1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TẬP 43 : Dưa lê quán - Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ !

Chủ đề trong 'Album' bởi yo_hatsukoi, 17/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fanmatic

    fanmatic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    7.045
    Đã được thích:
    0
    [​IMG] Tôi là đứa con gái có thể nói là... đoảng. Mẹ tôi vẫn hay bảo:- Con gái gì mà đoảng thế thì sau này chỉ có mà ế thôi con ạ!- Ừ, ừ ế càng tốt mẹ à, con chẳng muốn lấy chồng đâu, con muốn ở nhà với mẹ cơ ?" Tôi nũng nịu với mẹ.- Thôi đi cô ạ! gớm, có ai muốn rước thì tôi cũng cho rước chứ cô như vậy mà ở nhà thì hôm nay anh này ghé, mai anh kia trêu, tôi cũng đau đầu lắm.- Mẹ này nữa! - Tôi phụng phịu.Mẹ tôi vẫn hay... mắng yêu tôi như vậy sau mỗi lần tôi làm sai hoặc hỏng một việc gì.Hôm đó, tước khi đi làm, mẹ dặn tôi ở nhà dọn dẹp nhà cửa với bao nhiêu là việc, lúc đó tôi đang mãi đọc truyện Ðò Rê Mon nên chẳng nhớ mẹ dặn gì nữa cả, mà chỉ ậm ừ ?ovâng ạ? cho xong. Mẹ đi làm được một lúc thì tôi cũng ?olăn? ra ngủ, tôi mơ thấy được cầm những dồ vật có phép lạ của Ðô Rê Mon, tôi được bay chong chóng tre giống như Nô Bi Ta, Xu Ka, Xê Kô và cả Chaien nữa. Bỗng:- Chị Khánh, chị Khánh! Dậy đi chứ, sao lại ngủ vào giờ này vậy? - Hiền em tôi đi học về từ lúc nào đang gọi tôi. Tôi mở choàng mắt ra thì thấy ngoài trời đang mưa, những hạt nặng nước hắt vào trong nhà qua cửa sổ.- Chết rồi, quần áo phơi trên trần ướt hết cả rồi! - Tôi thảng thốt kêu lên.- Em đã cất rồi. Lúc nãy đi học về em thấy chị ngủ, gọi mãi không dậy, em lên lấy hết xuống rồi.Tôi thầm cảm ơn Hiền. Bởi lúc sáng mẹ dặn tôi ở nhà dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp mà lúc này tôi lại ngủ mới khổ chứ. Bao nhiêu việc dồn dập, nếu như làm từ lúc nãy thì bây giờ có phải đỡ không. Dọn dẹp nhà cửa, đánh ấm chén, mà trời lại mưa nữa chứ, mệt thật. Biết vậy mình làm từ nãy cho xong rồi nghỉ có phải đỡ vất vả không ?" Tôi nghĩ vậy.Rồi đến một lần khác, hôm ấy nhà tôi có khách. Ðó là bác tôi từ trong miền Nam ra chơi, cả nhà ai cũng mừng. Bố mẹ tôi ở trên phòng khách tiếp bác, còn hai chị em tôi chịu trách nhiệm phần bếp núc (vì hai chị em tôi đã lớn mà lại là con gái nên chúng tôi được bố mẹ ?oủy quyền? toàn bộ công việc nội trợ) cho nên hôm đó chị em tôi rất bận rộn.Hai chị em đi chợ về là sà ngay vào bếp để bắt đầu công việc. Hiền em tôi, tuy ít hơn tôi một tuổi nhưng nó giỏi giắn, đảm đang. Hôm đó mà không có Hiền giúp thì thật sự tôi cũng chẳng biết làm thế nào nữa. Khi đi chợ mua gà về thì Hiền đã nhanh ý đặt nồi nước lên bếp trước, nên có nước làm gà ngay. Tôi cầm con gà mà chẳng biết phải cắt tiết như thế nào. Bố tôi đã nhiều lần dạy hai chị em tôi làm nhưng lúc này lại quên hết. Tôi cũng nói thêm là ngày xưa bố tôi là bộ đội nhưng không phải cầm súng mà chỉ cầm... đũa với muối thôi. Hay nói cách khác là bố tôi đi bộ đội làm anh nuôi. Bố tôi giỏi lắm, nấu nướng cái gì cũng ngon. Sau khi giải ngủ thì bố tôi lại về mở một cửa hàng thực phẩm nên mọi món ăn bố tôi nấu ngon mà lại khéo nữa.Cái Hiền theo gen của bố hay sao mà nó cũng khéo léo chẳng khác gì bố tôi cả. Nó thấy tôi cứ lóng nga lóng ngóng, rồi nhìn tôi ái ngại, Hiền liền bảo:- Chị mổ cổ gà thế này thì có mà... thả ra gà chạy mất!- Thế thì làm thế nào bây giờ? - Tôi quýnh quáng hỏi.- Thế này nhé, chị giữ chặt lấy con gà cho em.Tôi làm theo lời Hiền, Hiền cầm dao mổ trong nháy mắt là xong. Sau đó, tôi vội vàng lấy nồi nước đang sôi sùng sục ở trên bếp định cho cả con gà vào, Hiền thấy vậy vội bảo:- Ấy, chị đừng cho vào thế mà phải nhắc nồi nước ra, không thì tuột da gà đấy!Tôi liền làm theo lời Hiền nhưng tại sao lại thế này nhỉ? Nhìn con gà nham nhở vì bị tôi vặt lông nhưng lại toạc hết cả da ra. Hiền thấy vậy chạy lại bảo:- Thôi chị để đấy em làm cho, chị ra gọt nốt máy quả dứa xanh kia đi!Tôi lại để con gà cho Hiền làm, ra gọt dứa thay Hiền. Ồ, sao mà khéo thế nhỉ, cắt các mắt dứa mà cứ đều tăm tắp, hàng nào theo hàng ấy không bị lẫn lộn. Tôi làm như tôi nghĩ nhưng tại sao quả dứa của tôi gọt lại không như của Hiền gọt. Của tôi thì lổ chổ mắt nhìn đúng như là một tổ ong. Tại sao nhỉ, mình đã lấy mũi dao khoét hết mắt đi sao nó lại như thế này chứ? Tôi nhìn quả dứa tôi gọt mà mặt méo xẹo lại. Chợt có tiếng phì cười đằng sau, quay lại thì Hiền đã cầm lấy quả dứa tôi vừa gọt xong nói:- Chị khoét thế này thì làm sao mà nó chẳng xấu cho được, chị phải cắt lần lượt thế này, thế này cơ mà.- Ồ! Thế mà chị lại cứ tưởng gọt thế kia...Hiền cắt lần lượt các mắt dứa còn lại trông đều đặn mà thật đẹp.