1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TẬP 42 SUPER CLASSICO : REAL-BARCELONA HÃY CHỨNG TỎ NIỀM HÂM MỘ CỦA BẠN VỚI ĐỘI BÓNG THÂN YÊU !!! CU

Chủ đề trong 'Album' bởi yo_hatsukoi, 10/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    Mất cắp biển số xe máy: "Con đẻ" của một chủ trương sai


    Khổ chủ mua lại biển số này với giá nửa triệu đồng tại chợ trời Hà Nội
    Gần đây, Hà Nội rộ lên tình trạng mất cắp biển số xe máy. Điều làm không ít người băn khoăn là tại sao kiểu trộm cắp này chỉ xuất hiện tại Thủ đô mà không có ở bất cứ địa phương nào khác? Chúng tôi đã thử lý giải điều này.
    Sở dĩ bọn trộm cắp biển số xe có đất sống chính là vì UBND TP Hà Nội quy định mỗi người chỉ được đăng ký một xe máy và quy định cấm đăng ký xe tại 7 quận nội thành.

    Quy định này đúng sai thế nào chưa bàn đến nhưng rõ ràng nó đã ?ođẻ? ra một đứa con hư là tình trạng mất cắp biển số xe và chịu thiệt thòi nhất không ai khác chính là người dân mất của. Các biển đăng ký 29R..., 29P..., 29S..., 29T..., 29U... được bọn đạo chích ?ochiếu cố? số 1 vì 90% xe mang biển này không có giấy tờ đăng ký chính chủ mà thường là mua suất của người khác.

    Khi mất việc xin cơ quan công an cấp lại biển số cực kỳ khó khăn, phức tạp vì phải mất thời gian tìm lại người đứng tên đăng ký thực sự. Tìm được các vị đúng là khó?hơn lên trời. Nói chẳng đâu xa, ngay tại trung tâm Hà Nội, số nhà, tên phố rõ như không thể rõ hơn, tìm được người còn khó chứ nói gì đến những địa chỉ ?ogiời ơi đất hỡi?(!)

    Thế là tất nhiên người mất biển xe chỉ biết tìm cách mua lại chính ?biển xe của mình. Một anh bạn sành sỏi phán ngay: ?oRa chợ trời có hết?.

    ?oCon đường nào cũng dẫn đến La Mã cả?. Quả nhiên, khổ chủ mất biển gì hôm trước, hôm sau ra chợ giời chịu khó qua hỏi lại mấy hàng là có ngay. Giá cả phổ biến từ 400.000 - 800.000đ, tuỳ mặt khách mà chủ hàng ?onắn hầu bao?. Gần đây, dịch vụ cung cấp biển số có vẻ được mùa nên trong thành phố đã xuất hiện thêm một vài điểm bán như Kim Mã hoặc các chợ xe cũ...

    Tóm lại chỉ có người có nhu cầu sử dụng phương tiện thật sự là ?othiệt đơn, thiệt kép? vừa mất tiền thuê đăng ký, vừa ngậm đắng nuốt cay bỏ tiền lần hai mua lại chính tài sản của mình. Nếu sơ sểnh lẫn nữa thì lại bỏ tiền mua lại lần?

    Lời khuyên duy nhất của các cơ quan quản lý cho người dân đối với quanh tình trạng mất cắp này là đề cao cảnh giác. Ai không cảnh giác, mất của thì tự gánh chịu hậu quả vì đến nay, biển xe mất cứ mất, chưa tên trộm cắp nào bị bắt.

    Như đã nói ở trên, sở dĩ tồn tại tình trạng mất cắp biển số xe như hiện nay là do những bất cập từ quy định cấm đăng ký xe ở 7 quận nội thành và mỗi người chỉ được đăng ký một xe.

    Với Hà Nội, đây là bước đi để hạn chế số lượng phương tiện giao thông cá nhân. Thế nhưng dư luận nhân dân vẫn cho rằng hạn chế bằng những quy định như trên là bất hợp lý.

    Thứ nhất, người dân có nhu cầu mua xe, nhu cầu sử dụng phương tiện thực sự phải trả thêm khoản tiền ?othuê? người đăng ký. Điều này khiến Nhà nước thất thu người có nhu cầu thiệt thòi, chỉ có các cửa hàng vừa bán được xe vừa ?ocấu véo? được thêm tiền từ khoản thuê người đăng ký.

