1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập truyện

Chủ đề trong 'Văn học' bởi vietduongnhan, 08/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietduongnhan

    vietduongnhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Tập truyện

    [​IMG]
    [​IMG]

    Mục lục

    Đọc tập truyện
    ?~?TGió Xoay Chiều?T?T : Tô Vũ (Paris)
    *
    Như Cánh Tuyết Rơi
    Hoa Tuyết Đêm Xuân
    Giọt Nắng Xuân
    Kiếp Bơ Vơ
    Gió Xoay Chiều
    Mặt Trời Vẫn Lên
    Phận Nghèo
    Ngoại Tình
    Cánh Hoa Chìm Nổi
    (Tay Cắt Tay Bao Nỡ)
    Bóng Mờ Dĩ Vãng
    Xóa Hận Thù Riêng
    Vầng Trăng Khuyết
    Lá Vàng Lóng Lánh
    Một vài cảm nhận về tập truy ện
    ?~?TGió Xoay Chiều?T?T : Nguyễn Thanh Tùng



    Được vietduongnhan sửa chữa / chuyển vào 10:49 ngày 08/11/2006
  2. vietduongnhan

    vietduongnhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Đọc tập truyện
    ?~?TGió Xoay Chiều?T?T
    Tô Vũ ​
    ?~?TGió xoay chiều?T?T là tên một tập có nhiều truyện đã đăng rải rác trên các báo hải ngoại, Việt Dương Nhân gom lại thành một tập truyện lấy tựa là ?~?TGió Xoay Chiều.
    Vài năm trước, người viết đã có dịp đọc tập thơ ?~?TBốn Phương Chìm Nổi?T?T của nhà thơ Việt Dương Nhân xuất bàn và ra mắt tại Paris. Người viết đã tìm thấy những nét hay trong lời thơ, những nỗi lòng thầm kín của tác giả qua tựa đề biểu lộ phần nào quãng đời chìm nổi của tác giả.
    Những kinh nghiệm sống đó lại được nhà thơ, bây giờ là nhà văn Việt Dương Nhân, kể lại trong những đoản văn rải rác trong tập truyện. Mặc dầu tác giả đã thông cáo trước là những nhân vật và tình huống, cốt truyện đều là hư cấu, nhưng theo lời tác giả ?~?Tbật mí?T?T thì không hoàn toàn là như thế, mà cũng có nhiều tình tiết đúng sự thật 100% của đời sống. Tôn trọng ý của tác giả, người viết để tùy người đọc tìm hiểu, khỏi làm mất cái ngạc nhiên cái thích thú khi đọc một truyện mới, một tập thơ lạ.
    Tựa đề ?~?Tgió xoay chiều?T?T hứa hẹn những tình tiết gay cấn đã gợi chú ý tò mò cho người viết.
    Ca dao ta đã có câu ?~?TGió chiều nào theo chiều đó?T?T và cũng có câu ?~?TCó cứng mới đứng được đầu gió?T?T hay là ?~?TVì dù cây cứng rễ bền, gió lay chẳng chuyển sấm rền nào rung?T?T để nói lên hai thái độ tương phản trước một sự việc, một hiện tượng biến đổi.
    Tác giả, nhà văn Việt Dương Nhân đã dùng tựa đề ?~?TGió Xoay Chiều?T?T trong chiều hướng nào ? Sự thật được phơi bày sau khi người đọc hết truyện, tác giả muốn nói đến sự xoay chiều giữa tình yêu của một cặp vợ chồng ?~?Tkhi yêu thì trái ấu cũng tròn?T?T mọi việc đều xí xái, đến khi hết yêu thì thò bộ mặt xấu xa, trắng trợn làm tiền, đến nỗi đứa con trai, bất mãn thay cho mẹ, phải cầm dao đâm chết người đàn ông bạc tình, đâm chết người bố dượng. Đây cũng chỉ là một thảm kịch, một án mạng đã có xẩy ra trong tình trường, nhưng cái đặc biệt của câu chuyện nằm ở đoạn kết, người mẹ đã nhận tội giết chồng, chấp nhận tù tội, hy sinh để bảo vệ tương lai cho đứa con. Câu chuyện đưa đến một kết luận đạo nghĩa mà trong tập thơ ?~?TBốn Phương Chìm Nổi?T?T tác giả đã nhiều lần bộc lộ đến sự tin tưởng vào đạo pháp nhiệm mầu. Cũng như trong truyện ngắn ?~?TXóa Hận Thù Riêng?T?T, một người đàn bà bị bạn cướp chồng, quyết định trả thù, nhưng đã được ánh sáng của đạo giáo cứu giúp để nhìn thấy con đường cởi mở của xóa bỏ hận thù, tha thứ cho kẻ đã làm tan nát hạnh phúc gia đình của mình, để tìm thấy một niềm thanh thản cho tâm hồn, một bình yên trong cõi sống.
    Những truyện ?~?TGiọt Nắng Xuân?T?T, ?~?TKiếp Bơ Vơ?T?T, truyện xả hội trong nơi bùn lầy nước đọng, tả tình tả cảnh một số nhân vật như bà Thanh An, như bé Đỉnh được kết thúc trong tình nhân hậu với tấm lòng vàng, giống như những truyện cổ tích trong kho tàng văn hóa bình dân của nước ta như truyện Tấm Cám, truyện Thạch Sanh v. v...
    Tác giả đã mở cho người viết những chân trời mới lạ, theo dõi những câu chuyện đặc biệt, thực hay hư cấu, có nhiều tình tiết khác biệt với quan niệm thông thường, những câu chuyện thoát thai từ những trường hợp đặc biệt của những nếp sống phóng khoáng, tự do hoan lạc.
    Đó cũng là những bức tranh sống động, sống thực, dẫn dắt người viết khám phá được những khía cạnh đặc biệt của hoàn cảnh riêng biệt.
    Người viết trân trọng giới thiệu và hy vọng được đọc những tập văn thơ khác của tác giả Việt Dương Nhân.
    Ba-Lê tháng 11 năm 2000
    Tô Vũ (Paris)
  3. vietduongnhan

    vietduongnhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Như Cánh Tuyết Rơi​

