy ở nhà một người bạn qua đêm đến tận trưa hôm sau mới về. Họ đều có bằng chứng ngoại phạm.
    - Không thể như thế được. Tôi tin chắc hai người đó - hoặc là cha hoặc là con – có liên quan đến cái chết của chị tôi. Mấy ngày trước chị ấy nói rõ ràng là chuyển đến nhà bên đó ở mà bây giờ ông ta lại chối, thậm chí ông ta cũng không thèm đến dự lễ tang nữa.
    - Việc chị cô có chuyển đến đó hay không chỉ dựa trên lời nói của cô thì chẳng có giá trị gì cả. Còn việc ông Đức không đến dự lễ tang thì kể cũng hơi quá đáng – anh công an có vẻ đã hết kiên nhẫn – nhưng cô không thể dùng cái đó làm bằng chứng quy chụp ông ta gây ra cái chết của cô Phương được. Hơn nữa… - anh ta nhìn nàng – đến 90% các cô công nhân may sống xa nhà thiếu thốn tình cảm thường có nhiều quan hệ phức tạp, cũng chẳng ít những vụ kiểu này…
    - Anh đừng có xúc phạm chị tôi. – Khánh Di hét lên – nếu không tôi sẽ… báo cáo với cấp trên của anh, sẽ làm to chuyện, sẽ… sẽ…
    Chưa đầy một phút sau nàng đã thấy mình đứng ngoài đường.
    Chẳng lẽ để chị Phương chết oan uổng sao? Di buồn bã nhìn mảnh giấy ghi số điện thoại. Công an không cần nó, vậy thì nàng phải tự điều tra lấy vậy. Trước tiên nàng phải tìm hiểu về gã giám đốc khả nghi này đã. Nàng gọi thử đến số máy đã ghi:
    - A lô! – Một giọng nữ trung niên trả lời.
    - Xin hỏi anh Đức có nhà không ạ?
    - Không, ông ấy đi vắng rồi. Chị tên gì thế để tôi về nói lại với ông ấy.
    - Em là… em là Mai bạn cũ của anh ấy. Chị là vợ anh Đức ạ , em chưa biết đấy.
    - Không, tôi là quản gia thôi.
    - Ô – Di bỗng nhiên cười to. Nàng biết không nên bứt dây động rừng khi mọi việc chưa rõ ràng – kinh thật đấy. Sinh viên mà đã có quản gia, nhất anh Đức.
    - Cái gì? Sinh viên nào?
    - Ơ, thế đây không phải nhà anh Đức sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố ************** sao?
    - Dồi ôi, mất thì giờ. Nhầm máy rồi nhá!
    Đầu dây bên kia dập đánh cốp một cái đầy giận dữ. Không chần chừ, nàng lại bấm tiếp số khác.
    - Tổng đài 1080 nghe đây!
    - Xin cho hỏi địa chỉ của số điện thoại 08.73…
    - Số điện thoại này không công khai địa chỉ, chúng tôi không thể…
    Di cúp máy. Tệ thật, nhưng không sao. Nàng suy nghĩ một lát rồi tìm đến một quán Internet, vào Google, gõ “Công ty Da giày Đức Bình”. Máy lập tức cho kết quả. Nàng ghi lại địa chỉ, số điện thoại của công ty rồi lại gõ tiếp “Ông Hoàng Ngọc Đức, Giám đốc Công ty Da giày Đức Bình” và bấm vào phần Image, tuy nhiên không có tấm ảnh nào của gã giám đốc được công khai. Thôi đành vậy, có ít còn hơn không, thế là tạm đủ cho nàng vào việc rồi.
    *
    Chiếc taxi phanh kít lại trước Tổng công ty Da giày Đức Bình, nằm trong khu công nghiệp X. Di ngước nhìn cánh cổng sắt lớn. Bên trong cổng là một khu đất rộng mênh mông với các khu nhà xưởng và văn phòng. Nàng bước đến trước cửa bốt bảo vệ:
    - Tôi muốn gặp … - Di định nói tên gã giám đốc nhưng lại thôi - ờ… bộ phận phân phối sản phẩm.
    - Cô đã hẹn trước chưa?
    - Rồi, ba giờ chiều nay.
    - Thế hả? Sao tôi không nhớ nhỉ? – Ông bảo vệ nhíu mày, cúi xuống giở giở cuốn sổ. – Tên cô là gì?
    Cơ hội bằng vàng, Di lướt thật nhanh qua cánh cổng.
    - Này cô kia!
    Nàng cắm cổ chạy thật nhanh. Ông bảo vệ quát to gọi ai đó. Còi báo động nổi lên ầm ĩ.
    Tim đập thình thình, Di nép vào sau bức tường, nghe tiếng những bước chân chạy thình thịch bên ngoài. Giọng đàn ông to khàn:
    - Chả thấy nó đâu cả.
    Lại thịch thịch, thở hổn hển. Giọng ông bảo vệ:
    - Nó vừa chạy vào đây mà. Chắc ăn cắp.
    - Trông nó thế nào?
    - Ờ… à… khá cao, tóc búi nhuộm nâu, mặc áo sơ mi trắng…
    Không còn như thế nữa đâu ông nội ạ - Di cười khẩy. Đứng sau bức tường, nàng cởi áo sơ mi rồi mở túi xách lôi ra một chiếc áo phông đen mặc vào, đồng thời xõa tóc ra. Đợi những tiếng nói và tiếng chân đi khuất nàng mới ló đầu ngó nghiêng. Không thấy ai, nàng xách túi đường hoàng bước ra.
    Hoàng Ngọc Đức, Nupakachi!

    ...[​IMG]

