1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập truyện ngắn Địa Linh - Phạm Thanh Quang

Chủ đề trong 'Đồng Nai' bởi duong_chieu_la_rung, 23/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Tập truyện ngắn Địa Linh - Phạm Thanh Quang

    ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU

    Phạm Thanh Quang là Hội Phó Hội Văn Học Nghệ Thuật Đồng Nai, hội viên Hội Nhà Văn VN. Ông viết văn, làm thơ. Hiện sống tại TP.Biên Hòa.

    Tập truyện ngắn ĐỊA LINH do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2001. Và cuối năm 2001 đã được Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tặng Giải III. Trong tập truyện ngắn ĐỊA LINH có truyện ngắn ?oCướp Cò? đã từng làm xôn xao dư luận.



    ÂM THỊNH


    Bà Tám vừa đội xong mớ tóc giả lên đầu bỗng nghe có tiếng động ngoài cửa, bà quay nhìn ra thấy cửa vẫn đóng kín. Bà lại quay vào bình thản soi gương, chỉnh vệt son trên môi cho đậm hơn, nét hơn lại thấy tiếng động ngoài cửa. Bà nghi ngờ mở cửa ra khỏi phòng thì thấy cậu con trai đang đứng nép dán người vào tường lúng túng. Bà bực mình nhìn con từ đầu đến chân gắt :" Là đàn ông con trai mà anh đi ngó trộm đàn bà trang điểm?". Cậu con trai miễn cưỡng gãi tai ấp úng :" Con đang nghiên cứu học tập cách trang điểm của má cho giống hơn, nữ tính hơn?Đàn ông bây giơ cũng phải biết trang điểm chớ bộ ?? Thôi huề nghe má !"

    Bà Tám bực mình đóng sầm cánh cửa chốt cẩn thận, rồi lại vào soi ngắm trong gương. Bà sờ lên vài nếp nhăn nhỏ trên má nghi ngại và lùi xa chừng vài bước chân để nhìn bỗng thấy những nếp nhăn biến mất. Bà tiếp tục lùi xa vài bước nữa nhìn toàn thân bây giờ thấy mình vẫn đang còn trẻ chỉ độ ngoài ba mươi! Bà bắt đầu yên tâm hoàn toàn ngồi bắt chân " chữ ngũ" đặt hai bàn tay lên đầu gối thư thái giống như một chính khách có tầm cỡ ngồi trước ống kính ti vi. Bà gật gù nheo mắt, bỗng nhiên bà bặm môi nghĩ về mình và chồng con.

    Đã đến lúc bà Tám tự thấy loại người đàn bà như bà đủ khéo léo, dịu dàng để biến cái thật thành cái giả trong giới mày râu tốt hơn hết bây giờ chỉ nên làm một loại "men " cho thành rượu. Đừng nên làm " rượu" bởi sự đắng chát,được cô đọng từ những thứ ngọt ngào, dịu êm phải đủ sức mạnh như một mũi tên, một viên đạn cắm phập vào tim địch thủ, thì mới đủ sức cầm cân ,nảy mực, đủ sức điều hành, sắp đặt trật tự cho con người. Những cái đó mà bắt buộc bà làm thì sớm muộn cũng chỉ làm mất bà đi mà thôi !

    Đó là những điều bà đã nhận ra sau một thời gian dài được tung hoành " Cầm cân nảy mực". Nhưng khốn nỗi bây giờ người ta đang muốn đảo lộn những thứ đã được khảng định từ hàng nghìn năm nay của con người. Hình như họ cứ sợ rằng họ không làm được cái gì mới mẻ hơn người xưa.Và cái đó đang là nạn nhân của chính họ. Đúng! Một xã hội văn minh là một xã hội biết tôn trọng, tôn vinh phụ nữ, vì phụ nữ cũng là con người, không được hà khắc với phụ nữ. Nhưng vì tôn trọng thái qúa, lại cứ phải ưu tiên này nọ, khuyến khích này nọ?để họ không còn một chút ràng buộc gì nữa trong gia đình, lại chỉ muốn tung hoành bay nhảy ngòai xã hội, quên đi cái thiên chức người mẹ thì quả là sai lầm. Sự vươn tới cuả những ông bo,á bà mẹ ngoài xã hội, thực chất là một cuộc cạnh tranh trong gia đình, đó cũng là điều tốt. Nhưng cuộc cạnh tranh này không có trọng tài. Và tất cả những cuộc cạnh tranh không có trọng tài đều nguy hiểm! Xưa nay hỏi có mấy cặp vợ chồng đều thành đạt ngoài xã hội mà con cái nên người? Bà không hy vọng cái chuyện cùng ghánh vác việc nhà cuả đàn ông, vì trời sinh ra họ thế, bởi họ cũng chỉ là giống đực mà thôi. Có phải vì qúa mệt mỏi, uể oải, chán nản?mà người ta đang muốn làm cuộc " chuyển giao giới tính " chăng? Trời sinh ra người phụ nữ vốn mảnh mai mềm yếu, vậy mà người ta đang muốn người phụ nữ phải gồng mình lên để làm cả hai việc:"Tề gia -Trị Quốc"?.? Làm sao có được chuyện đó, mà nếu có cũng chỉ là giả tạo mà thôi. Bà rất ghét cái kiểu cùng nâng hai cánh tay một vũ nữ và một võ sỹ đấm bốc lên mà tuyên bố " Cả hai đều chiến thắng !". Làm sao có chuyện ngang hàng như thế ? Đến bây giờ thì bà mới thấm thía câu:" Trai khôn chọn vợ chợ đông. Gái ngoan kiếm chồng gữa đấng ba quân "

    Để sửa chữa sai lầm, bà Tám đang cố sức giáo dục rèn luyện cậu con trai tên Thành và hy vọng ở nó. Thành đã học hết phổ thông trung học, nhưng ba lần thi đại học đều trựơt cả ba,bây giờ thích làm ca sỹ,cũng đã xuất hiện trên sân khấu, trên truyền hình hơn hai năm nay tuy không đều đặn nhưng cũng có triển vọng. Bà Tám đã từng nói với con :" Làm chỉ huy, làm lãnh đạo, làm ca sỹ?cái gì cũng được nhưng anh phải phát huy ưu thế mà trời đã phú cho đàn ông con trai?Phải mạnh mẽ, phải có khí phách của đấng nam nhi, thể hiện tốt cá tính đó trong một bài hát cũng không là chuyện đùa?". Bà đã cố gắng làm kinh tế, kể cả việc " Cộng trừ cho dư giả tiền bạc " để cho ông Tám yên tâm ở nhà "Nội trợ-nuôi dạy con cái " nhưng xem chừng chưa ổn. Cha con cứ như hai hòn đá va đập vào nhau bốp chát tối ngày. Thằng con trai thì càng ngày càng nhũn nhẵn ra, đi đứng cứ uốn éo như rắn lượn. Bà chỉ lo nó bị "Đàn bà hoá". Thằng cha cũng vậy. Càng ngày càng "ngoan" hơn. Không hiểu sao bây giờ bà Tám muốn ông ấy trở lại như xưa-cứ phải nóng nảy, gắt gỏng lên. Trước nay bà khôn lên, có tri thức hẳn lên cũng là nhờø những lời gắt gỏng bộc trực nơi ông. Bà đã thành công trong việc làm thay đổi con người trong ông, và bây giờ bà đang lo, thậm chí đang sợ từ sự thay đổi đó?

    Mải suy nghĩ, bà Tám quên khấy mất thời gian, vội vã nhìn đồng hồ và thốt lên:"Chết cha?hôm nay họp thường vụ". Bà xỏ vội vàng chân vào chiếc guốc cao gót đứng dậy bước vội, không may khịu chân té sấp chầy cả đầu gối. Đau qúa nhưng bà gượng đứng được lên, cố nhịn đau bước nhún nhảy bình thản qua mặt ông đi ra chiếc xe hơi mà bác tài đã rù rì nổ máy.

    ***

    Bà Tám đi làm đã về. Ông Tám vội vàng chạy ra mở cổng, để cho xe vào nhà.

    Cài xong chốt cổng, ông Tám nhìn theo chiếc xe con màu đen đầu cá mập nhẹ nhàng trườn vào ga ra. Bác tài nhanh nhẹn khúm núm quay lại mở cửa xe. Ông tám nhìn cung cách khúm núm của tài xế có lẽ già hơn vợ mình cả chục tuổi - tóc bạc trắng đang co dúm người lại cung kính "Thưa ?mời chị xuống xe ạ ". Ông Tám lắc đầu và hực lên một tiếng giống cái tiếng khịt mũi . Bà Tám sửa lại quai guốc cao gót khi vẫn còn ngồi ở cửa xe, xong quơ chiếc ca táp nặng chịch lún nhún bước nhanh vào nhà. Nhìn đôi chân trắng nuốt, bước đi lún nhún vừa yểu điệu, vừa dứt khóat với thân hình hơi đẫy đà trong bộ ký giả màu đen, cùng cách trang điểm cực kỳ khéo léo trên gương mặt, ông Tám cũng không thể ngờ rằng vợ mình đã ngoài năm mươi tuổi. Thực ra bà ta lên mặt được với đời cũng chỉ nhờ biết cách trang điểm - Tạo ra một cái đẹp giả tạo, chớ là cái đách gì ? Ông Tám lại khịt mũi khinh khi trong đầu : " Không biết cái trẻ trung giả tạo kia còn ngự trị được đến bao giờ trong mắt mọi người ? ? Mắc lừa hết. Chính ta còn bị lừa nữa là ? ? "

