1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TẬP 43 : Dưa lê quán - Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ !

Chủ đề trong 'Album' bởi yo_hatsukoi, 17/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    Sinh viên năm nhất: Nỗi niềm và bức xúc...
    Niềm vui với những quan hệ bạn bè mới có thể giúp tân sinh viên vượt qua những khó khăn tâm lý ban đầu.
    Hơn 2 tháng trôi qua kể từ ngày những sinh viên mới náo nức bước chân vào cổng trường ĐH. Trên các diễn đàn sinh viên liên tiếp xuất hiện những tâm sự, nỗi niềm và cả những bức xúc của những tân sinh viên năm nhất.
    Đầu tiên là... tiền đâu?

    Vấn đề "đầu tiên" khi SV gặp phải chính là tiền. Nguyễn Hoàng, SV năm thứ nhất ĐH Bách khoa Hà Nội cười buồn: "Em từ Nghệ An ra, lần đầu tiên cầm trong tay 2 triệu đồng. Hôm lên tàu phải chia làm hai, một nửa cho vào trong tất, nửa dắt cạp quần mà vẫn lo mất. Ấy vậy mà đóng học phí, tiền ở KTX xong, còn lại gần một triệu chẳng hiểu tiêu gì mà sau có 2 tuần đã thấy vơi đi quá hai phần ba.

    Lần đầu cầm tiền nhiều đến thế, cứ thiếu gì là mua đại, không tính toán gì nên giờ tiền ăn khó mà đủ. Viết thư về xin mẹ chắc cũng chẳng có, đành ăn mì tôm trừ bữa chờ đến tháng sau vậy".

    Chuyện lần đầu tiên những SV năm nhất làm chủ số tiền của mình với những cậu ấm cô chiêu đã quen ăn tiêu hoang phí chẳng khác nào chuyện chim sổ ***g. Những chốn ăn chơi nơi thành phố, trò game nhập vai hấp dẫn như viên kẹo ngọt với đứa trẻ, chúng đã "nuốt" những đồng tiền ấy một cách ngon lành.

    Trong một tập thể lớp, sự chênh lệch giàu nghèo cũng phản ánh rõ mồn một trên từng tấm áo. Lê Thu Hằng, quê Vũ Thư, Thái Bình bảo: "Ở nhà ăn mặc thế nào cũng được, đi cái xe Thống Nhất khung nam cũng chẳng sao vì bạn bè đều thế. Nhưng xuống đây mình mặc áo dính chút mực đành bỏ, đôi khi thà đi bộ còn hơn phải ngồi lên chiếc xe đạp cà tàng ấy để chúng bạn "soi" như người ngoài hành tinh vậy".

    Một SV quê ở xã Thủy Xuân Tiên (Chương Mỹ, Hà Tây) hồn nhiên kể: "Hồi ở nhà đi học, xe non hơi chạy vào nhà bên đường mượn cái bơm, tranh thủ vục mặt vào vại nước làm một hơi nước lã. Hôm đầu em cũng vào mượn bác sửa xe cái bơm, nào ngờ bác nguýt dài rồi bảo: ?oThế mày định cho tao ăn đất à". Ở đây cái gì cũng tiền! Mỗi tháng, số tiền mẹ cho chỉ có hạn nên đôi khi mình đau đầu vì các khoản đóng góp".

    Và những cú sốc

    Chính vì thay đổi môi trường sống, những áp lực về kinh tế đã khiến không ít SV năm đầu dính cú sốc trước giảng đường. Tâm lý căng thẳng, chán nản, thất vọng và lo toan ùa về ngay sau men chiến thắng khi họ bước qua cổng trường ĐH.

    Ngoại ngữ luôn là "nỗi đau triền miên" với phần lớn SV ngoại tỉnh. Lò Văn Tuân, một SV từ Sơn La xuống Hà Nội học ngành Xã hội học bộc bạch: "Các môn khác thì mình không sợ, cần cù bù thông minh rồi cũng qua, nhưng môn ngoại ngữ thì "căng" quá! Mới thi thử giữa kỳ mà đã "đứt" rồi. Muốn được điểm khá phải đi học thêm, nhưng tiền ăn còn chẳng đủ nữa là...".