  8. hung_hu

    hung_hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Tạ Thu Thủy - http://tathuthuy.wordpress.com/
    Nhìn từ bên trong, đại bản doanh Công ty Da giày Đức Bình còn rộng lớn hơn nhiều. Di rảo bước, vừa đi vừa quan sát xung quanh qua khóe mắt. Có một hai người chú ý đến nàng nhưng lại quay đi ngay, chắc ở đây người ta cũng không biết hết nhau. Nàng thận trọng đi qua những phân khu nhà máy rộn ràng âm thanh sản xuất, tìm đến tòa nhà văn phòng. Đó là một tòa nhà cao mười tầng, sơn vàng với cổng sắt và những ô kính có chấn song inox kiên cố, ở cửa chính ngồi lù lù một người đàn ông đeo băng tay đỏ của bảo vệ. Cứ như một pháo đài ấy – Di nghĩ. Ông bảo vệ, như bình thường chắc chỉ ngồi ngáp ruồi, nhưng có vẻ như thông tin có kẻ đột nhập nhà máy đã được chuyển đi các phân khu, nên giờ ông ta đứng chắp tay sau lưng, chăm chú nhìn tận mặt từng người đi qua. Chết tiệt thật! Ông gác cổng ngoài kia mới chỉ nhìn thoáng mặt nàng và nàng cũng đã thay quần áo nên khả năng bị nhận diện không phải là cao, nhưng mỗi nhân viên trong khu văn phòng đều đeo một thẻ từ có in ảnh hình chữ nhật khá to trước ngực, không có thì không thể đi qua cửa điện tử. Làm thế nào đây? Chỉ có một cách… Di chưa bao giờ ăn cắp của ai cái gì – kể cả khi đói nhất. Nhưng bây giờ không phải “chưa bao giờ”, và cũng không phải lúc để đóng vai đạo đức. Nàng quay nhìn xung quanh, lập tức phát hiện thấy đối tượng – một anh chàng đang đứng tán gẫu với mấy người khác trước cửa văn phòng. Anh ta có vẻ cẩu thả, sơ mi nhăn nhúm cắm thùng một nửa, thẻ tên gài hờ hững trong túi quần sau. Liếc ông bảo vệ, thấy ông ta vẫn đang mải nhìn từng người đi qua cửa, Khánh Di không chần chừ tiến thẳng tới chỗ anh chàng đó, ra vẻ vô tình quệt tay vào mông anh ta. Trót lọt! Nhanh như chớp, chiếc thẻ được nàng giấu vào nếp áo, đến khi đi cách họ vài mét mới lôi ra đeo lên cổ.
    Khi Khánh Di tiến tới phía cửa thì qua khóe mắt, nàng thấy anh chàng bị mất thẻ cùng tốp của anh ta cũng bắt đầu ngừng tán gẫu và chuẩn bị vào văn phòng. Nàng đi nhanh hơn, khi đi qua cửa cố tình hơi nghiêng về phía bên kia để ông bảo vệ không nhận ra người trên ảnh không phải là nàng. Áp chiếc thẻ từ vào bảng nhận diện, nghe rè lên một tiếng, nàng đi qua ngay không quay đầu lại. Có tiếng nói ở đằng sau lưng:
    - Cậu Hùng này, thẻ đâu?
    - Ơ, cháu nhớ rõ ràng đã nhét vào đây cơ mà.
    - Nhét cái chỗ thẻo đảnh ấy rồi lê la trà đá thì chả rơi mất còn gì. Đi tìm lại ngay không tao không cho vào đâu.
    Lầm bầm lầm bầm – chắc là tiếng chửi thề. Khánh Di chợt lo lắng. Chắc chắn cậu Hùng kia sẽ không tìm thấy chiếc thẻ. Điều gì sẽ xảy ra khi người ta phát hiện ra cậu ta vẫn kẹt ở ngoài còn chiếc thẻ đã vào trong này qua cửa nhận diện??? Nàng sẽ phải thực hiện kế hoạch thật nhanh. Đứng chờ thang máy, Khánh Di như ngồi trên đống lửa, nhưng nàng cũng kịp nhìn bảng sơ đồ bố trí khu văn phòng. Phòng giám đốc Hoàng Ngọc Đức nằm ở tầng cao nhất… Thang máy đang chạy dần xuống: 10, 9, 8, 7… Thang gần xuống đến nơi thì cậu thanh niên đứng cạnh nàng – cũng là một người trong nhóm đứng buôn chuyện với cậu chàng tên Hùng lúc nãy - bỗng liếc mắt sang. Có thể thấy rõ cậu ta đang nhìn vào chiếc thẻ trên ngực Di. Nàng cúi xuống, nhận ra gương mặt đàn ông không chối đi đâu được lù lù trên tấm ảnh. Lạnh toát gáy vì hoảng sợ, Di vội giả vờ quay sang phía khác, nhận thấy rõ ánh mắt của cậu ta như thiêu đốt lưng mình. Mình sơ ý quá – nàng than thầm – chỉ mong đôi mắt cận thị đeo kính dày cộp của cậu ta và những màu sắc nhòe nhoẹt do in kém trên tấm ảnh sẽ che chở cho nàng. Thật may đúng lúc nước sôi lửa bỏng ấy, một người trong nhóm liền pha trò gì đó, tất cả cười ầm lên thu hút sự chú ý của cậu ta. 3, 2, 1 dinggg… thang máy đã xuống đến nơi. Tất cả bước vào. Di rón rén ấn số 10, liếc chừng xem cậu ta có nhìn không, nhưng dường như câu chuyện vui rôm rả của cả nhóm đã khiến cậu quên hẳn nàng. Đến tầng 5, tất cả họ cùng bước ra. Cửa thang máy đóng lại. Khánh Di thở phào.
    Tầng 10 là tầng VIP dành cho Tổng giám đốc và hai phó nên rất đẹp và sạch sẽ. Không có một bóng người, chỉ có điều hòa kêu ro ro, sàn trải thảm dày cách âm và những cánh cửa gỗ im lặng. Di hít một hơi thở sâu, bắt đầu tìm phòng giám đốc. Đó là căn phòng trong cùng, có vẻ rộng nhất. Bên cạnh cánh cửa gắn một bảng nhựa màu xanh: Hoàng Ngọc Đức – Tổng giám đốc. Không biết ông ta có ở trong đó không? Nhìn quanh thấy vẫn không một bóng người, nàng bèn áp tai vào cánh cửa. Có tiếng sột soạt bên trong. Hẳn là gã Đức, vì làm gì có nhân viên nào lại đi sột soạt trong phòng Tổng giám đốc cơ chứ. Khánh Di đã suy tính các bước đột nhập chỗ này, nhưng cũng khó để có thể lường hết mọi tình huống. Tất cả chỉ có thể tùy cơ ứng biến thôi. Suy nghĩ một lát, nàng lôi chiếc điện thoại cũ vẫn dùng cho sim khuyến mại ra rồi thận trọng đặt nó lên mặt đất cách cửa phòng vài mét về phía cầu thang rồi nép sau một góc tường chờ đợi. Một tiếng, hai tiếng, rồi ba tiếng trôi qua. Chân Khánh Di tê rần, mỏi tưởng như khuỵu xuống ngay được. Gã giám đốc vẫn ở lì trong phòng. Gã định ở trong đó hết ngày chắc. Thời gian vẫn chầm chậm trôi, cuối cùng đến tận hơn 12 rưỡi trưa Di mới giật mình vì nghe tiếng cửa mở lách cách. Nàng vội lấy điện thoại chính của mình ra bấm số sim rác. Chiếc điện thoại nằm trên sàn hát lên ầm ĩ. Đúng lúc đó cửa mở. Từ góc độ của mình, Khánh Di không thể nhìn được khuôn mặt của gã giám đốc, chỉ thấy một cái gáy to bè, dáng người tầm thước mặc bộ comple nhìn sơ đã biết đắt tiền và xách ca táp đen bóng loáng. Gã ngạc nhiên nhìn chiếc điện thoại trên sàn, và đúng như Di mong đợi, tiến tới nhặt nó lên xem của ai. Nàng nhanh chóng tắt máy, nhón chân đi thật nhanh lách qua cửa vào phòng, chui ngay xuống gầm bàn. Kế hoạch của nàng là đợi gã giám đốc đi ăn trưa thì lẻn vào, tranh thủ thời gian đó khua khoắng xem có tìm được gì đáng chú ý không, rồi đợi đến chiều sẽ tìm cơ hội chuồn. Cho nên lúc này Di thở phào, lắng nghe tiếng gã khóa cửa phòng, chắc mẩm mình sẽ có ít nhất một tiếng trước khi gã quay lại. Rón rén, nàng ra phía cửa áp tai vào nghe xem gã đã đi chưa.
    Và rụng rời vì đoạn hội thoại vừa nghe thấy.
    - Này đi hỏi xem điện thoại của ai rơi ở đây đây?
    - Cũ thế này chắc của bà lao công, sếp cứ để đấy em lo - một giọng nam trẻ có lẽ là thư ký.
    - Chuẩn bị xong hết chưa, tài liệu đủ cả rồi chứ??
    - Dạ xong rồi. Đợt này công tác em đã sắp kín lịch cả 4 ngày. Ngày thứ 5 sếp có muốn đi du lịch một chút không ạ?
    - Hừm, Singapore tôi đi nát ra rồi… à mà thôi cũng được, đến Orchard đi, tôi mua ít đồ cho thằng Minh, khổ thân nó ở nhà suốt.
    - Vâng ạ.
    - Tôi đã khóa kỹ cửa phòng, tí xuống dặn ông Toàn trong thời gian tôi đi vắng tuyệt đối không để cho ai bén mảng vào đấy nhé, cả quét dọn cũng không, nhớ chưa?
    - Dạ nhớ rồi ạ.
    Tiếng bước chân xa dần.
    Thế là hết! Khánh Di thở dốc. Gã giám đốc sẽ đi công tác kiêm chơi bời 5 ngày còn nàng ngồi đây trong căn phòng khóa kín. Nàng sẽ có hai phương án: một là đập cửa kêu cứu và tìm cách giải thích cho ông bảo vệ tại sao mình lại ngồi thu lu trong phòng giám đốc với một tấm thẻ của người khác trên cổ, hai là ngồi đợi cho đến khi gã ta về và gặm tạm bàn ghế cho đỡ cơn đói. Thật tồi tệ! Di ngồi sụp xuống, ôm mặt, cảm thấy mồ hôi ròng ròng trên thái dương, những ý nghĩ chao đảo hỗn loạn trong đầu. Mình thật là ngu ngốc – nàng nghĩ – Chị Phương mất thì cũng đã mất rồi, và thậm chí mình cũng không có gì chắc chắn gã giám đốc hoặc con trai gã có liên quan. Vậy thì mình mò mẫm đến đây và làm tất cả những chuyện này để làm gì? Bây giờ thì chọn chết trong tù hay chết vì đói?? Chắc chắn mình sẽ bị bắt khi chuyện này bại lộ… Đời mình sẽ đi tong, ước mơ du học cũng đi tong. Ai sẽ cho một đứa có tiền án tiền sự đi nước ngoài cơ chứ??? Sống mũi cay cay, mắt Di nhòe ướt. Di cứ ngồi như thế, đắm chìm trong tuyệt vọng cho đến khi hoàng hôn buông xuống ngoài cửa sổ căn phòng và nàng thấy khát nước. Góc phòng có một chiếc tủ lạnh nhỏ xíu, có mấy chai nước suối. Di vớ vội lấy một chai, tu ừng ực một hơi hết nửa. Gạt tay chùi nước dính trên mặt, nàng nhìn qua chấn song cửa sổ ra bên ngoài. Đằng sau khung kính trong vắt, ráng chiều vắt ngang qua những đám mây, phủ lên chúng sắc vàng và hồng rực tuyệt đẹp. Giữa nền trời, một chiếc máy bay vừa cất cánh. Nó bay lên cao, cao mãi, nhỏ dần rồi biến mất trong óng ánh màu sắc mà Khánh Di vẫn đứng nhìn mãi. Nàng chợt nhớ lại lời tiên tri của anh chàng Tâm thầy bói nửa mùa, lời tiên tri đã nâng đỡ nàng vượt qua bao nhiêu khó khăn để có được ngày hôm nay.
    … Em sinh ra trong nghèo khó. Em có khát khao thay đổi số phận, em tham lam, liều mạng và đầy kế sách khôn ngoan… Số phận sẽ tặng cho em một cuộc sống tuyệt vời, xa hoa hơn cả những gì em có thể tưởng tượng…
    Không một ai, Không cái gì có quyền cản trở nàng, lấy mất đi của nàng cái tương lai rực rỡ mà nàng đã quyết định là mình sẽ đạt được. Phương án một và hai đã có, vậy thì tại sao không thể có phương án ba?? Bản thân Di cũng không thể tin nổi là nàng lại có thể mỉm cười. Nàng nhét chiếc vỏ chai nước suối vừa uống vào túi, nếu nàng có thể thoát ra khỏi đây - một việc tưởng như bất khả thi – thì cũng không nên để lại dấu vết đột nhập. Lấy lại bình tĩnh, Di bắt đầu suy tính. Nàng đang ở trong một tình thế mà rất nhiều người sẽ cho là Tuyệt vọng: bị nhốt 5 ngày trong một căn phòng khóa kín, cửa sổ có chấn song inox dày, không sử dụng điều hòa tổng để có thể lọt ra như trong phim Mỹ. Nhưng Di biết chỉ có những người Tuyệt vọng chứ không có tình thế Tuyệt vọng. Nhất định là phảicái gì đó. Buộc gọn lại tóc, Di kéo chiếc rèm vừa dày vừa nặng che kín cửa sổ trước khi bật đèn để bảo đảm ánh sáng không lọt ra ngoài. Nàng bắt đầu cẩn thận lục lọi các tủ và ngăn kéo, biết mình phải tìm cái gì đó nhưng tạm thời vẫn chưa biết nó là cái gì. Hóa đơn, chứng từ… không cần – mình đâu quan tâm đến việc làm ăn của gã. Bút bi, bút máy – lại càng vô ích. Một quyển sổ nhỏ cũ kỹ không có nhãn – thử xem xem sao.
    Mấy trang đầu không có gì. Đến khoảng trang thứ mười là những dòng chữ rắn rỏi ghi bằng mực đen thoạt đầu tưởng như vô nghĩa lý.
    Tổng Cục trưởng Tổng cục… - viết tắt : 100
    Giám đốc Cảng … - viết tắt : 50

