1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập truyện của Lưu Cẩm Vân

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi chewing_gum128, 01/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chewing_gum128

    chewing_gum128 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Tập truyện của Lưu Cẩm Vân

    Như hạt mưa sa

    Ở khu chợ này người ta gọi người đàn bà ấy là bà Tư.
    Không ai biết đích xác bà Tư bao nhiêu tuổi. Khó lòng đoán được số tuổi của một gương mặt đã bị biến dạng. Đôi mắt của bà ta chỉ còn là hai khe hở đỏ lòm, nhoè nhoẹt, lưỡng quyền nhô cao, cái miệng rộng và đôi má tóp vào khiến cặp môi bị méo mó. Gương mặ đó không thể hiện được buồn vui. Người ta biết bà Tư buồn khi nghe tiếng khóc, tiếng khóc khi rrền rĩ, lúc tức tưởi, có khi thì ấm ức kể lể một nỗi niềm nào đó. Cũng không ai thấy bà cười bao giờ. Chỉ biết lúc nào vui vẻ bà lại hát những bài hát huê tình: Ngó qya chín bãi mười đông. Biển xanh, xanh ngắt mà không thấy người. Thỉnh thoảng bà lại hò những câu ca dao, giọng cũng thánh thót nghe mà thắt cả lòng.Chàng ơi phụ thiếp làm chi. Thiếp như cơm nguội để khi đói lòngRồi bà ta úp mặt vào tay khóc rưng rức. Đôi bàn tay xương xẩu bấu chặt vào mái tóc thưa đã bạc và khô cháy vì nắng. Ai thấy cũng phải mủi lòng.
    Vì vậy, ở cái chợ này mọi người đều đoán già, đoán non là bà Tư bị tình phụ. Cứ qua những lời bà Tư kể lể lúc tỉnh, lúc điên mà người ta nói cho nhau nghe đôi ba gia thoại về người đàn bà không gốc tích. Dạo Thạch mới bỏ nghề dạy học, dọn hàng ra chợ, cô rất sợ bà Tư. Mỗi khi bà lân la đến hàng cô, người Thạch cứ như cứng lại, không có gương mặt nào xấu xí hơn, dễ kinh hãi hơn gương mặt bà Tư. Thạch không biết vì sao bà Tư có thể nhìn thấy mọi thứ qua hàng mi thưa, cụt ngủn. Vậy mà bà Tư cũng biết Thạch bán bánh kẹo. Cứ nhìn thấy những ngón tay cong queo của bà mó máy từng món hàng của mình, Thạch lại rùng mình. Cô cứ sợ ai đó trông thấy, người ta không dám đến hàng mình để mua. Rồi Thạch lấy cho bà Tư cái bánh hay vài viên kẹo, nhưng cô ngạc nhiên khi bà Tư lắc đầu - Em đâu có đi xin.
    Quả thật là bà Tư không xin của ai. Mỗi buổi sáng, trước khi chợ đông, bà mò mẫm ra giếng xách từng gàu nước, đổ cho mấy hàng cá, hàng rau. Đến trưa bà đến những nơi đó nhận tiền rồi mua một gói bún, một gói mắm cà, ngồi ở một cái sạp không nào đó ăn ngon lành. Thạch không thể nào hiểu nổi bà Tư nghĩ gì ở bên trong con người tưởng như chỉ sống bằng đời thực vật. Quanh năm suốt tháng bà Tư mặc độc nhất một bộ quần áo. Cái quần đen túm trưóc, túm sau, cho đến khi chỉ còn là mảnh vải che phía trước thân. Cái áo cũng thế, nó không có màu gì rõ rệt và để nguyên một mảng lưng đen cháy vì nắng. Thế mà có ai đó đêm cho mấy bộ quần áo, bà lại lễ phép chối từ. Dạ, em cảm ơn.
    Xế xế hàng của Thạch là cái giếng của chợ. Mỗi sáng sớm hoặc giữa trưa, bất kể ngày mưa, ngày nắng,cả khi trời lạnh buốt da, bà Tư cũng đều ra giếng xách mấy gàu nước, xối từ đầu tới chân. Sau đó lại run lập cập, xách từng gàu nước đi khắp chợ.
    Thạch ra chợ đã lâu nhưng cô không làm sao quen được với cảnh ấy. Thạch đỏ mặt xấu hổ khi thấy bà Tư gần như loã lồ đi từ hàng này sang hàng kách. Mọi người chắc cũng thế nhưng không thể làm sao cho bà Tư thay bộ quần áo khác lành lặn hơn.