    Sau ngoại ngữ lại đến tin học, có không ít những SV lần đầu vào ĐH cũng là lần đầu sờ đến máy tính, những word, excel, hay công cụ tìm kiếm Google lại trở thành những khái niệm lần đầu nghe thấy.

    Môi trường ĐH khá "tự do" đã dễ dàng khiến một số bạn dễ dãi với bản thân. Ai học cứ học, ai chơi cứ chơi. Tuy vậy, Sơn Văn, SV năm thứ hai khoa Báo (ĐH KHXH&NV Hà Nội) khẳng định: "Hồi ở quê, bạn bè nghèo cũng hoàn cảnh như nhau, nhà gần nhau nên dễ chia sẻ. Vào ĐH, mỗi người một quê, người nói giọng Hà Tây, người nói giọng Nghệ Tĩnh. Tình bạn ở ĐH khác với tình bạn hồi phổ thông nhiều lắm.

    Hồi vào năm thứ nhất ai cũng có những khó khăn ban đầu, nhưng rồi không quen cũng phải quen với môi trường sống mới. Nó đòi hỏi bản lĩnh, nếu biết thích nghi mình sẽ vượt qua".

    Theo Tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Hồi Loan (trưởng khoa Tâm lý học ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN) thì nguyên nhân khiến một số sinh viên năm nhất dễ bị stress có thể quy về ba lý do cơ bản: thứ nhất, do sự thay đổi môi trường sống; thứ hai, vấn đề kinh tế; thứ ba là trong học hành, nhiều em bị sốc vì chưa thích nghi với cách học mới, cách dạy mới. Ở trường phổ thông, thầy cô giáo lo cho hết, nhưng vào ĐH, SV phải tự tìm tài liệu, tự đọc, phải biết bổ sung kiến thức cho mình.
    Ở ĐH không có chế độ kiểm tra thường xuyên nên nhiều SV chủ quan, dẫn tới chểnh mảng việc học hành. Hiện tượng SV năm thứ nhất bị stress trong thời kỳ đầu vào ĐH hết sức phổ biến nếu không muốn nói là 100%, tất nhiên ở mức độ khác nhau. Kể cả SV ở các thành phố lớn, không phải xa nhà đi học ĐH cũng bị stress, song họ có thể bị ở mức độ nhẹ hơn và vượt qua nhanh hơn.
    Khi đã xác định được đó là hiện tượng phổ biến thì SV sẽ có tư thế chủ động, chuẩn bị sẵn sàng đương đầu và vượt qua stress. Việc học tất nhiên là quan trọng nhất, mỗi người cần chăm chỉ ngay từ đầu và việc đầu tiên khi vào trường là xác định xem mình thiếu cái gì để bổ sung như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng làm việc nhóm...



  2. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    8x Mỹ - Thế hệ khánh kiệt