    Hối lộ. Danh sách hối lộ. Ý nghĩ ấy vụt nhá lên trong đầu Di, những năm làm công việc quản lý thường xuyên giao tiếp với dân kinh doanh và những cán bộ cấp cao ở các cơ quan đã cho nàng vốn hiểu biết không nhỏ. Những chức vụ viết tắt nhưng có thể đoán ra, con số 50, 100 có lẽ là 50 triệu, 100 triệu; gã bắt buộc phải ghi chép nhưng đã khôn ngoan không dùng file trên máy tính mà dùng một cuốn sổ cũ kỹ không gây chú ý, đồng thời ghi mập mờ để dễ thoát nếu có điều tra. Gã này lắm chuyện đây.
    Di tiếp tục giở những trang sau. Vẫn một lối viết lập lờ:
    Danh sách
    1. Nguyễn Thị Nhung
    2. Trần Ngọc Tú Nam
    3.
    4.
    5. Nguyễn Thu Phương
    Di giật nảy mình khi đọc đến tên chị nàng. Tên chị bị gạch dưới, trong danh sách một số cái tên khác cũng bị gạch như vậy. Nàng cắn môi, cố gắng liên kết những mẩu chi tiết rối rắm cố tình và lập lờ cố ý trong cuốn sổ. Danh sách? Bị gạch? Những cái tên cả nam và nữ. Có phải là những người bị gạch tên là những người đã chết. Hoặc không còn là mối đe dọa?? Phải chăng chị nàng và những người trong danh sách bất hạnh kia là những người “có thể gây nguy hại” cho gã trong vấn đề nào đó, những người đã bị tiêu diệt hoặc chưa? Có đáng nghi không nếu một ông chủ giàu có của cả nhà máy da giày lớn như thế này lại chịu cưới một cô công nhân vô danh làm vợ chính thức. Họa chăng chỉ có trong phim Hàn Quốc. Di lại càng tin cái chết của chị nàng là một vụ mưu sát có liên quan đến gã giám đốc. Cơn giận dâng lên, nàng tiếp tục giở xem nhưng những phần sau của cuốn sổ lại càng bí ẩn và mập mờ đến mức nàng không thể hiểu dù chỉ một chữ.
    Khánh Di thẫn thờ. Chị Phương đã vướng vào chuyện gì đây? Nàng sẽ phải làm gì? Câu trả lời đến ngay sau đó. Có một chiếc máy photocopy ở góc phòng. Nàng tin gã giám đốc bí ẩn sẽ không thể phát hiện ra nếu thiếu mất vài chục tờ giấy trong tập giấy dày kia…
    Sau khi copy toàn bộ cuốn sổ, Di đặt lại nó vào vị trí cũ và tiếp tục tìm kiếm. Album ảnh sản phẩm – không cần. Kim băng - ừm… bọn ăn trộm hay dùng nó để mở khóa phải không nhỉ, nhưng nàng không chắc mình biết cách. Thôi cứ để đó, nếu không có gì khá hơn nàng sẽ thử. Một kẹp tài liệu dày có ghi đúng một chữ : MINH. Gì đây? Tò mò nàng giở ra xem.
    Giấy nhập viện - Bệnh viện đa khoa tư nhân cao cấp T. D
    Hoàng Ngọc Minh
    Khoa Tâm thần
    Hoàng Ngọc Minh? Lẽ nào là con trai gã?
    Dấu hiệu tâm thần phân liệt có nguy cơ gây bạo lực… Có hành vi bạo dâm…
    Con trai gã bị tâm thần? Chị Phương ở cùng với một kẻ tâm thần có nguy cơ bạo lực sao?? Tim nàng đập mạnh hối hả trước những thông tin gây shock dồn dập. Giờ thì không phải là quyết tâm mà bằng mọi giá nàng phải ra được nơi này. Để tìm hiểu sự thật… Nàng tìm được địa chỉ nhà gã giám đốc trong phần khai nhập viện. Nhiều thông tin quan trọng quá, nhưng sao cái phần khoai nhất là tìm cách ra khỏi đây thì vẫn chưa thấy đâu cả?
    Đêm trôi qua, trời hửng sáng và Di đã tìm gần như mọi ngõ ngách. Hy vọng vẫn cháy bỏng, nàng đang chờ đợi phép màu phải không?

    Kringggg! Trong một ngăn kéo thấp bụi bặm của tủ tài liệu góc phòng, một cái gì đó thốt nhiên rơi ra dưới ngón tay vội vã của Di chạm xuống sàn gây nên một âm thanh kim loại đặc trưng, khiến bụng nàng quặn thắt. Nín thở, nàng cúi xuống nhặt lên xem. Một chiếc chìa khóa.
    Cầu Trời lạy Phật cứu con! Thầm khấn khứa trong bụng, Di vội vã đem chìa ra phía ổ khóa cắm thử vào. Không khớp. Lòng chùng xuống, nàng chán nản đến mức muốn bỏ cuộc cho xong. Nhưng… dường như linh tính mách bảo, Di quay lại nhìn chăm chăm vào ô ngăn kéo vừa lục. Chầm chậm, nàng quay lại, tiếp tục bới. Nàng tìm được thêm một chiếc chìa khóa khác, rồi lại một chìa khóa khác. Và bên dưới những tập tài liệu cũ bụi bặm là một kho cả chục chiếc chìa khóa đủ kiểu loại hình dáng khác nhau. Hồi hộp đến không tả nổi, Di vội mang chỗ chìa ấy ra thử. Đến chiếc thứ 8, ổ khóa kêu đánh cách một tiếng. Cánh cửa mở bung ra.
    Nếu như có thể, chắc hẳn nàng đã hét lên thật to, thật to. Aaaaaaaaaa! Nếu có thể, nàng đã cúi xuống hôn mặt sàn mà gào lên tên tất cả những vị thần thánh mà nàng biết… Chắc hẳn đó là chìa khóa dự phòng trong bộ khóa phòng bị gã giám đốc nhét chung với tất cả những chìa chưa cần dùng khác. Niềm vui thoát nạn vỡ òa trong lòng, nàng ôm mặt khóc nức nở. Khi cơn xúc động qua đi, Di lau nước mắt, hít sâu để lấy lại bình tĩnh. Giờ chỉ còn thoát ra khỏi đây. Đắn đo giây lát, Di hốt tất cả chỗ chìa đó cho vào túi rồi tắt đèn, bước ra hành lang, khóa cửa lại. Nàng chọn một góc tối ngồi đợi cho đến giờ làm việc buổi sáng rồi đường hoàng ra khỏi Tổng công ty Da giày Đức Bình theo lối cổng phụ.
  9. hung_hu