- Em giỏi ghê, thế em học ở đâu mà ?osiêu? thế? ?" Tôi hỏi.- À, có gì đâu, em chỉ hay thấy bố làm như vậy rồi bắt chước, với lại em thường xuyên xem chương trình dạy cách nấu ăn trên ti vi rồi làm thử thì biết. - Thế à? Tôi ngạc nhiên hỏi vì từ trước đến nay có mấy khi tôi xem chương trình đó. Tôi nghĩ: ?oỐi dào, dạy toàn những món mà chỉ có nhà giàu mới đáp ứng được, học cũng bằng thừa?. Thế mà bây giờ Hiền đang làm những món trên ti vi dạy kia, nhưng tôi thì chẳng biết làm một cái gì hết. Coi như hôm nay tôi chỉ là cô học việc. Tôi thật sự thấy ngượng cho mình và tôi quyết định sẽ học tập.Ðến bữa cơm dọn ra, ai cũng khen nức nở tài nấu ăn của hai chị em tôi, nhất là bác tôi cứ khen mãi làm hai chị em tôi nhìn nhau cười. Mẹ nhìn tôi một cái có vẽ mừng vì tôi đã... tiến bộ. Nhưng không, mẹ đâu có biết là con ?ođoảng? lắm không, hôm nay con chỉ học tập thôi: Nhưng chắc chắn rằng từ mai con sẽ nấu nướng thật ngon.Từ đó, tôi đã học được nhiều điều cơ bản của công việc nội trợ. Tôi đã năng xem ti vi hơn, nhất là chương trình dạy nấu ăn. Khi viết bài này tôi đã là một cô nội trợ khéo léo rồi đấy các bạn a! Trong công việc lặt vặt giúp cha mẹ tôi cũng đã tìm thấy cho mình được niềm vui sáng tạo đấy. Mong rằng các bạn cũng như tôi, trách nhiệm của một thành viên trong gia đình là làm cho bữa cơm thật ấm cúng, ngon miệng cũng là góp phần xây dựng hạnh phúc chung cho mỗi gia đình.
  2. fanmatic

    fanmatic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    7.045
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Siêu - Ngọn bút và đạo học--- Đức Thạc ---
    Chuyện kể rằng có một cậu học trò ở tuổi 12 đã tự tay làm bức hoành phi treo nơi buồng học của mình với hai chữ "lạc thiên". "Lạc" là vui, vui thú, thích thú, yên vui. "Thiên" là trời, là vũ trụ cũng như đạo lý. Từ điển Hán - Việt giải nghĩa như vậy. "Lạc thiên" là yên vui với đạo trời. Cậu học trò ấy là Nguyễn Siêu (1799-1872), từ thuở ấu thơ đến lúc nhắm mắt xuôi tay, 74 tuổi đời sống trọn vẹn với đạo lý "Lạc thiên" ấy, để lại cho hậu thế cả một sự nghiệp đồ sộ về giáo dục con người và nghiên cứu học thuật, nhưng trước hết là nhân cách sáng chói về tài năng và đức độ.Con người ấy, danh nhân văn hoá ấy đã được người đời sau chung đúc lại bao lời ngợi ca trong hai câu mười chữ: "Nhất đại Phương Đình bút. Thiên thu kiểm thủy biên", tạm dịch là: "Một trời ngọn bút Phương Đình, nghìn năm bên hồ Hoàn Kiếm". Phương Đình là tên hiệu, là bút danh của Nguyễn Siêu, cũng là tên một ngôi trường do ông lập ra để dạy học; ngôi trường ấy định vị ngày nay ở vào khoảng các số nhà 12, 14 ngõ Trại Găng, phố Bạch Mai, tiếc rằng chẳng còn dấu tích gì còn lại. Ngọn bút của Phương Đình, cái ngọn bút lông mà ông đã dùng để chữa bài, sửa văn cho bao lớp học trò và cho cả Tự Đức - nhà vua, nhà thơ uyên bác sử sách văn chương. Ngọn bút ấy ông đã dùng để viết nên hàng ngàn trang thơ, văn, kí, khảo cứu về địa lí, lịch sử, xã hội. Ngọn bút ấy đã viết nên bao bản tấu trình gửi về triều đình giãi bày những nỗi thống khổ của dân chúng, cùng những kế sách nhằm thực hiện "Quốc thái, Dân an"; để rồi sau đó ông đã bị giáng chức, treo ấn từ quan, lui về dạy học và viết sách. Ngòi bút ấy đã hoá thành "Tháp bút" cùng "Đài nghiên" do ông tạo dựng như một công trình kiến trúc góp vào quần thể kiến trúc khu vực đền Ngọc Sơn cùng cầu Thê Húc, trấn Ba Đình, nay trở thành di tích lịch sử văn hoá quốc gia của Thăng Long - Hà Nội, của cả nước với bao nhiêu tự hào về đạo lý, truyền thống văn hiến của dân tộc và của người trí thức, hiện lên trong ba chữ "Tả thiên thanh", tức là "Viết lên trời xanh" do chính tay ông viết và được tạo trên thân Tháp bút, như để nói với người đương thời và lớp hậu sinh một điều cốt tử: phải biết trọng sự học, sự hiểu biết - một sự học, sự hiểu biết thật ngay thẳng, thật trong trẻo đến vô cùng. Đó chính là sự minh triết của đạo học.Về đạo học, Nguyễn Siêu đã có một câu nổi tiếng: "Xưa nay đạo học không có con đường tắt và nhà tranh vẫn hay có những người hiền tài". Lấy cái bất biến của đạo lý mà xem xét cái vạn biến của thực tại cũng thấy ý nghĩa thời sự, thâm sâu của những điều mà Nguyễn Siêu đã chắt lọc ra từ cả cuộc đời theo đuổi sự học, và trong đó có hơn ba mươi năm làm nghề dạy học của ông. Vào đêm giao thừa cũng như trong ngày đầu năm mới, người Thăng Long - Hà Nội, người Việt từ nhiều miền của đất nước tản bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, vãn cảnh đền Ngọc Sơn, dừng chân thắp nén hương thành kính tưởng nhớ, ghi ơn tiền nhân, càng khắc sâu đạo lý sống của dân tộc mà nguyện một lòng giữ gìn, bồi đắp.
