1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tạp học

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi NhuThiDuyen, 13/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zypper

    zypper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2011
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    nhiều ghê[:D]


    Không chụp ảnh tại tòa án

    Tại tòa án ở nhật, không được phép quay phim chụp ảnh, có người cho rằng sở dĩ như thế là để đảm bảo nhân quyền, đảm bảo thông tin của những người liên quan trong xét xử.

    Nhưng sự thật có vẻ không phải như vậy, trước đây trong các phiên xét xử công khai tại tòa án, các phóng viên vẫn được tự do tác nghiệp, dí ống kính khắp nơi, oánh đèn flash ầm ầm, trèo chỗ này chỗ nọ để có góc tác nghiệp đẹp. Sau một vài sự cố như ngã, đổ thang làm người bị thương, việc không chụp ảnh trong tòa án đã được thực hiện.
  2. NhuThiDuyen

    NhuThiDuyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Tên họ người Nhật

    Tên họ người Nhật là phần khó nhất đối với những người học tiếng Nhật, không, ngay cả bản thân người Nhật cũng thấy nó rất khó. Có những cái tên của đồng bào họ nhưng nhìn thấy thì không biết đọc thế nào, nghe qua thì không biết viết lại như thế nào. Nhật cũng là quốc gia có nhiều họ nhất Thế giới. Vì sao lại có hiện tượng này?

    Suốt trong một thời gian dài của thời phong kiến, thường dân ở Nhật không được phép mang họ mà chỉ có một cái tên gọi để phân biệt người này người kia. Lúc đó chỉ có những người quyền quý, ít nhiều dính líu đến chính quyền mới được phép mang họ. Đến thời Meiji, Thiên Hoàng đã làm một cuộc cải cách toàn diện, đủ mọi mặt của đất nước, xóa bỏ những hũ tục của thời phong kiến và học tập theo lối suy nghĩ, cách làm hiện đại của người Tây phương. Trong số những cải cách đó có việc "tứ dân bình đẳng", nghĩa là xóa bỏ giai cấp và mọi đặc quyền của giai cấp, mọi người ai ai cũng đều bình đẳng như nhau trước pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc sĩ nông công thương, trăm họ bách tính ai ai cũng đều có quyền mang họ tên.
    Đa phần tầng lớp hèn kém khi đó đều lúng túng trong việc chọn họ cho mình, bởi lẽ từ trước đến nay họ chưa từng nghĩ đến việc này. Thế là nhiều người đã "chọn đại" cái họ cho mình bằng cách lấy tên đất, tên làng mình đang sống. Nhiều người khác thì lấy họ theo đặc trưng của nơi mình sống, chẳng hạn người nào sống dưới chân núi thì lấy họ Yamasita (山下), người nào ở gần sông thì lấy họ Kawamoto (川本),..... Điều này lý giải tại sao ở Nhật lại có nhiều họ đến vậy.

    Thế còn tại sao họ tên người Nhật lại khó đọc?
    Điều này liên quan đến quan niệm dân gian. Thời xưa, người ta kiêng kỵ bị gọi thẳng tên, coi đó là điều không may và dẫn đến tai họa. Quan niệm này ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa và ở Việt Nam cũng thấy điều tương tự (tên húy). Vì không muốn bị người khác gọi thẳng tên nên khi sinh con, cha mẹ thường đặt tên cho con bằng những chữ (Hán) rất khó đọc, hoặc dùng tính chất hội ý của chữ Hán để đặt tên. Chẳng hạn như cái tên 小鳥遊, chắc chắn nhiều người không biết đọc thế nào. Về mặt ngữ nghĩa thì có thể thấy tên này có "nghĩa" đen là "chim nhỏ chơi". Khi các loài chim nhỏ an nhàn chơi bời thì cũng có thể hiểu là do không có thiên địch (diều hâu) nên chim nhỏ mới an tâm nhảy nhót. Vì thế tên 小鳥遊 đọc là Katanashi (鷹無). Katanashi, hiểu theo nghĩa đen là "không có diều hâu".
    Một ví dụ khác, ở Shizuoka có họ 月見里. Nếu đọc theo từng chữ thì là Tsukimizato, nghĩa là "làng ngắm trăng". Kỳ thực họ này đọc là Yamanashi (山無), nghĩa là "không có núi". Chính vì không có núi cản nên mới thấy được trăng.

