1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập khí công (hãy cẩn thận)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi matrix1312, 25/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Chuyện 1 thầy 1 trò chỉ có khi ông thầy ấy ưng học trò ấy mà thôi
    Có những người tập khí công chỉ để khoẻ mạnh, tập khí công dưỡng sinh thì 1 thầy nhiều trò là chuyện thường
    Có những học sinh chỉ đến để học
    Có những học sinh thầy muốn dạy
    Có những học sinh thầy muốn dạy sâu hơn
    Và có những học sinh thầy muốn nhận làm đệ tử, vòng ngoài rồi thì vòng trong..
    Tuỳ mức độ tiếp cận mà chia ra, ở mỗi mức độ thì độ nguy hiểm khác nhau, mức độ thấp nhất 1 thầy có thể confirm được nhiều trò. Còn khi đã nhận là đệ tử chân truyền của 1 môn rồi thì khắc nghiệt lắm, tập luyện kinh hoàng, lúc đấy 1 thầy 1 trò mới phát huy tác dụng tối đa..
  2. hml1810

    hml1810 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Có thầy rồi giúp mình khỏi đi đường vòng .Người thầy quan trọng khỏi phải bàn cãi !!.Nhưng bây giờ "Thầy " cũng nhiều lắm đòi hỏi có sự phân biệt .Nếu không dã tràng xe cát .Con đường luyện khí công thấy rất dễ ,nhưng khi đi vào rồi phải nói là khó trong khó .Phải không ngừng gia tăng ngộ tính .Tất cả phải nhờ vào thầy khai ngộ .
  3. matrix1312

    matrix1312 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Các bác có tin không em giả sử em là 1 người chưa biết gì, thử đi đăng kí học khí công xem sao, đến lớp đăng kí họ bảo em cứ theo lớp đang học rồi sẽ theo được, em cũng ừ cái xem sao. Buổi đầu tiên mà em học đã nào là điều khí xuống thận, tì , can đởm, nói chung trong cơ thể gần như khí đã đi hết thử hỏi các bác 1 học viên hoàn toàn chưa biết gì thì liệu có thể theo được 1 lớp như thế không, chưa kể trong quá trình học còn nhiều sai sót mà không có người chỉ bảo, em thấy các lớp khí công cho người mới tập không có bài bản gì cả, khác nào giết họ. vớ vẩn quá vớ vẩn quá.
  4. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Trên đây là chút ý kiến của em, đóng góp cho Topic thêm vui vẻ!
    Trường hợp học viên không đủ trình độ tham gia lớp học đưa gì đó xuống tì, can, thì học viên phải tập các bài tập cơ bản hơn bao gồm tập thở, tập nhập khí, tập xả khí và tập điều khí. 4 phép tính cơ bản trên trong khí công giải quyết tất cả các vấn đề trong khí công. Nó cũng giống như cộng, trừ, nhân, chia trong toán học vậy, dựa trên nền tảng các con số mà sau này mới sinh ra đạo hàm, tích phân..
    Trường hợp học viên tập sau rất nhiều thời gian mà 4 kĩ năng trên chưa được gì, thì học viên không nên học khí công mà nên học 1 môn khác thích hợp hơn với cơ địa cụ thể, đó cũng là con đường tìm thầy cầu pháp của mọi người. Chúng ta chỉ có cách thử sai, thử lại cho đến khi đúng thì chọn, ít khi chúng ta có đủ duyên để được những sự hướng dẫn chọn 1 nhát ăn ngay. :)
    Trong quá trình tập của học viên mới, chắc chắn có rất nhiều sai sót, có 2 lối quan điểm cho những sai sót này:
    Quan điểm 1: Tiêu cực: Sai là có hại, người mới tập sai sẽ không biết sửa, rất hại, để lâu sẽ thành bệnh. Quan điểm này phủ nhận tư duy của con người, chạy theo hướng tư duy của người mẹ lo cho con mình không tự lập được giữa cuộc đời. Quan điểm này đúng nếu người tập là người bảo thủ, cứng ngắc, tự tin vào cách nghĩ của mình, không thích nghi được với những sự thay đổi. Họ sẽ chăm chăm vào cái sai của mình và cho là đúng, để 1 lúc nhận ra cơ thể đã biến động quá xấu. Những biến động này nguyên nhân không phải tại phương pháp mà là do người tập, đã không chịu tiếp thu, tự làm theo ý mình.