  3. Gian_Than

    Gian_Than Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    2.638
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  4. fanmatic

    fanmatic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    7.045
    Đã được thích:
    0
    Ngô Nhật Khánh người Đường Lâm, đất này, nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Các bộ sử cũ đều nói rằng, Ngô Nhật Khánh vừa là người đồng hương, lại cũng vừa là người bà con cùng một họ với Ngô Quyền. Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), đất nước loạn lạc bởi sự hoành hành của nạn cát cứ. Các thế lực yếu bị tiêu diệt dần, đến nửa sau của thế kỉ thứ X, cả nước chỉ còn mười hai thế lực lớn. Sử gọi đó là loạn mười hai sứ quân. Ngô Nhật Khánh là một trong số mười hai sứ quân này. Lấy quê nhà làm chỗ dựa, Ngô Nhật Khánh đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng, từng một thời hùng cứ ở vùng đất thuộc tỉnh Hà Tây ngày nay.Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh tiêu diệt hết mười hai sứ quân. Tuy nhiên, vì kính trọng tài năng và đức độ của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh chẳng những không nỡ giết người bà con của Ngô Quyền là Ngô Nhật Khánh, mà còn tìm đủ mọi cách để lôi kéo Ngô Nhật Khánh về với mình. Tiếc thay, Ngô Nhật Khánh đã nuôi lòng thù oán một cách vô lối để rồi rốt cuộc phải chết một cách bi thảm. Về sự kiện này, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 1, tờ 11) viết rằng:?oNgô Nhật Khánh là bà con của Ngô Tiên Chúa (tức Ngô Quyền). Trước kia, Ngô Nhật Khánh từng xưng là An Vương, cùng trong số mười hai sứ quân giữ đất tranh hùng. Khi Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp được Ngô Nhật Khánh rồi, bèn lập mẹ của hắn làm Hoàng Hậu, hỏi em gái của hắn cho con mình là Nam Việt Vương Đinh Liễn, lại gả công chúa cho hắn nữa, thế mà Ngô Nhật Khánh vẫn không bớt oán hờn. Hắn dẫn vợ là công chúa của Đinh Tiên Hoàng đi trốn. Tới cửa biển Nam Giới (tức là cửa Sót, nằm ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay), hắn rút dao bên mình ra, rạch mặt vợ mà kể tội:- ******* đã lừa gạt để ức hiếp mẹ con ta. Ta có đâu lại vì mày mà bỏ qua tội ác của *******. Thôi, mày hãy trở về, ta sẽ một thân một mình đi tìm ai có thể cứu được ta đây.Nói rồi, Ngô Nhật Khánh chạy sang Chiêm Thành. Nay, nghe tin Đinh Tiên Hoàng đã mất, Ngô Nhật Khánh dẫn quân Chiêm Thành, theo đường biển mà vào cướp phá. Chẳng dè, khi quân của chúng đi qua cửa biển Đại Nha và cửa biển Tiểu Khang thì phong ba nổi lên, nhận chìm hết cả thuyền bè, Ngô Nhật Khánh bị chết đuối. Chúa Chàm (tức vua Chiêm Thành) may được thoát nạn, thu nhặt tàn quân mà chạy về?.Lời bàn: Nhân thời loạn mà làm loạn, sự ấy dẫu chẳng tốt đẹp gì, nhưng thôi, Ngô Nhật Khánh cũng hùng cứ một phương như bao kẻ hùng cứ các phương, hãy tạm cho là sự thường. Quan hệ hôn nhân giữa gia đình Đinh Tiên Hoàng với gia đình Ngô Nhật Khánh, tuy có phần rắc rối đến độ khó thương, nhưng, nếu xét đến tâm thành của Đinh Tiên Hoàng đối với xã tắc, kể cũng có thể coi là sự thường vậy.Mọi sự bất thường đều ở cái tâm bất chính của Ngô Nhật Khánh mà thôi. Khi loạn mười hai sứ quân đã bị dẹp, quyền cai trị giang sơn đã được Đinh Tiên Hoàng thu về một mối, thì chống Đinh Tiên Hoàng tức là chống lại nền thống nhất thiêng liêng, tức là xúc phạm đến tình cảm chung của nhân dân cả nước. Sự vô đạo trong xử thế với thân nhân của Ngô Nhật Khánh, đời dẫu có khinh vẫn có thể tha, song, chống lại triều đình trong trường hợp này là trọng tội, quyết không thể dung tha được.Từ chỗ loạn nhà đến chỗ hại nước, khoảng cách thật chẳng xa. Cho dẫu ngàn năm vật đổi sao dời, lòng khinh ghét và căm giận của thế gian đối với kẻ bất trung và phản quốc có bao giờ thay đổi đâu.Như Ngô Nhật Khánh, đã bất hiếu lại bất trung, đã hại dân lại phản quốc, còn mặt mũi nào sống giữa trời cao đất dày nữa. Phong ba bất ngờ nổi lên, đó là chuyện của phong ba, nhưng, cái chết bi thảm của Ngô Nhật Khánh lúc này có phải là chuyện bất ngờ đâu. Giá thử Ngô Nhật Khánh có may mắn thoát khỏi phong ba của biển, hắn cũng chẳng thể thoát khỏi bão táp căm giận của lòng người đương thời.... Mới hay, những kẻ phi loài,Dẫu người không giết thì trời chẳng tha.