    Chỉ mới năm ngoái thôi. Lần đầu tiên ông Tám được nhìn thấy cái thật của vợ, gương mặt thật của vợ khi đã già nua mòn mỏi được che đậy bằng cái vỏ bên ngoài mà bấy lâu ông không để ý. Lần ấy ?cũng là lần mà ông kinh hãi, khiếp đảm, mong sao đừng có lần thứ hai như thế. Chả là buổi sáng sớm bà Tám đang chuẩn bị trang điểm trong phòng riêng thì có chuông điện thoại . Ông Tám nhấc lên nghe và gọi : " Mình ơi ! anh Tư cần gặp mình gấp nè " . Bà Tám từ phòng trang điểm nhoáng nhoàng chạy ra. Chao ôi, một bà lão khoác bộ đầm ( ngủ ) đang nghe điện thoại. Gương mặt xanh lét, không có lông mày, cũng chẳng có lông my, đầu trọc lốc, miệng đỏ lòm toàn lợi. Ông Tám thất kinh, vợ mình đó ư ? Ông kinh hãi thật sự, trán vã mồ hôi, cho tới khi tiếng thỏ thẻ " oanh vàng ", cùng tiếng dạ vâng ngọt đến mê muội lòng người ở bà cất lên nghe quá quen thuộc ông mới hoàn hồn. Thì ra mọi thứ mà hằng đêm ông thường vuốt ve, từ mái tóc đen huyền, óng ả, đến hàng my cong vút, cứ chơm chớp đa tình, đến đôi chân mày dài quá mắt, đôi má hồng tươi, hàm răngtrắng nuốt ? tất cả là giả ư ? Ôi công nghệ, ôi hiện đại ? ôi ?. giả dối?ôi! Thế kia mà lại là " Nữ giám đốc doanh nghiệp duyên dáng cấp tỉnh - Người đẹp ăn ảnh nhất của báo LĐ " ư ? Ông ôm đầu gục xuống trong lúc bà cũng bỏ vội ống nghe vào máy điện thoại chạy vụt vào phòng trang điểm. Chỉ mười lăm phút sau, từ trong phòng trang điểm đi ra lại là một bà giám đốc trẻ trung, tươi rói trong bộ đồ véc sẫm màu, với những bước đi nhún nhảy yểu điệu quyến rũ. Bà lại tươi cười nhìn ông vừa bước ra xe hơi : " Trưa nay em mắc tiếp khách, không về ăn cơm nhà đâu nghen ! ". Sau tiếng dập cửa " rầm " chiếc xe trườn ra cổng. Ông Tám lại phải vội vàng chạy ra mở cổng lầm lũi quay vào nhà làm công việc nội trợ, như một tay bảo vệ cần mẫn, nhưng đây lại là một gia đình, tất cả đều làm chủ. Những ngày đầu nghỉ hưu ông buồn quá rủ mấy người bạn đến uống trà, đọc báo, tán gẫu, đánh cờ? nhưng chỉ được mấy hôm thì bà đã lên tiếng ngọt ngào " Anh kỳ thiệt đó ? Anh chơi bời giao du với cả những người ? Anh phải khác họ chứ ? " Ông lắc đầu chấp nhận sự nhắc nhở. Cái tính cương trực, thẳng thắn đốp chát trong ông cứ thay đổi dần theo những trang thiết bị vật chất ở trong nhà. Ông trở thành người trầm ngâm và tri thức hơn khi bà mang về nhà chiếc máy vi tính. Bao nhiêu năm nay ông đã biết chơi trò chơi điện tử trên máy, biết đánh máy vi tính và ông tiếp tục viết văn, cái công việc ham thích trước khi bị chính trường cuốn hút. Ông bớt triết luận, dạy đời, giảng giải cho vợ con, hay hát hơn khi bà mang về nhà một dàn Karaokê thật xịn. Trong nhà ông không thiếu một thứ trang thiết bị nào của thời hiện đại, từ chiếc máy xay sinh tố đến những thứ trang thiết bị thể thao đắt tiền như máy đi bộ, chạy tại nhà, máy đạp xe đạp tại nhà, máy tập thể hình tại nhà ? và cho đến khi bà mang về chiếc máy giặt hiện đại thì ông đã hoàn toàn thay đổi, trở thành người " nội trợ đảm đang ". Những buổi sáng bà đi làm, ông chỉ cần đổ chậu quần áo đã ngâm sẵn xà bông vào máy thế là xong chuyện giặt giũ. Đầu vào là chậu đồ cũ kỹû hôi rích. Đầu ra là những chiếc quần áo mới toanh, khô rang, thơm lựng. Ông ít có lý do để mà giận, mà cáu gắt với bà. Trong người ông no nê, đầy ắp, dư giả cả vật chất lẫn tinh thần. Ông đã tròn trịa, mũm mĩm cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng cũng có lúc bực tức với bà điều gì đó ông lại vùng vằng hậm hực " làm cái đách ? Chẳng qua cũng chỉ là thứ mồm miệng đỡ chân tay trong cái thời đại âm thịnh mà ? ".

    Con chó Nhật trắng vẫy mừng bà chủ bằng cả tấm thân ngúc ngoắc cũn cỡn. Bà Tám ôm nó lên hôn hít . Chợt bà giơ nó ra xa nhìn ngắm cái miệng chó đỏ lòm khi phát hiện ra mùi một loại dầu thơm lạ . Bà tiến đến chỗ cái vật con chó đang nhai giở rồi bỏ đó mừng quýnh khi thấy bà về. Trời ơi một cái nịt vú Thái Lan , bằng mút dày dặn . Chỉ cầm đến là bà biết ngay không phải của bà. Chẳng bao giờ bà xài thứ mút màu đen dày cộm này . Bà điên tiết hét lên : " Ông Tám ? Cái gì thế này ? Trời ơi ? " .

    Tiếng thét của bà như một tiếng sét miết qua nền trời . Ông Tám giật mình bỏ lửng những suy nghĩ lật đật chạy vào nhà. Bà Tám giơ chiếc nịt vú đen sẫm vào sát mặt ông :

    - Ở đâu ra cái này ? nói mau ?
    - Tui đâu biết . Có khi chó má nó tha ở đâu về.
    - Nhà này kín cổng cao tường con chuột ra vô còn khó huống chi con chó? Trời ơi , ở nhà nhàn hạ quá rồi mèo mỡ hả ? Tui không bỏ qua chuyện nầy đâu .

    Ông Tám bắt đầu điên tiết lên vì sự áp đặt oan uổng bất ngờ . Ông cũng la toáng lên :

    - Bà đừng áp đặt tầm bậy ? Tôi không đồi trụy vậy đâu ? Dẹp cái thứ của nợ đó đi ? Để tui hỏi thằng Thành coi ? Thành ! ? Mầy ngừng cái giọng la hét ư ử đó đi ? ra đây biểu ?

    Cậu con trai là ca sỹ , có thân hình trắng trẻo cao ráo õng ượn từ phòng riêng bước ra , thản nhiên bâng quơ :

    - Ba má làm cái chi vậy ? ? cãi cọ toáng lên ? Để con còn luyện giọng chớ ? ? Tối nay còn biểu diễn mấy nơi lận ?
    - Có phải cái này là của anh không - Ông Tám giựt cái nịt vú trên tay bà ném vào mặt con trai .

    Thành chụp nhanh được mừng rỡ : " Đúng rồi của con . Hèn chi ? tìm hoài ? Đang lo tối nay không có đồ biểu diễn . Bà Tám nhìn con từ đầu đến chân hực lên : " Biểu diễn cái gì thứ đó . Mày đi hát chớ có đi đóng kịch đâu mà phải hóa trang ? không lo học hành rèn luyện nam nhi, còn dám đưa cả bồ bịch về nhà mà đú đởn - quay sang ông Tám -ông ở nhà mà trông nom con cái vậy hả . Thế này thì còn tin ai được ? " . Con trai ngủng ngoẳng vênh váo : " Trời ơi ! ? Má không tin hả ?Nói xạo con là con chó ? Đến nay thì con khỏi cần giấu ? ba má chờ con chút ? " . Thành cầm chiếc nịt vú chạy vào phòng riêng đóng cửa lại .