    Hôm nào chợ vắng, hàng bán ế ẩm, Thạch lại ngồi chống tay lên cằm ngó mông ra giếng, và lần nào Thạch cũng thấy bà Tư. Trưa nay bà cũng đang ở chỗ thường ngày, ngửa mặt lên trời mà chưỏ. Bà ta chửi con mụ Nhơn nào đó đã cướp chồng người, bà chửi thằng cha Ngãi nào đó bạc tình. Tụi nó tên đẹp là thế - Nhơn Ngãi mà lòng lang dạ thú. Một đứa bỏ vợ chạy theo sắc đẹp, một đứa lừa bạn cướp chồng. Rồi bà lại khóc ri rỉ. Thạch không thể nào chịu được cái giọng khóc cứ xoáy trong đầu người ta. Rồi bà Tư lại cười, giọng cười nức nở ai oán. Ngày xưa anh bủng anh beo. Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chang. Bây giờ anh tốt anh lành. Anhu âu duyên mới anh đành phụ tôi. Thạch nghe mà sợ giọng rền rĩ vừa khóc vừa cười ấy. Vậy mà ngày nào cũng vậy, Thạch cũng phải nghe, Thạch nghe và cô hình dung đươc ...
    Cô Thơm đẹp nhất làng, lấy chồng năm 17 tuổi. Thơm đi lấy chồng khi chưa biết thế nào là tình yêu. Cái thời cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy,thì cái chuyện Thơm không yêu chồng không phải là chuyện lạ. Nhưng khi đêm tân hôn đã qua mà thời trăng mật vẫn còn. Thơm cảm thấy yêu chồng - thứ tình cảm mà từ trước cô chưa hề biết đến. Cô yêu người đàn ông có đôi tay khoẻ như gọng kềm, đôi môi tham lam và gợi tình. Cô gái 17 tuổi thanh tân bỗng biết thèm được ôm ấp vuốt ve. Rồi cô sinh đứa con trai đầu lòng, chồng cô hài lòng biết bao. Nhưng đến đứa con thứ tư thì cô Thơm nhận ra chồng cô không còn mặn mà với mình. Tháng đôi lần được chăng hay chớ. Không còn những đêm ngất người trong tay chồng, chỉ là những lần vội vã cho xong. Cô Thơm mãi nuôi con, hầu chồng, mãi tất tả ngược xuôi "gánh các giang san" nhà chồng. Cô quên là tóc mình không còn óng ả, tay mình đã nhám sần sùi. Đôi vú tròn căng ngày xưa giờ nhăn nhúm, cô trông mad cũng phát chán chường.
    Thạch giật mình, bà Tư đứng trước hàng cô, tay mân mê gói cốm:
    - Cô Hai, bán em gói cốm.
    - Mấy gói bà Tư?
    - Hai gói hai trăm thêm một gói nhen?
    Thạch cắt mấy gói cốm đặt vào tay bà Tư rồi cầm lấy tờ giấy hai trăm đồng ướt nhẹp. Bà Tư cười ngỏn ngoẻn, cẩn thận cầm ba gói cốm bằng hai tay. Tạch gợi chuyện:
    -Sao mấy hôm nay con không nghe Tư hát?
    Bà Tư cười hiền lành nói bâng quơ - Trời nóng quá - Rồi bỏ đi.
    Trời nóng thật, cái nắng mùa hè oi ả, nó tười đẹp ở đâu không biết, ở chợ này nó chỉ làm Thạch hoa mắt.
    Nhìn ra nắng rồi nhìn vào hàng,chỉ thấy mấy đốm đen đen, phải nhắm mắt một lúc lâu mới hết. Cứ trời nắng to như thế là bà Tư lại nổi cơn điên. Mấy hôm nay không nghe bà Tư hát mà chỉ nghe bà chửi. Bà chửi tận đời ông, đời cha của con Nhơn. Rồi bà ra giếng xối nước ào ào lên cái thân thể gầy còm gần như loã lồ.
    Sáng nay, Thạc dọn hàng sắp xong mà chưa thấy bà Tư đi ngang. Đến trưa mọi người chung quanh đều không thấy bà ra giếng. Hôm sau, Thạch nghe có người nói bà Tư đã bệnh. Thế cũng phải, cứ xối nước rồi phơi nắng thì một người khoẻ nhất cũng đổ bệnh huống chi một bà Tư khẳng khiu như con ma xó. Trưa chợ vắng, Thạch cứ nhìn mãi những hoa nắng ling linh trên mặt giếng mà thấy thiếu thiếu một thứ gì đó ...