    Những người đó trong cuộc sống cũng sẽ tự gặp thất bại rồi sẽ nhận ra mình phải thay đổi tư duy. Bản năng sinh tồn sẽ giúp họ thay đổi tư duy để tồn tại, còn trường hợp không thay đổi được thì cũng không thể còn thời gian mà tập khí công nữa, phải đi lo làm ăn mà sống vậy.. :))
    Quan điểm 2: Nhìn vào sự tiến hoá trong suy nghĩ của con người. Đây là quan điểm tích cực hơn và đáng hoan nghênh hơn. Quan điểm này tin rằng qua khó khăn người ta sẽ trưởng thành, cũng như một người cha tạo cho con mình tự lập từ nhỏ, chỉ làm nhiệm vụ định hướng cho con mà không làm hộ con bất kì thứ gì (tất nhiên có thể làm mẫu).. Đứa con từ đó sẽ càng ngày càng tự tin đối mặt với những biến động trong cuộc sống và sẽ thích nghi được với những sự thay đổi đó.
    Quan điểm này cũng dẫn chứng những biến động của người mới tập là không nhiều, ít hoặc vô hại do khí của họ chưa có nhiều. Những biến động đó nếu được kích thích tích cực, sửa sai dần sẽ giúp cho học viên tích luỹ trải nghiệm để tiếp tục tiến hoá trên con đường tâm linh. Quan điểm này không sợ sai, một khi luôn biết cách hoàn thiện mình, thấy sai thì sửa..
    Ví dụ thấy cơ thể đau tức ở ngực, rõ ràng đây có thể phần nhiều là biến động xấu, những người tập sẽ phải tự chữa cho mình bằng cách thông xả thật nhiều, qua đó họ phát triển khả năng thông xả..
    Càng tập càng nhức đầu, người tập sẽ biết cách thư giãn, thả lỏng, hiệu chỉnh lại hoạt động khí trong cơ thể, xả khí độc khỏi đầu, khai mở được bách hội..
    Quan điểm này cũng dựa trên những quy luật khách quan như quy luật mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, quy luật biến đổi lượng chất và quy luật phát triển..!
    *************************
    Thời gian để tạo 1 phải xạ có điều kiện trong cơ thể, ví dụ như thu khí, phải mất rất nhiều lần tạo ý tưởng thu khí, có thể phải làm vài nghìn lần liên tục mới bắt đầu có khí cảm ở huyệt thu khí. Đó là đặc trưng của các phương pháp Đông Phương Học, nó không ăn liền như phương Tây và phụ thuộc nhiều vào góc nhìn của người tập. Do đó những người mới tập không phải là "luyện thu khí" mà chỉ là "tập thu khí", không phải là "luyện đưa khí xuống can" mà chỉ là "tập đưa khí xuống can", thời gian đầu sẽ chỉ là đưa sự chú ý từ điểm này tới điểm kia, dần dần nó mới hình thành được con đường của khí, và dần dần mới cảm nhận được có khí ở đó, rồi dần dần điều khiển được luồng khí đó. Nếu học viên không biết những điều này, thì đó là do họ không chú ý vào bài giảng, hoặc quá tự tin vào mình..
    Trong quá trình tập luyện, học viên có quyền lợi và nghĩa vụ thông báo cảm nhận của mình cho bạn bè đồng môn, và người dạy, nếu không chịu trao đổi thì đó là cái sai của người tập, không phải là sai của bộ môn. Lịch sử cho thấy không một quốc gia nào đóng kín cửa, không thông thương mà có thể giàu mạnh được. Điều đó cũng thể hiện tính cộng đồng của Khí công.
    Khí công bước đầu là một phương pháp điều khiển và sử dụng một nguồn năng lượng mới mà con người còn chưa nghiên cứu nhiều, do đó nó cũng là lao động, trước là cải tạo bản thân, sau là hỗ trợ cộng đồng, không có một hoạt động lao động nào an toàn 100% cả, chắc chắn vẫn có những tai nạn. Nếu chỉ nhìn vào tai nạn nhỏ đó mà đánh giá phủ nhận cả một lợi ích to lớn của khí công thì có vẻ hơi khắt khe.