  5. fanmatic

    fanmatic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    7.045
    Đã được thích:
    0
    Đại lược về những truyền thuyết trước khi lên ngôi của Lê Hoàn--- Nguyễn Khắc Thuần ---
    Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (bản kỉ, quyển 1, tờ 14 và 15) chép chuyện Lê Hoàn trước khi được tôn lên ngôi Hoàng Đế như sau:?oThân mẫu của nhà vua, người họ Đặng, trước đó, khi đang mang thai, bỗng nằm mơ thấy bụng mình nở ra hoa sen và kết thành hạt sen ngay, bà bấy hạt sen ấy đem chia cho mọi người nhưng phần mình lại không ăn. Tỉnh dậy, bà lấy làm lạ lắm. Đến khi sinh Nhà vua, vừa thoáng thấy mặt mũi đến hình dáng đều khác thường, bà nói với mọi người:- Thằng bé này về sau ắt sẽ được sang giàu hơn người, chỉ tiếc là tôi không kịp được hưởng lộc mà thôi.Thế rồi được độ vài năm, bà mất và sau đó, thân sinh của Nhà vua cũng qua đời. Bấy giờ, có viên quan người họ Lê (hiện chưa rõ tên), người Ái Châu (nay thuộc Thanh Hóa) thấy Nhà vua có dung mạo khác thường, bèn nuôi làm con. Một hôm, mùa đông giá rét Nhà vua phải nằm phục xuống như hình cái cối úp cho đỡ buốt, chẳng dè đêm ấy, nhà sáng rực cả lên vì có con rồng vàng nằm che lên cho Nhà vua. Viên quan người họ Lê càng lấy làm lạ.Lớn lên Nhà vua từng giúp việc cho Nam Việt Vương Đinh Liễn, tỏ ra tài giỏi và có chí lớn hơn người. Đinh Tiên Hoàng khen là người giàu mưu trí và có sức mạnh, bèn giao cho quyền được cai quản hai ngàn quân, sau, thăng dần lên đến chức Thập Đạo Tướng Quân, Điện Tiền Chỉ Huy Sứ.Lời bàn: Người mẹ nào cũng đều có thể có những giấc mơ và những lời nói tương tự như thân mẫu của Lê Hoàn, bởi vì đó thực sự chỉ là khao khát tự nhiên của thế tục. Song, thời ấy chỉ có Lê Hoàn mới là người biết khát khao của thân mẫu thành hiện thực phi thường. Có bao nhiêu người mẹ là có bấy nhiêu người nuôi những ước vọng chân thành về con mình, chỉ tiếc là không phải bất cứ người con nào cũng đều có thể làm thỏa nguyện đấng sinh thành của mình mà thôi.Rồng vàng che chở Lê Hoàn là chuyện có thật chăng? Trong trường hợp này, tin sách chẳng bằng không có sách vậy. Nhưng, với một người mà nhỏ thì cần cù và giàu nghị lực chịu đựng, lớn thì chí cả và mưu lược hơn người, thiên hạ thêm thắt rồi sử cứ thế mà chép chuyện rồng vàng che chở, chẳng qua cũng chỉ để tăng thêm sự kính trọng mà chữ nghĩa khó bề diễn đạt hết đó thôi.Thêm điều phi thường cho các đấng phi thưởng vốn là sự thường của ngàn xưa, và không ít khi, chính sự thường này lại góp phần không nhỏ vào việc tạo ra những sự phi thường mới. Ngẫm mà xem!
  6. Gian_Than

    Gian_Than Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    2.638
    Đã được thích:
    0
    Thôi mình xin dừng , nhường bạn Fan tiếp tục
    Có cái ảnh tặng bạn [​IMG]
    [​IMG]
  7. fanmatic

    fanmatic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    7.045
    Đã được thích:
    0
    Có 36 phố phường ở Hà Nội không?--- Vũ Hoàng ---
    Người bảo là "Không ! Làm gì có", người lại bảo "chắc là có". Câu trả lời còn đang bỏ ngỏ. Tỉnh Hà Nội thành lập năm Minh Mạng thứ 12 (1831), gồm 12 huyện trong đó có hai huyện: Thọ Xương và Vĩnh Thuận, xưa là huyện Quảng Đức, thuộc phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên (thuộc đất Kinh Thành Thăng Long thời Lê). 36 phố phường Hà Nội đều nằm trong khuôn viên hai huyện này.Đến ngày 1-10-1888, Đồng Khánh ký nhượng đất hai huyện trên cho thuộc quyền sở hữu của người Pháp thì tỉnh Hà Nội chấm dứt. Sau đó ít lâu, năm huyện tách ra lập thành tỉnh Hà Nam, tám huyện lập thành tỉnh Hà Đông. Ngày 1-10-1888 là thời hạn cuối cùng cho việc tìm 36 phố phường Hà Nội xưa, khi còn thuộc tỉnh Hà Nội.36 phường Hà Nội Sách "Hoàng Việt dư địa chí" khắc song in vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833) có đoạn viết về 36 phố phường Hà Nội như sau:"Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường.Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường."Sách không liệt kê tiếp 36 phường mà chuyển sang chép tên các di tích lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh và chú thích được tên phường của 13 di tích, thắng cảnh đóng trên các phường đó.Tên các phường còn thiếu tất phải dựa vào các Dư địa chí được biên soạn vào đời Gia Long:- Sách "Các tổng, trấn, xã danh bị lãm". (1)- Sách "Tìm về cội nguồn" tập 1 của Phan Huy Lê (phần địa bạ, các phường năm Gia Long 4-1805). (2)Kết quả như sau:Danh sách 36 phường:Tên các phường thuộc huyện Thọ Xương: 1. Yên Thọ 2. Hà Khẩu 3. Đông Tác 4. Đông Hà 5. Báo Thiên 6. Đồng Xuân 7. Cổ Vũ (ghi trong sách Hoàng Việt dư địa chí) 8. Đồng Lạc 9. Khúc Phố 10. Thái Cực 11. Đông Các 12. Diên Hưng 13. Phúc Lâm 14. Phục Cổ 15. Kim Hoa 16. Hồng Mai 17. Xã Đàn ( ghi trong sách: Các tổng trấn, xã danh bị lãm) 18. An Xá (ghi trong sách: Tìm về cội nguồn).Tên các phường thuộc huyện Vĩnh Thuận:1. Thịnh Quang 2. Yên Thái 3. Yên Hoa 4. Quảng Bá 5. Thuỵ Chương 6. Bích Câu (ghi trong sách: Hoàng Việt dư địa chí) 7. Hoè Nhai 8. Thạch Khối 9. Nghi Tàm 10. Tây Hồ 11. Nhật Chiêu 12. Hồ Khẩu 13. Bái Ấn 14. Trích Sài 15. Võng Thị 16. Quan Trạm 17. Công Bộ (ghi trong sách: Các Tổng trấn, xã danh bị lãm) 18. Yên Lãng (ghi trong sách: Tìm về cội nguồn).36 phố Hà Nội Triều Tự Đức ( 1848-1883): Hà Nội có 31 phố.- Sách "Đại Nam Nhất thống chí" do quốc sử quán triều Tự Đức soạn khoảng từ 1864-1875 (3) có 21 phố.- Sách "Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ầt Hợi-1876" của Trương Vĩnh Ký (4) có 1 phố.- Sách "Đồng Khánh dư địa chí" (1886-1887) (5) có 0 phố.- Bản đồ Hà Nội do quân Pháp vẽ 2-8-1893 (6) có 6 phố.- Sách Hà Nội thời kỳ 1873- 1888 triều Đồng Khánh (7) có 3 phố.- Sách "Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20" của Nguyễn Văn Uẩn (8) có 5 phố.Tổng số là 36 phố.Số lượng phố ở Hà Nội luôn biến động không ngừng; nếu tính theo thứ tự thời gian đến một thời điểm: Ngày, tháng, năm nào đó thì số phố là 36, trước hay sau thời điểm thì số phố đã khác rồi.Tên các phố trong 36 phố phụ thuộc vào nguồn thông tin thu thập được, nếu nguồn thông tin thay đổi thì tên phố sẽ thay đổi theo, thậm chí có khi số lượng phố cũng thay đổi theo.Nay dựa vào các tư liệu đã thu thập được lập nên: Ba mươi sáu phố cổ Hà Nội (1864-1888)Dưới triều Tự Đức có 31 phố.1. Hà Khẩu: Hàng Buồm (thuộc tổng Tả Túc) 2. Việt Đông: Hàng Ngang (Hữu Túc) 3. Hàng Mã ( Hậu Túc) 4. Hàng Mắm (Tả Túc) 5. Báo Thiên: Hàng Trống (Tiền Túc) 6. Nam Hoa: Hàng Bè (Hữu Túc) 7. Hàng Bồ (Tiền Túc) 8. Vàng Bạc: Hàng Bạc (Hữu Túc) 9. Hàng Giầy (Hữu Túc) 10. Mã Mây (Hữu Túc) 11. Đồng Lạc: bán y phục phụ nữ (Tiền Túc ) 12. Thái Cựu: nhuộm mầu đỏ (Tiền Túc) (Pháp gọi chung hai phố 11+12 là Hàng Đào) 13. Đông Hà (bán chiếu): Hàng Chiếu (Hậu Túc) 14. Phúc Kiến: Lãn Ông (Hậu Túc) 15. Phường Phục Cổ: Hàng Thiếc (Tiền Túc) 16. Hàng Lam: Thợ Nhuộm (Tiền Nghiêm) 17. Đồng Xuân (Hậu Túc) 18. Thanh Hà (Hậu Túc) 19. Hàng Gai (Tiền Túc) 20. Hàng Đãy: Nguyễn Thái Học (Tiền Nghiêm) 21. Hàng Chè 22. Hàng Muối 23. Hàng Đường 24. Hàng Hòm 25. Hàng Mành 26. Hàng Khảm 27. Hàng Da 28. Lò Sũ 29. Ngõ Gạch 30. Hàng Đồng 31. Hàng Nón. Triều Đồng Khánh: có năm phố. 32. Hàng Vải 33. Hàng Lược 34. Hàng Bông 35. Hàng Gà 36. Hàng Cót.Chú thích về các tên phố Hà NộiSố 2: phố Việt Đông: Việt Đông là tên gọi khác của tỉnh Quảng Đông. Xưa là phường Đường Nhân sau là Diên Hưng, hay là phố Hàng Ngang. Pháp gọi phố Hàng Ngang là phố Quảng Đông.Số 5: Phố Báo Thiên: phố này có niên đại từ 1864-1875. Đến 1883 quân đội Pháp vẽ lại bản đồ Hà Nội vào ngày 20-8, trên bản đồ có tên Thợ Thêu, tức phố Hàng Trống và phố Nhà Chung. Như vậy phố Nhà Chung mới có từ năm 1883, do đó Tả Túc ta có thể