    hung_hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    18+
    ...
    Cô giáo đang bực mình. Thêm một lý do nữa để cô ghét cái kiếp đi dạy trung tâm – cho dù là trung tâm xịn như International Language này. Bài giảng hôm nay được cô chuẩn bị rất kỹ, và hầu hết mọi học viên trong lớp đều tập trung học hành. Hầu hết mọi người – chỉ trừ cô gái trẻ ngồi cuối lớp. Cô giáo không thể hiểu nổi cô ta đến đây làm gì? Lớp học khai giảng được một tuần, và trong suốt tuần đó cô ta đến rất đều, không để làm gì khác ngoài việc chống cằm nhìn đăm đăm qua cửa sổ, thỉnh thoảng lại viết viết vẽ vẽ gì đó. Bên ngoài cửa sổ là con đường yên tĩnh rợp bóng cây xào xạc, lấp ló những ngôi biệt thự sang trọng của khu đô thị mới Future City. Một cảnh tượng khá đẹp – nhưng cô giáo không nghĩ nó đáng để nhìn hoài nhìn hủy từ ngày này sang ngày khác như thế. Nếu mình là giáo viên biên chế ở trường học – cô thở dài nghĩ – mình sẽ bắt cô ta đứng lên trả lời một câu thật hóc rồi ngoáy ngay một cái trứng ngỗng cho bõ cái ghét này.
    Ngôi nhà thật là đẹp – Khánh Di nghĩ trong khi nhìn ngắm căn biệt thự thuộc sở hữu của Hoàng Ngọc Đức và đứa con trai từ cửa sổ trung tâm ngoại ngữ International Language. Biệt thự được sơn màu hồng phớt với những ô cửa trắng muốt buông rèm mỏng tang. Cửa sổ nào cũng trồng đầy thủy tiên và giàn ti gôn rợp bóng lốm đốm xuống khoảnh sân rộng rãi nơi những khóm hoa rực rỡ muôn màu đua nở, hồ cá trong leo lẻo và bồn phong thủy nước chảy róc rách. Giữa sân kê một chiếc ghế lười bập bênh bằng mây còn vương vài chiếc lá nhỏ xíu vừa rụng xuống. Chắc hẳn chị Phương đã rất hạnh phúc khi nhìn thấy ngôi nhà này. Chị ấy nghĩ đó là tổ ấm tương lai mà mình sẽ vun đắp. Trong thoáng chốc, tâm trí Khánh Di hiện ra hình ảnh cô chị gái má ửng hồng vì xao xuyến và hạnh phúc, hai bàn tay nắm chặt vào nhau, nhìn ngôi nhà rồi nhìn gã giám đốc chưa rõ mặt mũi với đôi mắt chan chứa tình yêu. Rồi hình ảnh tươi đẹp ấy lại bị thay thế bởi ngôi mộ đơn côi chỉ có duy nhất ba nén nhang trong một đám tang cũng đơn côi không kém. Di nhắm mắt lại, lắc lắc đầu để xua đuổi những giọt nước mắt. Không dung chứa những thứ yếu đuối khi nàng chỉ còn một mình. Nàng phải mạnh mẽ lên.
    Có một điều cô giáo không biết, và nếu biết chắc cô còn khó hiểu nữa, ấy là Khánh Di đăng ký học cả 3 lớp sáng chiều tối ở International Language. Trong suốt 7 ngày đóng đô liên tục ở lớp học có vị trí quan sát thuận tiện này, Khánh Di đã nắm rõ mọi nhân sự trong ngôi nhà cũng như hoạt động thường ngày của họ. Ngoài gã bố thường xuyên vắng nhà vì những công việc làm ăn mờ ám, căn biệt thự có ba nhân khẩu thường xuyên: một bà quản gia, một anh bảo vệ và đứa con trai tâm thần – nó chưa bao giờ thấy đi ra ngoài, chú ý lắm Di mới đôi lần thấy bóng nó thấp thoáng qua tấm rèm, ngoài ra những người nấu bếp, dọn dẹp, làm vườn… thì chỉ đến theo những giờ nhất định. Nàng ghi lại hết một cách thật cẩn thận và bắt đầu chuẩn bị kế hoạch hành động. Sẽ không được có bất kỳ một sai sót nào giống như lần đột nhập công ty Da giày Đức Bình lần trước. Đây sẽ là một âm mưu được dàn dựng chi tiết đến từng ly.

    Đêm đã về khuya! Đầu tháng âm lịch trời không trăng, chỉ tuyền một màu đen bí ẩn. Gió xào xạc thổi làm những cành dẻ quét lạt sạt vào khung cửa mở hé. Mùa mèo cái động đực, tiếng ngoao ngoao vừa luyến vừa khàn cứ ngân mãi ngân mãi trong không gian yên tĩnh.
    Bên trong căn phòng nhỏ trên tầng áp mái, bàn thờ leo lét những ngọn đèn màu đỏ hình nến hắt ánh sáng ảo mờ của nó lên những bức tường. Người đàn bà đứng tuổi ăn mặc giản dị nhưng gọn gàng, mái tóc điểm bạc đang ngồi co rúm trên tấm đệm mút vẫn dùng làm giường. Bàn tay run rẩy, bà lôi chiếc điện thoại cô con gái đang định cư Canada tặng trong lần về nước gần đây, cố gắng bấm cho đúng số của cô. Tút lần 1. Tút lần 2. Tút lần 3… Tút lần n. Bà nghĩ mình sắp khóc, chắc con gái bà mải công việc, chồng con không nghe máy. Chồng mất sớm, bao năm dài bà một mình tần tảo rau cháo nuôi con, vừa đủ lông đủ cánh nó liền tót ngay ra nước ngoài. Giờ nó cũng không thèm nghe điện thoại của bà trong lúc bà cần nó nhất. Điện thoại đã ngắt, bà Tân vẫn cầm mãi trên tay, cố gắng ngăn nước mắt đang chực trào ra. Chống tay đứng dậy, bà nhìn quanh vẻ sợ sệt rồi ngồi xếp bằng xuống trước bàn thờ. Bà muốn tụng kinh niệm Phật nhưng không dám gõ mõ sợ kinh động cậu chủ nên chỉ chắp tay nhắm mắt lâm râm.
    - Nam mô a di đà Phật! Lạy Quan thế âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn…
    Bát Nhã tâm kinh như nước cứ chảy tuột khỏi tâm trí bà. Bà sợ đến run lẩy bẩy khi nhớ lại những sự việc gần đây:
    - Bà Tân đâu ra nhận thư.
    - Tôi có thư á???
    Bà hết sức ngạc nhiên khi nhận chiếc phong bì từ tay anh đưa thư. Chẳng lẽ là cái Vân, nhưng nó chỉ gọi điện và gửi tiền cho bà chứ có viết thư bao giờ. Bà tò mò mở thư ra xem ngay. Sắc mặt bà đột nhiên chuyển thành tái xám, bà hớp hơi rồi ngã ngồi xuống đất. Bên trong bì thư rơi ra tấm ảnh nhỏ của một cô gái trẻ tóc dài với nụ cười tươi tắn, đằng sau ảnh là mấy chữ nguệch ngoạc đỏ như máu: “Giết người”.

    Bà đang trên đường đi chợ về. Đằng sau một cánh cổng, khuôn mặt tròn xoe của chị Nga ló ra:
    - Bác mua hộ em cá không?
    Bà Tân cười, bà rất quý người phụ nữ phúc hậu này, chị là người giúp việc cho nhà hàng xóm cách nơi bà làm việc mấy nhà và lúc nào cũng vồn vã hỏi thăm bà mỗi khi gặp. Hôm nay chị bị đau chân nên đưa tiền nhờ bà đi chợ giúp.
    - Có! Cả cá, cả dọc, hành mùi đủ hết. Tươi giãy đành đạch nhé!
    Bà rút cái túi nilon trong làn ra đưa chị.
    - Vâng cám ơn bác! – chị mở túi ra xem rồi đột nhiên hét lên khủng khiếp quăng vèo hết ra ngoài đường.
    Hóa ra bên trong túi toàn là cóc chết.

    Ông chủ xách ca táp chuẩn bị lên xe hơi. Bỗng ông nhăn mặt:
    - Chị Tân đâu, sao không bảo cái Biên quét sân?
    - Đâu có, tối qua cô Biên quét cẩn thận lắm rồi mà.
    - Thế cái gì bê bết đầy ra đây?
    Bà cau mày nhìn kỹ: loanh quanh khắp trong sân là những dấu giày con gái nho nhỏ bê bết bùn.

    Có tiếng hát nho nhỏ vang vang khi xa khi gần.
    “… Thương em quá chắt chiu đời con gái
    Mà cuộc đời sao lắm ải truân chuyên…”
    Méeeeeeooooooo – con mèo gào lên đáp lời. Có tiếng chân ai đó lạo xạo dưới con đường trước nhà.
    Hàm cứng lại, bà Tân không thể đọc được dòng kinh nào nữa, chuỗi hạt đá xanh tuột ra rơi xuống đất loong coong.

    Reeeeeeeeeeenggggggggggg!!! Điện thoại réo vang.
    Ôi con gái tôi! Bà Tân lao ra bấm nút nhận.
    - Vân ơi!
    Im lặng.
    - Phải con không, Vân ơi? – Bà bắt đầu khóc
    Vẫn im lặng.
    - Nói đi… - một giọng nói nhẹ như hơi thở - Mày giết tao phải không?
    - Ai? Ai thế??? Ôi trời ơi.
    Không có tiếng đáp lời.
    - Tôi không giết cô, cô Phương ơi. Tôi trăm lạy nghìn lạy, tôi cắn rơm cắn cỏ lạy cô, cô tha cho tôi.
    - Mày giết tao! Tao lang thang bờ bụi… tao vật vờ không nơi không chốn… không người thờ cúng khói hương. Cho tao vào, cho tao vào với…
    Có tiếng lách cách khóa cổng dưới nhà.
    - Ối cô ơi! – Bà Tân nghẹn ngào – là cậu chủ chứ không phải tôi. Cậu ấy đánh cô, nhưng cậu bị điên mà. Ông chủ sắp xếp bằng chứng ngoại phạm. Tôi bị cấm không được nói ra, ông ấy đáng sợ lắm. Tôi van cô, cô tha cho tôi…
    Khánh Di tắt máy, cắt ngang tiếng thổn thức của bà quản gia. Con mèo vừa bị cấu nhìn nàng oán trách, cáu kỉnh cào mạnh sướt mấy đường dài trên bàn tay nàng, nàng bèn thả nó chạy biến vào bóng tối. Nước mắt nàng chảy dài trên má rồi rơi xuống lặn tan trên mặt vỉa hè.