    Nghĩa hội ý trong họ tên người Nhật là như vậy. Một lý do khác nữa dẫn đến việc tên họ Nhật khó đọc là do Ateji, cách đọc "bất quy tắc" không liên quan gì đến cách đọc vốn có của chữ đó. Về Ateji thì lần sau sẽ viết rõ hơn.
  3. takeshikazuo

    takeshikazuo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    1.745
    Đã được thích:
    0
    Luật của Nhật trước Minh Trị đúng là rất khắt khe trong việc cho phép dân thường mang họ.
    Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ ở những nước nhỏ thời chiến quốc, người dân vẫn tự tiện đặt tên họ cho chính mình.
    Và, sự rắc rối phức tạp về tên họ không chỉ bắt đầu từ sau Minh Trị duy tân, mà nó bắt nguồn từ rất lâu trước đó, ngay cả trong tầng lớp Lãnh chúa, võ sĩ...

    Đơn cử với 3 nhân vật được gọi là "tam kiệt thời chiến quốc"
    (三英傑), những danh tướng trên bước đường thống nhất thiên hạ, quy Nhật về một mối => Nobunaga, Hideyoshi, Ieyasu.

    Oda Nobunaga (織田信長), trong 3 nhân vật kể trên, riêng chỉ có Oda Nobunaga là có thay tên nhưng không từng đổi họ. Còn 2 nhân vật còn lại là Hideyoshi và Ieyasu đã không ít lần thay họ đổi tên. 
    Tuy nhiên, ngay bản thân họ Oda cũng là một nhánh được chia ra từ những chi, nhánh khác. Sử sách vẫn còn chưa thống nhất xem họ Oda của Nobunaga là bắt nguồn chính xác từ đâu, từ họ Fujiwara (藤原), hay họ Kanmuhei (桓武平), hay họ Inbe (忌部), hay là Tsuda (津田)


    Hideyoshi (秀吉) có lẽ đáng nói nhiều nhất trong số 3 người này.
    Khác với 2 nhân vật còn lại, Hideyoshi xuất thân trong một gia đình thường dân. Cha là Kinosita Yaemon (木下弥右衛門), vì thế ban đầu Hideyoshi tự xưng với cái tên Kinosita Toukichiro (木下藤吉郎).
    Rồi sau chiến thắng Nagashino - 長篠 (trận đánh giữa liên quân Nobunaga + Ieyasu) với Takeda Katsuyori - 武田勝頼 (con Takeda Shingen - 武田信玄) , Hideyoshi đã lấy chữ HA (羽) trong họ của Niwa Nagahide (丹羽長秀) và chữ SHIBA (柴) trong họ của Shibata Katsuie (柴田勝家) là 2 tướng cầm quân chính trong trận đánh này, để ghép và đổi họ thành họ mới => HASHIBA (羽柴).
    Tên họ đầy đủ của Hideyoshi lúc này là Hashiba Seizou Hideyoshi (羽柴誠三秀吉), tên ngắn gọn thường biết đến là Hashiba Hideyoshi (羽柴秀吉)
    Rồi sau khi thăng tới chức Kanpaku (chức quan giống như Thủtướng), nắm quyền triều chính trong tay, Hideyoshi lại tiếp tục đổi họ thành Fujiwara (藤原), rồi tiếp đến là Toyotomi (豊臣), như vẫn biết đến nay
    .......

