1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập nắm bắt các tín hiệu trong giao tiếp

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Candi, 08/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Candi

    Candi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Tập nắm bắt các tín hiệu trong giao tiếp

    Trong giao tiếp người ta thường sử dụng những cử chỉ , điệu bộ , ánh mắt , nét mặt ... để thể hiện sự đồng tình hay phản đối , thích thú hay khó chịu , tin tưởng hay ngờ vực ... Những điều này nghe thì đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm bắt được , và qua đó có cách ứng xử thích hợp hơn . Chúng ta thử tìm hiểu một số tín hiệu của đối phương trong giao tiếp .

    Qua nét mặt : Người giao tiếp sử dụng bộ mặt của mình để diễn đạt những nội dung giao tiếp , trước hết là diễn đạt về cảm xúc , thái độ . Nét mặt cau có thể hiện sự giận dữ , khó chịu ; nét mặt rạng rỡ thể hiện sự hài lòng , khoan dung , đồng tình ... Sự giao tiếp bằng nét mặt thường thể hiện tập trung ở đôi mắt & cái miệng .

    Đôi mắt nói lên rất nhiều sắc thái tâm lý : vui ,buồn,lạnh nhạt, ngờ vực , tự tin , nhiệt tình ... Qua đôi mắt có thể phán đoán được phần nào tính cách của người giao tiếp : người gian xảo hay nhìn trộm , người lẳng lơ hay liếc ngang , người tức giận mắt tối sẫm , người thông minh mắt long lanh , người chính trực hay nhìn thẳng , người xu nịnh hay nhìn xuống ...

    Trong một cuộc trò chuyện , nếu ánh mắt đối phương ngời sáng , bộ mặt đầy sinh khí chứng tỏ cuộc trò chuyện đang đi đúng quỹ đạo . Nếu ánh mắt không chút sinh khí hoặc cứ nhìn đi đâu đó thì cần chuyển chủ đề hoặc tìm cách kết thúc cuộc trò chuyện .

    Cái miệng , trước hết là đôi môi , nụ cười , giọng cười cũng nói lên được nhiều điều khi giao tiếp . Nụ cười thể hiện sự vui vẻ , cởi mở , trìu mến hay buồn tẻ ,gượng gạo , mỉa mai , cay đắng . Giọng cười ha hả , khanh khách , khúc khích hay lặng lẽ đều mang một sắc thái tâm lý riêng . Mồm rộng , môi mỏng hay dày , cong hay thẳng ... phần nào nói lên tính cách của người giao tiếp .

    Qua cử chỉ : mỗi cử chỉ của bàn tay ( vẫy , xua , nắm lại , xoè ra ... ) ; mỗi cử chỉ của ngón tay ( xoè ra hai ngón hình chữ V , giơ cao một ngón tay cái , hai ngón tay ngoặc vào nhau ...) ; cánh tay giơ lên , hạ xuống ...đều có những ý nghĩa giao tiếp nhất định . Vừa nói vừa xoè hai bàn tay ra trước mặt thể hiện sự trung thực , đấm nắm tay xuống bàn thể hiện sự tức giận , tay chống nạnh , dáng đứng vững vàng thể hiện sự tự tin , lòng kiêu hãnh .Hai tay chắp sau lưng , đi đi lại lại thể hiện đang suy nghĩ ; hai bàn tay ngửa lên thể hiện sự cầu xin ; bắt tay nhau chặt thể hiện tình cảm mật thiết , bắt lỏng thể hiện sự hờ hững , thiếu mặn mà ...

    Đầu gật gù thể hiện sự tán thành , tâm đắc ; đầu lắc thể hiện sự phản đối , chê bai ; quay đầu lại , hướng tai về phía đối tượng giao tiếp , thể hiện sự chăm chú lắng nghe ...Tay chống cằm hay đặt lên trán chứng tỏ đang đắn đo , cân nhắc ; vò đầu , gãi tai nói lên tình trạng bối rối , khó xử ...

    Qua tư thế của cơ thể : Tư thế đứng , ngồi , đi lại ...trong giao tiếp ít nhiều liên quan đến vai trò , địa vị của cá nhân trong xã hội .Ngồi tư thế thoải mái , đầu hơi ngửa ra sau thường là kiểu ngồi của người lãnh đạo .Tư thế cúi người về phía trước tỏ vẻ chú ý lắng nghe là tư thế của người nhân viên , dưới quyền . Tư thế đang ưỡng ngực , hai tay chống ngang hông hay trước ngực thể hiện tính " kẻ cả " .Đứng trực diện , hai tay giang rộng , hai chân để mở thể hiện thái độ cởi mở , gần gũi , dễ tiếp xúc ...

