1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập 46 :XXX (không có em con phố dài thêm vắng, đến khi nào ta cất bước được cùng nhau???)

Chủ đề trong 'Album' bởi bluewonder, 09/01/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bluewonder

    bluewonder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    1.870
    Đã được thích:
    0
    Chùa Bửu Long
    Chùa Bửu Phong là một danh lam thắng cảnh không chỉ của tỉnh Đồng Nai mà còn của cả miền Nam. Chùa tọa lạc trên núi Bửu Long thuộc thôn Bình Điện, xã Tân Bửu, cách thành phố Biên Hòa 4km. Do địa danh ấy nên còn có tên là chùa Bình Điện.
    Chùa được Hòa thượng Bửu Phong dựng vào khoảng thế kỷ XVII, lúc đầu chỉ là một am tranh nhỏ thờ Phật. Sách Đại Nam nhất thống chí viết rằng: "Núi Bửu Phong ở phía Nam huyện Phước Chánh 13 dặm, phía Tây trông xuống sông lớn, phía sau làm hộ vệ cho núi Long Ẩn. Trên núi có chùa Bửu Phong khói mây man mác, cây cối um tùm là thắng cảnh thứ nhất trên tỉnh hạt. Xưa có nhà sư là Hòa thượng Bửu Phong lập chùa trên núi, cho nên thường gọi tên là núi Bửu Phong".
    Vào cuối thế kỷ XVIII, số người Hoa đến vùng đất này sinh sống ngày càng đông, trong đó có những người mộ đạo Phật đã xây cất lại ngôi chùa bằng gạch ngói. Họ đã mời Thiền sư Thành Trí, pháp danh Pháp Thông - Thiện Hỉ, thuộc Thiền phái Tào Động thế hệ thứ 36, đến trụ trì và tôn làm vị Tổ đầu tiên của chùa. Thiền sư Pháp Thông cũng là người có công khai sơn chùa Long Ẩn dựng trên núi Long Ẩn phía trước núi Bửu Long. Ngày nay tại chùa này còn tháp của ***** Pháp Thông xây theo hình khối lục giác.
    Theo tài liệu của ông Nguyễn Hiền Đức in trong sách Thiền sư Việt Nam của Hòa thượng Thích Thanh Từ, thì Hòa thượng Pháp Thông không có đệ tử thay thế, nên Thiền sư Viên Quang là người Minh Hương thuộc Thiền phái Lâm Tế đời thứ 36 được cử về trụ trì chùa Bửu Phong. Năm 1760, Thiền sư Viên Quang đã trùng tu chùa này.
    Đến năm Ký Sửu (1829) chùa được xây cất lại và mở rộng do Tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và Hương bảo Nguyễn Văn Tâm pháp nguyện hiến cúng. Ngoài ra chùa còn được sửa chữa nhiều lần vào cuối thế kỷ XIX và những năm gần đây.
    Đến thăm chùa Bửu Phong, sau khi leo lên 100 bậc cấp, du khách có ấn tượng sâu sắc khi đứng trước tòa kiến trúc này. Mặt tiền có ba cửa vòng cung lớn, hai bên lại có bốn ô cửa vòng cung nhỏ.
    Bên trên mặt tiền trang trí các hoa văn đắp nổi bằng mảnh sành, mảnh sứ rất công phu và độc đáo. Trước chùa có tượng Bồ-tát Quan Thế Âm do Yết-ma Thiện Giáo dựng vào năm 1963. Hai câu đối ở hai cột chính nói lên ý nghĩa của tên chùa:
    Bửu nhạc phối đề y Thứu Lĩnh
    Phong sơn qún mỹ tự Kỳ Viên
    Nghĩa là:
    Bửu nhạc dịu dàng như Thứu Lĩnh
    Phong sơn đẹp đẽ tựa Ký Viên
    (Giản Chi dịch)
    Bên trong chánh điện có tượng Phật Di-đà cổ. Điện Phật được trang hoàng rực rỡ. Xá-lợi Phật được tôn trí ở ngôi bảo tháp sau chánh điện.
    Hiện nay vùng núi Bửu Long đã trở thành một quần thể di tích thắng cảnh du lịch của tỉnh Đồng Nai. Du khách đến Đồng Nai không thể không viếng chùa Bủu Phong nằm trong toàn cảnh núi Bửu Long hay núi Bình Điện và sông Trường Giang, tức sông Đồng Nai:
    Phía sau Bình Điện ngăn phong lãnh
    Mé trước Trường Giang nước chảy quanh
    Chung quanh khu vực này còn có các ngôi tháp cổ và những pho tượng lộ thiên khá lớn như tượng đức Phật đản sinh, tượng đức Phật thiền định, tượng đức Phật nhập niết bàn
  2. bluewonder