    Vào khoảng đầu tháng 2 năm 19... Sau khi bế mạc Salon-Végétarien ở tỉnh Angers cách Paris 350 cây số. Robert lái xe đưa Thu trở về Paris. Thời tiết đang mùa đông có chút tuyết rơi, mặc dù ngồi trong xe cũng nghe lạnh buốt người, vì ngoài trời nhiệt độ dưới 02, 03. Về đến nhà của Thu, hai người lần lượt đi tắm thay quần áo khác xong xuôi. Họ trực chỉ ra Paris quận 13, đến nhà hàng Lê-Lai ăn cơm. Vì Robert rất ưa những món, như thịt bò cuốn lá lốp, thịt heo kho tộ và cơm chiên ở nhà hàng đó. Còn Thu thì thèm cơm Việt Nam, như canh chua cá bông-lau và tôm càng rim...
    Chiều hôm ấy Thu hơi mệt, vì mấy ngày liên miên tiếp khách, tối thì lại đi ăn cơm với khách hoặc cùng với các nhân viên trong hãng. Đêm nào cũng hơn nửa đêm mới về tới khách sạn.
    Trong lúc ngồi ăn. Robert nói với Thu :
    - Phải chi anh còn trẻ hơn mười tuổi. Anh sẽ qua Bắc Mỹ khai thác ngành này, chắc chắn sẽ thành công.
    Thu nghe thế, lòng thấy vui vui, và nói :
    - Anh chưa tới 60 tuổi mà. Vậy mình đi thử xem. Lâu quá, em không thực hành tiếng Anh, chắc là em quên hết rồi. Em thích nói tiếng Anh lắm. Hy vọng qua đó chừng vài ngày em sẽ đía lại được với người ta.
    Robert nhìn Thu bằng cặp mắt âu yếm, chàng nói :
    - Có em thì anh khỏi lo về việc tiếp khách Mỹ. Mà chắc anh sẽ qua Canada. Vì trong vùng Québecquoi, họ thường xử dụng tiếng Pháp hơn tiếng Anh. Nhưng có mặt em. Em khỏi cần nói gì cả, khách cũng sẽ đặt và mua hàng của mình nhiều.
    Thu nở nụ cười duyên, trong lòng nàng hơi tự đắc và kiêu hãnh. Nàng nói :
    - Lẽ đương nhiên. Vì em như đóa hoa đang nở hết cỡ. Nên mấy cánh **** xồn xồn họ ưa lắm.
    Robert bỗng im lìm một phút. Chàng nắm tay Thu, nói nhỏ nhẹ :
    - Em biết không ? Anh thấy anh già rồi, mà còn thích làm ăn và tranh đua quá...
    Thu ngớ ngẩn nhìn Robert, nàng buông lời :
    - Trời ơi ! Anh nói cái gì kỳ vậy ? Bộ anh mặc cảm là em cho anh gíà sao ? Không có già đâu anh ơi ! Nè, đàn ông tám mươi tuổi vẫn trẻ như thường đó... Thôi ăn cơm đi anh.
    Thu không đẹp. Tuổi nàng sắp vào bốn mươi. Nhưng nàng biết cách sửa soạn, biết ăn mặc, tướng diện khá sang và rất duyên dáng hấp dẫn. Nếu ai không biết Thu, thì người ta có thể lầm tưởng nàng là bà chủ của hãng ?~?THorticole?T?T. Thật ra, chức vụ của nàng chỉ là cô phụ-tá, kiêm tình nhân của ông Tổng-giám-đốc hãng Horticole do Robert C. làm chủ mà thôi. Bởi vậy, bất kỳ hội họp hoặc ở salon nào cũng có mặt Thu đi chung với Robert. Nên người ta tưởng Thu là vợ của ông. Họ luôn luôn đề tên trên thẻ ra vào là Madame. C.
    Bữa cơm Việt thuần túy Robert và Thu vừa ăn xong. Robert gọi tính tiền... Hai người đứng lên, Robert mặc áo măn-tô cho Thu, chàng nhìn ra cửa tuyết đang rơi nhè nhẹ, quay sang Thu, chàng nói :
    - Em đi từ từ ra Avenue d?TIvry, ngay cầu thang đợi anh, anh đi lấy xe nhé !
    Nói xong, Robert đi nhanh ra đường Tolbiac lấy xe chạy vòng lại Avenue d?TIvry. Thu đến chào và nói chuyện năm ba câu với ông bà chủ nhà hàng Lê-Lai. Sau đó, nàng đi từ từ ra ngoài đường. Robert lái chiếc xe hiệu Citroẽn- X.M cũng vừa tới, Thu đưa tay mở cửa leo lên xe. Hai người cùng trở về Ivry-sur-Seine.
    Đêm nay họ ngủ yên một giấc ngon lành. Đến mười giờ sáng, Robert thức dậy tự động xuống bếp làm cà-phê và ăn điểm tâm một mình. Sau đó, chàng sửa soạn lái xe trở về Lyon.
    Laurent, con trai của Thu đã đi trượt tuyết chưa về. Còn Sophie thì vẫn ở bệnh viện tâm thần. Sau khi Robert hôn Thu và ra về. Còn lại một mình Thu trong căn nhà bốn phòng. Thu nghe lòng nhớ hai con và buồn man mác. Nàng ngồi hút thuốc liên miên. Đến trưa, Thu nghe đói bụng, nàng đứng lên đi xuống bếp kiếm gì ăn cho đỡ dạ. Đến xế chiều, lối bốn năm giờ, nàng vô nhà thương Kremlin-Bicêtre thăm Sophie.
    Thường thường Thu đi làm việc với Robert những ngày trong tuần. Còn cuối tuần, thì nàng đứng bán băng nhạc tại trung tâm P.H. cho đỡ buồn. Nhưng làm sao vui được với hoàn cảnh của nàng. Nàng là cô nhân viên và đóng vai vợ tạm, tình hờ với Robert giữa sân khấu đời này. Đứa con gái thương yêu mắc bệnh tâm thần đã hơn sáu năm nay. Còn đứa con trai thì học một ngành đi làm một ngã. Chẳng cái gì ra cái gì cả. Lắm lúc Thu muốn xua đuổi tất cả những cái đau khổ mãi ám ảnh vào nàng. Vì vậy Thu hay mượn rượu để giải sầu, mượn sòng bạc để tìm quên sự đời. Nàng ăn ngủ bất thường. Nên ốm nhom ốm nhách. Có người nói, nàng bị nghiện bạch phiến xì-ke gì đó. Nhưng Thu nào có biết mấy thứ đó. Mà chỉ đêm đêm nàng phóng mình vào sòng bạc để quên đời. Dù vậy, nhan sắc dáng vóc của Thu vẫn còn sáng sủa.
    Mấy năm trôi qua. Vào khoảng đầu năm... có ông Guy H., chủ hãng Centre-des-Fleurs, từ Montréal (Canada) đến Paris. Robert cho Thu hay để nàng ra phi-trường Charles-De-Gaulle đón Guy H. và đưa đến khách sạn Ritz tại Place-Vendôme. Chiều hôm ấy, Robert từ Lyon lên và đi ăn nhà hàng Pierre-de-Savoie ở quận 16.
    Qua ngày sau, Guy và Robert bàn tính việc sang Canada mở chi nhánh Horticole. Hành trình tiến khởi tốt đẹp. Tứ đó, sự liên lạc hai bên rất thường xuyên. Lần nào Guy qua Paris, Thu cũng đi rước và đưa... Họ gặp nhau rất nhiều lần.
    Mấy năm sau vào đầu tháng tư, Robert cùng Thu qua Montréal... Chiếc máy bay Boeing của hãng Air-France đáp xuống phi-trường Mirabelle lối hai mươi giờ đêm. Robert và Thu đi lấy hành lý và trình giấy thông hành đi ra. Robert để Thu đứng giữ hành lý, chàng đi lấy xe, vì có đặt mướn trước. Mặc dù đầu tháng tư, thời tiết đang vào mùa xuân mà Montréal vẫn còn đầy tuyết hai bên lề xa-lộ cũng như trên lề đường trong thành phố.
    Ông Guy H. chủ hãng Centre-des-Fleurs, trung ương hãng nằm giữa chặn đường từ Montréal đi Québec. Guy đến khách sạn Sharaton đợi Robert và Thu. Khách sạn thuộc loại sang, dấu hiệu bốn ngôi sao, có ba mươi sáu từng, trang trí thật sang trọng, nằm trên đại lộ René Lévesque. Nơi đây, Guy đã đặt phòng sẵn cho Robert và Thu. Robert lái chiếc xe màu xanh đậm, hiệu Mercury chạy từ phi-trường Mirabelle đến đây. Xe vừa ngừng trước khách sạn, cậu porteur ra xách những chiếc va-li vô và chờ lấy chìa khóa để đem lên phòng.
    Guy đang đứng chờ ngay cửa khách sạn, vừa thấy Robert và Thu, ông đến bắt tay chào. Robert mời Guy vào salon nói chuyện cỡ mười phút Guy chào ra về. Còn Robert và Thu đã thắm mệt. Vì ngồi trong máy bay hơn tám tiếng đồng hồ. Nhứt là Thu. Nàng đợi cho Robert và Guy dứt lời để nàng được lên phòng.
    Bước vô thang máy bấm nút từng thứ mười sáu, phòng số... Cậu porteur đem va-li vô phòng, nhưng cậu còn đứng đó. Robert móc trong túi ra cho cậu năm Gia-kim. Cậu cám ơn rồi đi. Thu vào phòng. Phòng thật rộng, một giường lớn, một bàn giấy, hai chiếc ghế và trên bàn salon trưng một bình hoa Lys trắng thật to tỏa hương tràn ngập làm thơm cả phòng. Bình hoa đó, là do Guy đặt nhà bán hoa đem lại, có ghim một phong thơ nhỏ. Thu liền mở ra đọc : ?~?TMến chúc cô Thu và Robert ngủ ngon?T?T. Thu nghe trong lòng vui vui. Nàng nhủ thầm : Ông Guy này sang ghê !
    (... ...)
    Qua ngày hôm sau, Robert và Thu sửa soạn đi qua Québec. Vì Robert có nhiều máy móc để chụp hình. Nên đi xe hơi tiện hơn là máy bay. Ăn cơm trưa xong, Robert lái xe tà tà đến Québec khoảng chín giờ tối. Xe vừa đến, thì Thu thấy Guy chờ sẵn ở phòng tiếp tân của khách sạn Château-Fontenac. Trên gương mặt Guy vui tươi và rất là niềm nở. Guy không bắt tay chào Thu, mà chàng choàng tay ôm hôn hai bên má Thu một cách thân thiện. Rồi Guy quay sang bắt tay Robert, và nói :
    - Tôi chờ các Vous ở đây. Vì tôi đã đặt bàn sẵn nhà hàng trong khách sạn này. Chút nữa mình ăn chung luôn.
    Robert và Thu lên phòng tắm rửa và thay đồ xong. Họ trở xuống và cùng Guy vào nhà hàng trong khách sạn Château-Fontenac. Bữa cơm Tây với những món, như xà-lách mề vịt, gan ngỗng chiên bơ, chim rừng nướng. Còn rượu vin thì họ lựa Château-Pétrus. Bữa ăn Tây thượng thặng thật ngon xong. Guy chào Thu và Robert ra về. Robert hẹn Guy sáng hôm sau tại nơi đây để bàn tính việc làm ăn.
    Robert và Thu ở trong khách sạn Château-Fontenac ba ngày. Sau đó, hai người lái xe trở lại Montréal. Sáng lại, Robert có hẹn với khách cách Montréal vài trăm cây số. Chàng đi một mình, để Thu ở lại Montréal cho nàng đi Shoping mua sắm. Chiều chạng vạng, Thu sửa soạn để đợi Robert về cùng đi ăn cơm chung. Trong khi Thu đang ngắm gương trong nhà tắm, vì nàng mặc lại thử bộ Âu phục màu hồng quế mới vừa mua hồi trưa. Tiếng điện thoại reo vang ngoài salon, Thu nghĩ : Ha ! Chắc Robert bị kẹt xe, chàng điện thoại cho hay sẽ về trễ...
    Trong lòng Thu vui vẻ nhấc điện thoại lên :
    - A-Lô !
    - Chào bà Thu !
    Thu nghe giọng nói quen quen. Nhưng vì nàng quá ngạc nhiên nên hỏi nhanh :
    - Xin lỗi, ông là ai ?
    - Tôi... Tôi là Guy H. đây !
    Bất chợt, Thu lặng im vài giây, nàng nghe tim mình như đứng lại, cố họng bị nghèn nghẹn, nàng nói :
    - Dạ..., thưa ông Guy. Robert chưa về tới.
    - ... Tôi muốn gặp bà được không ?
    - ... Vâng, tôi xuống liền.
    Thu đã mặt sẵn bộ Âu phục mới mua, nàng lật đật mang giày vào, choàng chiếc áo măn-tô lông vision màu đen và xách bóp đi xuống. Guy vừa thấy Thu, chàng đứng lên bắt tay, miệng tươi cười, nói :
    - Chào bà Thu !... Mời bà đến khách sạn Queen-Elizabeth uống nước với tôi. Được không ?
    Thu hơi bỡ ngỡ. Nhưng rồi, nàng gật đầu cùng đi với Guy. Vào salon khách sạn Queen-Elizabeth, Guy đưa Thu vô tuốt cái bàn nhỏ trong góc. Guy cỡi áo măn-tô và đưa tay đỡ luôn chiếc áo của Thu. Cậu bồi đến lấy đem treo vào tủ vestaire, cậu trở lại hỏi :
    - Dạ thưa, ông bà uống chi ?
    Guy nhìn Thu, Thu nói :
    - Kirsh-Royal ! Còn ông Guy dùng chi ?
    - Giống như bà !
    Cậu bồi đứng nghe, cậu đi lấy đem lại để trên bàn và xoay lưng bỏ đi. Guy bưng ly Kirsh-Royal đưa tận tay Thu. Hai người đều nâng ly cụng và cùng nói :
    - Chúc bà...! Chúc ông...!
    Hai ly Kirsh-Royal đã cạn, Guy hỏi Thu :
    - Bà dùng thêm một ly nữa nhé !
    Thu cười và gật đầu. Guy gọi cậu bồi và chỉ hai cái ly. Cậu bồi hiểu ngay. Cậu đi lấy và đem lại thêm hai ly nữa. Trong lòng Guy nghĩ : Mình thử mời Thu đi ăn với mình coi được không. Vì mình biết Robert đang bị kẹt ăn khách. Chắc là Robert chưa cho Thu hay ! Guy nghĩ thế, chàng vén tay áo xem đồng hồ và bưng ly cụng với ly Thu lần nữa, chàng hỏi :
    - Hơn hai mươi giờ rồi. Bà Thu đói bụng chưa ?
    - Hơi hơi thôi ! Nhưng để tôi trở lại khách sạn coi Robert về chưa ?
    Guy liền nói :
    - Bà cứ điện thoại nơi đây được mà !
    Thu nghe lời Guy, nàng đứng dậy đi gọi... Nhưng Robert có nhắn dưới reception là chàng kẹt ăn khách về trễ. Thu trở lại bàn, nàng nói với Guy :
    - Robert kẹt ăn với khách. Chắc Robert về trễ.
    Guy biết là Robert ăn khách đêm nay. Đáng lẽ chàng ta cũng đi ăn chung. Nhưng Guy cáo lổi, nói với người ta, vì chàng có hẹn riêng. Bởi Guy tìm cách đi gặp Thu. Nhưng khi gặp được Thu, chàng làm bộ như không biết gì cả. Guy nhìn Thu, chàng mỉm cười sung sướng và hỏi :
    - Vậy sẵn đây. Tôi mời bà vào nhà hàng bên trong ăn với tôi luôn nha ?
    Thu nín thinh vài giây, rồi gật đầu :
    - Được !
    Guy bưng ly Kirsh-Royal lên, và nói :
    - Mời bà Thu cạn ly...
    Guy ngoắt cậu bồi và nói :
    - Cậu vô nhà hàng đặt hai chỗ dùm tôi. Và phiếu này để chung vô phiếu ăn chút nữa tôi trả luôn.
    - Oui, Monsieur !
    Cậu bồi quay lưng đi... Vài phút sau, cậu trở lại bàn cho Guy biết là đã đặt xong. Guy gật đầu, nói cám ơn và quay lại nhìn Thu :
    - Thôi, chúng ta vô nhà hàng đi bà !
    tt
    Được vietduongnhan sửa chữa / chuyển vào 10:34 ngày 08/11/2006
  4. vietduongnhan

    vietduongnhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Như Cánh Tuyết Rơi (tt)
    Thu và Guy vào nhà hàng. Hai cậu bồi đến kéo ghế cho hai người ngồi ngang mặt, giao đầu với nhau. Trong lòng Guy xôn xao, Thu cũng đồng một tâm trạng. Thu biết Guy thích nàng từ lâu. Hôm nay chàng mới có dịp gặp riêng nàng. Làm tâm hồn Thu nghe lâng lâng. Còn Guy thì mơ ước được gần Thu hơn nữa... Thỉnh thoảng chàng nhìn Thu bằng ánh mắt đầy sóng tình, say đắm. Thu nhìn Guy cũng trữ tình mơ mộng. Thu nhủ thầm : Guy năm nay chắc cũng khoảng năm mươi. Người đàn ông này đa tình lãng mạn lắm. Bởi Guy khá đẹp trai, tướng tá cao ráo bảnh bao, tóc nâu có điểm nhiều sợi bạc xen kẽ, đôi mắt màu xanh đậm, lông mi dài chan chứa đầy tình cảm, miệng cười tươi với đôi hàm răng trắng và đều. Mà còn là một ông chủ lớn nữa, thì làm sao ông không bay **** cho được ?
    Guy nhìn Thu và hỏi :
    - Bà Thu đang nghĩ gì, mà tôi thấy nét mặt bà như thả hồn vào mộng vậy ?
    Bất chợt Thu bị Guy hỏi, làm đôi má nàng ửng hồng và nghe nong nóng cả người, nàng tươi cười trả lời :
    - Dạ, đâu có nghĩ gì... Ông, ông lựa món gì chưa ?
    - Còn bà, bà lựa món nào ?
    - Món đầu, là một chục hào sống. Còn món kế, tôm hùm nướng...
    - Tôi cũng ăn những món bà đã lựa ! Nhưng chúng ta uống rượu gì đây ?
    Thu đưa mắt nhìn tình với Guy, nàng nói :
    - Sẵn, hồi nãy chúng ta vừa uống Kirsh-Royal có pha Champagne. Vậy ông có bằng lòng uống Champagne luôn không ?
    - Tuyệt ! Đúng điệu lắm ! Vì chúng ta ăn đồ biển mà.
    Quang cảnh chung quanh nhà hàng nằm trong khách sạn Queen-Elizabeth thật lớn rộng và sang. Bên ngoài họ để dấu hiệu bằng vương-miện, chớ không để ngôi sao như những khách sạn khác. Những quan khách đến đây toàn là dân áp-phe đại chủ hoặc những người chức lớn, quyền cao giàu có. Họ ăn mặc diêm dúa và sang trọng. Cung cách lịch sự, nhã nhặn, từ tốn như vua chúa. Các cậu bồi ăn mặc chỉnh tề đứng nghiêm trang mà đôi mắt của các cậu luôn để ý từng bàn một. Hễ nhìn thấy ly rượu của khách vừa sắp cạn là các cậu đến châm thêm lên cỡ hai phần ly. Khách vừa dụi xong điếu thuốc là có bồi đến thay gạt tàn thuốc khác liền.
    Bữa ăn Tây thịnh soạn và trịnh trọng vừa xong. Đã hơn hai mươi ba giờ đêm. Chai Champagne đã cạn, Guy gọi thêm chai nữa. Thu định cản nhưng nàng nín thinh để mặc tình Guy gọi. Guy bảo cậu bồi chuyển chai Champagne qua salon. Bên salon có nhạc sĩ đang đệm dương-cầm. Thu và Guy bước qua salon. Bấy giở Guy kéo ghế ngồi sát bên Thu. Chàng bất cần nghe tiếng nhạc. Cũng chẳng màn để ý những người chung quanh. Guy nắm bàn tay Thu một cách âu yếm và nâng lên hôn. Thu cũng để mặc chàng mà nàng nghe bàn tay Guy hơi run run. Guy rót thêm Champagne vào ly Thu. Họ đã uống hơi nhiều. Rượu đã thắm môi mềm chạy rần rần khắp thân thể của hai người. Lòng dục vọng ngập tràn và nóng bỏng thể xác cũng như tâm hồn của họ. Làm họ như đang bị lửa tình thiêu đốt và khao khát ... lên tận chín tầng mây xanh...
    Guy đưa tay choàng qua vai Thu, đưa miệng kề sát bên tai nàng và nói nho nhỏ :
    -Thu ! ... Je vous aime depuis longtemps !
    Thu nghe mấy lời tỏ tình của Guy. Làm tâm hồn nàng lâng lâng bay bổng. Tim giao động, thân xác mềm nhủng buông thả người dựa vào vai Guy. Guy ôm choàng qua vai Thu siết chặt vào lòng. Giây phút khát tình... thèm ái... đang dâng cao cả hai. Guy không bỏ lỡ cơ hội, chàng thỏ thẻ :
    - Thôi, chúng mình lên phòng nghe chérie !
    Thu quay sang nhìn Guy bằng đôi mắt đắm đuối, và cặp mắt của Guy đáp lại như ánh lửa... đang cháy rực... Thu không thể nào cưỡng lại lòng mình. Nàng đứng dậy riu ríu đi theo Guy lên phòng... Vì Guy đã cố ý giữ phòng ở nơi khách sạn này...
    Hơn hai giờ sáng. Trời bên ngoài, đêm nay không còn tuyết. Thu không muốn Guy đưa về tận khách sạn. Vì nàng sợ rủi Robert thấy. Guy đưa Thu xuống đường mà thôi. Thu đi bộ một mình dưới ánh đèn khuya trên đại lộ René Levesque. Thu trở về khách sạn Sharaton. Nàng đến reception lấy chìa khóa... lên phòng. Robert vẫn chưa về. Trong lòng Thu cảm thấy mừng mừng. Nàng đi tắm và mặc chiếc áo ngủ bằng soie mỏng màu hồng phấn. Thu lên giường thò tay lấy chiếc gối ôm vào ngực và nghĩ đến Guy thật nhiều... Nàng nhủ thầm : Nếu Robert là chồng của mình, thì kể như mình vừa đi ngoại tình về. Nhưng Robert chỉ là người tình, kiêm ông chủ của mình thôi. Còn cuộc tình giữa mình và Guy, thì như cánh tuyết rơi xuống là tan vào đất mà chẳng bao giờ để lại một dấu vết nào cả. Chuyện tình này làm sao Robert biết được... ?
    Bỗng nhiên Thu ngồi nhổm dậy. Nàng tự hỏi : Sao giờ này mà Robert chưa về cà ? Thường thường qua đây, thì lúc nào đi ăn khách, Guy cũng đi chung với Robert. Bởi công việc làm ăn giữa hai người có liên hệ rất mật thiết với nhau trên xứ Canada này... Hay là... họ dàn xếp để Guy với mình... Bởi vì mình không phải là vợ của Robert. Hay là... ngược lại, họ dàn cảnh để cho Robert đi chơi với một cô hay một bà nào khác ? Nghĩ đến đây, Thu nổi lên cá tánh thường tình nhi nữ. Nàng hơi bất mãn. Rồi nàng lại nghĩ tiếp : Đàn ông họ ghê lắm ! Mà đàn bà có mấy ai chịu thua họ. Nhứt là, những người đàn bà độc thân hoặc đã dang vỡ cuộc đời như mình. Nếu sự thật như mình nghĩ, thì chẳng ai hơn ai. Và biết đâu, đêm nay Robert cũng trùng hợp ?~tấn tuồng?T giống mình. Có thể chàng đang... với một cô hay một bà nào, ở một nơi nào đó chăng ?... Cũng có thể... Có thể lắm ...! Thu nghĩ lung tung, nghĩ đủ điều. Để tự bào chữa cái việc mà nàng đã yếu lòng ngả vào vòng tay của Guy đêm nay. Nghĩ xong, sau đó, Thu nằm trở lại. Nhưng không làm sao nàng nhắm mắt được. Nàng vội đứng dậy đi vào nhà tắm lấy thuốc an thần... uống vào cho yên tĩnh tinh thần... Thu cố xua đuổi những ý nghĩ trên và gạt bỏ mọi sự qua một bên. Nàng ôm gối thả hồn vào giấc ngủ cô đơn trên chiếc giường rộng mênh mông mà chung quanh phòng là rèm treo, trướng phủ thật là sang cả... Ai đã đi qua đoạn đường này mới hiểu nỗi tâm trạng của Thu hiện tại. Nhưng đối với tâm hồn của Thu, thì nàng chẳng bao giờ mong muốn người đàn bà nào dẫm lên dấu chân của nàng cả. Riêng cá nhân Thu, thì nàng xem những cuộc tình đến sau, từ khi đời nàng bị một lần dang dở đều là như cánh tuyết rơi.
    * * *
    Một thuở,
    Từ Paris đến Montréal
    Cánh chim lướt gió rẽ mây ngàn
    Có lần hạ cánh trời hừng sáng
    Có lần đáp xuống tuyết giăng ngang.
    Đêm nay lại nhớ về thuở ấy
    Chạnh lòng tiếc nuối bóng chim bay
    Làm sao nắm níu thời gian lại ?!
    Thôi đành hẹn ở kiếp sau này.
    Rồi một lần,
    Từ Montréal trở về đây
    Ôm bóng hình ai chút mộng xây
    Đại Tây Dương, cầu chưa nối nhịp
    Đành chờ có dịp gió đưa...mây...
    Việt Dương Nhân
    (Paris, Ivry-sur-Seine, đêm đông 20-01-2001)