    Ieyasu (家康), người lập nên chế độ Mạc Phủ cuối cùng của Nhật => Mạc phủ Tokugawa.
    Con cháu của Ieyasu đều theo họ của Ieyasu là Tokugawa cả. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa Ieyasu không có cha, không có nghĩa đời cha Ieyasu không có họ. Thậm chí, Ieyasu cũng sinh ra trong một gia đình phú hào họ Matsudaira (松平).
    Không kể đến những lần thay tên đổi họ khi làm con tin cho Imagawa, thì Ieyasu mang họ chính là Matsudaira (tên đầy đủ là Matsudaira Motoyasu - 松平元康, sau thành Matsudaira Ieyasu - 松平家康), rồi sau đó đổi thành Tokugawa - 徳川 (tên đầy đủ và thống nhất sau cùng là Tokugawa Ieyasu - 徳川家康)


    Hai họ Toyotomi (豊臣) và Tokugawa (徳川) đã bắt nguồn từ đó ^o^ ^o^
  4. NhuThiDuyen

    NhuThiDuyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Anh nói mới nhớ, một phần tên họ lộn xộn nữa là do cái 分家 với 本家.
    Ngoài ra chuyện đổi họ cũng thường thấy khi bề tôi được người trên thưởng công, ban tặng danh hiệu hay cho phép mang họ của bề trên.
    Đúng là trong chuyện tên họ còn nhiều điều để nói!
  5. zypper

    zypper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2011
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Giải thích thế này thật là dễ nhớ[r24)] Hnay tớ cũng vừa mới học đc thêm 1 cái tên nữa là 春夏冬, đọc là アキナシ [:D]

    Chỉ dẫn lối ra, lối thoát hiểm

    Tại nhà ga hay các siêu thị, chúng ta có thể nhìn thấy các biển chỉ dẫn lối ra, lối thoát hiểm rất nhiều. Nhưng không biết các bác có để ý không, dựa vào cách phân bố màu sắc mà có thể chia chúng làm 2 loại.

    Về màu của biển chỉ dẫn thì chỉ có 2 màu là xanh và trắng, nhưng điểm khác nhau ở đây là nền trắng hình xanh và nền xanh hình trắng.

    Khi nhìn thấy biển nền xanh thì ta có thể hiểu là, cửa ra(thoát hiểm) tại chính nơi đó.
    Còn biển nền trắng thì ám chỉ hướng nơi có cửa ra(thoát hiểm) nên thường có vẽ thêm hình mũi tên chỉ hướng.

    [​IMG]

    [​IMG]
  6. NhuThiDuyen

    NhuThiDuyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Quả là hiểm :D
    Chỉ có xuân, hạ, đông chứ không có thu.
  7. zypper

    zypper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2011
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    chuyện liên quan đến Họp Quốc.Hội

    Chính phủ Nhật luôn tổ chức họp tại thủ đô tokyo ở cái chỗ gọi là 国会議事堂(tớ dịch là toà nhà Quốc.hội không biết có đúng không nữa). Trước nay vẫn vậy, nhưng có 1 lần họp Quốc.hội không đc tổ chức ở tokyo mà là ở Hiroshima. Đó là vào năm 1894, khi đó đang xảy ra cuộc chiến Nhật Thanh, khi đó Hiroshima là thủ đô lâm thời và cuộc họp Quốc.hội năm đó được tổ chức tại lâu đài Hiroshima.

    Ở vn nhà mình không biết chế độ thế nào, tớ nghe nói là cứ ông nào tham gia họp Quốc.hội ở Nhật, thì đều nhận được tiền bồi dưỡng, dưới 4 tiếng thì sẽ nhận được 20900yên, 4 tiếng trở lên sẽ được 25600円, ngoài ra còn đc thanh toán các khoản chi phí thực phát sinh vd như tiền giao thông đi lại.
  8. zypper

    zypper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2011
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    chuyện liên quan đến dấu vân tay.