    Thứ hai, việc đứng tên đăng ký thuê sẽ tạo ra rất nhiều phức tạp cho công tác quản lý phương tiện của cơ quan công an trong trường hợp xe gây tai nạn giao thông hay vướng mắc vào những rắc rối nhất định cần tìm chủ sở hữu để giải quyết.

    Thứ ba, dân có cần thì mới mua xe, để được việc mình, họ bấm bụng bỏ thêm vài triệu nữa cũng chẳng sao. Hơn nữa, một người sở hữu 1 hay 2 hay 3 xe cũng chẳng thể nào cùng một lúc đi 2 hay 3 chiếc xe trên đường.

    Vậy rõ ràng, việc kiềm chế phát triển phương tiện giao thông cá nhân ở Hà Nội mới chỉ nhằm vào hạn chế quyền sở hữu chứ đâu có hạn chế được số lượng phương tiện thực sự đang lăn bánh trên đường.

  2. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    [​IMG]
  3. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    ?oVăn hóa? yêu ở sinh viên?!


    Hồn nhiên đưa nhau đến giảng đường (Thanh niên)
    (Dân trí) - Ôm hôn nhau, thể hiện tình cảm riêng tư chốn công cộng (công viên, vườn hoa?) đã được bàn cãi nhiều và điều này xem ra có thể được chấp nhận ở một mức độ nào đó. Thế nhưng vô tư đến nỗi ôm hôn nhau?trên xe buýt thì quả thật cần phải xem xét lại bởi hành động này ít nhiều gây khó chịu cho những người xung quanh.
    Hơn thế nữa những cách thể hiện tình cảm đậm chất phương Tây này đã theo chân sinh viên vào giảng đường đại học. Chúng ta đều biết các bạn sinh viên yêu nhau rất hết mình nhưng ?ohết mình? đến nỗi thoải mái ôm nhau trong khuôn viên trường - nơi có biết bao bạn bè, thầy cô qua lại thì thật là quá ?odị hợm?.
    Còn nữa, không thiếu những cặp dắt tay nhau đến lớp. Lên lớp rồi, họ không chỉ ngồi cạnh nhau trò chuyện tâm tình mà đôi lúc còn diễn những ?ođoạn phim? nóng bỏng cho bạn bè ngồi xung quanh xem.
    Những hành động trên, đối với người phương Tây có thể là chuyên bình thường. Còn phương Đông chúng ta, ngày nay tuy đã có cái nhìn thoáng hơn, nhưng tôi dám chắc rằng phần lớn chúng ta không thể chấp nhận kiểu ?otự do? dị hợm đó.
    Chẳng ai có quyền ngăn cấm tình yêu sinh viên vì xét dưới góc độ pháp luật, các bạn đã là những người lớn, hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Thế nhưng, điều chúng tôi muốn chia sẻ chính là làm sao để các bạn sinh viên biết và hiểu nơi nào thích hợp để bày tỏ chuyện riêng tư - đó là một cách thể hiện con người có văn hóa.
    Chúng ta từng đề cập đến văn hóa sử dụng điện thoại di động. Vậy thiết nghĩ, hơn ai hết, các bạn sinh viên cũng rất cần văn hóa, lịch sự khi thể hiện tình cảm riêng tư ở chốn công cộng, chốn đông người.

  4. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    [​IMG]
  5. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    Thư ngỏ gửi ông Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo


    Học phí 900.000/tháng - Cơ hội nào cho con em gia đình nghèo?
    Đọc các báo điện tử trong nước tôi thấy Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển cho biết chỉ có số ít - nhưng là... 1/4 học sinh và sinh viên trong cả nước phải nộp học phí cao hơn từ 2006, nếu đề án được duyệt. Và đây là lý do chính để Bộ trưởng lý giải chủ trương tăng học phí trước những ý kiến phản biện sắc sảo của nhiều nhà khoa học.
    Tim tôi thắt lại khi đọc những dòng trả lời đơn giản của Bộ trưởng bởi tôi nghĩ nếu chính sách này của Bộ GD-ĐT được áp dụng, hàng nghìn em học sinh con các gia đình nghèo sẽ bị tước đi cơ hội học tập ở phổ thông và đặc biệt là đại học dầu các em có đủ khả năng học tập.
    Tuy nhiên, để bảo vệ các em không chỉ bằng tình cảm mà phải bằng các luận cứ khoa học, tôi xin có mấy câu hỏi và cũng là ý kiến phản biện sau với chủ trương này của Bộ GD-ĐT - Về công bằng xã hội:
    Bộ trưởng nói chỉ có số ít bị ảnh hưởng nhưng tại sao Bộ trưởng lại ?oquên? đưa ra con số tuyệt đối là hơn 4 triệu sinh viên, học sinh mà các báo đã nêu?
    Thưa Bộ trưởng, Bác Hồ đã nói ngay từ năm 1945 mục đích và bản chất tốt đẹp hơn của chế độ ta phải được thể hiện ở sự công bằng xã hội, đặc biệt là giáo dục ?oai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành?. Do vậy nếu chúng ta chưa miễn được học phí cho cả bậc phổ thông như đã miễn với tiểu học thì ít nhất Chính phủ cũng đừng tăng học phí.
    Bộ trưởng đã đi nhiều nước trên thế giới chắc đã biết rằng tại những nước như Australia, Anh, Pháp, Đức, họ miễn hoàn toàn học phí phổ thông. Còn đại học tuy có nước bắt đóng học phí, nhưng Chính phủ lại có chính sách rõ ràng cho tất cả các sinh viên vay tiền và chỉ phải trả khi đã tốt nghiệp và có nghề nghiệp với mức thu nhập trung bình.
    Bộ trưởng có thể nói là do các nước đó giàu hơn thì tôi xin bàn sang khía cạnh kinh tế của chính sách này. Về hiệu quả kinh tế và chất lượng giáo dục:
    Thứ nhất, các nước tư bản nói trên tuy giàu hơn, nhưng chi phí giáo dục của họ cũng cao hơn chi phí và giá cả ở Việt Nam hàng chục lần. Nhưng Chính phủ họ vẫn kiên quyết thực hiện chính sách đó.
    Thứ hai, Bộ trưởng có biết ngay tại quê hương của Bộ trưởng, một tỉnh đông dân nhất đồng bằng sông Hồng, nhưng thu nhập trung bình của một người lao động lại thấp nhất trong cả nước, có 584.000 đồng trong cả năm 2003. (Nguồn: Điều tra doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Thông kê, 2005).
    Các tỉnh khác trong cả nước lao động cũng chỉ có thu nhập khoảng 800.000 đồng/năm. Vậy các ông bố bà mẹ đó lấy đâu ra tiền còn dư sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt tối thiểu để đóng học phí đại học 900.000 đồng/tháng cho một đứa con là sinh viên đại học theo như chính sách học phí mà Bộ trưởng đang bảo vệ?
    Thứ ba, Trong khi ngân sách Nhà nước cấp cho ngành giáo dục là lớn nhất và dự kiến năm sau còn tăng thêm 30% nữa, thế nhưng trước khi xây dựng chính sách học phí mới này, Bộ trưởng có chỉ đạo tiến hành điều tra, đánh giá, tổng kết các nguồn tiền này đã được Bộ GD-ĐT, các Sở, trường đại học và Trung học PT xem hiệu quả sử dụng thế nào không?
    Trong khi đó, theo điều tra, nghiên cứu độc lập của một số nhà khoa học và báo chí, số tiền đó sử dụng rất không hiệu quả ?onhư gieo vốn vào gió?. Chẳng hạn hàng nghìn người đi tham quan nước ngoài của một Dự án thuộc Bộ. Hay những số tiền đóng góp thêm của phụ huynh học sinh phổ thông không thực sự sử dụng để tăng chất lượng dạy học mà cho các mục đích khác.
    Bộ trưởng công nhận, tăng tiền phí không đơn giản là sẽ làm tăng chất lượng giáo dục, còn do nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng dường như Bộ trưởng quên đi một nguyên nhân chính thuộc về trách nhiệm kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng tiền ngân sách Nhà nước cho giáo dục của Bộ GD-ĐT.
    Từ sự phân tích trên, tôi kiến nghị với Nhà nước để đảm bảo công bằng xã hội, hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước và ổn định chính trị, trong chính sách học phí nên:
    - Có những điều tra tổng hợp, đánh giá cụ thể, độc lập, khách quan hiệu quả các nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước đã và đang được sử dụng cho giáo dục (bao gồm tất cả các cấp thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo).
    - Trên cơ sở nói trên, điều phối nguồn kinh phí từ các địa chỉ sử dụng không hiệu quả vào việc giảm đến mức tối đa học phí cho học sinh và tăng các chi phí thực sự dẫn đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập

  6. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    [​IMG]
  7. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    [​IMG]
  8. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    [​IMG]
  9. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    [​IMG]
  10. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này