    Người ta ai cũng ghê sợ tai nạn máy bay vì nó quá thảm khốc, nhưng họ không thể phủ nhận sự phát triển của ngành hàng không được! Cũng không thể bảo mọi người đừng đi máy bay vì tai nạn là chết chắc được.
  5. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    Học Đại học còn có 2 năm học căn bản nữa là . học kiểu đó chắc gặp cao thủ dậy rồi , đi uống trà đi thôi , ngồi ngẫm nghĩ cho ra mình phải uống trà thế nào tốt cho sức khoẻ đó ( hihihi )
  6. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0

    Lang thang trên mạng tui thấy có bài này, chưa biết thực hư và tính chính xác của nó đén mức nào, nên post ra đây cho các bác đọc cho vui.
    Bài báo dưới đây được đăng trong tờ Nguyệt san Võ thuật, xuất bản đã lâu, nhưng nội dung cũng có giá trị hữu ích cho những ai thích tập nội công nhưng không có điều kiện học tập đúng thầy đúng sách.
    Nội dung nói về kinh nghiệm của một người tự tập Dịch cân kinh, nhưng do không tập đúng mà phải chịu ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ.
    Phần dưới đây không đăng đầy đủ của bài báo gốc, do phần cuối đề cập những việc riêng tư không liên quan nhiều đến nội dung chính nên được lược bỏ.
    Dịch cân kinh & tôi ?" Thích phước Điện
    Một môn công phu tu luyện có một kết quả cực cao thường đi đôi với những nguy hiểm vượt bực không kém. Nếu thành công : "nội công được hàm dưỡng để thân tâm siêu phàm nhập thánh", nếu thất bại : "bị tẩu hỏa nhập ma, thân bại danh liệt". Hai trạng thái đó chỉ cách nhau một đường tơ kẻ tóc. Nguyên nhân :
    - Không thầy hướng dẫn.
    - Người luyện công thiếu kinh nghiệm.
    - Chưa qua thời kỳ nội công căn bản.
    - Chưa nắm vững tâm pháp.
    - Không nghiên cứu kỹ các hệ thống kinh mạch mà luồng khí vận sẽ chạy qua.
    - Chưa đả thông các huyệt mạch tự nó bế tắt từ thuở sơ sinh của kiếp người.
    - Chưa vận được khí và điều khiển âm dương nhị khí.
    Chỉ thiếu một điều kiện trong các điều kiện không thể thiếu đó cũng khó luyện công được. Hơn nữa các sách lưu truyền chỉ trình bày một cách tổng quát về chiêu thức mà không giải thích tường tận các bí quyết uyên thâm, do đó, dù nắm được sách cũng chỉ nắm chơi, nếu luyện, khó thành công cũng như dễ lạc công, tẩu hỏa, loạn khí? đem đến nguy hiểm cho người luyện không ít.
    Tôi không nhớ rõ vào khoảng năm tháng nào nhưng chắc chắn lúc đó tôi đang viết những bài đầu tiên về môn phái Thiếu Lâm cho những số đầu tiên của nguyệt san Võ Thuật.
    Phong trào võ lâm phục hưng làm tâm hồn tôi thao thức và võ công của tôi bừng sống, nhiều huynh đệ thương mến, khuyến khích tôi nên đóng góp cho võ lâm một vài viên gạch, nhưng đóng góp bằng cách nào ? Tôi lưỡng lự rất lâu để cuối cùng chọn cách gởi gắm tâm hồn và sự hiểu biết nhỏ hẹp của mình vào tờ báo. Ngoài những giờ viết bài và ôn lại võ thuật, tôi bắt đầu nghiên cứu kỹ về Dịch cân kinh, một môn tu luyện nội công thượng thừa của Thiếu Lâm tự ; để rồi từ đó : rủi, may, và bao thăng trầm quanh cuộc đời võ nghiệp của tôi bắt đầu, ảnh hưởng luôn đến nếp sống của tôi ở các phương diện khác, như một xáo trộn toàn diện... làm tôi điêu đứng ê chề, để khi viết tài này, tôi đã xa khởi điểm trên hai năm. Đến nay, thâm tâm tôi tạm yên ổn, để tôi thành kính cống hiến cho những ai có duyên nghiệp trên bước đường tu luyện Dịch cân kinh vài chi tiết nhỏ bé của riêng tôi, bồi đắp thêm cho rừng võ lâm một vài hoa lá.