    Cậu con trai nhỏ chừng 8 tuổi mặc áo đồng phục đeo cặp sách đang nhảy chân sáo tung tăng bên mấy đứa bạn cùng trường tiểu học. Chúng vừa tan học về. Hôm nay đứa nào cũng vui vì bài kiểm tra vừa trả tất cả đều được điểm tốt, và chúng mong ngóng một phần quà hay ho sẽ vòi được từ bố mẹ. Chủ đề đó có vẻ hấp dẫn, nên tất cả cùng bàn tán rôm rả. Bên rìa đường, một cô gái đứng chăm chú quan sát thật kỹ từng đứa học sinh bước ra từ cổng trường. Nhìn thấy cậu bé, mắt cô sáng lên. Cô cẩn thận lôi từ trong túi ra một bọc to kêu loảng xoảng.
    - Các em ơi! – cô gọi – trung tâm Stars Game chỗ chị đang khuyến mại tặng xèng chơi cho học sinh cấp I. Các em có thích không?
    Đoạn, cô giở túi ra cho bọn chúng xem: bên trong túi phải có đến hàng trăm xèng chơi điện tử. Mắt mấy cậu bé sáng lên, chúng đồng thanh reo:
    - Có, có ạ.
    Một đứa nghi ngờ hỏi:
    - Tại sao tự nhiên trung tâm lại tặng cho bọn em?
    - Vì trung tâm đang muốn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh mà. Tặng cho các em chơi thử coi như hình thức quảng cáo í. – cô gái trả lời tự nhiên như không.
    - Thế sao chị không tặng bạn khác mà chỉ tặng cho bọn em thôi?
    Cô gái nghe thế mỉm cười – thằng bé này lắm chuyện gớm – cúi xuống nói thật nhỏ:
    - Thực ra chị phải phát cho nhiều người cơ, nhưng mà chị vội đi về chơi với bạn trai chị. Với cả - cô dừng lại vẻ bí mật – chị thích các em. Em trông xem, các bạn quanh đây có bạn nào đẹp trai sáng sủa bằng các em đâu???
    - Hihi… - đám trẻ được khen ngầm thích chí lắm
    - Thôi, hỏi lằng nhằng mãi. Cứ được chơi là thích rồi – một đứa khác nói to – Tùy chúng mày, tao là tao nhận.
    - Tao cũng thế. Tao cũng thế - mấy đứa khác nhao nhao.
    Riêng cậu bé – nhân vật được Khánh Di quan tâm, căn nguyên sự may mắn bất ngờ của đám bạn thì có vẻ dè dặt:
    - Nhưng mà… mẹ tao dặn tan học phải về nhà ngay…
    - Dào ôi, ****** một tiếng nữa mới về cơ mà. Cứ đi, bọn mình chơi 45 phút thôi, còn 15 phút mày chạy nhanh về nhà là kịp chứ gì.
    - Ờ… nhưng…
    - Nhát gan thế? Thế để bọn tao đi thôi vậy, mày về với mẹ đi!
    - Còn lâu! – Cậu bé đã quyết định – Đi thôi!
    - Điiiiiiiiiiiiiiiii! – cả đám reo lên
    Khánh Di thở phào:
    - Stars Game ở rất gần đây. Gác em cứ đi thẳng đường này 5 phút là đến nhé.
    - Bọn em biết thừa, chị khỏi lo. Hahahaha.
    Cậu bé vội chạy theo đám bạn, không để ý một trong hai chiếc khóa trên cặp mình đã sút ra, lủng liểng theo từng nhịp bước.

    Anh bảo vệ ngáp một cái rõ dài. Tâm trạng anh không được vui. Chả hiểu vì sao mà bà Tân đang yên đang lành đùng đùng xách bị bọc về quê không một lời từ biệt. Thời buổi người làm khó tìm, ông Đức khoán ngay cho anh tạm thay mặt bà Tân điều hành mọi việc trong nhà. Mệnh lệnh ấy làm anh hơi lo lắng. Mọi việc đã có người làm theo giờ đủ cả, nhưng anh có biết gì những quản lý, điều hành với sắp xếp đâu, biết đằng nào mà làm. Hơn nữa, chỉ thú thật với bản thân thôi, anh thấy hơi sờ sợ cái việc phải ở một mình với cậu con trai tính tình thất thường của ông Đức. Thôi kệ, đến đâu thì đến, anh chép miệng. Chả chết được mà sợ.
    Tít tít… tít tít… - Chuông tin nhắn vang lên.
    Anh mở máy ra xem. Mắt anh trợn lên, miệng há ra không nói nên lời. Chiếc điện thoại bị buông rơi xuống đất đánh chát, còn anh lao ra ngoài như một mũi tên xé gió.
    Trên màn hình chiếc điện thoại bị hỏng chỉ vỏn vẹn mấy chữ: Bố ơi cứu con

    Bóng anh bảo vệ vừa khuất sau những tán cây thì Khánh Di bước ra từ góc tối căn nhà đối diện. Trời đang quang đãng bỗng nhiên xám lại. Mây đen từ đâu kéo đến cuồn cuộn. Trời đổ mưa to làm Di ướt lướt thướt. Thậm chí anh ta không kịp cả khóa cổng, mình đem theo đám chìa hớt được thành ra vô ích – Di nghĩ rồi cười nhếch mép. Nàng ngước lên: Liệu có phải Trời đất đang phản đối việc mình sắp làm?? Không, không phải đâu! Ta đang báo thù, ta tiêu diệt kẻ ác. Xong đứa con sẽ còn lão bố nữa. Chính là Trời đất đang reo vui vì chúng sắp phải đền tội.
    Nàng bước qua cổng, vào sân. Cánh cửa chính mở he hé, nàng bước vào sảnh lớn sang trọng. Mắt nàng không chú ý đến chùm đèn pha lê lộng lẫy, thảm batik, rèm lụa hay bất kỳ thứ đồ sang trọng nào khác xung quanh. Như thể bản năng mách bảo, nàng bước lên tầng hai, mở trúng phóc cánh cửa cần mở.
    Trái với sự hoành tráng ở dưới nhà, căn phòng này xinh xắn và ấm cúng. Ánh hoàng hôn hắt qua tấm rèm mỏng phủ lên căn phòng màu đỏ vàng hơi sẫm. Bên khung cửa, một dáng hình đang ngồi, tối thẫm vì sấp bóng. Khi nàng tiến đến, dáng hình ấy cũng từ từ quay đầu lại. Nàng sửng sốt không nói nên lời.
    Đó là khuôn mặt đẹp nhất mà nàng từng gặp trong hai mươi năm tuổi đời. Như tượng David của Michelangelo thời Phục Hưng, như Adonis trong thần thoại Hy Lạp, như Chàng Đỏ trong truyện ngắn W.S. Maugham. Nếu không biết chuyện, nàng sẽ chẳng bao giờ tin đôi mắt to huyền với đôi mi dày cong vút, chiếc mũi thẳng hoàn hảo và bờ môi trễ nải quyến rũ đến mềm lòng kia lại là của kẻ ác dâm đã đánh đập và giết chết chị nàng. Hoàng Ngọc Minh nhìn nàng với vẻ bình thản đến kỳ lạ. Nếu có ai hỏi nàng nghĩ lúc này mình trông giống ai, nàng sẽ trả lời: Nữ thần Báo tử. Nước mưa làm ướt rượt mái tóc nàng, những sợi mảnh dính bết vào gáy. Da nàng trắng xanh và đôi mắt tối đen trong ánh sáng nhập nhèm. Váy áo ướt ôm sát vào thân thể nàng, để lộ những đường cong uốn lượn mềm mại tuyệt đẹp. Tính toán và kế hoạch của Khánh Di vạch ra những ngày trước đã dừng ở đây. Nàng chưa bao giờ nghĩ tiếp xem mình sẽ làm gì trong giờ phút gặp mặt tên sát nhân, kẻ đã khiến nàng lao tâm khổ tứ bao ngày qua. Nàng muốn để dành việc ấy cho bản năng và số phận. Bây giờ nàng đứng đây, chăm chú nhìn như nuốt gương mặt đẹp đến đau đớn. Hoàng Ngọc Minh đứng dậy. Bộ pyjama lụa trắng kêu sột soạt khi gã tiến tới bên Khánh Di.
    Mãi về sau này, nàng vẫn không thể hiểu nổi giây phút đó nàng đã nghĩ gì, làm gì. Thân thể nàng run rẩy đến từng lỗ chân lông. Cái lạnh buốt nước mưa trên da nàng cọ xát vào cái ấm nóng cơ thể gã. Những ngón tay gã như có điện, ve vuốt đến đâu nàng nổi gai ốc lên đến đó. Áo là gì, váy là gì? Tóc là gì, da là gì?? Tất cả lẫn lộn trong cơn mê cuồng cảm giác, tất cả lẫn lộn trong môi, trong mắt, trong vuốt ve, trong sung sướng. Máu tứa ra từ những vết cắn trên da thịt cả hai, cái đau đớn hòa trộn vào khoái cảm từng đợt từng đợt như sóng thủy triều. Tóc nàng lạn sạn trong miệng gã, ngón tay gã ve vuốt trên lưỡi nàng. Nàng cong oằn người kêu lên, tiếng kêu của một linh hồn tự do vừa thoát ra khỏi thể xác, tiếng kêu giải thoát mọi kìm kẹp, bật tung ra khỏi mọi quy luật và phép tắc. Vào giây phút đó, nàng biết mình được tự do. Nàng hoàn toàn tự do…
    Sét nổ đoàng xé rách toang bầu trời màu tím. Mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
    Di yên lặng nằm trong vòng tay gã. Xung quanh hai người vương vãi áo quần ướt bết, nước mưa tung tóe lẫn với vệt máu hoa hồng.
    - Vì sao? – Nàng hỏi với vẻ đau khổ.
    Câu ấy nàng hỏi gã: Vì sao gã lại giết chị nàng? Vì sao gã lại ******** với nàng?
    Gã im lặng.
    - Vì sao?
    Câu ấy nàng hỏi ông Trời trớ trêu: Vì sao ông lại để gã giết chị nàng? Vì sao ông lại đưa nàng đến đây? Vì sao ông lại để nàng ******** với gã?
    Ông Trời im lặng.
    Nàng khép đôi mi, hôn lên vầng trán thanh tú. Môi nàng lướt xuống mũi, xuống cổ, xuống ngực, xuống bụng. Hoàng Ngọc Minh bỗng bật lên tiếng cười lớn. Haha, haha, haha… Môi nàng lướt xuống dưới nữa, lưỡi nàng mềm mại xoáy tròn … Hahha, ư hư, haha… Nàng siết chặt hàm răng. Máu bắn tóe ra… Haha, ư hự, haha…
    Cả kiếp người khốn nạn gói gọn trong tiếng cười.
    Haha… haha… vẫn đuổi theo Di khi nàng đi xuống con phố rợp bóng cây. Trời đã tối hẳn! Vấy bẩn rồi, không thể sạch lại được nữa rồi. Mãi mãi!!!!!