tin chắc phố Báo Thiên là phố Hàng Trống. Số 8: Phố Vàng Bạc; sách Đại Nam nhất thống chí chú thích là xưa thuộc phường Đông Các mà phố Hàng Bạc đóng trên đất phường này nên phố Vàng Bạc nay là phố Hàng Bạc.Số 13: phố Đông Hà bán chiếu nằm trên đất thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc, còn phường Đông Hà tổng Tiền Túc mới thuộc phố Hàng Gai. Nên có thể xác định phố Đông Hà là phố Hàng Chiếu.Số 14: Phố Phúc Kiến: sách Đại Nam nhất thống chí thì ngày xưa phố này chuyên bán đồ đồng vì người Tàu đem đồng ở mỏ Tụ Long về bán ở phố này, còn tên gọi Phúc Kiến là do Hoa kiều ở Phúc Kiến được phép cư trú tại đây. Từ năm 1947 phố này là phố Lãn Ông chuyên bán thuốc bắc.Số 19: Phường Phục Cổ: vì sao không gọi là phố Phục Cổ, nguyên là do phố Hàng Gai, chữ Hán gọi là phố Phục Cổ rồi, phường Phục Cổ khá rộng, đình phục cổ ở phố Nguyễn Du (tổng Tiền Nghiêm), song ở tổng Tả Túc cũng là đất phường Phục Cổ. Phố Hàng Gai ở tổng Tiền Túc được gọi là phố Phục Cổ chắc là cũng có duyên cớ. Nay phố Hàng Thiếc ở thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc có thể là đất phường Phục Cổ, cho nên sách Đại Nam nhất thống chí mới chữa là phường Phục Cổ đúc đồ thiếc để bán.Số 16: Phố Hàng Lam: chữ Hán gọi là phố Yên Trung. Trong Bản đồ Tự Đức thôn Yên Trung nằm ở góc đông nam thành Hà Nội (1805) tức là nằm ở đầu phía Bắc phố Thợ Nhuộm. Bản đồ Hà Nội năm 1883 đã thấy ghi tên phố Thợ Nhuộm, chỉ có tên phố Hàng Gai chưa có tên phố Hàng Bông. Từ đó có thể xác định phố Hàng Lam là phố Thợ Nhuộm, không phải là phố Hàng Bông Lờ.Số 21: Phố Hàng Chè ở đầu phía Bắc phố Đinh Tiên Hoàng đến đền Bà Kiệu, ngày nay phố này nằm chung trong phố Đinh Tiên Hoàng, không còn tên riêng của một phố độc lập nữa.Số 26: phố Hàng Khảm: Sách Hà Nội 1873-1888 (trang 121-122) thì nghề khảm du nhập vào Bắc Kỳ từ 1820, cho đến năm 1873 thì chất lượng mặt hàng này đã rất tinh tế và phát đạt.Phố Hàng Khảm chạy từ Đồn Thủy tới lũy bán nguyệt Đông Nam của Thành Hà Nội (quãng Cửa Nam) có chiều dài bằng phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền + Hàng Khay và phố Tràng Thi). Vì phố rất dài nên nằm trải dài trên bốn tổng: Tiền Túc, Tả Túc, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm.Số 18: Phố Lò Sũ. Theo tên trên bản đồ Hà Nội 1883 là Ru de Merussiers (không hiểu là phố gì) nhưng nó nằm đúng vị trí phố Lò Sũ ngày nay nên ghi là phố Lò Sũ.Số 29: Phố Ngõ Gạch. Theo sách Hà Nội 1873-1888 (trang 110-111): Ngày 2-5-1873 Jean Dupuis bố trí cho cận vệ ở phố Than-Ha (?), ngày nay là phố Hàng Chiếu. Ngôi nhà này nằm ở đầu "một ngõ thông với một phố song song với phố của chúng tôi (tức phố Hàng Chiếu) và bị chúng tôi đóng lại vào ban đêm để tránh mọi bất ngờ". Như vậy chỉ có thể là phố Ngõ Gạch vì nó song song với phố Hàng Chiếu và phố Hàng Buồm. Còn phố Nguyễn Siêu thì tới 1936 mới có tên trên bản đồ, mặc dù cụ đã ngồi dạy học ở đó từ lâu.Đôi lời nhận xét 1. 36 phường Hà Nội thì chia đều ra hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, mỗi huyện 18 phường; còn 36 phố thì đều ở huyện Thọ Xương và hầu hết đều ở đất thuộc bốn tổng: Tiền, Hậu, Tả, Hữu Túc, chỉ có vài phố ở các tổng Nghiêm, 35/36 phố thuộc đất quận Hoàn Kiếm bây giờ ngày nay.2. Trên các phố dân gian đặt ra như: Hàng Bồ, Mã Mây, Lò Sũ... đến năm 2003 đã trải qua hơn 100 năm vẫn giữ nguyên tên cũ; còn các tên chữ Hán như Hà Khẩu, Nam Hoa... và bằng Tiếng Pháp thì hầu như dân chúng quên rồi.3. Các sử liệu, tư liệu chính, mỗi sách hay tư liệu chỉ ghi được khoảng trên 20 phố, gộp chung lại mới được 31 phố thời Tự Đức. Có lẽ thời kỳ này số lượng phố Hà Nội chưa nhiều. Song thời Đồng Khánh chỉ ghi lại được tên 5 phố; có thể do ghi chép thiếu sót chưa phản ánh đúng thực trạng chăng? Sang thời Pháp quản lý, chỉ khoảng đến năm 1890 đã kê được tên trên 70 phố.