    Tôi thương thân tôi một thuở nào vì tu luyện võ công mà phải khổ sở, nên thương mến tất cả những ai sẽ đi trên con đường này, thao thức vì các bạn sẽ và đang tu luyện như thao thức vì chính mình "đồng thanh tương ứng" trong xóm hoạn nạn và cùng một lý tưởng.
    Thuở đó, tôi đã viết cho võ thuật khoảng ba bài giới thiệu tổng quát về môn phái Thiếu Lâm, bài kế, tôi định đưa Dịch cân kinh ra mắt độc giả của Võ Thuật, cũng may, tôi chưa viết, nếu không, giờ này tôi ân hận biết dường nào.
    Đầu tiên, tôi đem 8 bản Dịch cân kinh mà tôi sưu tầm được ra so sánh, tuyển chọn. Ba bản Dịch cân không phải của Thiếu Lâm phái được tôi để riêng ra, đó là các bản :
    - Dịch cân bật kinh bát đoạn cẩm của tiên gia.
    - Dịch cân kinh nhị thập bát thức của Thiên Hư đạo trưởng (thuộc Côn Lôn phái).
    - Dịch cân trước lục của Nhiếp ngột Truật Đế thuộc một dị phái giáp giới Tây Tạng.
    Ba bản này tôi chỉ đọc sơ để cho biết rồi đem cất. Tôi đem 5 bản còn lại được gắn nhãn hiệu của Thiếu Lâm ra phân chất.
    Ba bản kế đó được loại ra một lần nữa vì chiêu thế nhiều ít không đồng theo đương truyền (24 đoạn) nên khó tin cậy. Hai bản còn lại giống nhau khoảng một chín một mười, hai bản này được lưu truyền ở hai nơi khác nhau và hai nhân vật cũng ở hai thế hệ xa nhau gần hai trăm năm, đó là hai bản :
    1) Dịch cân kinh của Tử y hầu (Anh Lạc Hà ở báo Võ Thuật đã có dịch ra Việt ngữ với nhan đề là Dịch cân Tổ truyền - trong khi chính bản được in chung với Ngũ hình quyền - 8 lần tái bản ở Ma cao và Hồng Kông, 3 lần đổi tựa sách : Nội công Thiếu Lâm tự - Ngũ hình quyền - Nội công Tâm Pháp Thiếu Lâm tự).
    2) Dịch cân kinh của Vân không Đại Sư, sách in theo lối mộc bản, cuốn sách có hàng chữ : Trọng đông giáp thìn niên - đời Vua Thánh Tổ, niên hiệu Khang Hy (khoảng năm 1784 theo dương lịch).
    Cả hai bản này đều có 24 đoạn, các đường khí vận tuy hơi chênh lệch nhau chút đỉnh vì có vài huyệt được kê khai thừa thiếu không đồng nhưng hệ thống kinh mạch đồng nhất nên không sao, nhưng tôi cũng phân vân đến mấy hôm liền.
    Bản nào mới là chính bản của Thiếu Lâm hay đúng hơn, của Đạt ma Thiền Sư. Không có vấn đề ***** cho lưu hành hai bản khác nhau, cũng không có vấn đề Dịch cân kinh loại giả mạo vì Dịch cân là danh từ chung, ai cũng có quyền để tựa cho tác phẩm của mình cả (như ba quyển dịch cân mà tôi đề cập ở đoạn đầu và còn vô số các bản Dịch cân khác mà tôi chưa gặp như bản do Trần Tuấn Kiệt dịch thuật chẳng hạn...)