    Bà Tám ngạc nhiên lắc đầu " Trời đất ơi ? Nó diễn tuồng chắc " Rồi bà dịu giọng : " Vậy là em lầm ? Anh thông cảm nghen ? Nhưng từ nay anh phải chú ý đến con ? Thằng này lêu lổng dễ hư lắm đó ? Tuyệt đối anh cấm nó đưa bồ bịch về , chưa cưới hỏi gì mà làm trò mèo tại nhà là xui lắm đó , làm ăn không được đâu ? " . Nói chưa dứt lời bà đã khòng tay ông kẹp nách ra ghế ngồi .
  2. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Hai ông bà ngồi ghế nói chuyện được chừng mươi phút thì từ phòng con trai có tiếng mở cửa cùng lời giới thiệu : " Thưa quý vị ?. Đây ! giọng ca nữ ca sỹ Kim ?im? Thành ?ành "
    Trước mặt vợ chồng ông Tám là một nữ ca sỹ trẻ khá duyên dáng trong chiếc quần bò chật cứng , bộ ngực căng đầy bởi chiếc áo ngắn cộc tay để hở cả một đoạn bụng trắng hếu . Cả thân hình ca sỹ oằn oại lúc lắc theo giai điệu của một bài hát rất mốt thời thượng . Đôi lúc tiếng gào thét lại ré lên quằn quại lào khào, tức tưởi : " Anh hỡi anh ơi , không gặp được anh em sẽ chết ? Em chê ?ết vì anh ? Thôi , Thôi anh đừng gọi tên em nữa ? Em nữa ? Em dứt ruột vì anh ? " Bà Tám ghé sát tai ông : " Thì ra thằng nhỏ nhà mình bồ bịch với cô ca sỹ Kim Thành nổi tiếng ông à " . Ông Tám lắc vai nghi ngờ: " im coi ? bà không để ý cái giọng vịt đực đôi lúc lại ré lên à ? Thằng Thành chớ ai ? Nó hóa trang giỏi thiệt tình " . Bà Tám đứng lên đi ra chỗ ca sỹ. Cô ta cao hơn bà cả một cái đầu , khiến bà nghi ngờ nắn tay nắn eo ca sỹ . Cô ta cứ hát mặc cho bà chạy theo sờ nắn . Bỗng ca sỹ kết thúc bài hát bằng một động tác rũ người ra quỳ 2 đầu gối gục xuống , giơ thẳng hai tay lên khỏi đầu , ngửa cổ , nhắm mắt như cái mốt của những ca sỹ nổi tiếng. Rồi anh ta đứng lên ôm chầm lấy bà Tám xoắn xuýt: " Thấy chưa ? Má đứng gần vài thước màkhông nhận ra con nữa là? Con phải đi guốc cao gót đôn lên cho đủ một mét bảy lăm ? Mốt của phụ nữ thời nay đó má ? "
    Thành đi lại ghế ngồi rót nước uống . Bà tám đi theo , ngồi đối diện ngắm con . Nhìn đôi bông tai bằng đá , lủng lẳng đong đưa , mái tóc giả dài chớm vai uốn cong về phía trước ,bà run lên nhìn vào mặt con ấp úng :" Ở ngoài đường thì không ai có thể nghi ngờ là con trai được ? Vậy nữ ca sỹ Kim Thành chính là anhø ? " - " Chớ còn ai ? má tin chưa? " - " Trời đất ơi !Vậy mà tuiù đang định ký hợp đồng với ca sỹ Kim Thành biểu diễn hằng đêm trong khu du lịch..Trời đất ơi-Bà càng run lên " - " Má cứ ký , có ai biết ca sỹ Kim Thành đực là con má đâu ? ? Càng có lợi. Có điều cát xê hơi cao đó? không dưới năm triệu đâu ? Con đã mở tài khoản riêng gần một năm nay rồi? Cứ mỗi tối biểu diễn trong khu du lịch của má là mười triệu ? Má chuyển vào tài khoản của con ?". Nghe tới mười triệu một đêm bà Tám tự nhiên hết run.Bà lại nhìn con trai từ đầu đến chân,mắt nhướng lên hỏi gấp :" Thiệt vậy không?" -"Nói xạo con là con chó?Ba má vô đây con cho coi băng"
    Xem xong cuốn băng ca nhạc bà Tám không còn bực tức con nữa và có phần tươi tỉnh hơngiọng nhỏ nhẹ:" Thôi được ?Má vẫn cứ ký hợp đồng.Thử làm vài" sô" rồi tính sau
    Xem xong cuốn băng ông Tám cứ dửng dưng nghe hai má con trò chuyện kýkết hợp đồng rồi ông chép miệng thở dài : "Ôi ! thời thế? Anh làm cái trò bịp bợm đó mà không mắc cỡ à ? " - " Sao ba lại nói là bịp bợm ? ? Họ thích thì con chiều . Một khi người ta cần sự gào thét , phá phách trong giọng điệu thì việc hoán đổi giới tính làm nên sự lạ là tối ưu nhất ? Giọng con là giọng nam cao , âm vực rộng , làm giả giọng nữ là tuyệt vời . Hiếm có cô nào có kiểu giọng đó . Con nghĩ ra cái trò này bắt đầu từ một đợt đi biểu diễn phục vụ nhân dân ở vùng sâu . Lúc đó có một thằng nhỏ nó huấn luyện làm sao mà có một con gà mái biết gáy . Chuyện gà trống biết gáy là lẽ đương nhiên . Còn gà mái biết gáy là chuyện ngược đời . Vậy là nó cứ thản nhiên móc túi những người chuộng lạ bằng cách bán vé vào xem , cứ hai ngàn đồng một vé ? Đời là vậy đó ba ? "
    Ông Tám rất khó chịu với những lời nói của con . Nhưng ông đành bất lực vì những lời nó nói cũng đều có lý cả . Rồi ông cũng đành hậm hực ngồi nghe những chuyện vợ con bàn cách làm ăn, mà chỉ biết khụt khịt đằng hắng chứ không tham gia góp ý được câu nào .
    *
    * *
    Buổi sáng , ông Tám ngồi uống cà phê đọc báo tại bàn . Bỗng ông đập bàn " rầm " một cái , làm chiếc ly nảy xuống nền nhà vỡû tan . Ông rít lên : " Đồ xỏ lá ? Bây giờ trò đạo văn đến mức này thì còn ra sao nữa . Đây là cái chuyện mình viết mà . Nhưng tại sao tác giả lại là Nguyễn Thị Tâm nào đây ? ? Nhưng mình có gửi cho cái tờ báo văn học- nghệ thuật này bao giờ đâu ? ? Thành ! ? Ra biểu " .
    Cậu con trai lại bỏ giở cái giọng gầm rít đang luyện trong phòng bước ra vừa đi vừa hát ư ử :" Chẳng còn anh và em .Còn hàm răng ở lại; chẳng còn anh và em . Còn hàm răng ở lại ?ại ? - Rồi anh ta đứng sững : "Thưa Ba gọi con ? "
    - Ừ ! ? Mày lấy xe máy chở tao lên cái tòa soạn báo này . Nó lấy văn chương của tao làm của nó , mà lại là đàn bà con gái mới láo chớ ? " - " Ba đưa con coi ".
    Thành cầm tờ báo có cái tên truyện ngắn đề " Chị Tư " , đọc một đoạn rồi hớn hở reo lên : " Ôâ kê rồi ba ? Chuyện của ba đó , con sửa đi đôi chút rồi con gởi cách đây 2 tuần vậy mà được in liền ? Ba thấy chưa thời buổi bây giờ phải biết cách ba à " -" Cách là cách thế nào ? sao anh lại lấy chuyện của tôi cho người đàn bà này đứng tên ? ? " - " Ba không hiểu rồi ? chả là thế này ? Bữa hôm con thấy một xấp giấy dày dặn đánh máy vi tính rất đẹp , dùng để lót đít nồi cơm điện trên bàn ăn . Con hỏi thì má biểu tập truyện của ba viết . Con thấy xót quá cầm vào phòng đọc. Thấy chuyện ba viết được lắm chớ , rất thật , có không khí lắm , tính cách nhân vật khá rõ , có điều là văn chưa hay lắm , mộc mạc thật thà trần trụi quá , lại " gai góc " nữa? Thời buổi này thật thà là không ăn rồi ? " - " Anh đừng gắn cái chuyện làm ăn của má con anh vào đây - ông Tám bực tức xua tay " - " Không ! Ba để con nói tiếp đã ? Trong văn chương cũng có thời cuộc , cũng có mốt chớ ? Bây giờ nhà văn đã hiếm , nhà văn nữ càng hiếm hơn , phải biết tôn vinh ? Vậy là việc đầu tiên con đổi tên tác giả Lê Tám thành Lê Thị Tâm . Liếc qua cái tên tác giả trên đầu nghe đã mùi mẫn rồi ? Hì hì ? Hấp dẫn ngay từ đầu . Còn nhân vật chính của ba trong chuyện là một tay đàn ông lăn lộn với cuộc sống trầy da , tróc vảy để bươn lên với đời chớ gì ? Con chỉ cần thay tên hắn từ Tiến sang Tiên - Út Tiên , mất đi có cái dấu sắc . Thế là độc đáo. Bây giờ đang cần những người đàn bà cỡ đó ? Hì hì ? " - " Trời đất ơi . Đến vậy nữa à ? ? Thế thì anh biến mẹ cái thế giới này thành đàn bà hết đi,cần đàn ông làm cái đách gì ??" -"Ba đừng nóng?Chúng ta cũng chỉ là con giun ,con dế,con chuột ,con bọ,thậm chí là con hổ,con rồnggì gì đi nữa,muốn vươn lên,tiến lên cũng phải tìm kẽ hở mà chui.Ai lại cứ lao thẳng vào bức tường kín mít thì vươn lên thế quái nào được ??Hừ?Ba cứ để con lo?" Bỗng ông Tám lại cảm thấy những lời nói của con cũng đung đúng và ông chặc lưỡi;" Chậc?Thôi được rồi ? Anh cứ sửa theo phương pháp đó cũng được , sửa xong cái nào trước khi gửi đi in đưa tôi duyệt lại . Còn tên tác giả vẫn cứ phải lấy Lê Tám - Để tôi còn ngẩng mặt với đời chớ ? Thôi đi mà luyện giọng .
    Cậu con trai lại nhún nhảy xỏ hai tay vào túi quần ( soọc ) ưỡn ngực đi về phòng , vừa đi vừa nghêu ngao : " Chẳng còn anh và em . Còn hàm răng ở lại ; Chẳng còn anh và em . Còn hàm răng ở lại ?ại ? i ? "

    13 - 3 - 2000
    PTQ

  3. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    CÓ THỂ LÀ ÁN MẠNG

    Một đêm tháng sáu,thành phố đã rực rỡ muôn ánh đèn. Luật dừng lại trước chiếc cổng sắt làm bằng hàng rào chống B40.Anh đang định bước đến trụ cổng nhấn chuông thì nghe trong nhà có tiếng động bất thường.Hình như là tiếng đổ bể của thuỷ tinh,sành sứ.Lắng tai nghe một lát nữa Luật mạnh dạn bước đến nhấn chuông vội vã.Tiếng chuông đổ từng chặp như tiếng một con nhím rùng mình rũ nước .Nhấn chuông chán lại gọi nhưng Luật vẫn không thấy tiếng kẹt cửa.Tiếng động trong nhà lại rộ lên.Có thêm tiếng ẩu đả huỳnh huỵch, tiếng thở dốc và tiếng rên hư hứ.Với đôi tai nghề nghiệp ,biết là có chuyện chẳng lành,Luật đu người vọt qua cổng sắt vào sân,vừa chạy vừa gọi giật giọng :" Chú Ba! Chú Ba à ? "Khi nhìn thấy chiếc khóa to bằng vốc tay chìa ra ở cửa, Luật móc súng bắn liền ba phát chỉ thiên và hô to:"Trộm ! Có trộm !".
    Thêm hàng chục người vọt qua cổng vào sân đứng lố nhố,bàn tán xôn xao.Luật gân cổ lên ,cố sức nói về tinh thần trách nhiệm của mình đối với nhân dân .Anh hơi lúng túng khi nói đến câu:" Đâu chỉ riêng gì nhà đồng chí bí thư,mà tôi đã phát giác nhiều vụ trộm cắp nguy hiểm khác...".
    Thực ra hôm nay anh mang lá đơn tới nhà đồng chí bí thư nhờ đồng chí viết cho mấy chữ ở góc đơn trước khi mang đến cơ quan nhà đất.Lực lép thì phải cần đến thế.Một căn nhà mặt tiền dù ọp ẹp nhưng nếu mua cũng mất mấy chục cây vàng đâu có ít tiền.Để chứng minh cho tinh thần trách nhiệm của mình,Luật nghiêm nét mặt:" Nếu chỉ đến chơi nhà đồng chí bí thư mà tôi lại mang súng ?" .Có vài ý kiến bà con nói,nên cạy cửa vào nhà giải quyết khẩn trương, biết đâu đồng chí bí thư xỉn? Luật lảng sang chuyện" tinh thần trách nhiệm " để kéo dài thời gian,vì theo anh chẳng làm gì có chuyện" bí thư xỉn " quậy trong nhà mà cửa lại khóa trái.Anh khăng định là trộm cướp,cần phải nghe ngóng động tĩnh thêm,dại gì mà chui đầu vô sớm?
    Cách cổng sắt bật mở.Bà chủ về.Người ta gọi chị là bà có lẽ do chị là vợ ông bí thư. Chị mới ngoài bốn mươi rất còn "con gái " kể cả dáng dấp,phong cách. Lúc này nếu mặt chị không thoa phấn người ta tưởng đúc bằng chì vì những bước chân vấp ngã cùng lời hỏi líu ríu. Chị lúng túng hồi hộp tới mức không tra nổi chìa vào ổ khóa.Chị đành trao chìa khóa cho Luật:" Chú mở giùm.Tôi run qúa".Sau lát ngần ngại,Luật đành phải mở khóa.Một tay cầm súng,một tay cầm ổ khóa,Luật hất hàm từ đám người lố nhố ngoài cửa:"Mời các bạn trẻ vô trước.Thanh niên ta nói chung là tốt...".Một anh bạn trẻ định xông tới mở cửa thì có tiếng quát từ phía sau:"Được !Đ.Má...Mi ngu rứa con ?...Ăn đi trước,lội nước đi sau .Việc của mi hả?".Chút sỹ diện bùng lên,Luật vứt ổ khóa xuống đất .Một tiếng nổ chói tai, viên đạn xuyên qua cánh cửa trước lúc nó bật đánh "rầm " vào phía trong vì cái đạp chân cực mạnh của Luật."Đầu hàng đi,các anh đã bị bao vây".Sau tiếng quát,Luật nhảy vào nhà,ẩn nấp thoăn thoắt góc nọ qua góc kia,tay súng run run chĩa về phía trước.
    Điều an toàn được xác định trong giây lát vì căn biệt thự từ thời Tây chẳng có ngóc ngách là bao.Đồ đạc của chủ cũng chỉ có một cái tủ đứng vẫn khóa nguyên vẹn. Hai chiếc giường đôi,dưới gầm lổn nhổn mấy thứ đồ sắt phế thải,vài đoạn ống nước đã han rỉ.Cửa sau vẫn chốt chặt.Luật quay ra hỏi chủ :"Chú đi đâu thím Ba ?"-"Ổng đi họp thường vụ.Ôi dào ,họp hành tối ngày .Rất hên là bữa nay nhỏ con gái tôi đi về ngoại.Tôi vừa khóa cửa đi thu tiền hụi".Bà bí thư giật mình che miệng,khi nói đến từ "hụi".Rồi bà bình tĩnh ngay lại được trong ý nghĩ lóe lên:Ôi dào! Bây giờ cả thành phố,cả nước chơi hụi,riêng gì mình.Không hụi,không hè sao mà sống?Việc chi phải mắc cỡ? Việc đầu tiên là bà mở tủ kiểm tra đồ bên trong.Quần áo của vợ chồng và đứa con gái vẫn còn nguyên. Chiếc nhẫn cưới và mấy chục ngàn đồng bạc "dự trữ chiến lược"vẫn còn.Bà định thu lượm những thứ đổ bể thì bị Luật ngăn lại.
    Luật quan sát hiện trường nơi phòng khách.Chiếc bình thủy Trung Quốc bị bể nằm lật nghiêng.Nước chảy lênh láng. Vài chiếc tách pha trà bị bể nát dưới đất .Chiếc ghế sa lông nan bằng gỗ thông bật ngửa...Luật dừng mắt ở mấy vết màu đỏ sẫm nơi góc nhà:"Trời ! Máu ! ...Máu ,thím Ba.Rất có thể là đã xảy ra án mạng ...".Anh ta dùng ngón tay trỏ quệt một giọt máu đưa lên mũi ngửi. Lúng túng với hành động vừa qua,Luật nghiêm nét mặt nhìn ngón tay dính máu dư dứ:" Cái mũi của tụi cháu rất cần cho nghiệp vụ,đôi khi khoa học vẫn chưa thay thế được." Nói xong Luật bước đến bên chiếc máy điện thọai quay số vội vã.Sau mấy lời hổn hển ,nhẹ nhàng Luật quát vào máy:"Tôi đâu có cần gặp cô ?...Hả?...Vậy thì nói ngay với đồng chí bí thư như vậy.Đúng rồi, có án mạng nha !".Luật dập ống nghe điện thọai vào máy đánh "Rốp"xong vội vã bước đến chỗ có những giọt máu.Anh ta lại cúi xuống xem xét Và nói:"Rất nhiều máu,thím Ba.Mãi tận đằng kia kìa. Thím cho con xin tờ giấy Pô luya trắng...Thôi đây rồi".Anh ta bước đến cuốn lịch treo tường ,xé một tờ,cẩn thận thấm những giọt máu,xong khẽ khàng gấp nhỏ bỏ vào túi ngực.Ngồi xuống ghế suy ngẫm một lát Luật lại nói:" Rất có thể là máu từ miệng nạn nhân...Hừ...Tụi con biết chớ...Nó hơi bòn bọt".Luật bắt đầu đứng bật dậy đi đi ,lại lại trong nhà vẻ suy nghĩ căng thẳng.Bỗng anh ta nắm tay bà bí thư lôi xềnh xệch đến góc nhà chỉ tay lên trần:
    - Đúng rồi ! Có lẽ nó đục trần chui xuống nhà bằng thang dây, thím Ba ...
    -Không !Cái lỗ đó có từ khi tôi tới ở.Trần này làm từ thời Tây,bằng bê tông cốt tre.Chú không thấy nó giơ xương ra sắp sập rồi đó sao ?
    -Phía trên trần có cái lỗ nào người chui lọt ra ngoài không thím Ba ?
    -Có chớ !Mấy lỗ lận. Đó là lỗ của mấy cái máy điều hòa nhiệt độ họ gỡ đi từ hồi giải phóng .
    - Vậy thì đúng rồi -Luật vỗ đùi quả quyết.-Nó xuống bằng thang dây và cũng chuồn bằng thang dây.Đây là đối tượng rất thân với gia đình ta,nó lui tới thường xuuyên.Vụ này dứt khoát sẽ ra.Cháu còn điều tra ra những vụ phức tạp gấp mấy.
    Sau khi kiểm tra lại một lần nữa,Luật phát hiện thêm dấu vết rất quan trọng.Bức chân dung đồng chí bí thư (***g vừa khít khung kính huân chương) treo trên tường bị một lỗ thủng bằng ngón tay cái.Kiếng không bể nát nhưng nứt theo hình tỏa sáng.Phía sau bức chân dung có một lỗ thủng xuyên qua bằng nắm tay.Rít một hơi thuốc thật sâu ,Luật nói rất nghiêm trọng:
    - Báo cáo thím Ba,đây là một vụ mưu sát chứ không phải là một vụ trộm cắp đơn thuần. Chúng định đột nhập vào ám sát đồng chí bí thư nhưng không có nhà,nên bắn vào hình đồng chí để cảnh cáo. Chúng bắn bằng súng giảm thanh.Thật là táo tợn.Mọi sự đổ bể kia là do chúng tháo chạy vội vã.Nhưng những giọt máu này-Luật chỉ vào ngực áo-sau khi xét nghiệm thì chúng sẽ bị tóm gọn...