  8. fanmatic

    fanmatic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    7.045
    Đã được thích:
    0
    mình cungdừng
    ----------Tiền nguyên thuỷ ở Việt Nam là vỏ một loài ốc biển. Sử cũ chép: ?ochợ búa mua bán lấy vỏ ốc thay tiền?. Phong tục dân tộc miền núi Nghệ Tĩnh còn bảo lưu, đồ dẫn cưới rượu gạo bao nhiêu mặc lòng, nhất thiết phải có vỏ ốc tiền. Suốt nghìn năm Bắc thuộc, những đồng tiền lưu thông trong nước ta đều là tiền Trung Quốc. Tiền ?oThái bình hưng bảo? xuất hiện mở đầu cho nền tài chính độc lập của Việt Nam. Tiền âm phủ Người ta tin rằng người chết cũng có mua bán. Tiền mãi lộ, tiền phạm hàn (bỏ vào miệng người chết), tiền áp quan (bỏ trong quan tài), tiền phần chầu (chôn ở đầu mộ)? đều thuộc loại này. Có khi dùng tiền bằng vỏ ốc, bằng đồng, bạc hay vàng. Nhà giàu có thể chôn cho người chết hàng xâu dài mấy trăm đồng. Có khi dùng tiền giấy in hình đồng tiền thật, hoặc in hình tiền có những chữ ?oKim tiền vạn quan?. Còn gọi tiền này là ?odạ tiền? (tiền ban đêm). Tiền Cảnh Hưng Cảnh Hưng là niên hiệu của vua Lê Hiển tông (1740 - 1786). Thời này xuất hiện hàng trăm loại tiền do triều đình, địa phương, tư nhân đúc. Phổ biến nhất là loại tiền đúc 4 chữ ?oCảnh Hưng thông bảo?. Nhiều loại khác, bên cạnh chữ ?oCảnh Hưng? là các chữ đúc ?oTrung Bảo? hay ?oChí Bảo?, ?oVĩnh Bảo?, ?oĐại Bảo?, ?oThái Bảo?, ?oCự Bảo?? Thời Cảnh Hưng là thời loạn lạc, đồng tiền mất giá, nên tiền Cảnh Hưng xuất hiện nhiều. Nhân dân cũng quen biết đồng tiền Cảnh Hưng hơn bất cứ đồng tiền nào trước đó. Ca dao có câu: Mẹ em tham thúng xôi rền, Tham con lợn béo tham tiền Cảnh Hưng. Tiền giấy Năm 1396, Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy ?oThông bảo hội sao?. Giấy 10 đồng vẽ rong, giấy 30 đồng vẽ sóng, giấy 1 tiền vẽ mây, giấy 2 tiền vẽ rùa, giấy 3 tiền vẽ lân, giấy 5 tiền vẽ phượng, giấy 1 quan vẽ rồng. Nhà nước hạ lệnh đổi tiền, cứ 1 quan tiền đồng đổi 1 quan 2 tiền giấy; cấm làm giả, ai làm giả phải tội chết, tịch thu điền sản. Nhà nước còn nhiều biện pháp khuyến khích khác. Thuế thu bằng thóc thì thu nặng hơn trước, thu bằng tiền giấy thì thu nhẹ hơn trước. Người già 70 tuổi trở lên thưởng tiền giấy. Thời ấy Nhà nước cần đồng đúc súng nên phải tìm cách thu đồng và bắt chước Trung Quốc phát hành tiền giấy. Nhưng ở Việt Nam cơ sở kinh tế và thương mại chưa đòi hỏi, dân không tín nhiệm, tiền giấy như bông hoa trái mùa nên chóng tàn. Nhà Hồ đổ, tiền giấy cũng mất theo. Tiền kẽm, tiền sắt Thời Mạc Đăng Dung (1527 - 1530), ngoài tiền đồng, còn cho đúc tiền đồng pha kẽm và sắt, tiền bằng sắt. Sắt dễ gỉ nên không được ưa thích. Những khi khan hiếm đồng, kẽm cũng được dùng vào việc đúc tiền. Tiền kẽm bao giờ cũng có giá trị thấp nhất. Thời vua Tự Đức, tiền kẽm được đúc nhiều hơn. Năm 1850, Nhà nước đặt 2 lò đúc ở Hà Nội và Bắc Ninh, sau đó đặt thêm ở Sơn Tây, Thái Nguyên, tiến tới cho phép dân đúc và nộp thuế. Nhà nước còn cho phép cả người Thanh Trung Quốc khai mỏ nấu kẽm và đúc tiền.
  9. fanmatic

    fanmatic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    7.045
    Đã được thích:
    0
    Lai lịch thành Đại La
    Trong thiên đô chiếu (chiếu dời đô) năm 1010 vua Lý Thái Tổ đã viết: "... Đại La thành trạch thiên địa khu vực chi trung, đắc long bàn hổ cứ chi thế, chánh nam bắc, đông, tây chi vị, tiện giang sơn hướng bội chi nghi" (thành Đại La ở vào chỗ trung tâm trời đất, có thế rồng chầu hổ phục, đúng vị trí giữa bốn phương nam bắc đông tây, tiện hình thế núi sông sau trước) nên đã quyết định chọn làm chốn "kinh sư cho muôn đời". Như vậy là trước khi mang tên Thăng Long, vùng đất ngã ba sông Nhị - sông Tô có địa danh là thành Đại La. Ngược dòng lịch sử, ta thấy từ giữa thế kỷ V (454 - 456) nơi đây đã hình thành thị trấn huyện lị Tống Bình do đế quốc phương Bắc thời Lưu Tống đặt ra. Năm 545, sau khi đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, Lý Bí đã xưng đế, lập nước Vạn Xuân khẳng định một vương quốc tự chủ, cho xây thành bằng tre gỗ ở cửa sông Tô. Lý Nam Đế đã có con mắt tinh tường phát hiện đầu tiên vị trí đắc địa này của núi sông nước ta. Năm 621, Đại tổng quản Giao Châu của nhà Đường là Khâu Hoà cho đắp một vòng thành đất bảo vệ Tống Bình goị là Tử thành với chu vi 900 bộ (khoảng 1,62 km). Tống Bình trở thành thủ phủ của An Nam đô hộ phủ, quản 12 châu vào năm 679, nên năm 767, kinh lược sứ nhà Đường là Trương Bá Nghi đã cho đắp vòng thành mới bao quanh, cao hơn hai trượng (gần 7m) có 3 cửa thông ra ngoài gọi là La Thành. Các quan cai trị sau đó tiếp tục bồi đắp La Thành, như Triệu Xương vào năm 791, Bùi Thái năm 801, Trương Chu năm 808, Vương Thúc năm 858 cho trồng cây táo gai ken luỹ suốt 12 dặm, ngoài đào hào để chống quân Nam Chiếu