    Cuối cùng tôi quyết định dồn hai quyển làm một, hay đúng hơn hai quyển vốn là một, chỉ bổ túc vài thiếu kém của nhau thôi, như vậy tôi có một pho Dịch cân hoàn toàn đầy đủ. (Tôi xin thông tri một điều : hiện có nhiều pho quyền phổ, bí kíp, luyện công được in bằng loại chữ cổ trên giấy súc, như một pho sách xưa, được tung ra thị trường và bán từng quyển một, giá cả tương đương với một món đồ cổ giá trị, đó là sách xưa giả mạo. Còn sách xưa chính tông thì sao ? cũng khó tin cậy vì hội võ thuật Trung Quốc đã từng cảnh cáo : phải coi chừng, sách càng xưa càng không bảo đảm vì sự thiên vị và sự hiểu biết hạn cuộc của người ra sách, không như ngày nay, được hội kiểm duyệt và được nhiều danh sư phối hợp ấn chứng trước khi xuất bản?). Bởi vậy khi nắm pho Dịch cân kinh bằng loại giấy hoa tiên sản xuất tại Giang Nam với giòng chữ xa xưa, lòng tuy nao nức cảm động, tôi vẫn hồi hộp hoài nghi, đến khi phối hợp với pho lưu truyền của Tử y Hầu (được kiểm duyệt và khích lệ bởi hội võ thuật Trung Quốc) tôi mới yên tâm tin tưởng.
    con nua
  7. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Tôi về một tịnh thất nhỏ bên bờ sông Đồng Nai ở Biên Hòa để rãnh giờ tu luyện.
    Thức thứ nhất mà cũng là thức quan trọng nhất được tôi đặc biệt lưu ý, dành nhiều thì giờ thực hiện.
    Nửa tháng đầu tôi siêng năng luyện tập, kết quả vô cùng khả quan. Trong người tôi đã có một luồng hơi nóng thường trực luân chuyển, tôi mừng rỡ, cho là nội công đã khai phát (?). Tôi không hiểu sao thời kỳ đó tôi ngớ ngẩn khờ dại đến thế, có lẽ sự lạc quan và ảnh hưởng tiểu thuyết làm tôi quên mất thực tế. Đến ngày thứ 18, trong người tôi nóng quá, mắt đỏ và hay đổ ghèn, đầu nhức, tôi hy vọng đó là do bệnh chứ không phải do sự tập luyện bị sơ sót, tuy nhiên đó là một sự biện luận để tự đánh lừa mình trong một ý niệm hoài vọng cao xa, thực tâm tôi đã hơi lo : chắc có sao đây trong vấn đề tu luyện. Tôi đọc lại tất cả các pho Dịch cân kinh mà tôi hiện có, nhưng với trình độ của tôi hoàn toàn mù tịt, không khám phá một cái gì mới lạ cả. Tôi nghỉ tập hai ngày để lắng nghe sự phản ứng tự bản thân (Tôi không dám bỏ tập quá 3 ngày vì với thời gian này tất cả các cách luyện công của người xưa dù ở phái nào đều cấm kỵ, nếu phạm phải tập lại từ đầu, điều này trong pho "huyền nghĩa" Dịch cân kinh của sư phó đại sư cho thí dụ rằng : như gà ấp trứng chưa nở thành con, nếu bỏ quá hạn, trứng hư, phải đợi lứa khác; như nước chưa sôi, bỏ dở, nước trở lạnh như bình thường; như người lội ngược giòng suối chảy mạnh, không cẩn thận, hỏng chân, nước sẽ cuốn về vùng dưới, phải bắt đầu từ đầu, chứ không phải tiếp tục chỗ bỏ dở...