    Khi bắt đầu vào ĐH, SV Mỹ bắt đầu phải đối mặt với tiền và vòng quay vay - nợ.
    ?oSống bình thường thôi? - 4 từ này nghe đơn giản, nhưng nó lại đang là cả một vấn đề đối với những người trẻ ở Mỹ. Họ đang mắc phải những khoản nợ đáng kể chỉ cho những chi phí cơ bản hàng ngày và cả ?omắc bẫy? bởi cách chi tiêu bốc đồng.
    Gần đây, khi Beth OConnell (sinh năm 1981) đặt vài cuốn sách từ Amazon.com, cô nhận được một "ngạc nhiên lớn": Thẻ tín dụng của cô đã "quá sức chịu đựng". Cô tốt nghiệp ĐH Boston 3 năm trước, bây giờ đang làm quảng cáo ở Watertown, bang Massachusetts.
    "Tôi cho rằng số tiền mình kiếm được cũng khá tươm tất, nhưng hình như vẫn không đủ để trả hết các hoá đơn. Mà đấy là tôi còn không hay đi shoppy hay mua sắm kiểu "crazy" đâu! Tôi chỉ cố sống bình thường thôi".
    Học phí và tiền nhà cao hơn
    "Những bạn trẻ này làm tất cả những gì mà xã hội bảo họ phải làm" - Tamara Draut - đồng tác giả của nghiên cứu mới: Thế hệ khánh kiệt: Sự tăng trưởng của nợ nần trong giới trẻ Mỹ đã được xuất bản tại New York - nói như vậy.
    "Họ học ĐH, nhận những khoản vay khổng lồ dành riêng cho SV, và làm việc nhiều hơn bao giờ hết ngay khi còn đang đi học. Khi bước vào thế giới thực, họ không thể tiến lên chỉ vì khối nợ họ đang mắc phải để giành được tấm bằng nhằm có một công việc tốt".
    Có hai xu hướng đang thổi bùng cho những khoản nợ: mức tăng học phí một cách kịch tính và việc dùng thẻ tín dụng trong SV.
    "Đây là thế hệ đầu tiên gánh toàn bộ học phí qua những khoản vay có lãi" - Draut phân tích như vậy. Học phí đã tăng lên trung bình là 38%. Và trung bình, một SV tốt nghiệp mắc nợ gần 20.000 đôla.
    Như thể để SV phải chịu thêm nhiều thử thách, tiền thuê nhà cũng tăng khủng khiếp.
    Beth đang nợ 20.000 đôla tiền học phí (qua các khoản vay dành cho SV) và 6.000 đôla trong thẻ tín dụng. Mỗi tháng, cô phải trả 175 đôla tiền lãi của khoản 20.000 đôla kia, trong vòng 20 năm. "Tôi vẫn còn phải trả 17 năm nữa" - Beth thở dài.
    Cô và một người bạn chung một căn hộ chung cư cách trung tâm Boston hơn 20km, chia sẻ khoản tiền thuê nhà 900 đôla. Thêm vào đó là tiền trả góp mua ôtô: 250 đôla/tháng, tiền bảo hiểm ôtô: 200 đôla/tháng, và tất nhiên: tiền ăn, gas, truyền hình cáp...
    "Đôi khi chuyện này làm tôi cực kỳ khủng hoảng" - Beth nói - "Như một vòng tròn không bao giờ chấm dứt. Tôi sống theo từ hoá đơn này đến hoá đơn khác, theo đúng nghĩa đen đấy!".
    Ngày đầu nhập trường, thẻ tín dụng đầu tiên
    Rất nhiều người Mỹ trẻ "truy" lại điểm bắt đầu của "sự trượt dốc kinh tế" của mình và thấy đó là... ngày đầu tiên nhập trường ĐH. Khi họ đăng ký vào trường, nhiều công ty thẻ tín dụng tặng họ áo T-shirt miễn phí, và bảo: "0% lãi" - đúng lãi là zero % thật, nhưng... chỉ trong tháng đầu tiên!
    "Thế là tôi đăng ký ngay để dùng thẻ tín dụng" - Brandi Dobbins ở Washington D.C. nói - "Rất nhiều người cũng nhầm lẫn như vậy. Thực ra, lãi là 21%. Thế là bạn bắt đầu phải trả lãi, và chẳng bao lâu sau, tiền lãi cũng "to" bằng tiền các hoá đơn khác".
    Dù Brandi không bị vay nợ học phí, nhưng khoản tiết kiệm 5.000 đôla của cô cũng tan biến khi cô thuê một căn hộ chung cư và mua một ít quần áo chuyên nghiệp cho công việc của mình ở một tổ chức phi lợi nhuận. Bây giờ, Brandi làm ca khuya 3 buổi/tuần ở một tiệm ăn để trả dần nợ.