    Chiếc xe hơi dừng lại ở ngoài sân.Bí thư quận ủy choàng ra khỏi xe, đâm nhoáng bổ nhoàng chạy vào nhà .Cả ban thường vụ chạy theo.

    Họ bước vào nhà vội vã,hỏi han vội vã,rồi cũng vội vã kết luận tình hình,sau khi nghe Luật tường trình liến thoắng.
    Nhấc trán ra khỏi bàn tay vừa tì gục trên bàn,bí thư quận uỷ ngẩng lên,giọng rầu rĩ :

    -Rất tiếc là chúng ta vừa đánh giá tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội xong ...toàn chuyện tốt...Hử...
    - Tôi sẽ đích thân làm cho ra vụ này-Trưởng công an vằm tay bực dọc -Có lẽ phải sử dụng cả chó...
    -Thôi thôi - Bí thư xua tay -Đồng chí lại định mang hàng tiểu đội béc giê tới cho nó sủa om lên để mà tìm thủ phạm ám sát hụt ông bí thư ? Ồn ã quá đó...Nhưng mà này.Đồng chí có biết sở trường leo thang dây là đối tượng nào không ?...Là tụi biệt kích,biệt động,đặc công...trước đây hiểu không ? Tôi gợi ý vậy thôi...Còn bây giờ có lẽ ta trở về cơ quan họp tiếp,thống nhất thêm một số tình hình để mai tôi còn đi họp "cụm ".

    Chiếc xe Tô Yô Ta màu tiết gà lại lặng lẽ trườn ra khỏi cổng,rồi nó lao vun vút trên đọan đường phố sáng rực ánh đèn thuỷ ngân cao áp .

    Còn lại một mình bà bí thư ở nhà. Sau khi cài chốt cửa ,bà thu dọn những thứ đổ vỡ trong nhà( theo lệnh của ông )như một thứ bề tôi cần mẫn. Đáng lí bà phải chợn rợn với những gì vừa xảy ra.Nhưng bà không mảy may sợ sệt.Không còn như lúc mới bước chân về đến cổng.Bà bình tĩnh ,tỉnh táo thật sự chứ không phải là cố trấn tĩnh.Cũng không hiểu sự bình tĩnh đó là do bà đã từng làm nữ Quân giải phóng,một mình ôm súng ngồi canh xác đồng đội giữa rừng sâu lạnh vắng,hay còn vì một điều gì khác nữa chăng ?

    Dọn dẹp sơ bộ xong ,bà bí thư xách giỏ tiền hụi ra kiểm tra lại.Bây giờ trong nhà mới thực sự êm ắng.Bà chẳng để ý gì tới sự lạnh lẽo trong nhà,ngoài tiếng sột soạt của xấp tiền dưới tay.Con chó Mi Nô từ đâu õng ượn mò về.Đừng nói ngu như chó ! Nó khôn lắm chứ. Nó chỉ mò đến những nơi ồn ã khi có tiếng dao thớt ,chén bát rộ lên.Nó chỉ trở về nhà khi yên ắng nhất.Cách bà chủ vài bước chân ,con Mi Nôâđã "ư ứ"và ngoáy tít cái đuôi.Nó nằm xoải bốn chân,cọ đầu vào đầu gối bà chủ,rồi ngoác rộng mồm cà răng vào gót chân bà. Bà chủ hơi nhồn nhột gót chân nhưng vẫn cặm cụi tập trung cho công việc đếm tiền.

    Con Mi Nô nghiêng đầu nhìn chủ.Bỗng như có sợi dây kéo gập đầu nó về phía sau,vội vã nhe răng nhằn nhằn vào dưới khấu đuôi.Rồi như vô cùng mãn nguyện,thoả mãn nó nghển cổ xù lông rũ mình phành phạch. Khi những giọt nước từ con chó bắn vào người bà bí thư mới ngẩng lên quát:"Mi Nô, mày đi đâu về mà ướt mèm vậy?".Bị tiếng quát bất ngờ ,giật mình con Mi Nô đứng dậy quắp đuôi nhìn chủ.Chỉ một lát nó lại vội vã quặp đầu nhe răng nhằn nhằn khấu đuôi.Bà chủ đang trố mắt nhìn xuống chỗ con chó vừa ngồi, thì có tiếng động ở phía sau làm bà hết hồn giật mình quay lại.Một con chó khác to gấp rưỡi con Mi Nô đang đứng xựng bờm nhìn bà.Con Mi Nô tí tửng chồm ra,rồi cả hai con nối đuôi nhau phóng qua lỗ hổng dưới gầm giường biến vào trời đêm.

    Bà bí thư quay lại cúi gập người nhìn kỹ những vết màu đỏ loe loét chỗ con Mi Nô vừa ngồi ,xong gieo mình xuống ghế thốt lên :"Thì ra là máu ở đuôi chó. Té ra chúng mày đã ******** ở phòng khách và gây ra hậu quả này?".

    Còn một chút nghi ngờ,bà bí thư bước đến ngước nhìn lên bức chân dung chồng.Sau một thoáng chau mày,bà vội vàng tháo chốt mở cửa rồi lại khép chặt như cũ.Bà đứng ngoài hiên nhà cách chừng một bước chân,nheo mắt ngắm qua vết đạn thủng nơi cánh cửa thì thấy ngay khoảng ngực bức chân dung chồng đã bị bắn thủng.Bà đập tay vào đùi và mở cửa lững thững vào nhà.Bà bắt đầu nghĩ lung tung về cậu Luật .

    Ngay chiều hôm sau ,ông bí thư lại phải đi miền Tây gấp để sáng sớm kịp dự cuộc họp bí thư cấp quận,huyện " cụm " phía Nam.Trước lúc lên xe như sực nhớ tới điều gì hệ trọng,ông mở ca táp lấy ra tờ giấy đưa cho bà và dặn:" Thằng Luật tới mình đưa lá đơn xin cấp nhà cho nó.Tôi đã ký rồi.Đợt này tôi đi họp những một tuần lận.Ở nhà cẩn thận.Tôi dặn dò thằng Luật rồi.Tay này khá:xông xáo,nhiệt tình,nghiệp vụ vững... "

    Ông bí thư dặn dò vợ qua loa rồi chui tọt vào xe.Nhìn chiếc xe hơi lặng lẽ trườn ra cổng ,bà bí thư ứa nước mắt. Bà buồn ,vì đối với ông chẳng bao giờ bà được mở miệng giãi bày. Cứ động nói điều gì là ông " Biết rồi".Bà càng buồn nữa là đối với căn nhà này ông như người khách ở trọ. Cái gì cũng qua loa,thấp thóang rông dài ...Mỗi khi bà nói tới cuộc sống khó khăn của gia đình ông lại gạt đi :"Làm gì cho cực khổ bằng thời chiến tranh ?".Đối với ông, mọi suy tư về đời sống cá nhân là đều tiêu cực.Bà cũng đã bị ông liệt vào loại "tiêu cực ".Ông vẫn lao vào việc công ,quên ăn,quên ngủ,quên cả bà.Ông tốt qúa.Bà vẫn thương ông như xưa ,nhưng có lẽ là một tình thương nhẫn nhục.Thương mà không nói được." Đối với việc chung ,ông tốt mà làm gì ,khi những người mà ông tin tưởng,mà ông quan tâm,lại là người không phân biệt nổi giữa máu người với máu chó ?".Hôm nay ,nếu ông không vội vã chui vào xe thì bà đã thét vào mặt điều suy nghĩ ấy cho hả giận .