    Sau hai ngày bỏ dở, nhiệt lượng trong người vẫn không giảm. Tôi luyện tiếp thì sức nóng lại tăng. Tôi liều mạng luyện đều đều không chịu bỏ. Có ngày quá nóng tôi phải nằm dưới bến sông Đồng Nai trước mặt, thân mình ngâm được nước, đầu gối trên một hòn đá ngủ say sưa. Đến đêm thứ 25 kể từ lúc tu luyện, tôi bị ********* dầm dề, tôi mê đi, đúng hơn là được ngủ yên. Sáng hôm sau thức dậy, sức nóng không còn nữa nhưng thể xác mệt mỏi rã rời, tôi lại bỏ tập hai ngày, rồi tập lại, sức nóng lại gia tăng nhưng độ năm ngày sau tôi lại bị *********, sáng mai hết nóng, người lại yếu? Kinh nghiệm này làm tôi hoảng sợ bỏ tập hẳn. Nhưng dù không tập thì sức nóng vẫn tăng đều, khoảng một tuần thì lại bị *********, tinh ra cho kỳ hết mới thôi, và hôm sau lại bớt nóng? Chu kỳ này đến với tôi từ đó, người tôi ốm yếu xanh xao rõ rệt, các bạn tôi đều kinh ngạc cho sự biến đổi của tôi. Tôi không muốn gặp ai hết, đóng cổng chữa bệnh, nơi tu dưỡng trở thành nơi dưỡng đường. Tâm hồn tôi cáu kỉnh bất thường, sự ham muốn ******** ở đâu ầm ầm kéo đến làm tôi khổ sở, tôi xa lánh tất cả các người quen thuộc, tìm các danh y để trị bệnh, các đông y thì bảo là tôi bị thận suy, hỏa vượng, thủy khô, có vị bảo là gan héo, có vị bảo mật sưng, thần loạn, tôi uống đủ thứ thuốc, mùi thuốc nam thuốc bắc xông lên không ngớt trong am tịnh tu của tôi. Không gặp đúng thầy đúng thuốc nên bệnh tôi không giảm chút nào, tôi cũng biết bịnh do võ công kiến tạo, chỉ có những người am tường võ công mới chữa nổi, nên giả từ Đông y tôi tìm đến Tây y. Bác sĩ Tài giới thiệu tôi vào bệnh viện Đồn Đất, ở đây tôi được thử đủ thứ : thử nước tiểu, thử phân, nước bọt, đo nhiệt độ, đo áp suất máu. Ngành Tây y với một lối khám bệnh toàn diện, kỹ lưỡng cũng không đoán nổi bệnh của tôi, kết luận họ bảo : lục phủ ngũ tạng của tôi hoàn hảo, tôi chỉ bị nóng, trong máu có nhiều thán khí, số lượng hồng huyết cầu sút giảm quá nhiều, thận hơi teo lại, trong hai tháng tôi được vào mười chai nước biển, tiêm đủ loại thuốc bổ, thuốc mát... nhưng đâu vẫn còn đấy, chu kỳ nóng đến cao độ, tôi ********* rồi tiếp tục nóng trở lại vẫn đến với tôi hàng tuần. Giả từ Biên Hòa, tôi về Phú Thọ, Gia Định, bến Hàm tử rồi đi Đà Lạt, Banmêthuột, Pleiku... Tôi không đi chơi mà đi để tìm danh sư trị bệnh. Tôi biết bệnh của tôi chỉ có người rành về tu luyện, phải giỏi nội công, khí công hoặc có thừa kinh nghiệm võ công may ra mới cứu tôi ra khỏi đoạn trường Dịch cân kinh này mà thôi.
    Năm tháng dần qua, tôi đi mãi trong giòng đời qua muôn xứ, tôi hay gởi thư cho các người quen ở hải ngoại như Hồng Kông, Nhật, Pháp, Anh, Mỹ để nhờ tìm hộ những pho võ công tu luyện và đặc biệt về Dịch cân kinh hầu tìm một giải pháp chữa trị. Tôi ốm yếu quá, mặt mày vàng vỏ xanh xao, tôi sụt đến 12 kg, người tôi đôi khi đi không vững. Tôi chán cho chính tôi. Những bức thư gởi đi vẫn bặt vô âm tín, chẳng thấy hồi âm. Sau ba tháng chờ đợi mỏi mòn làm tôi bi quan đến cùng cực. Cho đến năm sau, những yêu cầu của tôi lần lượt được đáp ứng, những ân nhân xa gần gởi về cho tôi nhiều tài liệu đáng giá không ngờ.
    Anh Hoàng Cầm ở Nhật gởi cho tôi bản Dịch cân kinh do Điền thứ Lang sao lục và cuốn sách thuốc trị các bệnh do huyết mạch, khí công tàn phá.