    Tình trạng thất nghiệp cao cũng làm tăng khoản nợ cho "Thế hệ khánh kiệt".
    Khi Sarah Thurston (1980) tốt nghiệp ĐH, cô nợ 20.000 đôla tiền học phí. Sau khi bắt đầu làm việc cho một công ty Internet ở New York - nơi "trả lương rất hậu", cô cho rằng mình sẽ trả nợ rất nhanh. Không may, 6 tháng sau, cô bị cho nghỉ việc trong một cuộc "tinh giản biên chế". Sau 4 tháng thất nghiệp, Sarah xin được vào một công ty Internet khác. 7 tháng sau, lại "tinh giản biên chế"!
    "Tiền trợ cấp thất nghiệp của tôi chỉ đủ trả tiền thuê nhà, còn lại, tiền sinh hoạt phí, và cả tiền chợ, tôi cũng phải trả bằng thẻ tín dụng" - Sarah kể. Hiện nay, cô đang làm cho một công ty quảng cáo ở North Adams, bang Massachusetts. Cô đang nợ 13.000 đôla tiền học phí ĐH và 10.000 đôla trong thẻ tín dụng.
    Mất khái niệm ?ocăn cơ?
    Giới trẻ Mỹ mắc phải những khoản nợ đáng kể chỉ cho những chi phí cơ bản hàng ngày, nhưng họ còn "mắc bẫy" bởi cách chi tiêu bốc đồng.
    "Hình như thế hệ của tôi không còn "gen căn cơ". Mẹ tôi có thể nuôi sống cả gia đình với 75 đôla/tuần và cắt cả những phiếu giảm giá trên báo để mua rẻ hơn được 1 đôla. Nhưng tôi thì không nghĩ có bao giờ tôi đi cắt một mảnh báo rồi cầm ra cửa hàng. Chỉ đơn giản là tôi không có "gen" làm việc đó" - Brandi nói.
    Dù khoản nợ vẫn quấy rầy tâm trí, nhưng Brandi và các bạn - cũng như rất nhiều người 8X khác - vẫn có một thái độ khá nước đôi về chuyện này - "Rất nhiều lần tôi ngồi nói chuyện với bạn bè, và ai cũng nhắc đến những món nợ kếch xù của mình. Nhưng rồi khi kết thúc câu chuyện, chúng tôi lại hỏi nhau: "Chúng ta đến tiệm ăn nào để ăn tối đây?".
    Bạn trai của Brandi, 26 tuổi, cũng nợ gần 40.000 đôla. Hàng tháng, cậu chi ít nhất 1/4 tiền lương để trả lãi. "Mà chuyện đó cũng thường xảy ra lắm" - Brandi nói. Vì theo thống kê trong những người trẻ ở Mỹ, họ cứ kiếm được 1 đôla thì phải để 25 xu cho việc trả nợ.
    ?oThế hệ khánh kiệt? đang được giúp đỡ bằng cách nào?
    Hiện nay có 3 hãng "thông báo thẻ tín dụng" là TransUnion, Experian và Equifax đang cố gắng giúp giới trẻ bằng cách gửi miễn phí những bảng thông tin chi tiết về thẻ tín dụng đến khách hàng. "Khi họ nhìn rõ được toàn bộ thông tin về thẻ của mình, họ sẽ phải thực tế hơn" - Deborah McNaughton - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tín dụng - nói. Trong những bảng thông báo này, những khoản nợ và tiền lãi cũng được ghi đầy đủ.
    Đối với Jason Roth - người đã nợ một khoản lớn khi đi học, đã choáng khi anh không kiếm đâu ra đủ tiền để mua một chiếc nhẫn đính hôn. "Vào khoảnh khắc đó, tôi thấy mình thật sự cần thay đổi" - Và Jason phải lập ra cả một "kế hoạch căn cơ" cho mình.
    Đến hôm nay, Jason đã trả hết nợ tín dụng và chỉ còn nợ 9.000 đôla học phí. Anh đã có tiền đủ để mua nhẫn cầu hôn. Điều duy nhất Jason còn nuối tiếc là "giá như mình học được bài học tiết kiệm này sớm hơn".
    "Tôi nghĩ từ khi học trung học, các bạn học sinh đã nên học những lớp về chiến lược tài chính, từ ngân hàng, đến thẻ tín dụng, tiết kiệm, vay nợ..." - Jason nói - "Nếu tôi được học một lớp như thế, cuộc sống của tôi đã không phải có lúc lao đao vì nợ nần".