    Được vietduongnhan sửa chữa / chuyển vào 10:53 ngày 08/11/2006
  5. vietduongnhan

    vietduongnhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Hoa Tuyết Đêm Xuân​
    Xế chiều, ngày hai mươi chín Tết... Khu chợ Á-Châu trong vùng Lognes, cách Paris khoảng hai mươi lăm cây số. Ngoài trời buốt lạnh và tuyết đang rơi lã chã, làm mọi người đi ngoài đường phải mặc áo măn-tô - kẻ che dù, người đội nón, đội mũ. Trên tay ai ai cũng xách bịt, xách giỏ. Họ đi chợ cho ba ngày Tết. Mỗi người trên tay có cầm mấy nhánh mai Tây nửa búp, nửa nở, màu vàng tươi và bó bông huệ trắng tinh...
    Trong đám người đi chợ. Có Lung và Lắm, hai cậu cỡ ngoài ba mươi tuổi, sống độc thân cùng ở chung nhà. Cả hai qua Tây được hơn mười năm nay. Vừa ra khỏi chợ định đi lấy xe về, thì Lung bỗng vỗ vai Lắm la lên :
    - Ê ! Chị Hai tao kìa !
    Lắm ngớ ngẩn :
    - Chị Hai của mầy !
    - Ừ !
    - Trời đất ! Hồi nào tới giờ, tao có nghe mầy nói chị nào đâu ?
    - Không phải ! Chị bà con xa... tám cây số ngàn !
    Lắm cươi ngất, và nói :
    - Sao mầy không cho tao biết là mầy có bà con ở bên Tây ?
    - Tại tao tưởng không bao giờ gặp lại. Mà bữa nay chỉ hiện hình lên đàng kia kìa !
    - Ừ ! Thì mầy gọi chỉ đi !
    Lung liền gọi lớn :
    - Chị Hai Nhiều ! Chị Nhiều !
    Nhiều ngẫng đầu xoay lại nhìn nhìn, nàng thấy Lung bèn mừng vui mà kêu hỏi lớn :
    - Lung ! Trời đất ơi ! Em ở đâu vậy ?
    Nhiều xách khệ nệ ráng đi nhanh tới và nói tiếp :
    - Chị có nghe em qua Tây. Chị định đăng báo tìm em đó. Nay không ngờ chị gặp cậu mầy ở đây !
    - Khỏi đăng báo cũng gặp hà !
    - Thiệt là trái đất tròn !
    - Chị khỏi phải nói ! Đây là Lắm, bạn thân của em, nó làm việc và ở chung nhà với em.
    Nhiều nhìn nhìn Lắm, rồi nói :
    - ... Chào cậu !
    - Chào chị !
    Lắm thấy Nhiều tay xách tùm lum. Cậu ta nhếch miệng cười, bộ điệu ga-lăn, liền nói :
    - Chị đưa tụi nầy xách phụ cho.
    Nhiều đưa cho Lắm mấy cái xách, nàng cười nói :
    - Đi chợ Tết mua tùm lum, nên hơi oải tay rồi !
    Lung và Lắm chia nhau mấy cái xách với Nhiều. Lung hỏi :
    - Chị ở đâu vậy ?
    - Ở trong Paris !
    Lắm vọt miệng :
    - Ở Paris, mà làm gì đi chợ nơi đây ?
    Nhiều vui vẻ nói :
    - Đi tập tuồng cải-lương trong nhà của nữ nghệ sĩ Kiều Lệ, rồi sẵn đi chợ luôn.
    Lung cười khoái chí :
    - Ủa, chị làm đào cải-lương hồi nào vậy ?
    - Ối, hổng có ai đóng mấy cái vai phụ, vai hề, rồi họ kêu chị đóng cho vui thôi !
    Lắm cũng ngạc nhiên hỏi :
    - Trời đất ! Chị mầy là đào-hát hả ? Mà tên gì tao không biết ?
    Lung trợn mắt ngó Lắm :
    - Mầy có đi coi hát cải-lương lần nào ở Paris chưa, mà mầy hỏi ?
    Lung quay lại hỏi Nhiều :
    - À, tên nghệ sĩ chị lấy tên gì ?
    - Liên Hương !
    - Cha chả nghe được quá ta !
    Lắm hỏi :
    - Hát tuồng gì, mà hát ở đâu ?
    Lung cắt ngang :
    - Mầy hỏi cũng vô ích !
    - Ờ ! hén !
    Nhiều thấy Lắm không phải là loại khán giả xem cải-lương nên nàng nói đỡ cho Lắm :
    - Ở Paris chỉ có mấy bà già xem cải-lương thôi, chớ trẻ cỡ cậu này chắc là suốt một kiếp cũng không biết cải-lương là gì !
    Lung bất mãn xoay qua hỏi Lắm :
    - Mầy qua Tây, mầy thích học văn-chương Pháp, mầy không rành về văn-hóa nghệ-thuật cải-lương nước mình à ?
    Lắm nín vài giây... rồi nói :
    - Một tuần tao học có bốn giờ ở Sorbonne, còn lại thì tao chỉ lo vô dầu xe hơi cho mầy thôi !
    - Ừ hén ! Mầy chỉ học văn-chương chữ Pháp. Nhưng tại vì sao trong đó mầy không học được văn-chương của Việt Nam mình ?
    - Chữ Pháp tao còn dỡ. Hổng lẽ tao xin học văn chương Việt Nam trong đó sao ? Hồi còn ở bên nhà thì tao có học, mà học văn-chương lúc ấy thì ... thì... Ối thôi, mình lo chuyện hiện tại và tương lai đi. Đừng nhớ những gì đã qua...
    Nãy giờ Nhiều nghe Lung trách móc Lắm, nên Nhiều làm thinh. Bây giờ cô mới lên tiếng :
    - Nè Lung ! Lung gặp chị, em chẳng hỏi chị thêm gì, mà em nổi cơn trách cậu... Lắm quá vậy ?
    Lung mới sực nhớ :
    - Xin lỗi chị ! Cái thằng nầy, nó nói, nó là dân có trình độ tú-tài đôi ở Sài-gòn, mà nó không biết gì là cải-lương !
    - Em tưởng ai cũng biết coi cải-lương hả ?
    - Bắt buộc phải hiểu biết chớ !
    Nhiều nhăn mặt và tiếp :
    - Cải-lương là hạng bình-dân mới thích coi !
    Lung bèn nói qua chuyện khác :
    - Chị ở xóm nào ?
    Lắm nãy giờ nín thinh nghe Lung chê mình, cậu liền mỡ miệng :
    - Chị Nhiều, chỉ nói : chỉ ở Paris !
    Lung đập vai Lắm :
    - Tại tao nổi sùng mầy không biết cải-lương, rồi tao nói một hơi.
    Nhiều hớn hỡ nói :
    - Chị ở miệt quận mười ba Paris !
    Lung nhìn Nhiều :
    - Rồi chị đi bằng gì vô đây ?
    - Thì bằng R.E.R. !
    - Bộ chị không có xe hơi hả ?
    - Không !
    Lắm vọt miệng :
    - Bộ mầy tưởng ai cũng có xe hơi sao ?
    Lung gật đầu, rồi cậu hỏi Nhiều :
    - Chị đi chợ xong hết chưa ?
    - Bấy nhiêu chị cũng xách nặng quá rồi !
    Lắm bảo với Lung :
    - Mầy sẵn có xe thì đưa chị Nhiều về nhà chỉ luôn. Mà hỏi chỉ có muốn mua gì thêm không ?
    Nhiều nhìn Lắm :
    - Cám ơn cậu, tôi mua bấy nhiêu cũng đủ quá trời rồi !
    Sau đó Lung và Lắm xách mấy xách đồ của Nhiều ra tuốt ngoài xe. Nhiều đi tay không. Nàng hỏi hai cậu :
    - Nè, mà các cậu về đâu ?
    Lung và Lắm đồng nói :
    - Ở vùng nầy !
    - Trời đất ! Sao mà đòi đưa chị về ?
    Lung nói :
    - Đưa chị về, vì em muốn biết nhà chị luôn, có được không chị ?
    Nhiều lưỡng lự, rồi nói :
    - Không được !
    Lắm chen đến trước mặt Nhiều và hỏi :
    - Tại sao không được vậy chị... Nhiều ?
    Nhiều trả lời một cách tĩnh bơ :
    - Ừa ! Tại tôi không thích ai biết nhà tôi hết !
    Lắm nhìn Lung :
    - Thôi mình cứ đưa chị Nhiều về đi. Tùy mầy đó Lung, chớ tao không hiểu !
    - Thì chị Nhiều không thích cho ai biết nhà, thì không thích, chớ ai nào hiểu được. Làm gì mầy trịch thượng với tao vậy Lắm ?
    - Nghệ-sĩ khó quá há ?
    Nhiều nghe Lắm nói thế, nàng ngó Lắm :
    - Nghệ-sĩ, bộ ai đến nhà cũng được sao ?
    Lung nghe hơi hơi kỳ rồi, cậu bèn đáp nhanh :
    - Lắm ! Sao mầy tò mò quá vậy ? Chị tao đó nghe mậy !
    Rồi Lung quay sang Nhiều mà hỏi :
    - Bây giờ tụi nầy muốn đưa chị về tới nhà được hôn ?
    Nhiều vui vẻ đáp :
    - Được chớ, nhưng không có vô nhà chị à !
    Lung cười vui vẻ :
    - Đưa chị về tới nhà chị, rồi chị muốn cho tụi nầy vô nhà hay không là quyền của chị !
    - Ừa ! Vậy thì được !