    bluewonder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    1.870
    Đã được thích:
    0
    Chùa Bút Tháp
    Chùa Bút Tháp được xây dựng vào thế kỷ 17, nằm trên địa bàn xã Định Tô, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Từ thủ đô Hà Nội theo đường 5 về hướng Đông bắc qua chùa Dâu và bờ đê sông Cầu khoảng 25 km là tới chùa Bút Tháp. Bút Tháp có tên nguyên thuỷ ghi trên tấm bia dựng vào năm Phúc Thái thứ 4 (1646) là "Ninh Phúc Thọ". Ngoài ra, dân trong vùng còn gọi chùa là Nhạn Tháp.
    Phật điện của chùa gần như nguyên sơ của chùa cổ Việt Nam, nằm trên một trục dài hơn 100m với 10 toà nhà. Mặt trước chùa là Tam quan và gác chuông; bên phải có tháp Bảo Nghiêm. Chùa chính với 3 dãy nhà Tiền đường - Thiên hương - Thượng điện tạo thành chữ "công". Cách bố trí như vậy làm nổi bật điện thờ bên trong với các pho tượng. Hơn 70 pho tượng gỗ ở đây được tạc trong tư thế quỳ, đứng, ngồi với nét mặt thành kính trông rất sinh động như pho Kim Đồng - Ngọc Nữ, Thị Giả,... còn tượng La Hán lại thể hiện cảm xúc nội tâm, mang nặng ý tưởng Phật giáo. Trong bộ tam thể tượng Tuyết Sơn nổi lên tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
    Phủ thờ nằm sau Phật diện là ngôi nhà 5 gian có hai pho tượng đáng chú ý. Hai pho tượng này là chân dung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (nhà Lê) đầu đội vương miện nhưng khoác áo tu hành, và công chúa Ngọc Duyên. Cả hai pho tượng đều ngồi theo dáng toạ thiền.
    Nét đặc trưng nhất ở chùa Bút Tháp là tượng Phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay cao 3,7 m , ngang 2,1m, dày 1,15m. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc. Phật bà ngồi trên toà sen hồng qua bệ tượng hình vuông được trang trí bằng những nét chạm khắc cổ với dáng hành đạo, thư thái, đôi mắt quảng đại như bao quát cả không gian vũ trụ. Ở đây ta bắt gặp nhiều mô tip quen thuộc được trang trí ở đỉnh chùa Việt Nam như hoa lá, cây cảnh cùng các con vật - trong đó có rồng - ngư với viên ngọc; lân với quả cầu; quạt hai vòng tròn, sóng nước, hoa sen,... Tượng Quan âm hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi với những ngón tay đan chéo biểu tượng cho dáng hành đạo và nhập định; các chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp vòng tròn từ lớn đến nhỏ hướng vào tâm (ngay sau gáy Phật) trong lòng mỗi bàn tay lại hiện lên một con mắt. Nhìn tổng thể tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay như những vòng hào quang toả ra từ tâm điểm.
    Ngoài tượng Phật Quan Âm, tháp Bảo Nghiêm cũng là một kiến trúc quý. Tháp Bảo Nghiêm 5 tầng, cao 13,5 m và một bút mai giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Tháp được xây dựng bằng đá xanh nhẵn bóng với 8 mặt đều đặn; 5 góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29m. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.
    Đời Tự Đức, năm 1876, khi vua qua đây thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm. Tháp thờ sư tổ Chuyết Chuyết với tước vị vua phong "Minh Việt Phổ Giác thiền sư".
  3. bluewonder