    Chị Tôn nữ thị Mỹ Linh ở Anh chép cho tôi bản "huyền nghĩa Dịch cân kinh" nguyên tác của Sư Phó Đại Sư. Pho này trình bày những diệu lý, cách tu luyện Dịch cân kinh và những thắc mắc khi bị lệch lạc trong việc luyện công. (Bộ sách này có lẽ do liên minh Anh Pháp chiếm đoạt trong chiến cuộc đánh phá vườn Viên Minh tại Bắc Kinh năm 1859, nhiều sách cổ trong thư viện ở hoàng cung Thanh Triều bị chiếm vào dịp này).
    Tôi cũngkhông quên ơn chú Lê Tâm Anh ở Macao đã gởi cho cuốn "Khí công y dược trị liệu toàn thư". Tôi lành bệnh do phối hợp nhiều phương pháp ở các pho sách này, tôi xin chân thành ghi lên đây những sự tri ân của riêng tôi (hiện chúng tôi đang dịch thuật để phổ biến các tài liệu quí giá này một ngày gần đây).
    Nguyên thức thứ nhất trong tiền bộ Dịch cân kinh gọi là Hỗn nguyên nhứt khí (một danh từ hoàn toàn của tiên gia. Theo pho "huyền nghĩa dịch cân kinh" của Sư phó thì toàn bộ 24 đoạn không có đoạn nào được đặt tên cả, có chăng chỉ là lời giải thích các công dụng của từng chiêu thức do các đại sư đời sau bổ túc thêm để kẻ hậu học được rộng phần kiến thức thôi. Cũng theo Sư phó thì việc đặt tên cho các chiêu thức sẽ làm cho người tu luyện bị kẹt vào danh từ, tâm ý sẽ có ấn tượng theo ý riêng của danh từ được đặt ra làm mất sự vô tâm theo tinh thần tu luyện cao siêu của Dịch cân kinh) - Thức đầu tiên trong tiền bộ này được sử dụng khí theo hệ thống huyệt đạo nhai nhiệt, huyệt mở đường là huyệt khí hải ở vùng Đan điền, đường khí này bò theo xương sống bắt đầu từ huyệt vỹ tử (nhiều người lầm là huyệt hội âm) theo xương sống lên hai vai rồi tỏa xuống hai tay, luồng khí đến đây được quần một vòng theo tư thế bật hai bàn tay và rút lên, điểm quan trọng được cấm kỵ thứ nhất là hai tay không được rút cao quá khởi điểm (huyệt khí hải) nếu rút cao hơn sẽ bị loạn khí và lúc đó đầu khí ở khí hải, đuôi khí ở cườm tay, sự giao động được vận dụng đến tối đa, như một bình thông nhau, càng chênh lệch khí càng bị tràn ra ngoài sanh bệnh khi trả khí về, luồng khí không chạy theo lối cũ mà cùng trở lại xương sống trên cổ qua đỉnh đầu (huyệt thiên tinh, hoặc còn gọi là huyệt bá hội, hay nê hoàn cung) xong vòng ra trước và xả ra đằng mũi. Điểm cấm kỵ thứ hai là khi khí chạy qua huyệt linh đài phải từ tốn điều hòa, vì huyệt này là yếu huyệt để tập trung hay phân tán khí lực, nếu huyệt này bị tổn thương sẽ gây khó khăn trong việc tu luyện khí công, nội công, vô cùng.
    Ngoài thức thứ nhất, mỗi thức khác trong 24 thức đều có một hệ thống khí vận và cấm kỵ riêng biệt, hết 24 thức là giáp cả một châu thân trong nội thể (cũng theo Sư phó Đại sư thì pho Tẩy Tủy là tổng luận về huyệt pháp sanh biến, sanh trụ và sanh khắc của điện lực âm dương trong con người, pho Dịch cân kinh là phương pháp kiến thiết hệ thống đối trị và hóa giải. Nói đến Tẩy Tủy thì phải nói đến Dịch cân kinh, tuy nhiên có thể thiếu Tẩy tủy chứ không thể thiếu Dịnh cân kinh, vì Dịch cân kinh mới là then chốt trong vấn đề tu luyện, nói như vậy không phải Tẩy tủy kinh không quan trọng thật sự. Tẩy Tủy quan trọng ở một phương diện khác : những liên hệ của thời gian, vị trí và con người khi thực hiện sự tu luyện, ngoài ra Tẩy tủy cũng còn dạy phương pháp di chuyển huyệt đạo hoặc khai thêm huyệt đạo hoặc đóng kín các huyệt đạo không cần thiết v.v...)