    Tại vn, sau khi đủ tuổi, chúng ta sẽ phải đến đồn công an, chụp ảnh, lăn tay, rồi mới đc cấp cho 1 mẩu nhỏ nhỏ gọi là chứng minh thư.
    Bên Nhật thì không có cái gọi là thế, không phải đến đồn công an, không phải chụp ảnh, chả phải lăn tay, cũng chả phải khư khư bảo quản cái mẩu nhỏ nhỏ ép plastic mà như các bạn vn vẫn gọi là chứng minh thư đó.

    Thế nhưng ở cục an ninh quốc gia của Nhật, vẫn lưu trữ khoảng hơn 700 vạn dấu vân tay.
    Đấy thật ra là dấu vân tay của những người do làm việc xấu đã phải đến đồn ngồi uống nước tán phét với các chú công an.

    Điều bàn đến ở đây là, với những bác tay đã từng dính chàm đấy, nếu sống được quá 75 tuổi, thì sẽ được xoá dấu vân tay đã được lưu đó.
    Lý do thì các bác Nhật cho rằng, khi đạt đến cái tuổi đó thì sẽ không xảy ra phạm tội nữa.
    Tất nhiên là việc xoá bỏ này không áp dụng với những phần tử đã phạm tội nghiêm trọng, với những trường hợp đó thì dấu vân tay sẽ được lưu đến hết đời.
  9. zypper

    zypper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2011
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Tiền cơm học sinh tiểu học ăn tại trường.

    Học sinh tiểu học ở nhật hàng ngày đều chén cơm ở trường, tiền được bố mẹ nộp theo hàng tháng. Nếu chia đều bình quân ra các ngày thì mỗi bữa cơm của các bé có giá khoảng 230yên.
    Nhưng thật ra nếu đứng trên phương diện của nhà bếp chuẩn bị cơm nước cho các bé, tiền thức ăn, tiền nhân công, tiền mua, bảo trì thiết bị bếp núc,... tính chi li ra thì mỗi bữa của các bé có giá trị thật phải khoảng 900yên.
    Nhưng tại sao lại có cái giá khoảng 230yên ở đây? Lý do là bởi vì phần còn lại sẽ được bù vào bằng cách lấy từ tiền thuế của nhà nước.
    Trong khi nhân viên văn phòng tốn trung bình khoảng 650yên cho một bữa cơm trưa hàng ngày.
    trẻ em Nhật sướng nhể [:D]
  10. rungxanhlado

    rungxanhlado Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false EN-US JA X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
    Hachimaki​
    Hachimaki[FONT=&quot]鉢巻(はちまき)[/FONT]là dải băng dài người Nhật dùng để cuốn vào đầu. Ngày xưa, hachimaki có ý nghĩa tôn giáo nên thường được sử dụng trong các nghi lễ; ngoài ra còn là để thấm mồ hôi, nâng cao ý chí của người đeo. Hachimaki in hình mặt trời trời (còn được gọi là Hinomaruhachimaki) khi đeo vào sẽ có ở vị trí chính giữa trán được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến thứ 2 và được nhiều người biết đến. Bên cạnh đó, khi nhà văn Mishima Yukio mổ bụng tự vẫn cũng đã đeo dải băng vầng mặt trời này nên nó càng được nhiều người biết đến hơn.




    Người Nhật có thói quen là khi gắng sức, nỗ lực để làm việc gì đó thì sẽ đeo hachimaki. Tại Olympic Los Angeles năm 1932, vận động viên chạy 100m Yoshioka Takanori của Nhật đeo hachimaki đã trở thành trò cười của mọi người nhưng đến nay trong thể thao thì dải băng này được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.




    Hachimaki k chỉ có vầng mặt trời mà ở hai phía còn có Kanji cho thấy mục đích của hachimaki ví dụ như: goukaku(合格)、tất thắngg必勝, thần phong (神風)、Toukon(闘魂)




    [​IMG]




    [​IMG]

Chia sẻ trang này