    Qua giọng nói : Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói , người ta thường rất chú ý sử dụng chất liệu giọng nói ( cường độ , tần số âm thanh ) và nhịp điệu để bổ sung cho nội dung lời nói . Sự lên bổng , xuống trầm , nói oang oang hay nhõ nhẹ , the thé hay trầm trầm , cấp tập hay chậm rãi , khoan thai ... đều mang một ý nghĩa tâm lý nhất định .Qua giọng nói , cách nói có thể đoán biết được phần nào tính cách , thái độ ...của người giao tiếp . Giọng nói đanh , tự nhiên cao giọng thường thấy ở những người có tính cách trịch thượng . Giọng nói không bình thường (nói ấp úng , ngập ngừng , nói lắp ...) là biểu hiện sự căng thẳng nội tâm , hồi hộp , bối rối cảm xúc ...Người nói nhanh & nói to thường là người có tính cách hướng ngoại ...

    V.v..& V.v...

    Mời mọi người bổ sung thêm .
  2. natvie

    natvie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    tớ tưởng cái này trời xinh ra thì chịu vậy chứ biết làm thế nào ... nó cũng ảnh hưởng tới tính cách nữa à
    [​IMG]
    tớ ngày bé thì tay chân cử động bình thường, sau này vào đời mê Hip hop culture (chỉ culture thôi ko tôi lỗi gì ) nên đâm ra tay chân loạn tùng phèo ..thế này này ....[​IMG]. Như thế thì tớ bị đánh ra kiểu gì ? Crazy à ?[​IMG]
    Híc, cứ kiểu này ... toi mất ....
  3. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Tớ hay băn khoăn về điểm này. Khi tớ bước đi, sau mọi người hoặc ở một nơi xa lạ, thì tớ đi rất tự tin, tung ta tung tăng, mắt nhìn thẳng, cơ mặt thả lỏng. Nhưng khi tớ đang đi đến chỗ có nhiều người quen đang ngồi đợi, hoặc khi tớ đi ngược chiều với một vài người mà tớ quen biết, thì tư thế của tớ đều biến đổi rất kỳ cục. Dáng đi cố gắng mới giữ cho ngay ngắn, hai tay cảm thấy thật thừa thãi, còn mắt thì không biết nhìn đi đâu, tự dưng cứ quay đầu nhìn lung tung (chính vì điểm này mà bọn bạn hay bảo tớ láo liên, mắt trước mắt sau, hic!), cơ mặt thì cứng lại. Đoạn đường càng xa thì tớ càng căng thẳng, không biết đi đến cự ly nào thì mỉm cười hay là cất tiếng chào nữa. Cho nên khi nào tụ họp mọi người, tớ cũng đến sớm, ngồi trước, để khỏi phải đi diễu trước bao nhiêu con mắt. Với lại khi phát biểu trước đám đông, mắt tớ chả biết nhìn vào đâu, thế là tớ nhìn về bức tường đàng xa, nhưng mắt tớ cận, nhìn xa không rõ, thế là khi tớ nhìn ra xa, bọn bạn tớ bảo trông mắt tớ như bị lác đi, hic!
    Mọi người nói hộ xem tớ phải sửa bằng cách nào cho nó tự tin lên! Gần 30 tuổi đầu rồi, vẫn rụt rè và sợ giao tiếp....
    Còn nữa, khi có nguời nhìn tớ chăm chăm một cách cố ý (không ác ý), thì tớ không biết nên duy trì một nét mặt thế nào nữa.
  4. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Ui, bạn giống tớ quá, đi trên đường mà gặp người quen từ xa tớ cũng thế đấy! Cũng biết là nên nhìn thẳng vào mắt người khác, nhưng khó quá
    Tiện thể tớ tìm được một đoạn chắc alex sẽ thích:

    Trích từ "Maters of Body Language" của Dr. Gabriel và Nili Raam:
    Tiếp xúc ánh mắt:
    Nhiều người nói rằng mắt là cửa sổ tâm hồn. Điều này rất chính xác khi nói về sức mạnh của sự tiếp xúc ánh mắt trong giao tiếp không ngôn từ. Tiếp xúc ánh mắt có thể duy trì, mang lại, từ chối hoặc yêu cầu giao tiếp giữa con người. Những người biết sử dụng sự tiếp xúc ánh mắt được coi là tự tin, đáng tin cậy và không có gì giấu diếm.
    Một vài điều nên làm hoặc không nên làm về sự tiếp xúc ánh mắt:
    -Nếu bạn cảm thấy khó khi phải nhìn chằm chằm (stare) vào mắt ai, đơn giản hãy nhìn thẳng vào một điểm nào đó trên gương mặt họ
    -Khi bạn nói chuyện với một nhóm người, hãy nhìn vào mọi người
    -Nhìn vào người ra quyết định, hoặc người có thẩm quyền cao nhất
    -Nhìn vào những người nghe đang chú ý nghe bạn
    -Đừng nhìn lên trần nhà, nhìn lời ghi trên giấy hoặc bất cứ thứ gì làm cho bạn phải quay đầu khỏi người nghe
    -Đừng nhìn những người không chú ý nghe, họ sẽ làm bạn bị phân tán
    Hình như tớ hơi bị lạc đề với topic của Candi, khi nào tìm được tài liệu về nhận biết body language tớ sẽ post sau vậy
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.036
    Đã được thích:
    46
  6. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn HoaiLong, nhờ thông tin của bạn tớ tìm được nguyên bản tiếng Anh, dịch vài đoạn cho mọi người xem thử.