    Bà bí thư quay vào nhà. Tâm trạng thẫn thờ khiến bà không làm nổi việc gì,cho dù chỉ cầm đến cái chổi quét nhà. Bà lại nhìn vào vết đạn trên bức chân dung ông mà nước mắt rỏ ròng ! Cái điều xui xiểm gì sắp đến chăng?Bà khóc rống lên.

    Bà bí thư nghĩ đến điềm gở.Nhưng từ cái điềm gở đó lại loé lên sự trấn tĩnh nơi bà,ấy là khi nhìn kỹ lại vết đạn bà thấy nó chỉ mới xuyên qua bả vai ông,chứ chưa xuyên thẳngvào ngực.

    Tiếng chó sủa inh ỏi làm bà bí thư giật mình. Bà quay ra thì thấy Luật đang bị hai con chó béc giê lôi xềnh xệch qua cổng.Mới nhìn thấy bà, Luật đã nói váng lên :" Thím Ba thông cảm ! Bây giờ cháu mới tới được vì thủ tục điều động chó cũng rầy rà lắm ."
    Biên Hòa 11.5.1989
  4. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    CÙNG NGHĨ VỀ ĐỒNG ĐỘI

    Người thuế vụ trẻ có bộ râu lún phún,đỏ quạch trên mép kéo lê thê khẩu súng AR15 ở phía sau đi đến xe kiểm soát.Sau cái hất hàm của anh ta, mọi người uể oải xuống xe.Có đôi ba tiếng thở dài thườn thượt,kèm theo những cái nhìn lừ lừ vụng trộm.

    Một đống hàng hóa chủ yếu là cà phê, đậu nành, đậu xanh?được gói buộc theo nhiều kiểu, đựng bằng nhiều loại túi để ngụy trang được moi ra từ gầm ghế, thùng xe, nóc xe?Bắt đầu rộ lên tiếng van xin, rất từ tốn, rất ngọt ngào,thậm chí là thiểu não nữa.Mặc! Người thuế vụ tiếp tục kiểm tra hành lí xách tay.Anh ta thu thêm được một số hàng hóa nữa?
    Tư Đức ở trần,mặc chiếc quân bằng vải ốp pho màu cỏ úa,chân đi giày đen,một chòm lông đen kịt trên bộ ngực vạm vỡ,nom anh có vẻ ngang tàng hơn.Tư Đức ôm một bọc lớn trước bụng.Cái bọc được gói bằng một chiếc áo sơ mi trắng và buộc túm bằng mấy sợi cỏ.Tư Đức đứng trơ nhìn hành động của người thuế vụ trẻ. Cái cục nơi yết hầu cứ trồi lên,tụt xuống dường như anh định nói một điều gì đó. Nhưng thôi, anh lại đứng nguyên nhìn người thuế vụ luống tuổi.Chà! Giống Hai Hàn quá chừng. Cả dáng điệu và gương mặt.Nhất là cái miệng lúc nào cũng tươi tắn, cứ như cười quanh năm, suốt tháng.Không anh em thì cũng cháu chắt, họ hàng ruột thịt với Hai Hàn mới giống nhau đến thế.Cho đến khi anh ta phẩy tay nói oang oang bằng cái giọng miền Bắc,Tư Đức mới "à " lên trong bụng là không phải. Đến lượt người thuế vụ trẻ vỗ vỗ vào ngực Tư Đức :
    - Ông già này mang gì đó?
    - Ấy - Tư Đức giật mình nhìn người thuế vụ- Có chi đâu, đồ đạc thường dùng mà - Tư Đức bước lại gần lấy tay che miệng nói nhỏ vào tai người thuế vụ trẻ điều gì đó . Anh ta không tin nói lại :
    -"Cốt cách "gì?Ai tin được mấy người ??Hài cốt cũng kiểm tra?
    - Ủa ? đã nói rồi ? Mong các đồng chí thông cảm ? có gì mà kiểm?