    CÔ Thơm dứt khoát ra khỏi nhà khi chồng mình chính thức đem thêm một người đàn bà vê nhà. Con đà bà là bạn hàng xóm của Thơm, lúc nào cũng õng ẹo trong bộ đồ mỏng dính, môi tô son đỏ lòm, người sực nức dầu thơm. Về nhà bữa trước, bữa sau nó đã lên mặt bà chủ hoạnh hoẹ kẻ ăn, ngườii ở trong nhà. Với Thơm thì nó chưa dám nhưng tối đến nó giữ rịt ông Ngãi ở nhà sau, đên khi vào giường Thơm thì ông sải tay chân ngủ mê mệt như chết. Cô Thơm cũng chưa nói gì bởi lũ con nheo nhóc đã choán hết thời giờ của cô. Cô cũng tham công tiếc việc, không thể õng ẹo như con mụ Nhơn. Nhưng đến lúc con đàn bà ấy òn ỉ với ông Ngãi để nói xấu cô, làm cho ông tiếng chì, tiếng bấc với cô thì cô Thơm không còn chịu được nữa. Một đêm cô vào tận giường con mụ Nhơn, tốc mùng, dựng hai con người trần truồng đang quấn vào nhau dậy, vừa đánh, vừa chửi. Trong lúc bất ngờ, cả hai xấu hổ không kịp phản ứng thì cô Thơm tung cửa bỏ chạy. Cô chạy mải miết trong đêm tối, vừa chạy vừa khóc tức tưởi. Đường tối như mực, tối tăm như tâm hồn của Thơm lúc đó. Thơm chạy điên cuồng cho đến khi một chiếc xe tải đột nhiên phóng qua ngã tư.
    Cô Thơm tỉnh dậy trong bệnh viện với chuyện của mình lúc nhớ, lúc quên. Không ai đến tìm cô. Cô thoát chết và bỏ xứ đi từ ấy, hết tỉnh nọ đến tỉnh kia cho đến cái chợ này ...
    Trời chập choạng tối Thạch mới dọn xong hàng. Đóng cửa sạp lại, cô đi cùng người bạn bên cạnh xuống thăm bà Tư. Ngồi giữa cái sạp ọp ẹp, bỏ trống ở góc chợ, bà Tư đang ngủ. Cả người cứ đổ ập xuống rồi ngẩng lên nhưng bà vẫn ngủ mê mệt. Thạch nắm lấy tay bà Tư, cô giật phắt lại, người bà nóng như lửa. Người quét chợ đứng bên cạnh nói:
    - Lúc mạnh lúc đau bà ta đều ngủ ngồi như thế. Cô không kêu được đâu.
    - Sao bác không nói bà Tư treo cái mùng, tối thế này mũi chết!
    - Bà có nghe ai đâu có.Cứ vậy mà vẫn sống.
    Thạch và người bạn để mấy gói bánh bên cạnh bà Tư rồi đi về. Trên đường về nhà, Tạch cứ nghĩ đến người đàn bà giữa chợ mà lòng cồn cào. Vậy mà bà tư vẫn sống, và xem ra bà ta cũng không có ý định chết đi.
    Thạch về nhà muộn hơn thường ngày nhưng Hoàng vẫn chưa về. Cô dọn cơm cho con ăn rồi hai mẹ con ngồi trước Tivi. Dạo này Hoàng thường về trễ, Thạch nghĩ đến những cái cớ mà Hoàng nói với cô mỗi khi vắng nhà. Cô ngờ ngợ một điều gì đó không bình thường nơi chồng mình - từ bao giờ Hoàng vẫn thích những buổi tối ngồi nhà với vợ con nhiều hơn.
    Thạch tựa người vào tường ôm cái gối trong lòng, nhẹ nhàng để khỏi đánh thức con gái đang ngủ gối đầu trên chân mình. Có thể nào không, một người thứ ba đã có mặt giữa Hoàng và Thạch? Thạch không tin là Hoàng bắt đầu lừa dối mình bằng những cái cớ trẻ con cho những đêm về muộn của anh. Thạch tin Hoàng và Thạch biết Hoàng vẫn tự hào vì mình là niềm tin của vợ.
    Thạch nâng đầu con xuống nệm. Cô tắt tivi, tắt đèn néon và bật ngọn đèn vàng ở đầu giưòng. Đêm quạnh quẽ như cái bóng của cô buồn bã hắt xuống nệm. Bỗng nhiên Thạch cảm thấy mình cô dơn. Hình như lâu lắm rồi Thạch không được ngồi cạnh Hoành trong đêm như thế này. Thạch cố không nghĩ tới sự xa cách giữa hai vợ chồng mà cô vừa chợt cảm thấy, với tay lấy quyển tạp chí đọc dở. Thạch chưa kịp lật thì Hoàng bước vào. Cô nhin chồng đăm đăm và Thạch thoáng thấy vẻ không bình thường của Hoàng. Hoàng cười ngượng phập, anh ngồi xuống quàng tay qua vai Thạch kéo vợ vào lòng:
    - Gì mà nhìn anh dữ vậy? Anh xin lỗi, tụi nó níu kéo anh mãi nên anh về trễ.
    Thạch iml ặng trong tay Hoàng. Mặt cô sát vào vai anh. Cô vừa thoáng ngửi mùi nước hoa lạ còn nồng trên áo Hoàng. Hoàng chẳng bao giờ giờ sờ đến lọ nước hoa của cô. Thạch xoay người nhìn thẳng vào mắt chồng. Đột nhiên, khônghiểu tại sao, Thạc liên tưởng đến cô Thơm chạy điên cuồng trong đêm tối. Thạch nghĩ đến nguời đàn bà nửa điên nửa tỉnh trong chợ. Cô cắn môi và không biết mình sắp nói câu gì với Hoàng. Tình yêu và hạnh phúc Thạch vẫn nâng niu như thế đó ...

Chia sẻ trang này