    Sự tương ứng:
    Nếu bạn, ngưòi nói, muốn hỏi một người đang nghe như hình bên dưới về ý kiến của anh ta cho những gì bạn vừa nói. Nếu anh ta nói rằng anh ta không đồn ý với bạn, thì tín hiệu không lời của anh ta hoàn toàn tương ứng với những gì anh ta nói. Nếu anh ta lại nói rằng anh ta rất thích những gì bạn nói, anh ta đã nói dối, bởi vì những lời anh ta nói và những tín hiệu không lời không tương ứng với nhau. Nghiên cứ cho thấy rằng những tín hiệu không lời mang tải gấp 5 lần tác động, ảnh hưởng hơn là kênh giao tiếp bằng lời. Và khi hai điều này không tương ứng với nhau, người ta thường tin tưởng những tín hiệu không lời, nội dung của lời nói không được để ý đến nữa.
    Chúng ta thường hay thấy một chính trị gia cao cấp đứng trên bục với hai cánh tay khoanh trước ngực (tư thế phòng thủ) và cằm thấp xuống (tín hiệu chê bai, chỉ trích, thù địch), khi nói với khán giả rằng ông ta rất dễ tiếp thu và cởi mở đối với những ý tưởng của thanh niên. Ông ta có thể cố gắng thuyết phục khán giả về sự tiếp cận có tình người, ấm áp của ông ta trong khi ra những "đòn karaté ngắn và sắc"! Sigmund Freud một lần chú ý thấy một bệnh nhân trong khi giải thích bằng lời cho ông nghe về hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của cô, cô đã tháo ra tháo vào chiếc nhẫn cưới một cách vô thức. Freud hiểu ý nghĩa của hành động vô thức này và không hề ngạc nhiên khi thấy những vấn đề của cuộc hôn nhân bắt đầu ló ra.
    Quan sát tập hợp những cử chỉ của người đối thoại cùng sự tương ứng giữa kênh giao tiếp bằng lời và không lời là chìa khoá cho sự diễn dịch ngôn ngữ cơ thể một cách chính xác nhất.
    Tuy nhiên đừng nhìn nhầm hành động này nhé!
  7. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Hai bàn tay nắm chặt vào nhau:
    Đầu tiên đây có vẻ như một cử chỉ tự tin khi một số người sử dụng thường mỉm cười và nói chuyện vui vẻ. Tuy nhiên, vào một số trường hợp, chúng ta nhìn thấy một người bán hàng mô tả những vụ mua bán anh ta để mất. Và khi anh ta kể tiếp ngày càng sâu về câu chuyện, chúng ta chú ý thấy anh ta không chỉ có hai bàn tay nắm chặt nhau, mà những ngón tay bắt đầu trắng lên như thể được hàn chặt vào nhau vậy. Do vậy, đây là một cử chỉ biểu lộ sự thất vọng, nản chí hoặc thù địch.
    Những nghiên cứu của Nierenberg và Calero về cử chỉ hai bàn tay nắm chặt đã đưa ra kết luận rằng nó biểu lộ sự nản chí, rằng người đó đang cố kìm nén tâm trạng tiêu cực. Cử chỉ này có 3 vị trí chính:
    -Hai bàn tay để trước mặt
    (hình trên)
    -Hai bàn tay để trên bàn
    -Hai bàn tay để trong lòng khi ngồi, hoặc để trước bụng khi đứng
    Có vẻ như cũng có sự tương quan giữa chiều cao nơi bàn tay được để và sức mạnh của tâm trạng tiêu cực của người đó. Có nghĩa là, sẽ khó đối xử với anh ta khi vị trí bàn tay cao như hình hai bàn tay để trước mặt hơn là khi anh ta trong tư thế như hình hai bàn tay để trên bàn. Cũng giống như mọi cử chỉ tiêu cực của người đối diện, cần phải làm điều gì đó cho anh ta mở khoá các ngón tay để lộ ra lòng bàn tay và phần trước của cơ thể, nếu không thái độ thù địch sẽ tiếp diễn.
    Được narcissus sửa chữa / chuyển vào 01:17 ngày 22/03/2005
    Được narcissus sửa chữa / chuyển vào 01:17 ngày 22/03/2005

Chia sẻ trang này