uy hiếp thành. Đến năm 866, viên đô họ Cao Biền xây lại thành to cao hơn gọi là Đại La. Thành có hai vòng tường đất. Vòng ngoài thực chất là con đê cao 1 trượng 5 thước (gần 5m) có chu vi 2,125 trượng 8 thước (khoảng hơn 7 km). Vòng trong mới là thành lữ, tường cao 2 trượng 6 thước (khoảng hơn 8,5 m) bốn mặt đắp nổi lên luỹ tường cao hơn 5 thước 5 tấc (khoảng 1,8m), chu vi 1982 trượng, 5 thước (khoảng 6km), đặt 55 vọng gác, mở 5 cửa lầu, 6 cửa ống, đào hào nước bên ngoài. Đó là La Thành và Đại La Thành do bọn đô hộ phương Bắc xây đắp. La thành, Đại la thành vốn chỉ là từ chung chỉ vòng thành luỹ bảo vệ một đô thành (bên Trung Quốc cũng gọi như vậy, Tây Đô thành nhà Hồ ở Thanh Hoá cũng có vòng tường đất bao ngoài gọi là Đại la thành). Nhưng về sau gọi thành quen, trở nên tên riêng là thành Đại La hoặc La Thành không chỉ trong thời Bắc thuộc mà cả sau khi mang tên Thăng Long rồi, ta vẫn gọi vòng thành đất bao ngoài là La Thành hoặc gọi cả kinh thành là Đại La thành xưa. Thành Đại La do Cao Biền đắp theo sách "Đại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn thì đã "lâu năm đổ lở không rõ ở chỗ nào". Các đời Lý - Trần - Lê đều đắp thành đất bao quanh, mở rộng thêm, nhưng nhiều đoạn vẫn bồi đắp trên cơ sở các tường luỹ cũ. Các đường phố La Thành (trước gọi là Đê La Thành) và phố Đại La hiện nay, đều trùng với đoạn tường luỹ cũ của thành Đại La bao quanh phủ Phụng Thiên gồm hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức (sau đổi là huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận vào thời Nguyễn TK 19), là dấu tíh của bức thành đắp lại năm cảnh Hưng thứ 10 (1749) đời Lê Hiển Tông, mở ra 8 cửa ( có thuyết nói là 12 cửa) nay chỉ còn duy nhất cửa ô Thanh Hà với tên gọi mới là ô Quan Chưởng mà thôi
  10. fanmatic

    fanmatic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Bài viết:
    7.045
    Đã được thích:
    0
    Bài thơ tính đố--- Đoài Văn ---
    Trong các cuộc thù tạc, quan lại Việt Nam xưa thường làm thơ, ngâm vịnh. Trong một lần như thế, Trạng nguyên Lương Thế Vinh (1460 - ?) đã đọc một bài thơ, đồng thời là một bài tính đố đã làm cho các quan đồng liêu phải bối rối. Mùa xuân năm Canh Dần (1470), Đông các đại học sĩ Đỗ Nhuận cùng một số bạn bè có cuộc họp mặt mừng năm mới tại nhà Hàn lâm trực học sĩ Lương Thế Vinh. Trái với những cuộc gặp khác, lẽ ra Lương Thế Vinh ra đề thơ để mọi người cùng ngâm vịnh, lần này sau khi hớp một chén rượu, ông hắng giọng:- Xin mời quan bác giải cho một bài thơ... tính toán, gọi là góp phần cuộc vui.Biết tính Lương Thế Vinh hay đùa hóm hỉnh, mọi người cười ồ lên:- Bài thơ ra sao, xin đọc lên cùng nghe đã!Lương Thế Vinh đọc liền một mạch:Kim hữu gia kê nhất đại quầnĐinh tiền trị thực tẩu phân phânNhất bùng tam phu, phu ngũ tửNhất bách thất thập nhất đầu thâuSổ nội kỷ đa hùng phụ tử.Vốn quân bố tán đắc tường vân? Bài thơ thật hay, đại ý: Nay ta có đàn gà quần tụ. Chúng ăn thóc trên sân và chạy lung tung. Cứ một con trống với ba con mái, một mái năm gà con. Đếm cả thẩy 171 đầu. Vậy có bao gà trống, gà mái, gà con?Các quan có mặt tuy đỗ đạt cao, nhưng nặng về văn thơ tả cảnh tả tình, trở nên lúng túng trước bài thơ lạ. Họ mượn nghiên bút, hý hoáy tính toán nhưng vẫn bí. Đến đại học sĩ Đỗ Nhuận cũng chỉ cười trừ. Hôm sau, cuộc họp mừng xuân vui vẻ đó đến tai vua Lê Thánh Tông. Ở cung Thúy Hoa, vua hỏi Đỗ Nhuận:- Trẫm nghe Hàn lâm trực học sĩ Lương Thế Vinh thử tài, các quan nghè ta đều chịu thua phải không?- Muôn tâu, Lương Thế Vinh thật là bậc kỳ tài, vừa giỏi thơ phú vừa giỏi đường kinh luân.Vua cười:- Vậy bài toán kết quả thế nào?- Muôn tâu, lại chính Tiến sĩ Lương Thế Vinh phải giảng giải cho chúng thần. Ông ta tính ra là 9 con gà trống, 27 gà mái và 135 gà con ạ!- Triều đình ta có những người thật giỏi giang, lại rất am hiểu các lời ca, câu đố, những cách tính toán trong dân dã.Làm quan, nhưng Lương Thế Vinh vẫn thích đến với những phường hát chèo, hỏi han về tích hát, về đàn sáo, và rất am hiểu lĩnh vực nghệ thuật này. Một lần vua cho vời phường chèo đến hát mừng xuân, Lương Thế Vinh cũng vui vẻ ngồi kéo nhị và tham gia một vai diễn. Bất giác Đỗ Nhuận nhớ đến tiết Trung thu năm trước, cũng ở cung Thúy Hoa này, có cuộc họp mặt đón trăng của Hội Tao đàn để ngâm vịnh và cuộc đố vui. Đọc nhiều sách như Đỗ Nhuận, vậy mà có những câu đố ông cũng không sành bằng Lương Thế Vinh. Ví như các câu đố về "mặt trăng":Thuở bé em có hai sừngĐến khi nửa chừng em đẹp như hoaNgoài hai mươi tuổi sắp giàQuá ba mươi lại mọc ra hai sừng. Ông đã quên lãng từ tuổi thơ, vậy mà Tiến sĩ Lương Thế Vinh còn thuộc lầu, cùng bao lời ca, lời đố xanh tươi như mùa xuân từ nơi đồng nội.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này