    Hai vợ chồng anh bảo vệ dại dột tìm được đứa con dại dột trong trung tâm Stars Game gần đó một tiếng rưỡi sau khi anh lao ra khỏi căn biệt thự, nhờ vợ anh đột nhiên nhớ ra mình có lưu số một đứa trong đám bạn đã khích bác con anh trốn nhà đi chơi. Sau khi mắng bọn trẻ té tát đến tối tăm mặt mũi và biết rõ ngọn ngành câu chuyện về cô gái bí ẩn, đồng thời nghe Stars Game chắc như đinh đóng cột là chẳng có khuyến mại khuyến mung nào cả, anh bảo vệ mới tá hỏa tam tinh chạy về biệt thự. Tại đây, anh ta tìm được con trai ông chủ nằm ngất giữa sàn, máu loang hết đũng quần trắng và sàn nhà quanh đó. Biết kiểu này mình chết đến nơi, anh run lẩy bẩy bấm số gọi cấp cứu và gọi cho ông chủ tường trình sự việc.
    Ít ai biết Hoàng Ngọc Đức nghĩ gì vì gã không bao giờ nói ra, nhưng một vài người bắt đầu lờ mờ biết được gã là ai và có những gì. Không có công an vào cuộc, nhưng chỉ mười lăm phút sau đó, như một nhánh cây leo siêu tốc, thông tin luồn đi hết mọi ngõ ngách, tất cả những người cần biết đều được biết cả. Những cái tai xòe ra nghe ngóng, những con mắt trợn lên ngó tìm, những nắm đấm, dao và mã tấu rình rập khắp nơi quyết mò ra cho được con đĩ liều mạng không biết trời cao đất dày.
    Sáng hôm sau, trong khi một nửa Sài Gòn bị xới tung nháo nhào thì Khánh Di – với lớp trang điểm thật đậm và bộ quần áo khô sạch sẽ - đã ngồi trên chuyến bay sáng của China Southern đến Quảng Châu – Trung Quốc. Nàng mới chỉ trả thù được một nửa, và còn rất nhiều uẩn khúc cần làm sáng tỏ, nhưng lúc này - tạm quên đi bản photo cuốn sổ mờ ám và nắm chìa khóa nằm yên trong đáy vali đầy chặt – Khánh Di chống cằm lặng ngắm những đám mây trắng bảng lảng bay qua cửa kính máy bay. Nàng mỉm cười – hôm nay trời sẽ đẹp lắm.
    Chiếc điện thoại thó của thằng bé bị nàng tháo tung và rải đều trong 2 sọt rác Sài Gòn, 2 sọt rác Hà Nội và 3 sọt rác Trung Hoa.
  10. hung_hu

    hung_hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    ...
    Cô giáo đang bực mình. Thêm một lý do nữa để cô ghét cái kiếp đi dạy trung tâm – cho dù là trung tâm xịn như International Language này. Bài giảng hôm nay được cô chuẩn bị rất kỹ, và hầu hết mọi học viên trong lớp đều tập trung học hành. Hầu hết mọi người – chỉ trừ cô gái trẻ ngồi cuối lớp. Cô giáo không thể hiểu nổi cô ta đến đây làm gì? Lớp học khai giảng được một tuần, và trong suốt tuần đó cô ta đến rất đều, không để làm gì khác ngoài việc chống cằm nhìn đăm đăm qua cửa sổ, thỉnh thoảng lại viết viết vẽ vẽ gì đó. Bên ngoài cửa sổ là con đường yên tĩnh rợp bóng cây xào xạc, lấp ló những ngôi biệt thự sang trọng của khu đô thị mới Future City. Một cảnh tượng khá đẹp – nhưng cô giáo không nghĩ nó đáng để nhìn hoài nhìn hủy từ ngày này sang ngày khác như thế. Nếu mình là giáo viên biên chế ở trường học – cô thở dài nghĩ – mình sẽ bắt cô ta đứng lên trả lời một câu thật hóc rồi ngoáy ngay một cái trứng ngỗng cho bõ cái ghét này.
    Ngôi nhà thật là đẹp – Khánh Di nghĩ trong khi nhìn ngắm căn biệt thự thuộc sở hữu của Hoàng Ngọc Đức và đứa con trai từ cửa sổ trung tâm ngoại ngữ International Language. Biệt thự được sơn màu hồng phớt với những ô cửa trắng muốt buông rèm mỏng tang. Cửa sổ nào cũng trồng đầy thủy tiên và giàn ti gôn rợp bóng lốm đốm xuống khoảnh sân rộng rãi nơi những khóm hoa rực rỡ muôn màu đua nở, hồ cá trong leo lẻo và bồn phong thủy nước chảy róc rách. Giữa sân kê một chiếc ghế lười bập bênh bằng mây còn vương vài chiếc lá nhỏ xíu vừa rụng xuống. Chắc hẳn chị Phương đã rất hạnh phúc khi nhìn thấy ngôi nhà này. Chị ấy nghĩ đó là tổ ấm tương lai mà mình sẽ vun đắp. Trong thoáng chốc, tâm trí Khánh Di hiện ra hình ảnh cô chị gái má ửng hồng vì xao xuyến và hạnh phúc, hai bàn tay nắm chặt vào nhau, nhìn ngôi nhà rồi nhìn gã giám đốc chưa rõ mặt mũi với đôi mắt chan chứa tình yêu. Rồi hình ảnh tươi đẹp ấy lại bị thay thế bởi ngôi mộ đơn côi chỉ có duy nhất ba nén nhang trong một đám tang cũng đơn côi không kém. Di nhắm mắt lại, lắc lắc đầu để xua đuổi những giọt nước mắt. Không dung chứa những thứ yếu đuối khi nàng chỉ còn một mình. Nàng phải mạnh mẽ lên.
    Có một điều cô giáo không biết, và nếu biết chắc cô còn khó hiểu nữa, ấy là Khánh Di đăng ký học cả 3 lớp sáng chiều tối ở International Language. Trong suốt 7 ngày đóng đô liên tục ở lớp học có vị trí quan sát thuận tiện này, Khánh Di đã nắm rõ mọi nhân sự trong ngôi nhà cũng như hoạt động thường ngày của họ. Ngoài gã bố thường xuyên vắng nhà vì những công việc làm ăn mờ ám, căn biệt thự có ba nhân khẩu thường xuyên: một bà quản gia, một anh bảo vệ và đứa con trai tâm thần – nó chưa bao giờ thấy đi ra ngoài, chú ý lắm Di mới đôi lần thấy bóng nó thấp thoáng qua tấm rèm, ngoài ra những người nấu bếp, dọn dẹp, làm vườn… thì chỉ đến theo những giờ nhất định. Nàng ghi lại hết một cách thật cẩn thận và bắt đầu chuẩn bị kế hoạch hành động. Sẽ không được có bất kỳ một sai sót nào giống như lần đột nhập công ty Da giày Đức Bình lần trước. Đây sẽ là một âm mưu được dàn dựng chi tiết đến từng ly.