    Tư Đức chưa nói hết câu, người thuế vụ đã giật các bọc từ bụng anh xuống. Anh ta cúi lom khom rứt rứt mấy cái, vài sợi cỏ bung ra để lộ cả một bọc xương người. Anh ta vội rụt tay lại và ngẩng lên:" Trời ! Hài cốt thiệt". Chiếc xương sọ vẫn còn cả hàm răng đều đặn có cả chiếc răng vàng của chiếc răng vàng đã làm cho người thuế vụ trẻ trấn tifnh nhanh hơn mức bình thường.
    - Trời, vàng !- Người thuế vụ trẻ lấy mũi súng chọc vào chiếc răng vàng rồi anh ta cầm chiếc răng lên ngắm nghía- Có lẽ vì chiếc răng này mà đào cả mồ người ta lên đây . Cái gì? lại còn thế nữa? Làm gì có chuyện bạn bè tốt cỡ đó??
    - Không tin thì thôi. Anh buộc gọn lại như cũ trả tôi- Tư Đức phẩy tay chỉ vào người thuế vụ trẻ nói dứt khoát như ra lệnh.
    - Trời? Của ông thì ông buộc chứ bộ.
    - Có buộc lại không?
    - Ông lại mà buộc?
    - Mày chừa cái thói côn đồ đó đi nghe chưa.
    Tư Đức nhảy một bước đến sát mặt người thuế vụ, một tay túm lấy ngực áo anh ta nâng bổng lên như người làm xiếc rồi lại đặt xuống. Những múi thịt trên cánh tay, trên người Tư Đức nổi lên cuồn cuộn. Khuôn mặt chữ điền bạnh ra như hai con trai gân guốc úp lên má. Vừa lúc đó, người thuế vụ luống tuổi cũng kịp nhảy tới len vào giữa hai người.
    Với những lời lẽ không khéo của người thuế vụ luống tuổi những tranh luận của hai người được giải hòa mau lẹ. Anh còn lấy một sợi dây dù trong túi ra cột thật chặt bộ hài cốt lại cho Tư Đức và nói:" Chiếc xe này còn giải quyết lâu. Anh về đâu?? À? Vậy qua chiếc xe kia ngồi cho đàng hoàng!"
    Tư Đức đi theo người thuế vụ đến một chiếc xe đò đang chất lên những quầy chuối, trái mít cuối cùng chuẩn bị chuyển bánh.
    Tư Đức ngả mình trên chiếc ghế xe có đệmmút, vẫn ôm bọc" hành lý" trên bụng. Anh mệt mỏi như vừa trải qua một trận chiến đấu. Sau một hơi thở thật sâu, anh né mình moi từ túi sau ra chiếc " bóp" trong đó có tấm hình chỉ to bằng ngón tay cái. Tấm hình đã củ mèm, duy chỉ còn nụ cười và chiếc răng vàng đen xỉn như cái lỗ hổng mãi làm cho người trong hình thêm trẻ trung, dí dỏm. Mặt sau tấm hình chỉ đủ cho một chữ ký nằm chật chội những vẫn không hết. Tư Đức hết nhìn tấm hình rồi lại nhìn cái bọc trên bụng. Thịnh ơi! Trước đây cậu thế này và bây giờ? Tư Đức lại thở dài- Mình sẽ mang cậu về với đồng đội, cậu sẽ không phải côi cút một mình. Tuy hơi muộn nhưng hãy thông cảm nhé, bởi ngoài mình ra không ai có thể biết được nơi cậu đã ngã xuống. Tư Đức cho tấm hình vào bóp hai tay lại ôm chặt lấy "?obọc hành lý" cứ thế miên man. Chiếc xe đò rù rì chuyển bánh. Những lô cao su thẳng tắp hai bên đường như những chiếc rẻ quạt màu nâu cũng bắt đầu quay hối hả.
    Tư Đức không phải là người đi bốc mộ. Anh là một khách du lịch được " quá giang". Tối hôm rồi người bạn của anh đã chuyển ngành, hiện làm giám đốc một công ty kinh doanh thành phố đến nhà mời anh cùng đi tham quan với công ty. Chả là mấy năm gần đây công ty " ăn nên làm ra" nên thỉnh thoảng lại tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi tham quan, thắng cảnh Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang ? Và đợt này đi tham quan một trung tâm du lịch mới trong vùng chiến khu xưa. Tư Đức nhận lời và bảo vợ cùng đi. Nhưng chị vợ không nhờ được người dạy thay ( vợ anh là giáo viên). Hơn nữa mấy bữa nay chị thường kêu đau đầu, chóng mặt? Vậy là Tư Đức đi một mình.
    Tới địa điểm tham quan, người ta tổ chức thành đoàn, có người dẫn đầu và giới thiệu hẵn hoi. Không hiểu sao Tư Đức lại tách ra khỏi đoàn đi một mình. Sau khi chiêm ngưỡng một vài địa điểm, Tư Đức lên một căn nhà sàn được ghép toàn bằng các loại gỗ quí: Cẩm lai, gỗ mật, căm xe? những hoa văn trên gỗ, trên đá ở đâu cũng vằn lên vẽ cần mẫn sáng tạo của những bàn tay lao động. Nhưng sự tuyệt mỹ của nó cũng còn có một khoảng cách khá xa với những lời đồn đại. Vạn vật đã đổi theo theo năm tháng. Những cánh rừng cao su xanh mướt, những dãy nhà tôn, nhà ngói lấp lóa dưới nắng mùa khô, tiếng cá quẫy bì bõm- vẫn lên sức sống trù phú? Nhưng khí hậu và cảnh sắc thiên nhiên vẫn là vĩnh cửu,vẫn đầy đủ uy quyền chế ngự trong ngõ ngách của tâm hồn: Những ngọn gió đột ngột lùa vào lưng áo nhơm nhớp mồ hôi, một dải rừng xanh mờ xa phẳng góc với chân trời, và tiếng "cù rúc,cù rúc" của một lòai chim lúc nào cũng như thấp thỏm, lạc lõng, mà đã mấy ai biết nó là lọai chim gì.Tư Đức căng mắt dừng lại ở một cây đại thụ rất xa.Thân cây có màu trắng như cây nấm và một vệt đen ở giữa, anh chỉ kịp reo lên "Đúng rồi" và lao sầm sầm xuống cầu thang như một cậu bé thoáng thấy bóng mẹ về chợ !
    Qua hai vạt rừng cao su non tới một khỏang trống mút tầm mắt, nương rẫy bỏ hoang và rừng bị chặt phá,từng lùm gai mắc cỡ như những đống rơm khô xác phủ lên những ngọn cây bị cưa đổ ngổn ngang, chằng chịt.Tư Đức khi thì chui luồn,lúc leo trèo, gai mắc cỡ như một lớp trấu muổi rắc sau gáy, bụi bặm,ngứa ngáy ran người. Trước mặt anh, cây Cơ Nia cụt ngọn màu trắng, chỉ còn một tán lá chìa ra như lá cờ đuôi nheo màu xanh đang vẫy.
    Đi được một nửa đoạn đường,Tư Đức mới khẳng định chính xác là cái "Cột cờ" năm xưa, bởi vết đen ở giữa thân cây ngày một rõ như cái đầu con hổ.Đã một thời cây Cơ Nia cụt ngọn là điểm tựa của anh. Địch ruồng bố,càn quét mạnh. Cái "cột cờ " xoay như chong chóng, khi thì nó ở hướng Bắc, lúc ở hướng Nam?Đói khổ và chết chóc cứ quẩn quanh cái "cột cờ".Và cuối cùng cái "cột cờ" đó lại là nơi an nghỉ cuối cùng của một người bạn thân nhất và là người liệt sỹ đầu tiên mà Tư Đức chôn cất.Năm bảy mươi chín (sau chiến thắng Tây Nam) Tư Đức được nghỉ phép một tháng, anh đã mất hai ngày đi dọc lộ 2 để tìm cái "cột cờ" nhưng không thấy.
    Ngồi chồm hổm xả hơi trên cây gỗ mục,Tư Đức thầm cảm ơn ngọn gió nào đã đưa anh tìm được về với đồng đội năm xưa.
    Bước lại đúng năm mươi bước từ cây Kơ nia chếch về hướng mặt trời mọc,Tư Đức vẫn không thấy hòn đá lớn trước kia anh đặt lên nấm mộ.Sau khi xác định một lần nữa,Tư Đức vạch búi bọ suýt ngó cổ vào và một tiếng "à" bật lên khe khẽ trong cổ họng. Nhìn búi cây bọ suýt lù lù như một chiếc xe tăng, cái bực dọc ập đến trong đầu Tư Đức. Tại sao trên nấm mộ bạn mình lại không mọc lên một cái cây gì đó ít ra cũng mang hương vị của một loài gỗ?? đằng này lại mọc lên đám bọ suýt -Một thứ cây chỉ mới nhìn thấy cũng đã đủ lợm giọng vì cái mùi tanh hôi của nó.Tư Đức lại càng đau đớn hơn về cái sự tốt tươi, mơn mởn hơn tất cả các thứ cây nào của đám bọ suýt kia.Nóng tiết anh sấn vào dốc toàn lực mắm môi nhổ phăng đám cây bọ suýt vứt qua một bên.
    Lúc đầu Tư Đức định bụng :Tìm thấy chỗ rồi về báo cho cơ quan chính quyền địa phương. Nhưng nghĩ đến cái vòng vo của thủ tục, chính sách, rồi lại phải đưa đường, dẫn lối?còn mệt hơn là tự mình đào lên một nấm mồ chỉ sâu quá đầu gối, mặc dù không có đến một tấc sắt trong tay.
    Hòn đá tảng được vần qua một bên, để lộ ra chiếc bi đông inốc và một vạt đất lõm xuống giống như một chiếc thuyền nhỏ, chằng chịt rễ cây. Đám cây bọ suýt đã bị nhổ đi,nhưng bộ rễ của nó vẫn cố bám vào đất.Những vòi rễ trắng ởn xuyên qua lớp rễ mục.Chắc rằng lớp này,lớp kia,đời này,đời khác?Chúng xâu xé,bòn hút lẫn nhau trên một vạt đất mà với chúng có lẽ là "màu mỡ"nhất ! Tư Đức moi theo từng đoạn rễ cây lật lên từng tảng đất và đụng tới lớp vải ni lông. Đào bới tìm kiếm mãi vẫn thấy thiếu một vế xương chi dưới. Sau đó Tư Đức mới sực nhớ ra trước lúc mai táng Trần Thịnh mất một bên đùi.Trước khi chôn bạn Tư Đức lại hối hả chạy đến tận nơi bạn hy sinh thì chỉ thấy một đàn kỳ đà chạy rần rần qua suối. Tư Đức khẳng định một bên chân của bạn đã bị đàn kỳ đà ăn mất !
    Tư Đức chọn một miếng vải ni lông còn lành nhất gói hài cốt của bạn mang xuống suối kỳ cọ. Anh dùng chiếc khăn mặt chuốt đi lớp thịt đã mủn dính bết như lớp keo màu bùn bám vào từng đoạn xương.Kỳ cọ mãi nhưng bộ xương vẫn còn thâm sì.Người ta nói : chết già thì xương trắng, chết yểu thì xương thâm". Nghĩ vậy Tư Đức lại càng thương bạn hơn. Anh xếp bộ hài cốt vào miếng vải võng ,cột chặt lại và khoác lên lưng.Miếng vải võng đã mủn,nó toạc ra .Từng đọan xương rơi lả tả xuống đất.Tư Đức bực bội về hành động cẩu thả của mình. Anh cởi phăng chiếc áo đang mặc đặt xuống đất,bàn tay run lẩy bẩy nhặt từng đọan xương gói vào chiếc áo!Màn đêm xâm xẩm phủ xuống.Rừng chiều bây giờ không còn tiếng nai tác,tiếng nổ đì đùng gần xa?Chỉ còn những đàn muỗi đói vo ve, cùng những con thiêu thân cứ nhè mắt người mà lao vào để tìm đến cái chết cay xè !
    ***
    (co?n tiếp)
    Được duong_chieu_la_rung sửa chữa / chuyển vào 14:00 ngày 02/08/2004
  5. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Thiếu tá Hàn có vẻ hài lòng về những con số đã được ghi chép trong cuốn sổ tay. Cho đến nay, hàng nghìn liệt sỹ từ tứ xứ đã được quy tụ về nghĩa trang. Đó là thành tích, công lao của tập thể,của nhân dân đối với những người đã hiến dâng trọn cuộc đời vì độc lập tự do của Tổ Quốc,vì hạnh phúc của nhân dân.Trong cái ân nghĩa chung đó có cái tình riêng của Hai Hàn được thể hiện qua công việc mình làm đối với bạn bè đã khuất.Là một chỉ huy phó cơ quan quân sự địa phương, anh tự thấy mình có yếu đôi chút về năng lực.Nhưng anh biết lựa chọn, biết sử dụng con người, biết xài đúng lúc, đúng chỗ cái "độ rắn mềm"của người chỉ huy.Bởi vậy một số mặt công tác do anh phụ trách, tuy có nhiều khó khăn, phức tạp nhưng đều hòan thành tốt.Anh có trong tay một đội ngũ trợ lý , mà theo anh là hết sức "ngon ".Ngon tới mức anh chỉ việc triển khai công việc-ký-đi họp, mà mọi việc vẫn đâu vào đó .Lần này trên hai trăm hài cốt liệt sỹ từ các nơi lại được quy tụ về nghiã trang.Trong cái bề bộn của trăm công nghìn việc mới ,có cái thành tích của một việc" cũ" anh cho là hết sức lớn lao và cần thiết.
