1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập hồi ký - Võ Nguyên Giáp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi mps, 12/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    Tập hồi ký - Võ Nguyên Giáp

    Tập hồi ký - Võ Nguyên Giáp

    NXB QĐND năm 2006

    TỪ NHÂN DÂN MÀ RA

    Nhân ngày kỉ niệm quân đội năm nay, theo yêu cầu của Tổng cục Chính trị, chúng tôi kể lại một số chuyện về thời kì mớ xây dựng của quân đội ta.

    Ngay từ ngày Đảng ta mới thành lập, trong khi xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là phải đánh đổ kẻ thù đế quốc và phong kiến, thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã chỉ rõ cho toàn dân con đường giải phóng duy nhất là con đường bạo lực cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong suốt mấy chục năm qua, nhân dân ta đã đi theo con đường đúng đắn do Đảng vạch ra, khi thì tiến hành đấu tranh chính trị, khi thì tiến hành đấu tranh vũ trang, khi thì kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và đã không ngừng đưng cách mạng tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác ngày càng to lớn hơn.

    Từ những năm 1930, 1931, những đội tự vệ đỏ của quần chúng công nông trong phong trào Xôviết Nghệ Tĩnh đã từng anh dũng đứng lên bảo vệ chính quyền Xôviết, bảo vệ nhân dân. Năm 1940, tiếng súng khởi nghĩa Bắc Sơn, tiếp đó là cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã báo hiệu một thời kì mới. Với Hội nghị Trung ương làn thứ Tám, vấn đề chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa đã được đề ra thành nhiệm vụ cần kíp của toàn Đảng và toàn thể nhân dân ta. Các đội Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Du kích Ba Tơ cùng hàng ngàn đội tự vệ, tự vệ chiến đấu tại khắp các địa phương trên cả nước đã sinh ra và lớn lên trong cao trào đấ tranh cách mạng chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa.

    Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang của nhân dân ta đã ra đời. Quân đội của chúng ta thực sự là một quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì sự nghiệp của nhân dân mà chiến đấu.

    Từ những hoạt động bé nhỏ nảy mầm trong khói lửa đấu tranh cách mạng của toàn dân, trải qua biết bao cơn phong ba bão táp, quân tội ta đã lớn mạnh không ngừng và đã không ngừng chiến đấu và chiến thắng.

    Mấy năm trước, nhân những ngày kỉ niệm ?oBa mươi năm ngày thành lập Đảng?, ?oBảy mươi năm ngày sinh của Bác?, với sự giúp đỡ của các đồng chí Tô Hoài, Trần Cư, tôi đã có dịp kể cùng các đồng chí và đồng bào ít mẩu chuyện về Bác Hồ với Quân đội, về Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Cao - Bắc - Lạng.

    Năm nay, nhân ngày kỉ niệm quân đội, cùng với những tập hồi
    kí về Cứu quốc quân của anh Chu Văn Tấn, Du kích Ba Tơ của anh Phạm Kiệt, về các lực lượng tự vệ và tự vệ chiến đấu thời kì trước Cánh mạng tháng Tám, với sự giúp đỡ của đồng chí Hữu Mai, tôi muốn ôn lại cùng các đồng chí về công cuộc chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, xây dựng căn cứ địa cách mạng, tại chiến khu Cao Bằng - Bắc Kạn, nơi đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đã ra đời. Tôi sẽ kể lại những chuyện từ ngày được gặp Bác, vị lãnh tụ của Đảng và của dân tộc, Người đã trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng tại Cao - Bắc - Lạng và tại Khu giải phóng trước ngày Tổng khởi nghĩa, đã ra chỉ thị thành lập và xây dựng, rèn luyện Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. Tôi cũng muốn nhân đây kể lại một số chuyện về Khu giải phóng, nơi lực lượng vũ trang thống nhất của Đảng ta, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đã nhận được bản quân lệnh đầu tiên của Ủy ban khởi nghĩa. Phong trào cách mạng tại chiến khu Cao - Bắc - Lạng, và tại Khu giải phóng sau này là một phóng trào cách mạng rất rộng lớn; trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, địch khủng bố gắt gao, sự liên lạc với Trung ương ở miền xuôi và ngay giữa các địa phương với nhau cũng thường bị gián đoạn. Tôi chỉ kể ở đây ít nhiều những chuyện, những việc tôi đã chứng kiến hoặc được biết trong phạm vi và trong địa phương công tác của mình, mong rằng sẽ đươc các đồng chí khác cùng hoạt động hồi đó có dịp bổ sung cho đầy đủ.