    Lung và Lắm cùng Nhiều ra xe của Lung. Chiếc xe hiệu Peugeot 206 màu xám bạc. Nhiều ngồi đàng sau, mà nàng nghĩ : "Lung ở Sài-gòn cũng là dân cậu chớ. Sao qua bên Tây không chịu xin học gì trở lại, mà hình như ngày nay nó làm thợ sửa xe hơi. Nghĩ cũng giỏi thật ! Còn cậu Lắm nói là đang học ở Sorbonne, chỉ đi làm thêm ! Mình thấy cậu Lắm muốn tiến thân hơn đó ! Mình vô tình gặp lại cậu Lung, nên chưa hỏi gì nhiều, mà hai cậu cứ cãi qua cãi lại vấn đề cải-lương của mình. Thiệt mình bực hết sức chẳng phân trần được gì ! Ối thôi, hơi sức nào mà mình bận tâm".
    Lung lái xe mà im ru, vì đường đầy tuyết. Cậu cho chiếc xe quẹo qua quẹo lại rồi ra xa lộ A4 trực chỉ hướng Paris. Còn Lắm cũng ngồi yên mà trong đầu nghĩ : "Bà chị Cải-Lương nầy coi còn trẻ, mà sao thằng Lung nó gọi chị ngọt sớt kìa ? Tuổi chị nầy chắc cỡ mình là cùng. Nhưng bạn mình gọi chị thì mình cũng gọi theo, chớ mình muốn gọi bằng cô... em rồi !".
    Tới Porte d?TIvry, Lung hỏi Nhiều :
    - Nè, chị Nhiều, đi ngõ nào đây ?
    - Quẹo tay mặt, vào khu mười ba !
    - Đường nào ?
    - Đường Tolbiac, rồi thẳng tuốt lên phía quận mười bốn !
    - Hả ! Chị ở quận mười bốn sao ?
    - Chưa tới !
    Lung chạy tuốt lên gần nhà thương Sainte-Anne chuyên môn trị bệnh tâm thần. Nhiều bảo Lung ngừng lại. Lung dừng xe. Lắm xuống xe mở cửa và xách mấy xách đồ đi chợ hồi nãy đưa cho Nhiều.
    Lung hỏi :
    - Nhà chị ở đâu ?
    - Ở trong Cư-Xá... kia kìa !
    - À ! Số 17... nhớ rồi ! Xin chị cho số điện thoại ?
    Nhiều bỏ mấy xách đồ xuống, lấy viết và một miếng giấy nhỏ viết đưa cho Lung. Nàng nói cám ơn, rồi xách đồ đi vô tuốt bên trong Cư-Xá...
    Còn lại Lung và Lắm. Lắm hỏi :
    - Ê Lung, mình vòng lại quận mười ba ăn cái gì rồi về trong Lognes chớ. Tao thấy đói bụng rồi !
    Lung trả lời :
    - Đi ! Đi đến Au-Vieux-Sàigòn ăn canh chua cá bông lau và cá kho tộ hoặc tôm rim. Tao nghe đồn là nhà hàng ấy có bà bếp tên Bà Lư nấu mấy món đó xuất sắc lắm !
    - Ừa, đi thì đi ! Rất tiếc hồi nãy sao mầy không mời chị Nhiều cùng ghé đó ăn rồi đưa chỉ về sau !
    - Ừ hén ! Tao cũng quên lửng !
    Lắm liền bảo với Lung :
    - Mầy gọi phone liền coi !
    Lung liền móc điện thoại cầm tay ra gọi :
    Chuông reo ba tiếng... Máy nhắn tự động trả lời...
    Lung lắc đầu. Lắm liền hỏi Lung :
    - Cái gì mới về mà chị Nhiều đi đâu rồi ? Hay là chỉ không thèm bắt điện thoại !
    Lung trả lời :
    - Biết đâu chỉ về đến nhà, chỉ có chầu đi ăn chỗ nào đó !
    Lung và Lắm nói qua nói lại, hai cậu đã tới nhà hàng Au-Vieux-Sàigòn. Không có chỗ đậu xe. Lung chạy vài vòng tìm chỗ đậu xong. Hai cậu vào nhà hàng ngồi bàn, và xem tờ thực đơn, hai cậu liền gọi mấy món mà hồi nãy nói trong xe. Và gọi hai chai bia Tàu.
    Lắm cứ nhắc hoài về cô Nhiều, làm Lung cũng hơi bực. Lung nói cộc :
    - Mầy cứ nói hoài. Hồi nãy sao mầy không dám mở miệng mời chị Nhiều, mà bây giờ mầy cứ cằn nhằn tao !
    Lắm thấy bạn hơi gạu, cậu liền cười cười và nói nhẹ giọng :
    - Ừ, thiệt tao cũng chẳng biết tại sao nữa. Tự nhiên sao tao thấy thích thích chị ấy !
    - Ủa ! Theo tao thấy mầy không ưa đào cải-lương mà !
    - Mầy kỳ quá ! Tao không biết cải-lương. Chớ tao đâu có nói là tao không thích bao giờ đâu ! Cái thằng quỷ này !
    Lắm và Lung, hai cậu nói chuyện qua lại. Tình, cậu bồi bàn bưng đồ ăn ra dọn trên bàn.
    Vài phút sau, Nhiều mở cửa bước vào. Làm Lung và Lắm chưng hửng. Bây giờ Lắm lính quýnh... Cậu đứng lên và gọi Nhiều :
    - Chị Nhiều ! Chị... Liên Hương !
    Nhiều ngó qua, miệng tươi cười như hoa nở. Rồi cô nói :
    - Có duyên thật ! Lẩn quẩn cũng gặp hà !
    Lung vẫn ngồi mà nói vói :
    - Chị ăn cơm luôn với tụi nầy cho vui !
    - Hai người không có hẹn ai chớ ?
    Lắm cười hơi giễu trả lời :
    - Hẹn với chị đó !
    - Xạo hoài !
    Lung mở lời :
    - Nếu chị không hẹn ai thì ăn cơm chung với tụi em ! Chớ tụi nầy có hai đứa thôi !
    Nhiều hơi ngường ngượng, rồi cũng đến bàn. Tình, cậu chạy bàn vừa thấy có thêm người, cậu liền đem thêm chén đũa đến bàn. Lắm xúc cơm cho Nhiều, và hỏi Nhiều uống nước gì. Nhiều cũng gọi chai bia. Ba người ăn cơm và chuyện trò vui vẻ rất tự nhiên.
    Bữa cơm thuần túy Việt Nam, ba người vừa ăn xong. Lung gọi tính tiền. Tình đem phiếu ra. Nhiều lén nhìn coi bao nhiêu, cô liền tính nhẩm trong đầu, rồi mỡ bóp lấy một trăm quan đưa cho Lung. Lung đẩy tay Nhiều ra và cậu nói :
    - Chị này kỳ quá, cho em mời chị bữa nay coi !
    - Hổng được !
    - Chị này thiệt !
    - Không có thiệt giả gì hết ! Không cho chị chia, thì ngàn đời chị sẽ không đi ăn chung đâu à !
    Lắm vọt miệng nói với Lung :
    - Chị Nhiều thật là thẳng tánh !
    Nhiều vọt miệng :
    - Đúng ra chị phải mời hai cậu đó. Nhưng ở xứ này mà. Ai cũng phải đi làm kiếm cơm. Chơi với nhau thì phải hiểu mấy cái vụ này. Chớ có ai giàu đâu mà bày đặt ...
    Lung tươi cười :
    - Chị như đàn ông, con trai vậy ! À nè ! Tối mai chị ăn giao thừa với ai ?
    Nhiều cười, và lấy tay chỉ vô ngực :
    - Ăn giao thừa với... tui chớ ai !
    Lung nói :
    - Chị có một mình, vậy tối mai em ra rước chị vô nhà tụi em ăn giao thừa. Vì tối mai tụi em có mời hai ba cặp bạn, tuổi cỡ mình đó ! Chị chịu không ?
    Lắm rút cây viết máy rất đẹp, lấy miếng giấy viết địa chỉ và số điện thoại đưa cho Nhiều liền. Và cậu nói :
    - Sáng mai cỡ mười giờ chị gọi cho tụi em nha !
    Nhiều lấy miếng giấy đọc và mỉm cười gật gật đầu, cô nói :
    - Được rồi ! Tối mai sẽ được vô miệt trong Lognes ăn Tết ! Nè, chị đi R.E.R. chừng tới trạm thì chị gọi mà ra rước chị. Chớ ra Paris rước mất công lắm !
    Lung vui nhộn, và Lắm cũng tươi cười, cậu nói :
    - Vậy lát nữa về kêu lại nhà bác Lý, đặt thêm vịt tiềm.
    Nhiều hỏi nhanh :
    - Bác Lý nào. Chắc là bà nấu ăn cho đám cải-lương rồi ?
    - Bác này hay nấu nướng cho mấy đàn ông độc thân như tụi nầy. Mà ai đặt gì bác cũng nấu. Bà nấu ăn hết xẩy ! Trong dịp Tết bác còn gói bánh tét, bánh ích nữa đó chị à !
    - Làm mấy thứ đó coi vậy cũng sống được lắm !
    Lung hỏi Nhiều :
    - À ! Còn chị làm gì ? Nói chuyện lung tung mà quên hỏi.
    - Chị làm thâu ngân viên cho chợ Prisunic gần nhà.
    - Ủa, chớ hát cải-lương không đủ sống sao chị ?
    - Trời đất ơi ! Cả năm mới hát một tuồng, chia được vài ba trăm quan cho có lệ. Chớ tiền bạc gì đâu ! Thôi về các cậu ơi !
    Nhiều đứng lên lấy áo măn-tô mặc vào và nói :
    - Thôi chị đi về nha !
    Lung và Lắm cũng đứng lên nói :
    - Tụi nầy đưa chị chớ !
    - Ừa được !
    Cả ba cùng ra khỏi nhà hàng.
    Lung bảo :
    - Xe đậu bên đường nhỏ, chị đứng đây để em đi lấy xe.
    - Thì đi luôn cho rồi, còn bày đặt ga-lăn nữa !
    Lung và Lắm đưa Nhiều trở về nhà, và hẹn tối mai đến nhà Lắm và Lung ăn giao thừa.
    tt
  6. vietduongnhan

    vietduongnhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Hoa Tuyết Đêm Xuân (tt)​
    Qua ngày hôm sau là bâa mươi Tết. Nhiều thức dậy tắm rửa, sửa soạn xong. Nàng đốt nhang trên bàn Phật, rồi ăn cơm với thịt kho tiêu dặm thêm dưa cải chua.
    Khoảng một giờ trưa, Nhiều mở truyền hình nghe tin tức, đài khí tượng cho biết, tối nay sẽ có bão tuyết. Họ nhắc đi nhắc lại cho những ai lái xe phải thận trọng. Nhiều nghe tức như thế, nàng tự hỏi : Chết rồi, làm sao mình đi vô trong Lognes được đây. Vậy mình phải đi sớm. Mà hổng biết các cậu ấy có nhà không. Thôi để mình gọi điện thoại coi ? Nhiều thò tay lấy điện thoại gọi :
    ...
    - A-lô ! Tôi nghe !
    - A-lô ! Chị Nhiều. Lung hả ?
    - Không phải. Lắm đây. Thằng Lung, nó đi mua rượu rồi. Chuyện gì mà... chị gọi giờ nầy ?
    - Trên đài truyền hình nói tối nay có bão tuyết. Nên chị gọi coi hai cậu có nhà không, để chị vô sớm. À, mà cái nầy nữa.
    - Cái gì vậy chị ?
    - Có chỗ cho chị ngủ lại không ? Chớ khuya quá làm sao chị về được ?
    - Chị khỏi lo chuyện đó, em nhường phòng cho chị ngủ.
    - Nhường cái gì. Nếu chị ở lại thì ngủ salon cũng xong hà !
    Lắm nghe trong lòng hơi gợn một cái gì là lạ. Rồi cậu hỏi :
    - Chị mấy tuổi vậy chị Nhiều ?
    - Trời đất, sao mà hỏi tuổi tui ?
    - Thì em muốn biết, tại em thấy chị chắc cỡ em là cùng !
    - Vậy chớ em bao nhiêu tuổi rồi ?
    - Ba mươi lăm ! Còn chị ?
    Nhiều tức cười trong bụng :
    - Cha chả, già vậy à ! Thôi ... đành làm em gái rồi ! Vì ... chị có ba mươi bốn hà !
    Lắm khoái chí nói :
    - Linh tánh không sai mà !
    - Hả, Lắm nói cái gì ?
    - Ngày hôm qua gặp chị, Lắm nghi là chị nhỏ hơn... Bữa nay thì quả thật rồi. Thôi sửa cách xưng hô nghe...
    - Được. Nhưng... để qua giao thừa nha !
    Lắm muốn hỏi nhiều thứ khác nữa. Nhưng miệng chàng như bị kẹt.
    Hai người vừa dứt đối đáp qua điện thoại, thì Lung mỡ cửa vô nhà, Lắm nói với Nhiều:
    - Thằng Lung về kìa.
    Nhiều nói :
    - Thôi nha ! Hẹn chút nữa hén !
    Nhiều cúp điện thoại. Lung hỏi :
    - Ai gọi điện thoại vậy ?
    - Người đẹp Nhiều !
    - Chỉ gọi nói gì, bộ kẹt không vô đây tối nay hả ?
    - Đâu có ! Nàng sẽ lấy R.E.R. vô đây sớm, vì nghe thời tiết nói tối nay có bão tuyết ! Nên nàng cho hay.
    - Sao mầy không đi rước chỉ ? Ráng ga-lăn đi mầy !
    Lắm nghe Lung nói thế, cậu thấy thích thích trong lòng, liền nói :
    - Ê mầy, mầy đưa tao số điện thoại của nàng để tao gọi coi, mau mau !
    - Thằng quỷ, mầy làm gì dữ vậy ?
    - Đưa đây tao gọi liền, chớ để nàng đi sao !
    Lắm liền quay điện thoại lại nhà Nhiều. Chuông reo sáu bảy tiếng, Nhiều mới nhấc lên :
    - A-lô tôi nghe !
    - Lắm đây, ra Paris rước... cho. Đừng có đi R.E.R vì ngoài trời lạnh lắm. Nhiều nghe Lắm nói thế, nên trong lòng cũng thích thích, nàng nói :
    - Vậy thì sung sướng biết chừng nào. Chỉ sợ mất công thôi ! Rồi cỡ nửa tiếng đồng hồ tui xuống đường đợi hén !
    - Xuống đường chi cho lạnh. Để chừng nào tới nơi thì... lên nhà...
    Nhiều nghĩ : À ha ! Cái anh Lắm này cố ý muốn biết nhà mình, nên mới làm bộ nói như vậy.
    Nhiều cười và nói :
    - Được ... tới đi rồi sẽ hay !
    - O.K. chút nữa hén !
    Nhiều đi vô nhà tắm, chải mái tóc chấm vai đen huyền, và trang điểm chút son phấn nhạt. Xong rồi, nàng soi gương ngắm lại, thấy vui vui. Rồi nàng đi ra mở tủ, lấy chiếc áo dài gấm Thượng-Hải màu xanh ve chai, nổi những cành trúc màu bạc bạc. Cô mặc quần trắng, mang giày bốt cao gót, và lấy một bộ đồ ngủ bằng nỉ màu tím thang. Nàng nghe trong lòng phơ phới lên.
    Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau. Nhiều xuống đường đứng đợi Lắm. Chỉ vài phút sau Lắm dừng xe, cậu nhếch miệng cười và vói tay mỡ cửa cho Nhiều lên xe. Lên xe xong, cả hai không ai nói đến ai. Có lẽ trong lòng hai người cùng một ý nghĩ, và cùng một tình cảm đang giao động như nhau ?
    Lắm về đến nhà, cậu nhấn kèn xe, Lung nghe tiếng kèn, cậu ra mở cửa và rất là vui vẻ.
    Nhiều bước vô nhà của Lung và Lắm. Nàng lấy làm ngạc nhiên. Một căn nhà vi-la khá lớn, có sân vườn cũng khá rộng, hoa cỏ thì úa tàn hết rồi, chỉ có mấy cây tùng là lá còn xanh xanh. Trong nhà có chưng mấy bình bông, và một bình cao lớn chưng toàn là mai Tây, có treo lủng lẳng mấy bao lì-xì. Trên bàn ở góc có một dĩa bánh chưng, bánh ít, một đòn bánh tét, một hộp lớn đủ thứ mứt, như gừng, bí, dừa, sen, mãng cầu, me... Trên tường ngay phòng khách và phòng ăn, có treo hai bộ tranh sơn mài Mai-Lan-Cúc-Trúc và Ngư-Tiều-Nông-Mục. Trông vừa đẹp, vừa thuần túy trong nhà của người Việt Nam.
    Tuy Lung và Lắm còn trẻ, nhưng đầu óc hai cậu vẫn còn giữ gìn phong tục Việt Nam. Mà Nhiều cũng thế. Nếu không biết hai cậu sống độc thân, thì người ta sẽ nghĩ là trong nhà của hai cậu, chính do bàn tay đàn bà sắp xếp. Nhưng không phải vậy. Hai cậu là chủ một ga-rai salon chuyên sửa chữa và mua bán xe hơi đủ loại. Nhờ vậy mà cuộc sống của hai cậu được thong thả. Vì mới tạo lên sự nghiệp, nên hai cậu chưa vội tìm ý trung nhân. Nhưng từ hai hôm nay Lắm mới gặp Nhiều thì cậu như bị con ma tình lẽn chui vào trái tim cậu. Mà Nhiều cũng thấy lòng gờn gợn lên cơn sóng tình...
    Ngoài trời tuyết đang rơi nhè nhẹ. Mới hơn sáu giờ chiều mà trời đã tối thui từ lâu rồi. Vì là mùa đông nơi đây nên mặt trời đi ngủ sớm.
    Nhiều đang phụ đặt bàn, thì bác Lý cùng cô cháu bưng đồ ăn lại. bác Lý vừa thấy Nhiều, bác tươi cười :
    - Ủa ! Cô Liên Hương lại đây nữa hả ?
    - Dạ, thưa bác Lý !
    - Chèn ơi ! Sao mà bữa nay cô đẹp hơn mọi bữa quá vầy nè ?
    Nhiều cười và lễ phép nói :
    - Dạ, cám ơn bác khen ! Tết nhứt con phải diện chút chút mà bác ! Con gặp bác mấy lần ở nhà chị Kiều Lệ, tại con đi tập tuồng nên ít khi sửa soạn và ăn mặc lè phè. Còn khi đóng tuồng thì con hay đóng mấy vai bà già.
    Bác Lý cười vui vẻ quay sang bảo cháu bác đem đồ xuống bếp xắp ra. Từ trên lầu Lung đi xuống trong tay cậu cầm một cái bao lì-xì, cậu đến gần bác Lý :
    - Dạ, thưa bác cầm cái này !
    Bác Lý miệng cười, nét mặt vui tươi, bà nói :
    - Cậu đưa vừa phải thôi nghe ! Để tui coi, vì lúc nào cậu cũng cho tôi hậu quá đi !
    Lung nói :
    - Lâu lâu con mới nhờ bác mà !
    - Thôi, tui về nghe cậu.
    Bà Lý quay qua Nhiều, bà nói tiếp :
    - Tui về nghe cô Liên Hương. Bữa nào cô hát tôi sẽ đi coi. Tui xin chúc tất cả ăn giao thừa và một năm mới nhiều vui vẻ nha !
    Từ hồi Lắm đi rước Nhiều về thì cậu đi tắm sửa soạn để tiếp khách. Lắm và Lung, cậu nào cũng diện, mặc côm-lê, thắt cà-vạt, trong ?~?Tkẻng?T?T lắm.
    Cỡ tám giờ tối có ba chiếc xe hơi tới trước cửa nhà của Lung và Lắm. Có ba cặp trai, gái, tuổi cỡ ngoài ba mươi, họ nhận chuông, Lung ra mở cửa và mời tất cả vô nhà. Lắm, Lung và Nhiều lăng-xăng tiếp khách, chào hỏi giới thiệu với nhau... Lắm lo rót rượu, rót nước uống khai vị. Khoảng nửa tiếng sau đó tất cả cùng ngồi vào bàn ăn. Nhiều phụ với Lắm giống như bà chủ nhà lo bếp núc. Nàng bưng đồ ăn lên để đầy bàn, nào là gỏi tôm thịt, chả giò, rau sống, xà-lách và tô vịt tiềm khói nghi ngút bay mùi thơm phức, làm ai nấy cũng phát đói bụng.
    Họ ăn uống vui cười đến mười hai giờ khuya. Lung đứng dậy đi ra sau bếp, mở tủ lạnh lấy hai chai Champagne đem lên khui và rót cho mỗi người một ly. Tất cả đều nâng ly chúc Tết với nhau.
    Đến hơn một giờ đêm, thì ba cặp bạn ra về. Còn lại Nhiều, Lung và Lắm. Cả ba đều lo dọn dẹp, bưng đồ ăn còn dư để trong tủ lạnh. Xong xuôi, Lắm ngồi salon, miệng thì cứ mỉm mỉm cười nhìn Nhiều.
    Lung thấy vậy bèn hỏi Lắm :
    - Ê, Lắm ! Bữa nay tao thấy mầy khác hơn mọi hôm đó nha ! Bộ mầy có gì vui phải không ?
    Lắm đưa hai bàn tay lên đầu vuốt vuốt tóc, miệng cười cười và nói với Lung :
    - Vui chớ ! Vui quá xá quà xa.
    - Vui gì, nói cho tao nghe ba ngày Tết coi !
    - Vì tao... tao có em gái kể từ hôm nay.
    - Hả, mầy nói gì ? Em gái nào đâu ?
    Nhiều liền nói :
    - Chị đây, chị chịu làm em gái của... anh Lắm rồi !
    - Vậy à ! Vậy thì vui quá xá ! Nhưng... có gì lạ đâu ! Nếu có lạ là lạ chuyện... khác kìa !
    Nhiều nhìn Lắm cử chỉ hơi e thẹn và đôi má ửng hồng...
    Ngoài trời thật lạnh, tuyết đang rơi như màn lụa trắng rung rinh. Nhìn qua cửa sổ thấy trên các cành cây, tuyết vướng đọng lại làm thành những chùm hoa tuyết trắng xóa giữa đêm xuân.
    (Paris, đêm thu 12-10-2000)
  7. vietduongnhan

    vietduongnhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Giọt Nắng Xuân​
    Căn nhà cũ kỹ nằm mút con đường nhỏ có hai cửa sổ bị bể kiếng được dán lấp lại bằng mấy tờ nhựt trình, vách tường ẩm ướt hăn hắt mùi mốc meo. Nghe đâu người ta nói xóm này là : Xóm Nghèo. Con đường nhỏ kia, cách công trường Léon-Gambetta một trạm xe buýt. Nơi đây là quận Ivry-sur-Seine phía Nam ngoại ô Paris thuộc tỉnh Créteil nước Pháp.
    Làm sao ở bên quê nhà, dân mình tưởng tượng được nơi đất Pháp lại có cảnh nghèo như thế ? Quê hương của chúng ta thường do từ miệng chúng ta nói ra là : ?~?TQuê Nghèo?T?T. Mặc dù nghèo, nhưng chúng ta vẫn nghĩ nhớ và mãi mãi thương yêu. Thật ra, xứ nào cũng có kẻ nghèo người giàu không nhiều thì cũng ít mà thôi !
    *
    Thời tiết Âu-Châu vừa bước sang mùa đông mà đã nghe buốt lạnh rồi. Trưa nay, bà An mặc chiếc áo măn-tô cũ xì màu nâu đậm, chân mang đôi giày bốt, tay xách cái bịt ny-lon bỏ vài ba thứ giấy tờ trong đó, nét mặt bà hiện lên niềm hy vọng. Vì bà đi thử việc làm trong một hãng chuyên môn ráp dây cáp điện thoại di-Động. Hãng ấy, nằm trong một con đường nhỏ. Bà An đến nơi bước vào văn phòng tiếp tân, bà hỏi thăm và đưa tờ giấy do sở thất nghiệp giới thiệu. Một bà Đầm nước da trắng trẻo, cao vừa vừa, hơi có da có thịt, tuổi xồn xồn, bà đứng lên, miệng tươi cười chào xả giao, rồi bà dẫn bà An qua một cái phòng rộng mênh mông. Ở nơi đó đã có cả chục người đàn ông và đàn bà đang lom khom thử việc. Bà Đầm chỉ cái bàn cho bà An ngồi, rồi bà đi lấy một mớ dây điện nhỏ li chi nhiều màu và những cục vuông vuông cỡ bằng ngón tay cái có nhiều lỗ nhỏ xíu đem lại. Bà Đầm đứng kề bên và chỉ sơ cho bà An cách xỏ và ráp vô. Bà An thấy dễ dàng quá, trong lòng bà nghe vui vui, vì công việc này nhẹ nhàng, làm bà rất thích, nên đăm chiêu ráng gắn vào cho nhanh cho gọn, trong đầu bà hy vọng người ta sẽ nhận bà làm việc nơi đây. Nửa tiếng đồng sau, bà Đầm đến bên bà An, và nói : - Được rồi ! Mời bà qua văn phòng.
    Bà An đứng dậy đi theo bà Đầm, mà nghĩ chắc là bà được người ta nhận việc. Qua đến văn phòng, bà Đầm nói : - Công việc này không hạp với bà. Đây, tôi ký tên đóng dấu để bà đưa cho sỡ thất nghiệp biết là bà có đến đây thử việc.
    Bà An đưa tay lấy tờ giấy và nói cám ơn mà gương mặt bà buồn hiu. Bà bắt tay chào bà Đầm kia rồi thất thiểu đi ra. Khi ra khỏi văn phòng hãng ấy, bà An đứng trước cái nhà cũ hư kia, lòng tự nhủ : Thời tiết mùa đông lạnh cóng như thế này mà người ta ở trong đó, chắc sẽ chịu lạnh lẽo lắm. Thật tội nghiệp ! Giây phút chạnh lòng, bà An tự an ủi : Mình coi vậy mà vẫn có phước hơn những người ở trong căn nhà này. Mặc dù nhà mình cũng nằm trong một xóm nghèo phía bên kia, nhưng có đầy đủ tiện nghi và ấm áp... Nghĩ bâng quơ rồi bà lơn tơn đi ra ngoài đường lớn, đến trạm ô-tô-buýt, bà không chờ xe mà cứ thả bộ đi từ từ trở lại công trường Léon-Gambetta. Vừa đi bà vừa nhìn chung quanh khu đó. Bà nhủ thầm : Thật đúng là Xóm Nghèo. Ý cha ! Nhà cửa lấp thấp lụp xụp, đường xá chẳng được bằng phẳng, những cửa hàng vắng khách trông buồn hiu, còn người bộ hành trên gương mặt chẳng có nét gì vui cả. Mình đang buồn, mà nhìn thấy cảnh ở đây còn buồn hơn ! Bà An bùi ngùi xót xa. Vì bà cư ngụ tại quận này gần mười sáu năm rồi. Mà lần đầu tiên bà mới đặt chân đến khu này đây.
    Sau khi thử việc, bà An không được người ta nhận làm, lòng buồn lắm. Nhưng suy nghĩ lại thì tại bà sắp tới sáu mươi tuổi, mắt yếu, tay chân chậm chạp làm sao ai nhận bà làm việc được đây ? Bà trở về nhà thay quần áo xong, leo lên giường nằm gác tay lên trán suy nghĩ bao chuyện đời đã xẩy ra với bà những năm tháng chìm chìm, nổi nổi. Bà cam đành chấp nhận cuộc sống đạm bạc cho qua ngày, đoạn tháng...
    Một năm sau, cũng vào mùa đông Âu Châu, trong dịp sắp Tết Việt Nam. Bà An nhận được cú điện thoại từ bên Houston gọi qua thăm hỏi bà. Đó là cậu Ân, người con trai của dì Ba, dì Ba là người bếp cũ thuở xa xưa ở Sài-gòn. Nghe qua những lời đầy tình người của cậu Ân, bà An rất cảm động.
    Sau khi đàm chuyện với cậu Ân, bà An ngồi xếp bằng nhìn qua cửa sổ, cố định thần mà trong cõi lòng bà lại hiện lên những cảnh nổi chìm gần suốt cuộc đời mà bà đã trải qua, làm giao động tâm hồn bà...
    * * *​
    Hồi tưởng lại...
    ... Xế chiều, của ngày cuối năm, vào đầu thập niên 1970. Chiếc xe du lịch màu trắng hiệu Toyota-Corina do chú tài xế tên Tuân lái. Trong xe chở một thiếu phụ trẻ khoảng chừng hai mươi sáu hai mươi bảy tuổi. Nàng mặc bộ Âu phục màu xám lợt sọc đen nhuyển, mái tóc dài, gương mặt xinh xắn, miệng cười rất có duyên, đôi mắt mơ màng đượm nét ưu tư.
    Chú tài xế quẹo vào cổng Cư-Xá... xây cất theo lối Tây phương, có chín căn tất cả, căn nào căn nấy rộng hơn một trăm thước vuông, gần Nhà-Rồng trên đường Trịnh-Minh-Thế (Khánh Hội). Chú Hai gác-gian nghe tiếng kèn xe, chú ra mở cửa. Chú Tuân cho chiếc xe chạy tuốt vô sân dừng lại. Người đàn bà trẻ ấy, là Nguyễn Thị Thanh An, vợ của một người Pháp tên Jean-Charles làm giám đốc cho một hãng tàu chuyên chở hàng hóa xuất nhập cảng Việt-Pháp.
    Thanh An mở cửa xe bước xuống, có tiếng reo vui của hai đứa nhỏ, vì nghe mẹ về nên xuống sân nhà đợi từ hồi trưa đến giờ. Vừa thấy mẹ là tụi nó mừng húm và la lên :
    - Má ! Má về ! Má về !
    Thanh An dang hai tay ôm choàng hai con mà hôn lia hôn lịa. Nhàn đứa con trai sáu tuổi và Nhã đứa con gái bốn tuổi. Hai đứa nhỏ xa mẹ hơn hai tuần lễ coi bộ tụi nó nhớ mẹ lắm. Trong nhà có hai người làm cũng chạy ra, kẻ xách va-li, người xách giỏ vô nhà. Chú tài xế de xe vô ga-ra. Thanh An vô nhà với hai con. Trên gương mặt của dì Ba thoáng buồn, bà hỏi cô chủ :
    - Cô đi Tây, mà sao cô về mau quá vậy ?
    - Bên Tây lạnh quá, hơn nữa bưu-điện ở bễn họ đang làm reo, không có liên lạc thơ từ gì được. Nên con nóng ruột quá, mau mau đổi vé máy bay về đây.
    - Còn ông. Chừng nào về vậy cô ?
    - Hơn một tháng nữa... Sao, ở nhà mấy đứa nhỏ có ngoan không dì ?
    - Dạ ngoan !
    Thanh An quay qua hỏi Bèo :
    - Hai em có nhõng nhẽo, phá phách dữ hôn em ? Tụi nó ăn cơm nhiều không vậy ?
    - Dạ hai em ngoan lắm, ăn cơm nhiều và không có nhõng nhẽo, phá phách gì hết... Ở bên Tây có vui không cô ?
    - Vui cái gì ? Xui thấy mồ ! Vừa qua tới bên ấy, nhè gặp mùa đông lạnh tê tái, mà còn bị họ làm reo biểu tình tùm lum. Về đây thấy nhẹ người, ở thêm bên Tây chắc cô chết quá !
    Thanh An nói thế làm cả nhà cười. Hai đứa nhỏ vẫn kề sát bên mẹ. Thanh An chỉ cái va-li lớn màu nâu và nói với Bèo :