    Riêng vấn đề bệnh tật của tôi là do tôi luyện sai, điều cấm kỵ là không nên rút tay lên quá eo lưng hoặc ngang eo lưng theo các sách đương thời chỉ dạy, một lời dạy quá mơ hồ tổng quát, đúng ra phải phân lượng huyệt đạo rành mạch mới phải. Tôi vấp phải cấm luật này nên hỏa nhiệt tràn ra ngoài hệ thống riêng biệt của nó, sinh ra bịnh nhiệt hỏa sinh biến. Để chữa trị, tôi phải sử dụng thức cuối cùng của hậu bộ dịch cân kinh, thức nầy có công dụng làm tản tinh lực trong người ra khắp toàn thân, tinh không tụ lại thì không tràn ra ngoài (*********) mỗi khi bị hỏa nhiệt nấu lỏng và kích thích. Tôi lại phải luyện lại thức thứ nhất thật đúng để kéo các luồng khí đang tán loạn khắp nơi trở về hệ thống cũ. Ngoài ra tôi lại phải ngồi điều khí sổ tức quán theo thiền gia. Trong gần 3 tháng chữa trị, bệnh tôi hoàn toàn bình phục. Lần này tôi lại tu luyện Dịch cân kinh mà không phải lo sợ vì đầy đủ các tài liệu cần thiết.
    Lúc này tôi đang ở Đà Lạt, nhiều bạn thân ở xa về thăm, chúc mừng tôi, lâu lâu gởi cho tôi một cuốn Nguyệt San Võ thuật, tôi xúc động đọc say sưa như lính tiền đồn đọc báo...
    Thích phước Điện
    tui chép nguyên văn, nguồn: http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=4493
  8. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    "Không thầy đố mầy làm nên" ! Cái trường hợp nhà bác copy lợi ở đây không bị "tay nhặt lá, chân đá ống bơ, ngửa mặt lên trời cưới vzu vzơ", thậm chí chửa "tắc tử" là may wuá xá rùi. Còn hả miệng ra kêu rêu, hổng sợ dân chánh ngạch cười cho thúi mũi răng.
    Các món của Á đông từ thượng cổ đến chừ, nếu hổng có căn dzuyên cao thâm thì chả có một ai tự tìm đường mờ đi đến đích cả !
    Hơn nữa ! Đã mặc áo trăm mảnh mờ chửa dứt "lòng trần" nên mới dễ bị vzậy !
    Trường hợp nì cũng tương tợ dư Kim Dung đã miêu tả vzụ Đoàn Dự đã nuốt phải "Mãng cổ Chu cáp" và lại bị Đoàn Diên Khánh cho dùng thêm "Xuân dược". Bởi Đoàn Dự trước đó hổng chịu luyện vzõ nên chả biết đàng thu phát khí thế nào. Nếu dư "va" biết "xả dương" thì mọi chuyện sẽ "ngon canh" vzô cùng !
    Các vzàng vzàng mới là điều cần phải để mọi người lưu tâm ở đây !
  9. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    Vào ngay tiền sảnh mà nhìn
    Bằng hai con mắt ..hơn rình gốc cây
    Mắt rình con đậu con bay
    Nhìn Gà hoá Cuốc ...ơ hay ...nói xàm
    Tặng các bác khí miệng.... ý quên ...võ miệng ( hihihi )
  10. 0di0trolai

    0di0trolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    cái vụ có sẫn mầm bệnh gì đó rồi khi tập lại thấy nó chòi ra (hay tai phát) thì theo iem có thể là dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể đã để ý hơn đến cái mầm đó và bắt đầu quá trình sửa chữa (kinh nghiệm bản thân)

Chia sẻ trang này