    Nhân dân ta vô cùng vĩ đại. Quân đội ta, con đẻ của Nhân dân, là một quân đội anh hùng. Từ nhân dân mà ra, được nhân dân đùm bọc, chăm sóc, thương yêu, Quân đội ta đã làm tròn và quyết sẽ làm tròn mọi nhiệm vụ nặng nề, vẻ vang mà Nhân dân và Đảng giao phó.
  2. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    Tháng 9 năm 1939, đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ.
    Bọn đế quốc tranh giành nhau thị trường lại lôi cuốn loài người vào thảm họa của một cuộc chiến tranh mới.
    Tại Đông Dương, bọn thống trị thủ tiêu nốt chút quyền tự do dân chủ chúng ta đã đấu tranh giành được từ ngày Mặt trận bình dân ở Pháp lên cầm quyền. Chúng thẳng tay đàn áp cách mạng, thẳng tay bóc lột nhân dân, đẩy hàng vạn đồng bào ta di làm mồi cho súng đạn, chết thay cho chúng như trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Những sách báo công khai của Đảng đều bị cấm. Nhiều đồng chí đã lộ mặt trong thời kì hoạt động nửa công khai. Cuộc khủng bố của đế quốc Pháp mỗi ngày một thêm ráo riết. Các tổ chức hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp của Đảng đều phải rút vào bí mật.
    Tháng 4 năm 1940, anh giáo Minh tới báo cho tôi đi gặp anh Hoàng Văn Thụ. Tôi lên Chèm, nghỉ lại đó một đêm. Anh Thụ nói lại cho nghe những nghị quyết của Đảng trong phiên họp Trung ương lần thứ sáu vừa qua. Đảng đã nhận định, con đường sống còn duy nhất của các dân tộc ở Đông Dương hiện nay là phải đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả bọn ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng, độc lập. Mặt trận dân chủ thích hợp trong hoàn cảnh trước, không còn thích hợp với hoàn cảnh hiện tại. Đảng đã chủ trương thành lập mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương để đấu tranh chống chến tranh đế quốc, đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Để chống với sự khủng bố của đế quốc, nhiều cán bộ và quần chúng của Đảng đã chuyển sang hoạt động bí mật. Anh Hoàng Văn Thụ cho biết, theo quyết định của Đảng, anh Phạm Văn Đồng và tôi sẽ vượt biên giới sang Trung Hoa.
    Hoàn cảnh của chúng tôi khi đó cũng có khó khăn. Anh Đồng từ ngày ở Côn Đảo về, vẫn yếu. Bọn mật thám đã theo dõi chúng tôi trong những hoạt động chính trị và làm báo công khai của Đảng tại Hà Nội vẫn giám sát chúng tôi trong mọi hành động. Tuy vậy, ít ngày sau, cuộc chuẩn bị đã xong, anh giáo Minh lại đến báo với tôi đi gặp anh Hoàng Văn Thụ một lần nữa trước khi lên đường.
    Một buổi chiều, sau khi dạy học, nhân lúc học sinh tấp nập ra về, tôi lên tàu điện đi về phía Hà Đông. Đến Cầu Mới, tôi xuống tàu.
    Trời đã nhá nhem tối. Nhièn trước, nhìn sau, không thấy có ai theo dõi, tôi rẽ vào nghĩa trang Quảng Thiện. Một người đội khăn xếp, mặc áo dài đen, tay cầm chiếc ô, đang đứng vẩn vơ trong đó. Tôi nhận ra anh Hoàng Văn Thụ.
    Bữa đó, anh Thụ đã nói với tôi: ?oTình hình này, sớm muộn thế nào bọn phát xít Nhật cũng sẽ chiếm đóng Đông Dương. Như vậy, rất có thể quan Đồng minh cũng sẽ đổ bộ vào. Cách mạng ta cần phải có lực lượng quân sự. Chúng ta phải chuẩn bị nhiều mặt để phát động chiến tranh du kích thì mới kịp thời được?.
    Trước khi chia tay, anh Thụ dặn thêm:
    - Anh ra nước ngoài lần này có thể gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Anh hỏi xem sự hoạt động của ?oLiên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông? hiện nay như thế nào?
    Tôi biết lần này sẽ phải xa anh lâu, nhưng không ngờ đó là lần gặp anh cuối cùng.
    Về đến nhà, tôi vấn suy nghĩ việc chuẩn bị phát động chiến tranh du kích anh Thụ đã nói. Từ lâu tất cả chúng tôi đều biết, tại Trung Hoa, Đảng Cộng sản đã phát động một phong trào chiến tranh du kích rất rộng lớn trong nhân dân nhằm đánh đổ chính quyền của bọn thống trị. Chúng tôi đã đọc nhiều sách báo về Diên An, căn cứ địa của cách mạng Trung Hoa, về những hoạt động du kích kháng Nhật của Đệ bát lộ quân, Tân tứ quân?. Tôi nghĩ đến cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống Minh dưới thời Lê Lợi. Tôi nghĩ đến cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Ban Nha chống lại sự xâm lăng của Napôlêông. Tôi chưa tưởng tượng được tình hình sẽ diễn ra như thến nào nếu phát động chiến tranh du kích trong hoàn cảnh nước ta. Một bữa, nhân qua thư viện, tôi mượn tập Bách khoa toàn thư tìm phần giải thích các loại vũ khí, tôi xem kĩ những đoạn về súng trường và lựu đạn.
  3. conchaucaccu

    conchaucaccu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Viết tiếp đi bác MPS, ngày trước em đọc mấy tập hồi ký của bác Giáp do nhà văn Hữu Mai chấp bút đó là các tập Chiến đấu trong vòng vây, Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (hình như có 4 tập em ko nhớ tên hết) thấy rất hấp dẫn muốn xem lại. Nhân dịp này xin chia buồn với bác Giáp vì con gái bác Võ Hồng Anh vừa mới qua đời.

Chia sẻ trang này