    Đêm đã về khuya! Đầu tháng âm lịch trời không trăng, chỉ tuyền một màu đen bí ẩn. Gió xào xạc thổi làm những cành dẻ quét lạt sạt vào khung cửa mở hé. Mùa mèo cái động đực, tiếng ngoao ngoao vừa luyến vừa khàn cứ ngân mãi ngân mãi trong không gian yên tĩnh.
    Bên trong căn phòng nhỏ trên tầng áp mái, bàn thờ leo lét những ngọn đèn màu đỏ hình nến hắt ánh sáng ảo mờ của nó lên những bức tường. Người đàn bà đứng tuổi ăn mặc giản dị nhưng gọn gàng, mái tóc điểm bạc đang ngồi co rúm trên tấm đệm mút vẫn dùng làm giường. Bàn tay run rẩy, bà lôi chiếc điện thoại cô con gái đang định cư Canada tặng trong lần về nước gần đây, cố gắng bấm cho đúng số của cô. Tút lần 1. Tút lần 2. Tút lần 3… Tút lần n. Bà nghĩ mình sắp khóc, chắc con gái bà mải công việc, chồng con không nghe máy. Chồng mất sớm, bao năm dài bà một mình tần tảo rau cháo nuôi con, vừa đủ lông đủ cánh nó liền tót ngay ra nước ngoài. Giờ nó cũng không thèm nghe điện thoại của bà trong lúc bà cần nó nhất. Điện thoại đã ngắt, bà Tân vẫn cầm mãi trên tay, cố gắng ngăn nước mắt đang chực trào ra. Chống tay đứng dậy, bà nhìn quanh vẻ sợ sệt rồi ngồi xếp bằng xuống trước bàn thờ. Bà muốn tụng kinh niệm Phật nhưng không dám gõ mõ sợ kinh động cậu chủ nên chỉ chắp tay nhắm mắt lâm râm.
    - Nam mô a di đà Phật! Lạy Quan thế âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn…
    Bát Nhã tâm kinh như nước cứ chảy tuột khỏi tâm trí bà. Bà sợ đến run lẩy bẩy khi nhớ lại những sự việc gần đây:
    - Bà Tân đâu ra nhận thư.
    - Tôi có thư á???
    Bà hết sức ngạc nhiên khi nhận chiếc phong bì từ tay anh đưa thư. Chẳng lẽ là cái Vân, nhưng nó chỉ gọi điện và gửi tiền cho bà chứ có viết thư bao giờ. Bà tò mò mở thư ra xem ngay. Sắc mặt bà đột nhiên chuyển thành tái xám, bà hớp hơi rồi ngã ngồi xuống đất. Bên trong bì thư rơi ra tấm ảnh nhỏ của một cô gái trẻ tóc dài với nụ cười tươi tắn, đằng sau ảnh là mấy chữ nguệch ngoạc đỏ như máu: “Giết người”.

    Bà đang trên đường đi chợ về. Đằng sau một cánh cổng, khuôn mặt tròn xoe của chị Nga ló ra:
    - Bác mua hộ em cá không?
    Bà Tân cười, bà rất quý người phụ nữ phúc hậu này, chị là người giúp việc cho nhà hàng xóm cách nơi bà làm việc mấy nhà và lúc nào cũng vồn vã hỏi thăm bà mỗi khi gặp. Hôm nay chị bị đau chân nên đưa tiền nhờ bà đi chợ giúp.
    - Có! Cả cá, cả dọc, hành mùi đủ hết. Tươi giãy đành đạch nhé!
    Bà rút cái túi nilon trong làn ra đưa chị.
    - Vâng cám ơn bác! – chị mở túi ra xem rồi đột nhiên hét lên khủng khiếp quăng vèo hết ra ngoài đường.
    Hóa ra bên trong túi toàn là cóc chết.

    Ông chủ xách ca táp chuẩn bị lên xe hơi. Bỗng ông nhăn mặt:
    - Chị Tân đâu, sao không bảo cái Biên quét sân?
    - Đâu có, tối qua cô Biên quét cẩn thận lắm rồi mà.
    - Thế cái gì bê bết đầy ra đây?
    Bà cau mày nhìn kỹ: loanh quanh khắp trong sân là những dấu giày con gái nho nhỏ bê bết bùn.

    Có tiếng hát nho nhỏ vang vang khi xa khi gần.
    “… Thương em quá chắt chiu đời con gái
    Mà cuộc đời sao lắm ải truân chuyên…”
    Méeeeeeooooooo – con mèo gào lên đáp lời. Có tiếng chân ai đó lạo xạo dưới con đường trước nhà.
    Hàm cứng lại, bà Tân không thể đọc được dòng kinh nào nữa, chuỗi hạt đá xanh tuột ra rơi xuống đất loong coong.

    Reeeeeeeeeeenggggggggggg!!! Điện thoại réo vang.
    Ôi con gái tôi! Bà Tân lao ra bấm nút nhận.
    - Vân ơi!
    Im lặng.
    - Phải con không, Vân ơi? – Bà bắt đầu khóc
    Vẫn im lặng.
    - Nói đi… - một giọng nói nhẹ như hơi thở - Mày giết tao phải không?
    - Ai? Ai thế??? Ôi trời ơi.
    Không có tiếng đáp lời.
    - Tôi không giết cô, cô Phương ơi. Tôi trăm lạy nghìn lạy, tôi cắn rơm cắn cỏ lạy cô, cô tha cho tôi.
    - Mày giết tao! Tao lang thang bờ bụi… tao vật vờ không nơi không chốn… không người thờ cúng khói hương. Cho tao vào, cho tao vào với…
    Có tiếng lách cách khóa cổng dưới nhà.
    - Ối cô ơi! – Bà Tân nghẹn ngào – là cậu chủ chứ không phải tôi. Cậu ấy đánh cô, nhưng cậu bị điên mà. Ông chủ sắp xếp bằng chứng ngoại phạm. Tôi bị cấm không được nói ra, ông ấy đáng sợ lắm. Tôi van cô, cô tha cho tôi…
    Khánh Di tắt máy, cắt ngang tiếng thổn thức của bà quản gia. Con mèo vừa bị cấu nhìn nàng oán trách, cáu kỉnh cào mạnh sướt mấy đường dài trên bàn tay nàng, nàng bèn thả nó chạy biến vào bóng tối. Nước mắt nàng chảy dài trên má rồi rơi xuống lặn tan trên mặt vỉa hè.

    Cậu con trai nhỏ chừng 8 tuổi mặc áo đồng phục đeo cặp sách đang nhảy chân sáo tung tăng bên mấy đứa bạn cùng trường tiểu học. Chúng vừa tan học về. Hôm nay đứa nào cũng vui vì bài kiểm tra vừa trả tất cả đều được điểm tốt, và chúng mong ngóng một phần quà hay ho sẽ vòi được từ bố mẹ. Chủ đề đó có vẻ hấp dẫn, nên tất cả cùng bàn tán rôm rả. Bên rìa đường, một cô gái đứng chăm chú quan sát thật kỹ từng đứa học sinh bước ra từ cổng trường. Nhìn thấy cậu bé, mắt cô sáng lên. Cô cẩn thận lôi từ trong túi ra một bọc to kêu loảng xoảng.
    - Các em ơi! – cô gọi – trung tâm Stars Game chỗ chị đang khuyến mại tặng xèng chơi cho học sinh cấp I. Các em có thích không?
    Đoạn, cô giở túi ra cho bọn chúng xem: bên trong túi phải có đến hàng trăm xèng chơi điện tử. Mắt mấy cậu bé sáng lên, chúng đồng thanh reo:
    - Có, có ạ.
    Một đứa nghi ngờ hỏi:
    - Tại sao tự nhiên trung tâm lại tặng cho bọn em?
    - Vì trung tâm đang muốn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh mà. Tặng cho các em chơi thử coi như hình thức quảng cáo í. – cô gái trả lời tự nhiên như không.
    - Thế sao chị không tặng bạn khác mà chỉ tặng cho bọn em thôi?
    Cô gái nghe thế mỉm cười – thằng bé này lắm chuyện gớm – cúi xuống nói thật nhỏ:
    - Thực ra chị phải phát cho nhiều người cơ, nhưng mà chị vội đi về chơi với bạn trai chị. Với cả - cô dừng lại vẻ bí mật – chị thích các em. Em trông xem, các bạn quanh đây có bạn nào đẹp trai sáng sủa bằng các em đâu???
    - Hihi… - đám trẻ được khen ngầm thích chí lắm
    - Thôi, hỏi lằng nhằng mãi. Cứ được chơi là thích rồi – một đứa khác nói to – Tùy chúng mày, tao là tao nhận.
    - Tao cũng thế. Tao cũng thế - mấy đứa khác nhao nhao.
    Riêng cậu bé – nhân vật được Khánh Di quan tâm, căn nguyên sự may mắn bất ngờ của đám bạn thì có vẻ dè dặt:
    - Nhưng mà… mẹ tao dặn tan học phải về nhà ngay…
    - Dào ôi, ****** một tiếng nữa mới về cơ mà. Cứ đi, bọn mình chơi 45 phút thôi, còn 15 phút mày chạy nhanh về nhà là kịp chứ gì.
    - Ờ… nhưng…
    - Nhát gan thế? Thế để bọn tao đi thôi vậy, mày về với mẹ đi!
    - Còn lâu! – Cậu bé đã quyết định – Đi thôi!
    - Điiiiiiiiiiiiiiiii! – cả đám reo lên
    Khánh Di thở phào:
    - Stars Game ở rất gần đây. Gác em cứ đi thẳng đường này 5 phút là đến nhé.
    - Bọn em biết thừa, chị khỏi lo. Hahahaha.
    Cậu bé vội chạy theo đám bạn, không để ý một trong hai chiếc khóa trên cặp mình đã sút ra, lủng liểng theo từng nhịp bước.