    bluewonder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    1.870
    Đã được thích:
    0
    Những chùa ở Hà Nội có tên bà
    Chùa Bà Ngô nay ở số nhà 128, phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa. Tên chữ Hán là Ngọc Hồ tự. Tương truyền, chùa do một bà họ Ngô xây dựng nên, nhưng cũng có tích kể, người xây chùa là một bà có chồng người nước Ngô (tức Trung Quốc). Hiện nay chưa rõ tích nào đúng.
    Chùa Bà Nành, nay mang biển số nhà 154 phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa. Tương truyền là nhà của một bà bán bánh, bán chè đậu nành phúc hậu, hay giúp người nghèo. Khi về già, bà đã bỏ tất cả tiền nong tích góp ra xây ngay trên đất nhà mình một ngôi chùa rồi xuất gia tu hành. Sau khi bà mất, dân làng đắp tượng bà và đặt trên tấm đá mà bà vẫn dùng bán hàng. Tượng và bàn đá đó hiện vẫn còn. Dân gọi đó là chùa Bà Nành. Tên chữ là Tiên Phúc tự.
    Chùa Bà Đá, ở số 3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm. Lịch sử chùa được kể như sau: đời Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Báo Thiên (tức khu vực Nhà thờ Lớn, Hà Nội ngày nay) có một người đào được một pho tượng phật bà bằng đá, bèn dựng một ngôi chùa nhỏ để thờ ngay tại nơi đào được. Sau dân làng thấy linh thiêng mới góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về trụ trì. Vì vậy chùa có tên là chùa Bà Đá, tên chữ là Linh Quang tự. Pho tượng đá đã bị mất trong thời Pháp thuộc.
    Chùa Bà Già ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Chùa có một lai lịch khá cổ. Nguyên Phú Gia, tên nôm là làng Gạ, là nơi các vua đời Trần định cư. Một bộ phận người Chăm được đưa từ phía nam ra, đã dựng một ngôi chùa mà sử Toàn thư đã phiên âm là Đa-da-li. Thái úy Trần Nhật Duật (1254-1330) thường tới đây đàm đạo về Phật giáo với vị sư người Chăm trụ trì. Có thể cái tên Bà Già là từ Đa-da-li mà ra. Nay trong chùa còn bức hoành phi cổ khắc ba chữ Bà Già tự.
    Chùa Bà Đanh cũng là một ngôi chùa dành cho người Chăm. Tây Hồ chí ghi là vua Lê Thánh Tông đã cho làm một thiền viện (vừa là chùa vừa là trung tâm nghiên cứu) ở gò Phượng Chủy bên bờ Nam Hồ Tây cho người Chăm hành đạo, gọi là Thiền viện Châu Lâm, Gò Phượng Chủy nay là khu vực trường Chu Văn An, quận Ba Đình. Nhưng dân thì gọi là chùa Bà Đanh. Nay chùa thuộc số nhà 199B phố Thụy Khê, chung với chùa Châu Lâm.
    Chùa Bà Móc ở phố Nguyễn Thiếp, số nhà 27. Không rõ lai lịch, chùa cũng không còn cổ vật, trừ tấm bia mang niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Địch làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn nói về việc tu sửa nhà. Như vậy, chùa cũng đã có trước đó ít ra là bảy tám chục năm...
  4. bluewonder

    bluewonder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    1.870
    Đã được thích:
    0
    Nghỉ đã tối sẽ đến phần chùa tên C
  5. bluewonder

    bluewonder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    1.870
    Đã được thích:
    0
    Có ai đi ăm cơm tấm với tớ ko nhưng ko phải tớ giả xiền nhá
  6. nothing_can`t_change

    nothing_can`t_change Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    0
    đi với tớ không,tớ cufng đói ne?,ma? ấy đang ơ? đâu thế
  7. bluewonder

    bluewonder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    1.870
    Đã được thích:
    0
    chào bạn marmu
  8. bluewonder

    bluewonder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    1.870
    Đã được thích:
    0
    hôm nay đen quá cơ
  9. bluewonder

    bluewonder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    1.870
    Đã được thích:
    0
    sang trang thôi
  10. bluewonder

    bluewonder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    1.870
    Đã được thích:
    0
    chả có ai ol cả
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này