    Có tiếng gõ cửa."Cứ vô " vừa nói Hai Hàn vừa cầm bút, đặt tờ báo ra trước mặt xoay người ngồi ngay ngắn trong cái tư thế chuẩn bị ký.Hai Hàn biết đó là trợ lý Phùng, bởi lẽ tiếng gõ cửa cũng khéo léo như con người của anh ta, không cục cằn, cồng cộc như những tiếng gõ cửa khác.Thượng uý Phùng cắp cặp bước vô phòng.Vừa nhìn thấy Phùng Hai Hàn đã lên tiếng :
    -Ký hả ?
    -Dạ, thưa không !Báo cáo thủ trưởng có một trường hợp đặc biệt kỳ cục?Ấy,họ lại cứ thường gây khó khăn cho tổ chức,mà thật là khó tin,ấy?
    - Cái gì?Nói cụ thể coi, cứ vòng vo ,ấp úng hoài ??
    - Dạ,cái mộ của anh Trần Thịnh, quê Hà Sơn Bình,ta đã đem về nghĩa trang từ mấy năm nay, từ đợt đầu mà thủ trưởng nói là lính của thủ trưởng đó?
    - Ừ,nhưng mà làm sao ?
    - Vậy mà khi sáng lúc thủ trưởng mắc giao ban,có một ông ôm một bịch xương đến nói là hài cốt của Trần Thịnh.Thế có điên tiết không chứ.Anh ta còn nói là chính tay anh ta đã chôn cất ,bây giờ lại mang về đây?
    - Rồi!-Hai Hàn giằng vội chiếc kính đang đeo ra,cái gọng kính vướng vào tai gãy đánh " rốc"-Tên cậu ấy là gì ?
    -Là Tư Đức ạ !
    Sau khi nghe Phùng tả hình dáng, phong cách nhất là cái "máu lửa" của người mang hài cốt đến,Hai Hàn mới khẳng định chắc chắn là Tư Đức còn sống,và bộ hài cốt đó mới chính là của Trần Thịnh.Một chút bực bội nhen lên trong người Hai Hàn, nhưng anh không dám nói thẳng sự khẳng định của mình trước cấp dưới. Hai Hàn điềm tĩnh nói:
    - Này,thế nếu như bộ hài cốt sáng nay mới đúng là của Trần Thịnh thì cậu giải quyết ra sao ?
    Phùng không một chút đắn đo, suy nghĩ, anh trả lời mạch lạc không hề lúng túng.Cái sốt sắng,mạch lạc của một sỹ quan trung cấp còn rất trẻ (chưa hết tuổi đoàn).
    - Có gì là khó đâu ạ.Ta cứ giải quyết đưa tuốt vào nghĩa trang.Hẹp hòi gì tiêu chuẩn" nhập khẩu " của một liệt sỹ ạ. Em cũng đã nói với anh ta: "Anh tạm đưa về nhà để chúng tôi xin ý kiến lãnh đạo.Đây không phải là chuyện đơn thuần.Giữa anh Thịnh kia và anh Thịnh này,một đằng làm việc có tổ chức hẳn hoi, một đằng là cá nhân đưa đến?Tóm lại theo em là cứ đưa luôn vào nghĩa trang nhưng để ở khu vực mộ vô danh?
    -Bậy!-Hai Hàn đập tay xuống bàn-Tại sao lại "vô danh " khi người ta có danh hẳn hoi,hả?Thôi ,cậu về phòng làm việc suy nghĩ phương án giải quyết, lát nữa báo tôi cụ thể.
    Còn một mình Hai Hàn trong phòng làm việc.Anh bắt đầu bị giày vò,cắn rứt lương tâm,bởi cái quá khứ gớm ghê mà nó cứ níu kéo tới hiện tại, thậm chí là rắc rối mà đôi lúc anh cũng muốn lãng quên để được đôi chút thanh thản tâm hồn.
    Sau đợt tổng tiến công Xuân hè 1969 của ta.Địch phản công mạnh trên khắp các địa bàn.Ta bắt đầu gặp những khó khăn,tổn thất lớn.Chủ trương của phân khu thời kỳ này là tăng cường cán bộ xuống các đơn vị để giúp cơ sở đẩy mạnh công tác chính trị , tư tưởng,vừa là để giảm bớt khẩu phần lương thực trong các cơ quan phân khu. Hai Hàn lúc đó là trợ lý tuyên huấn với cấp bậc"Đại đội chính trị bậc trưởng" (Tương đương cấp quân hàm trung uý bây giờ).Anh được cử xuống một đại đội súng máy cao xạ của một trung đòan chủ lực phân khu thuộc vùng "tam giác sắt " do Tư Đức làm đại đội trưởng.Tư Đức lúc đó mang cấp bậc "đại đội bậc phó"(thiếu uý).Thời kỳ này đơn vị chủ yếu làm hai nhiệm vụ: Chống địch càn quét và cải thiện bữa ăn trong ngày (để chống đói).Cái đói cào xé chung tất cả mọi người. Nhưng cào xé hơn có lẽ là những băn khoăn không ít cán bộ chiến sĩ trong đại đội, đối với cán bộ cấp trên cũng cứ phải chịu chung cảnh ngộ. Một buổi chiều, trung đội trưởng Trần Thịnh nói với Tư Đức : " Để tôi ra chốt Mỹ kiếm gạo sấy về đãi anh Hai một chầu, cứ " điệp khúc củ rừng" riết khó coi quá.". " Coi chừng mày! Chết vì ăn có nước tao chui xuống đất?. ?oNhằm nhò gì anh Tư. Ông nên nhớ trước lúc đi B tôi đã được" bồi dưỡng" ba tháng " đặc công hóa" hơn nữa tụi này mới đổ quân lúc chiều, tất nhiên chúng phải sơ hở?". Sau phút đắn đo Tư Đức đã cử thêm một chiến sĩ nữa cùng Trần Thịnh ra đi. Trời vừa nhập nhoạng tối, tiếng súng, tiếng pháo rộ lên hướng chốt Mỹ. Biết có sự chẳng lành, Tư Đức lại một mình xách súng lao vào đêm tối. Tư Đức đi khỏi nhà gần một tiếng, thì hậu cứ của đơn vị cũng trở thành một tọa độ lửa. Cứ mười lăm phút, một tốp máy bay B.52 ( ba chiếc) san bằng địa cả hàng trăm hecta rừng. Đất vọt lên trời. Trời lẫn vào đất. Tối sáng nhập nhòa. Đợt oanh tạc của B.52 kéo dài tới tám giờ sáng hôm sau. Căn cứ, hầm chỉ huy của Tư Đức và Hai Hàn bị trúng một quả bom đìa, trong bom đạn mịt mùng, người ta chỉ muốn ở bên cạnh một cấp trên, hay một người lớn tuổi từng trải hơn để có một chổ dựa, mặc dù biết bom đạn nào có nể ai. Nghĩ thế và Hai Hàn đã kéo cậu liên lạc của Tư Đức chạy xuống hầm trung đội trưởng trung đội 3 ngay từ đầu đợt oanh tác thứ hai, và Hai Hàn đã bị sức ép của bom khi chỉ cách miệng hầm hai bước chân. Nhưng cũng rất may, nếu cứ ở hầm cũ thì chẳng ai có thể kiếm nổi vết tích của anh cho dù chỉ vài sợi tóc.
    Sau đợt điều trị tại bệnh viện phân khu, Hai Hàn được điều ra học tại học viện chính trị ở miền Bắc. Tại đây anh được tin Trần Thịnh và Tư Đức đã hy sinh trong đợt đó.Từ khi hòa bình anh xin về công tác tại cơ quan quân sự địa phương ngay trên mảnh đất quyết liệt năm xưa. Cái êm thắm của cuộc sống mới đôi lúc cũng nhắc nhở anh nghĩ về đồng đội, nhất là những người đã chết trong cuộc chiến vĩ đại. Ngay khi vui vẻ với bạn bè lúc " xỉn xỉn" khi " ngà ngà" anh vẫn còn nghĩ được về đồng đội:" Tội nghiệp mấy chả!"? Từ khi tìm được bản sơ đồ mộ chí của một số đơn vị trước đây chiến đấu trên địa bàn địa phương trong đó có Trần Thịnh, đợt qui tụ mồ mả đầu tiên, Hai Hàn đã nhắc nhở anh em đưa Trần Thịnh về chôn ngay ở hàng đầu nghĩa trang, bởi lẽ anh đã xác định Trần Thịnh chết vì mình. Và cứ đến những ngày lễ lớn, trong phái đoàn đi viếng nghĩa trang, cầu vai và huân chương lấp lánh trên người, Hai Hàn lại cắm lên mộ Trần Thịnh nén nhang đầu tiên. Những lần như thế, hông lầm rầm thành tiếng nhưng Hai Hàn khấn vái thầm trong bụng: " Cậu có linh thiêng hãy phù hộ cho mình ăn nên, làm ra, mọi sự như ý?" . Điều khiến cho Hai Hàn phải băn khoăn là từ hai năm nay, khi biết được mộ chồng đã đưa về nghĩa trang, năm nào vào dịp cuối năm, vợ Trần Thịnh cũng vào để viếng mộ chồng, và không quên biếu Hai Hàn dăm lạng trà" móc câu". Từ những kỷ niệm nho nhỏ vậy đã làm cho Hai Hàn cảm thấy nhơ nhớ sự có mặt của chị ,năm ngoái xuất phát từ sự thương hại, anh đã buột miệng nói với vợ Trần Thịnh:" Đằng nào cũng sự đã rồi, cô nên đi bước nữa mà tìm nơi nương tựa. Năm nào cũng cong cóc mò vô tốn kém lắm. Ở đây đã có tụi tôi rồi?". " Ơ?? Em cũng đã đi lấy chồng được hai cháu rồi cơ. Nhà em bây giờ cũng là bộ đội. Đối với anh Thịnh, ngoài tình cảm riêng tư là người chồng cũ em vẫn cảm thấy còn cái gì đó rất chung mà không thể nào cắt đi dễ dàng như cắt những dây bầu, dây bí, anh ạ ?". Không biết câu nói ấy có hàm ý gì không, nhưng Hai hàn cảm thấy lời khuyên của mình quá thừa và hình như bị xúc phạm.
    Sau tiếng gõ cửa, Phùng lại tất tả bước vào phòng. Anh nói tự nhiên có pha đôi chút băn khoăn, suy ngẫm, hồ như từ nãy đến giờ chỉ tập trung cho công việc:
    - Báo cáo thủ trưởng, chỉ còn cách là ta cứ đưa hài cốt của anh Thịnh vào nghĩa trang, nhưng để ở khu liệt sĩ vô danh. Đằng nào cũng trong một nghĩa trang, như vậy lại tránh được cái dư luận?
    - Tại sao lại vô danh khi người ta có danh hẳn hòi, hả? Tôi mệt với các anh quá rồi đó?
    Hai Hàn bực bội đứng dậy, đi đi lại lại trong phòng. Nói cho đúng hơn,anh đang cần một sự yên tĩnh. Lúc này anh chẳng cần gì tới cái dáng ngồi ủ rũ như con mèo ốm của một cấp dưới thế kia, cái tiếng" dạ vâng" nghe cứ lọt tới xương hàng ngày bây giờ cũng thừa thãi, nhàm chán. Anh bỗng cảm thấy giật mình lo sợ với những thành tích đã qua, cầu mong sao đừng có một trường hợp thứ hai nào như vậy xảy ra nữa.
    ***
    Tư Đức phùng mang thổi lửa, mỗi khi ngừng thổi, từng đụn khói phả ngược vào mắy cay xè, sặc sụa. Bình thường thì anh sẽ chế vào bếp ít ra cũng nửa xị dầu hôi cho nó cháy bùng lên, nếu không thì cho que vào khoắng mấy khoắng cho nó tắt ngấm, khói um lên rồi bỏ đi cuốc đất, chẻ củi, xách nước? hay làm những việc gì " hùng hục" còn dễ chịu hơn là ba cái việc tí tách, tì mẫn." Đó là việc của đàn bà". Nhưng bữa nay thì anh rất thận trọng nhẹ nhàng, thậm chí cố né không để bật lên những tiếng ho khù khụ vì sặc khói. Nhưng cái lóng ngóng vụng về của một vị trung tá trung đoàn trưởng đang hùng hục nấu cái xoong cháo bằng vốc tay thì không tài nào giấu nổi.
    Chị Dịu vén mùng ái ngại nhìn chồng, rồi chị rón rén đến bên bếp. Mái tóc rối bung càng làm cho gương mặt chị thêm phờ phạc. Chị cố xua đi cái yếu đuối mệt mỏi trong từng lời nói:
    - Em đỡ mệt rồi? đã bảo anh không phải nấu cháo? Chỉ đến chiều là em ăn được cơm mà? Vỏ dừa chưa khô kỹ, anh chất đầy nghẹt, vậy sao mà nó cháy? Bới toang ở giữa bếp ra.Thổi từ từ thôi rồi thổi mạnh? thế? thế?
    Tư Đức cứ làm theo sự " chỉ đạo" của vợ. Thánh thật. Cái bếp càng đỏ dần lên, sau mỗi câu nói hổn hển, nhát gừng của chị.
    -Em đi nằm đi- Tư Đức âu yếm nhìn vợ- một chút nữa là cháo chín. Em ráng ăn vài chén. Ủa, một chén.
    Tư Đức lên nằm bên cạnh vợ, tay gối sau gáy. Rồi anh nghiêng người đặt lên bụng chị:" Đỡ đau chưa em"-" Đỡ" -"Tại anh ẩu quá trời phải không??. Và nỗi buồn sâu thẳm lại ập đến với Tư Đức .
    Niềm vui và nỗi buồn của người lính thường giẫm đạp lên nhau, cứ muốn " thanh toán" nhau trong chốc lát. Gần bốn chục tuổi đầu, lần này Tư Đức mới có được chút hy vọng đường con cái. Nhưng hy vọng mong manh ấy vừa lóe lên thì tai vạ ấp đến do sự cẩu thả của anh.