    Anh bảo vệ ngáp một cái rõ dài. Tâm trạng anh không được vui. Chả hiểu vì sao mà bà Tân đang yên đang lành đùng đùng xách bị bọc về quê không một lời từ biệt. Thời buổi người làm khó tìm, ông Đức khoán ngay cho anh tạm thay mặt bà Tân điều hành mọi việc trong nhà. Mệnh lệnh ấy làm anh hơi lo lắng. Mọi việc đã có người làm theo giờ đủ cả, nhưng anh có biết gì những quản lý, điều hành với sắp xếp đâu, biết đằng nào mà làm. Hơn nữa, chỉ thú thật với bản thân thôi, anh thấy hơi sờ sợ cái việc phải ở một mình với cậu con trai tính tình thất thường của ông Đức. Thôi kệ, đến đâu thì đến, anh chép miệng. Chả chết được mà sợ.
    Tít tít… tít tít… - Chuông tin nhắn vang lên.
    Anh mở máy ra xem. Mắt anh trợn lên, miệng há ra không nói nên lời. Chiếc điện thoại bị buông rơi xuống đất đánh chát, còn anh lao ra ngoài như một mũi tên xé gió.
    Trên màn hình chiếc điện thoại bị hỏng chỉ vỏn vẹn mấy chữ: Bố ơi cứu con

    Bóng anh bảo vệ vừa khuất sau những tán cây thì Khánh Di bước ra từ góc tối căn nhà đối diện. Trời đang quang đãng bỗng nhiên xám lại. Mây đen từ đâu kéo đến cuồn cuộn. Trời đổ mưa to làm Di ướt lướt thướt. Thậm chí anh ta không kịp cả khóa cổng, mình đem theo đám chìa hớt được thành ra vô ích – Di nghĩ rồi cười nhếch mép. Nàng ngước lên: Liệu có phải Trời đất đang phản đối việc mình sắp làm?? Không, không phải đâu! Ta đang báo thù, ta tiêu diệt kẻ ác. Xong đứa con sẽ còn lão bố nữa. Chính là Trời đất đang reo vui vì chúng sắp phải đền tội.
    Nàng bước qua cổng, vào sân. Cánh cửa chính mở he hé, nàng bước vào sảnh lớn sang trọng. Mắt nàng không chú ý đến chùm đèn pha lê lộng lẫy, thảm batik, rèm lụa hay bất kỳ thứ đồ sang trọng nào khác xung quanh. Như thể bản năng mách bảo, nàng bước lên tầng hai, mở trúng phóc cánh cửa cần mở.
    Trái với sự hoành tráng ở dưới nhà, căn phòng này xinh xắn và ấm cúng. Ánh hoàng hôn hắt qua tấm rèm mỏng phủ lên căn phòng màu đỏ vàng hơi sẫm. Bên khung cửa, một dáng hình đang ngồi, tối thẫm vì sấp bóng. Khi nàng tiến đến, dáng hình ấy cũng từ từ quay đầu lại. Nàng sửng sốt không nói nên lời.
    Đó là khuôn mặt đẹp nhất mà nàng từng gặp trong hai mươi năm tuổi đời. Như tượng David của Michelangelo thời Phục Hưng, như Adonis trong thần thoại Hy Lạp, như Chàng Đỏ trong truyện ngắn W.S. Maugham. Nếu không biết chuyện, nàng sẽ chẳng bao giờ tin đôi mắt to huyền với đôi mi dày cong vút, chiếc mũi thẳng hoàn hảo và bờ môi trễ nải quyến rũ đến mềm lòng kia lại là của kẻ ác dâm đã đánh đập và giết chết chị nàng. Hoàng Ngọc Minh nhìn nàng với vẻ bình thản đến kỳ lạ. Nếu có ai hỏi nàng nghĩ lúc này mình trông giống ai, nàng sẽ trả lời: Nữ thần Báo tử. Nước mưa làm ướt rượt mái tóc nàng, những sợi mảnh dính bết vào gáy. Da nàng trắng xanh và đôi mắt tối đen trong ánh sáng nhập nhèm. Váy áo ướt ôm sát vào thân thể nàng, để lộ những đường cong uốn lượn mềm mại tuyệt đẹp. Tính toán và kế hoạch của Khánh Di vạch ra những ngày trước đã dừng ở đây. Nàng chưa bao giờ nghĩ tiếp xem mình sẽ làm gì trong giờ phút gặp mặt tên sát nhân, kẻ đã khiến nàng lao tâm khổ tứ bao ngày qua. Nàng muốn để dành việc ấy cho bản năng và số phận. Bây giờ nàng đứng đây, chăm chú nhìn như nuốt gương mặt đẹp đến đau đớn. Hoàng Ngọc Minh đứng dậy. Bộ pyjama lụa trắng kêu sột soạt khi gã tiến tới bên Khánh Di.
    Mãi về sau này, nàng vẫn không thể hiểu nổi giây phút đó nàng đã nghĩ gì, làm gì. Thân thể nàng run rẩy đến từng lỗ chân lông. Cái lạnh buốt nước mưa trên da nàng cọ xát vào cái ấm nóng cơ thể gã. Những ngón tay gã như có điện, ve vuốt đến đâu nàng nổi gai ốc lên đến đó. Áo là gì, váy là gì? Tóc là gì, da là gì?? Tất cả lẫn lộn trong cơn mê cuồng cảm giác, tất cả lẫn lộn trong môi, trong mắt, trong vuốt ve, trong sung sướng. Máu tứa ra từ những vết cắn trên da thịt cả hai, cái đau đớn hòa trộn vào khoái cảm từng đợt từng đợt như sóng thủy triều. Tóc nàng lạn sạn trong miệng gã, ngón tay gã ve vuốt trên lưỡi nàng. Nàng cong oằn người kêu lên, tiếng kêu của một linh hồn tự do vừa thoát ra khỏi thể xác, tiếng kêu giải thoát mọi kìm kẹp, bật tung ra khỏi mọi quy luật và phép tắc. Vào giây phút đó, nàng biết mình được tự do. Nàng hoàn toàn tự do…
    Sét nổ đoàng xé rách toang bầu trời màu tím. Mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
    Di yên lặng nằm trong vòng tay gã. Xung quanh hai người vương vãi áo quần ướt bết, nước mưa tung tóe lẫn với vệt máu hoa hồng.
    - Vì sao? – Nàng hỏi với vẻ đau khổ.
    Câu ấy nàng hỏi gã: Vì sao gã lại giết chị nàng? Vì sao gã lại ******** với nàng?
    Gã im lặng.
    - Vì sao?
    Câu ấy nàng hỏi ông Trời trớ trêu: Vì sao ông lại để gã giết chị nàng? Vì sao ông lại đưa nàng đến đây? Vì sao ông lại để nàng ******** với gã?
    Ông Trời im lặng.
    Nàng khép đôi mi, hôn lên vầng trán thanh tú. Môi nàng lướt xuống mũi, xuống cổ, xuống ngực, xuống bụng. Hoàng Ngọc Minh bỗng bật lên tiếng cười lớn. Haha, haha, haha… Môi nàng lướt xuống dưới nữa, lưỡi nàng mềm mại xoáy tròn … Hahha, ư hư, haha… Nàng siết chặt hàm răng. Máu bắn tóe ra… Haha, ư hự, haha…
    Cả kiếp người khốn nạn gói gọn trong tiếng cười.
    Haha… haha… vẫn đuổi theo Di khi nàng đi xuống con phố rợp bóng cây. Trời đã tối hẳn! Vấy bẩn rồi, không thể sạch lại được nữa rồi. Mãi mãi!!!!!

    Hai vợ chồng anh bảo vệ dại dột tìm được đứa con dại dột trong trung tâm Stars Game gần đó một tiếng rưỡi sau khi anh lao ra khỏi căn biệt thự, nhờ vợ anh đột nhiên nhớ ra mình có lưu số một đứa trong đám bạn đã khích bác con anh trốn nhà đi chơi. Sau khi mắng bọn trẻ té tát đến tối tăm mặt mũi và biết rõ ngọn ngành câu chuyện về cô gái bí ẩn, đồng thời nghe Stars Game chắc như đinh đóng cột là chẳng có khuyến mại khuyến mung nào cả, anh bảo vệ mới tá hỏa tam tinh chạy về biệt thự. Tại đây, anh ta tìm được con trai ông chủ nằm ngất giữa sàn, máu loang hết đũng quần trắng và sàn nhà quanh đó. Biết kiểu này mình chết đến nơi, anh run lẩy bẩy bấm số gọi cấp cứu và gọi cho ông chủ tường trình sự việc.
    Ít ai biết Hoàng Ngọc Đức nghĩ gì vì gã không bao giờ nói ra, nhưng một vài người bắt đầu lờ mờ biết được gã là ai và có những gì. Không có công an vào cuộc, nhưng chỉ mười lăm phút sau đó, như một nhánh cây leo siêu tốc, thông tin luồn đi hết mọi ngõ ngách, tất cả những người cần biết đều được biết cả. Những cái tai xòe ra nghe ngóng, những con mắt trợn lên ngó tìm, những nắm đấm, dao và mã tấu rình rập khắp nơi quyết mò ra cho được con đĩ liều mạng không biết trời cao đất dày.
    Sáng hôm sau, trong khi một nửa Sài Gòn bị xới tung nháo nhào thì Khánh Di – với lớp trang điểm thật đậm và bộ quần áo khô sạch sẽ - đã ngồi trên chuyến bay sáng của China Southern đến Quảng Châu – Trung Quốc. Nàng mới chỉ trả thù được một nửa, và còn rất nhiều uẩn khúc cần làm sáng tỏ, nhưng lúc này - tạm quên đi bản photo cuốn sổ mờ ám và nắm chìa khóa nằm yên trong đáy vali đầy chặt – Khánh Di chống cằm lặng ngắm những đám mây trắng bảng lảng bay qua cửa kính máy bay. Nàng mỉm cười – hôm nay trời sẽ đẹp lắm.
    Chiếc điện thoại thó của thằng bé bị nàng tháo tung và rải đều trong 2 sọt rác Sài Gòn, 2 sọt rác Hà Nội và 3 sọt rác Trung Hoa.

Chia sẻ trang này