  3. yo_hatsukoi

    yo_hatsukoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    11.227
    Đã được thích:
    19
    Ai đã nói mưa là nỗi nhớ
    Có phải trời cũng biết tương tư
    Ai khẽ gật Ừ đó em
    Trời đang ganh tị êm đềm của ta
  4. nangtiencabenho

    nangtiencabenho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. nangtiencabenho

    nangtiencabenho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  6. nangtiencabenho

    nangtiencabenho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  7. nangtiencabenho

    nangtiencabenho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  8. nangtiencabenho

    nangtiencabenho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Chọn bạn
    Dù bạn muốn có thêm thật nhiều bạn mới, muốn mở rộng mối quan hệ của mình nhưng cần phải thận trọng khi kết thân với những người có tính cách được liệt kê dưới đây:

    - Người luôn than phiền: Trong cuộc sống, chính bạn cũng có thể cũng gặp phải những trục trặc, phiền toái hàng ngày nhưng bạn không kêu ca nhiều về nó, bạn hiểu rằng đó là một phần của cuộc sống và ai cũng có thể gặp phải.
    Tuy nhiên, có những người hay quan trọng hoá vấn đề và luôn miệng than thở. Đối với họ, dường như mọi thứ thật tồi tệ, họ luôn than phiền không dứt như thể cả thế giới đang quay lưng lại với họ. Với những người như vậy, làm bạn với họ quả là thật là kinh khủng và mệt mỏi.
    - Người nói nhiều: Có những người không thích than phiền mà chỉ đơn giản là hay kể lể thôi. Họ có thể nói hàng giờ đồng hồ liên tục không biết chán, thậm chí cả khi kể lể cả những chuyện chẳng liên quan gì tới họ cứ như thể chứng kiến vậy. Họ mắc bệnh nói nhiều và chẳng cho ai nói được câu gì nữa, có thể họ sẽ choán mất nhiều quỹ thời gian hạn hẹp của bạn nếu hai người có dịp nói chuyện với nhau.
    - Người hay khoe khoang: Họ thích nói về bản thân mình, về những thứ mà họ mới có được, thậm chí không ngần ngại hạ thấp những thứ xung quanh xuống để tôn vinh mình lên. Họ có thể khoe về sự ổn định trong công việc của họ, về chiếc xe đắt tiền mà họ mới mua. Có thể họ sẽ dám chỉ vào bạn và nói bộ đồ bạn mặc đã quá lỗi thời, mặc như họ mới là sành điệu. Hãy cẩn thận vì họ có thể chạm đến tự ái của bạn bất cứ lúc nào.
    - Người hay giáo điều: Họ thường đưa ra những lời khuyên ngay cả khi chúng ta không cần đến, họ nói như chính họ là người sắp đặt ra quy luật sống cho thế giới này. Sự thật là đôi khi chúng ta cần những lời khuyên nhưng không cần một kẻ can thiệp thái quá vào cuộc sống của mình.
    - Người quá yêu công việc: Làm bạn với người như vậy, nhiều khi bạn sẽ nhận thấy là mình thừa trong cuộc sống của họ. Nếu có công việc cùng với nhau, mọi thứ rất suôn sẻ và tình cảm có vẻ được củng cố, nhưng khi không còn những quan hệ về công việc, dường như chúng ta không còn là bạn của họ nữa.
    Có thể bạn sẽ cảm thấy không được tôn trọng khi họ thường xuyên đến muộn, lỡ hẹn hay không thèm trả lời tin nhắn. Để có được tình bạn tốt với người quá ham mê công việc, bạn cần phải hiểu được họ.

  9. nangtiencabenho

    nangtiencabenho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  10. fanmatic

    fanmatic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    7.045
    Đã được thích:
    0
    Jo ơi ít chữ thôi,không ai đọc đâu
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này