    Lúc trưa, về đến nhà, Tư Đức đặt bọc hài cốt ngay trên cái sạp kê để đồ dùng lặt vặt thường ngày và anh đi vào nhà trong lục tìm thứ đựng nó. Chị Dịu đi dạy học về, vừa đặt chân vào nhà nhìn thấy cái áo bị " hành hạ" trở thành một thứ gói đồ, chị có phần bực bội " Trái với chả cây. Đã bảo đừng mua, vậy mà buộc túm, buộc tụm còn gì là cái áo. Vải KT Trung Quốc, thắt ruột mới mua được?". Nghe tiếng lầm rầm Tư Đức chưa kịp nói thì thấy vợ kêu ré lên và té đánh" rầm". Khi anh cầm được chiếc túi du lịch từ trong buồng chạy ra đã thấy vợ ngất xỉu nằm đè bụng lên cạnh chiếc sạp. Tỉnh dậy chị kêu đau nhức ở bụng dưới. Tư Đức lo muốn phát khóc lên. Cái thai trong bụng có bề gì thì anh ân hận suốt đời.
    Chị Dịu trở mình nằm nghiêng quay mặt lại với chồng. Chị đưa bàn tay xoa lên bộ râu quai nón lởm chởm dưới cằm anh.
    - Anh đừng lo cho em. Không sao đâu? Nhưng anh đừng để " Anh ấy" ở đây lâu. Em sợ lắm?
    - Ừ, anh không để ở nhà lâu đâu.
    Một hơi thở thật sâu, Tư Đức lại đặt tay lên bụng vợ. Anh cứ để nguyên như thế rất lâu. Bỗng anh choàng dậy lấy chiếc bi đông trong đó có mảnh giấy ghi địa chỉ của Trần Thịnh. Tư Đức nhìn chằm chằm vào chữ ?oQuốc Oai". Anh bật cười: " À ra vậy".
    Cho đến nay, Tư Đức mới rõ tỉnh Hà Tây ( cũ) có hai huyện tên gần giống nhau. " Quốc Oai và Thanh oai" Năm 1981 khi về họp ở Hà Nội, sau khi họp xong, Bộ tổng tham mưu tổ chức cho đoàn cán bộ ở biên giới phía Bắc đi tham quan thắng cảnh một số vùng quanh thủ đô. Tư Đức không đi tham quan. Anh tìm đến nhà Trần Thịnh khi trong đầu chỉ nhớ loáng thoáng cái chữ" Oai" và cái giọng nói như tiếng chim của Trần Thịnh. Thay vì phải tìm đến huyện Quốc Oai anh đã đến huyện Thanh Oai. Vậy là ba ngày ròng Tư Đức tốn công vô ích.
    Bỏ vào xoong cháo mấy cọng hành, đánh vào một cái trứng gà, công việc cuối cùng của người nấu cháo đã xong. Bây giờ đến công việc của một người "chính ủy trước một"quân nhân khó nói. Tư Đức lại nằm bên cạnh vợ. Anh sẽ nói với vợ một quyết định quan trọng. Bắt đầu như thế nào nhỉ? Hãy từ từ, cái gì cũng cần đến nghệ thuật. Trước tiên là phải ép nàng ăn hết xoong cháo, sau đó? Nghĩ đoạn Tư Đức ghé sát vào mặt vợ: " Cháo chín rồi em!". Chị Dịu nhìn thẳng vào mắt chồng một lúc lâu rồi chị ngóc đầu dậy vít cổ chồng ghì xuống, mặc dù chị thấy trong người vẫn mệt mỏi khó chịu .
    ***
    (co?n tiếp)
  6. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Hai Hàn cứ dắt chiếc xe honda đứng sững trước một căn nhà lợp lá dừa nước, xung quanh vách trát đất. Chiếc khóa đen xỉn bằng nắm đấm cứ muốn dứ vào mặt mọi người đã làm Hai Hàn thất vọng. Bao lấy cái nghèo mạt của căn nhà là sáu, bảy chục cây dừa đang ra trái, được trồng vuông vắn thẳng tắp vây quanh chừng hai công đất có từng khu: cây ăn trái, cây củ, rau xanh, ao cá? qui hoạch khá cẩn thận hứa hẹn mức sống khá phồn thịnh trong tương lai.
    Tìm đến ngôi nhà thứ năm, nhưng Hai Hàn vẫn thất vọng, bởi nhà vắng chủ. Anh định đến nhà Tư Đức cách đây một tuần, nhưng công việc không rứt ra được. Cứ đi họp hành, công tác chừng mười cây số trở lên, Hai Hàn thường đi bằng xe con- chiếc Tôyôta chiến lợi phẩm anh đã được công nhận làm xe riêng từ năm bảy sáu. Hôm nay Hai Hàn đi bằng chiếc honda nữ của vợ, bởi nghĩ đến chuyện lấy xăng cộ ngoài giờ cũng phức tạp, mặc dù anh là thủ trưởng. Trưa nay, Hai Hàn phải tranh thủ đến gặp Tư Đức ngay bởi anh mới nhận được thư của Vợ Trần Thịnh chiều hôm qua. Trong thư chị nói:" Vì điều kiện đường sá xa xôi, tàu xe đi lại ngày một khó khăn, nên em xin phép các anh, ra giêng em sẽ vào dời mộ anh ấy về quê để tiện việc trông nom, vẫn biết ở trong đó có các anh..". Thế đấy. Bây giờ cô ấy vô, lại đào lên một nấm mồ không- Hai Hàn nghĩ và đưa tay lên gãi đầu- hoặc linh tính nào làm cho cô ấy nhận ra không phải hài cốt của chồng, mà đã mấy lần cô ấy từ Bắc vào Nam chỉ để ôm choàng lấy nấm mộ không mà khóc lóc quằn quại thì? chao ôi? không biết Tư Đức có còn giữ được bộ hài cốt đó không? Hay cái máu " hổ mang" bùng lên từ cái hôm gặp thằng Phùng, hắn đã quẳng cha mớ xương ấy đâu mất thì lại càng khốn?? Bây giờ cứ gặp Tư Đức là thượng sách. Trong chiến tranh bao giờ anh ta cũng có cách giải quyết rất tỉnh táo mặc dù tình hình có lúc rối mù lên. Nhưng bây giờ nó có còn được như xưa không hay cứ lao đầu vào mà làm ăn như trước thời cuộc?
    - Dạ thưa chú kiếm ai?
    Hai Hàn giật mình quay lại:
    - Chào cô! Tôi kiếm Tư Đức . Đây có phải?
    - Dạ mời chú vô nhà.
    - Tôi thứ Hai, tên Hàn, là bạn của Tư Đức từ hồi còn trong rừng.
    - Trời! Vậy ra chú là ? là anh Hai. Ảnh vẫn nhắc hoài à.
    Không còn nghi ngờ gì nữa, sau cái tiếng "ảnh", Hai Hàn biết đây chắc là vợ Tư Đức . Nhìn mớ sách, hộp phấn, chiếc thước kẻ chị lấy ra từ cái giỏ sắt trên đầu chiếc xe đạp mi ni mang vô nhà, anh cũng đã biết được nghề nghiệp của chị. Có điều cô ta còn trẻ quá. Cả cái dáng hất lọn tóc về phía sau, và nhấc chiếc xe đạp qua thềm cửa vô nhà cũng còn rất ngúng nguẩy và mềm mại. Hai Hàn bật cười trong bụng" thằng chả lấy con nít!"
    Hai Hàn ngồi ngả lưng trên chiếc ghế sa lông bằng mây, chiếc ghế đã ọp ẹp, vẹo vọ tới mức tiếng cót két của nó cũng to nhỏ theo diễn cảm từng lời nói của anh, cứ như là có nhạc đệm. Tuy mải nói chuyện say sưa với chủ, nhưng Hai Hàn vẫn đủ tỉnh táo thõng một tay ra ngoài đề phòng cái" ngai vàng" sụp đổ! Hút hết hai điếu thuốc, Hai Hàn định lái câu chuyện sang chủ đề chính, nhưng cô chủ thì vẫn cứ huyên thuyên về ba cái chuyện gia đình.
    - Gia đình anh ở " ngoài Trung" vẫn mạnh giỏi!?
    - Mạnh giỏi. Tôi đưa cô ấy và sắp nhỏ vô đây từ khi hoà bình, ở bên kia sông chứ đâu!
    -Vậy à? Thế mà bây giờ anh em mới biết nhau?
    - Chậc. Cũng do hậu quả của chiến tranh. Mà cũng tại Tư Đức, ai lại: ?oNhà tôi ở bờ Nam cầu Ghềnh, cách vài trăm mét. Khi nào hết giặc mời ông vô, nếu cần cứ lấy nước dừa mà rửa mặt. Vẫn biết quê ông cũng rợp bóng dừa, nhưng ở mỗi nơi nước dừa đều ngọt một cách khác nhau đó?". Vậy cô bảo có mà thánh tìm.Tôi vẫn đi xe con về quân khu họp, qua đây thường xuyên, nhưng nào hay cái " dinh điền tương lai" này là của Tư Đức .
    Hai Hàn định hỏi " được mấy nhỏ rồi" nhưng cái cảnh nhà vắng hoe chật chội mà không bề bộn, không một thứ đồ chơi của con nít vương vãi và cái giọng nói hổn hển, những đường gân xanh nơi cổ phập phồng, cùng vóc dáng gọn gàng của chủ nhà đã ngắt lời anh. Và anh lại gật gù cười tủm:
    - Chà, giấc này mà Tư Đức chưa về- Hai Hàn đột ngột nhìn đồng hồ- mãi làm quá ta??
    - Ủa, ảnh trả phép bữa qua rồi!
    - Trả phép? ( Vậy là chả vẫn còn tại ngũ- Hai Hàn nghĩ- đến giờ vẫn chưa hiểu hết về hắn). À, cũng phải vậy, lính mà.
    - Còn hơn một tuần nữa là tết mà ảnh vẫn đi. Ảnh nói:" Mặc dù đã hơn hai mươi năm anh chưa được ăn một cái tết ở nhà, nhưng anh vẫn còn thời gian. Anh muốn bạn anh- cả những người đã chết cũng được ăn tết " với gia đình?" và ảnh mang theo cả bộ hài cốt người bạn? Ảnh đi máy bay. Tội nghiệp! Đi đứng nào có được đàng hoàng, cứ cụp rà xụp rụp. Đến ngày gần đi ảnh soát lại thấy bộ hài cốt mất một cái răng, ảnh lại nhoàng đi tìm nhưng nào có thấy, chút xíu nữa thì ảnh lỡ máy bay- Giọng chị Dịu chùng hẳn xuống. Chị quay mặt đi và đứng dậy - Anh chờ em chút xíu.
    Hai Hàn chỉ kịp thốt lên một tiếng" thế à" và nhìn theo chị Dịu đi khuất vào trong. Cái xởi lởi mau mắn của chủ đã đưa ra cái đích mà anh cảm thấy rất khó gợi chuyện. " Vậy là hay quá- Hai Hàn nghĩ - nhưng nếu đến sớm được một chút và dặn dò đôi câu, chứ lại nói toạc ra với vợ thằng Thịnh thì còn mặt mũi nào nữa. Chậc, cũng chẳng sao. Cô ấy cũng chẳng vô đây nữa?"
    - Anh uống nước dừa đi. Có được chút đá thì hay- đặt vào tay khách ly nước, chị Dịu hơi xoay người cúi gằm xuống như nói với ngón chân cái đang di di trên mặt đất- Mồng mười tháng giêng ảnh mới phải có mặt ở đơn vị. Từ lúc ảnh nói trả phép trước tết em giận ảnh ba ngày liền. Ảnh cũng buồn xo.Người ta bảo mang hài cốt đi theo là xui xẻo lắm? lấy nhau gần chục năm trời mà em vẫn chưa hiểu hết ảnh. Đúng ra em phải làm vui lòng ảnh? Bây giờ mới thấy !? Hu?Hu?
    Nhìn hai giọt nước mắt cùng rỏ xuống đất, một cảm giác gai gai nổi lên ở sống lưng Hai Hàn. Anh cũng đã từng nhìn thấy giọt nước mắt của vợ anh khi xe hết xăng, của vợ Trần Thịnh bên mộ chồng, của biết bao người khác và bây giờ là của vợ Tư Đức, nước mắt của đàn bà đều tuyệt vời cả. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu Hai Hàn: buổi chiều nay- ngay trong giờ thảo luận chính trị ( học nghị quyết) anh sẽ viết cho vợ Trần Thịnh một lá thư thật dài nói rõ tất cả sự thật đã qua, và thú tội với chị. Hai Hàn không dám cựa mình, cứ ngồi thật nghiêm chỉnh nhìn chủ. Anh vừa muốn kiếm lời thật ngọt ngào nào đó để an ủi vợ Tư Đức, lại vừa không muốn làm mất đi phút tĩnh lặng này của chị. Hai Hàn lại khẽ nâng ly lên hớp một hớp nước dừa. Hương vị mát mẻ, ngọt ngào tỏa lan cơ thể và còn cả một cái gì đó cứ râm ran trong người mà anh mới gặp lần đầu, mặc dù anh vẫn thường xuyên uống nước dừa nhưng cứ nuốt ừng ực cho đỡ khát mà không hề cảm nhận .
    Trại sáng tác
    Văn học Đồng Nai năm 1986

  7. bloodhusband_return

    bloodhusband_return Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Cam on ban da bo thoi gian type truyen.
    Minh chi moi doc truyen dau tien. Co mot nhan xet nho: Cach cham cau trong truyen la hoan toan chinh xac voi ban soft-copy dung khong nhi?, vi minh thay cau van nhieu khi lung cung qua, hihi.
    Mong doc duoc truyen ngan "Cuop Co" cua tac gia.
    Xin loi vi type tieng Viet khong dau.
    Than ai.

Chia sẻ trang này