    - Bèo, em soạn cái va-li kia ra, có bánh kẹo nhiều lắm trong đó. Em coi chừng trong đó có con búp-bê và chiếc xe hơi, quà bên nội của hai em gởi qua cho tụi nó đó.
    Bèo soạn ra con búp-bê, Nhã lại lấy ôm vào mình, còn chiếc xe thì Nhàn đến lấy, hai đứa nhỏ mặt tươi rói và thích thú lắm. Thanh An đi vô phòng thay đồ, Nhàn và Nhã cũng đi theo leo lên giường nằm ngắm nghía đồ chơi.
    Giờ cơm chiều, dì Ba dọn lên bàn, vì không có chồng của Thanh An ở nhà nên cô bảo tất cả người làm đều ăn chung. Trong khi ăn cơm, Thanh An hỏi dì Ba :
    - Hỗm rày má con có ra đây chơi không dì ?
    Dì Ba nhìn Bèo... rồi quay lại trả lời Thanh An :
    - Dạ có... Nhưng...
    Dì Ba vừa nói thì nước mắt đôi dòng nhiễu lợt đợt.
    Thanh An hỏi :
    - Ủa sao dì khóc vậy ? Bộ có chuyện gì với má con phải không ?
    Dì Ba nghẹn ngào nói từ từ :
    - Dạ, bà đuổi tôi đó cô à !
    - Đuổi dì ! Mà chuyện gì vậy ? Thôi dì ăn cơm đi, dì đừng có lo, má con đuổi dì chớ con đâu có đuổi dì.
    Dì Ba im lặng ăn cơm. Cơm nước xong, Bèo lo tắm rửa cho hai đứa nhỏ. Dì Ba lo rửa chén sau bếp. Thanh An xuống bếp nói chuyện với dì Ba :
    - Dì biết má con khó tánh, khi má con nói gì thì dì cứ nín thinh hoặc dạ dạ cho qua truông. Dì đừng bận lòng, dì làm cho con mấy năm nay, con mến dì lắm. Hơn nữa, dì với má con đồng tuổi, má con được con lo đầy đủ, nên không có làm gì hết, còn dì thì phải đi làm để nuôi cho cậu Ân ăn học. Con rất kính dì.
    Dì Ba ngưng tay quay lại phân trần với Thanh An :
    -Tại bữa hôm bà ra đây, gặp tôi làm chả chiên hột vịt cho hai đứa nhỏ ăn với cơm. Bà la : Tại sao cho hai đứa nhỏ ăn hột vịt hoài ? Tôi nói : Tụi nó thích món đó lắm, mà thỉnh thoảng tôi mới cho ăn như vậy, chớ đâu phải cho ăn mỗi ngày. Tôi nói như vậy, thì bà la om xòm và nói chờ cô về thì tôi tức khắc phải rời khỏi nơi đây. Xin cô hiểu dùm tôi.
    Nói đến đây dì Ba khóc thút thít. Thanh An đi lại vuốt vai dì Ba và nói : - Dì đừng có khóc, thế nào má con cũng ra thăm hai đứa cháu ngoại hà. Lúc ấy, con sẽ khuyên má con đừng có giận hờn vô lý như vậy.
    Mấy ngày sau, quả thật bà Sáu Thiện, má của Thanh An lót tót ra đến nơi. Trời còn sớm nên bà lên salon ngồi ăn trầu. Một hồi sau hai đứa nhỏ và Bèo mở cửa phòng đi ra, Nhàn và Nhã chạy lại ôm kêu ngoại ngoại. Thanh An nghe tiếng cũng thức dậy ra khỏi phòng và chào hỏi mẹ :
    - Dạ, thưa mà mới ra. Má ra đây chi sớm quá vậy ? Để con nói con Bèo qua Chợ-Cũ bên đường Hàm-Nghi mua đồ ăn sáng. Má thích ăn món gì má ?
    - Thôi. Tao ăn xôi nếp than ở nhà rồi !
    - Má ăn thêm cơm tấm, bánh canh hay hủ tiếu gì nha má ?
    - Không. Tao nói, tao không ăn gì hết ! Bây ăn gì ăn đi, chút nữa tao muốn nói chuyện với bây.
    Thanh An bảo Bèo lo thay quần áo cho hai đứa nhỏ và hỏi tụi nó ăn gì thì đi mua luôn. Thanh An xin lỗi mẹ, nàng vô phòng thay đồ khác. Thay xong trở ra. Bà Sáu Thiện têm miếng trầu khác bỏ vô miệng nhai rào rạo. Tuy tuổi bà vào lục tuần năm nay, nhưng răng cỏ còn đầy đủ, tóc bạc gần hết cả đầu, bà búi tóc cao và có thả ba cái vòng lái. Dáng vóc cao ráo, nước da trắng trẻo, trông người rất lịch sự mà tánh của bà khó khăn với kẻ ăn người ở của con gái bà quá. Bà sống một mình trong một căn nhà nho nhỏ có đầy đủ tiện nghi, miệt cầu Chữ-Y băng qua khu Phạm-Thế-Hiển. Từ ngày góa chồng đến nay, bà ở vậy, thỉnh thoảng bà buôn bán nữ trang loại nho nhỏ với mấy bà bạn hàng xóm và mỗi tháng Thanh An có lén chồng cho bà chút đỉnh tiền để bà ăn xài rộng rãi hơn.
    Bèo, cô gái giữ hai đứa con của Thanh An, cỡ mười bảy mười tám tuổi, tay xách chiếc gào mên năm ngăn trong đó có cơm tấm, bánh canh và hủ tiếu mua về, Bèo dọn lên bàn, đặt đủa muỗng sẵn sàng. Rồi em quay qua lo đút hủ tiếu cho Nhàn và Nhã ăn. Thanh An mời mẹ lại bàn ăn bánh canh, bà Sáu Thiện lắc đầu nói :
    - Tao đã nói tao không ăn mà biểu con Bèo mua làm chi cho tốn tiền.
    - Không sao đâu má à !... Hình như má giận con chuyện gì phải không má ?
    - Bây làm gì tao mà giận với hờn. Nhưng má có việc này...
    - Dạ, việc gì vậy má ?
    - Tao muốn bây cho bà Ba nghỉ việc liền, tao sẽ thế bã nấu ăn cho bây !
    Thanh An nghe lòng run lên chẳng biết nói làm sao với mẹ. Nàng lấy muỗng vừa trộn tô bánh canh, vừa nói :
    - Con xin lỗi má, con đâu nỡ cho dì Ba nghỉ việc, mà đâu có gì quan trọng mà má giận dữ vậy !
    Bà Sáu Thiện xỉa thuốc lia lịa, mắt ngó thẳng vào mặt con, nói một giọng cương quyết :
    - Bây xem người làm hơn mẹ bây thì từ đây, tao từ bây vĩnh viễn !
    Nói xong, bà Sáu Thiện đứng dậy xách giỏ trầu ra ngã sau nhà mà đi nhanh. Thanh An hết hồn chạy theo quỳ sụp xuống lạy và nói :
    - Con lạy má, xin má tha lỗi cho con. Nếu không, thì con chịu làm đứa con bất hiếu đối với má chớ con không thể nào nghe lời má mà làm một việc ác độc, bất nhân !
    Bà Sáu Thiện hất Thanh An qua một bên. Bà đi nhanh ra gần tới cửa ngõ, Thanh An mở cửa trước chạy ra gọi chú Tuân tài xế lấy xe đưa mẹ về. Nhưng bà Sáu Thiện không chịu lên xe mà bà đi tuốt luôn. Thanh An trở vô thấy dì Ba mặt mày tái mét, nước mắt chèm nhèm. Thanh An nói :
    - Không sao đâu dì Ba à ! Dì đừng có khóc nữa. Dì cứ ở đây làm cho con.
    - Tôi cám ơn cô nhiều lắm. Nếu tôi mất việc làm thì thằng Ân con tôi chắc phải nghỉ học quá !
    - Dì an tâm làm cho con. Chuyện má con với dì để từ từ con giàn xếp, rồi đây má con cũng sẽ nguôi. Con biết má con giận lắm. Nhưng... để chờ đầu tháng con đưa tiền chú Tuân đem về cho má con, tới đó coi xem sao ?
    Vào đầu tháng, Thanh An bỏ vô bao thơ năm ngàn đồng nhờ chú Tuân đem đưa cho mẹ. Thanh An vừa thấy chú Tuân về, cô liền chạy xuống sân nhà hỏi :
    - Sao, chú Tuân ! Má con có nhận tiền không ?
    - Dạ, thưa cô ! Bà nhận rồi !
    - Má con có nói gì với chú không ?
    - Dạ không !
    Thanh An thở ra cái phào, nàng trở lên nhà với gương mặt tươi cười và nói với dì Ba :
    - Dì Ba ơi ! Má con nhận bao thơ của con rồi ! Con mừng quá !
    - Vậy là bà hết giận cô !
    - Chắc còn chút chút, nhưng má con nhận tiền là con thấy nhẹ lòng, chớ sợ má con không nhận thì con sẽ khó xử lắm. Nè, dì Ba ! Chừng nào má con có ra nữa thì dì cứ tự nhiên hỏi má con ăn uống gì chưa như mọi lần nha !
    - Dạ, tôi xin vâng lời cô và rất cám ơn cô !
    Từ đó mỗi đầu tháng là Thanh An nhờ chú Tuân đem tiền về cho mẹ, mẹ nàng vẫn nhận tiền, nhưng không ra Sài-gòn thăm con và hai đứa cháu ngoại. Thanh An cũng cứng đầu mà kình với mẹ chớ nàng không chịu về thăm.
    TT
  8. vietduongnhan

    vietduongnhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Giọt Nắng Xuân (tt)
    Bà Sáu Thiện tuy giận Thanh An lắm. Nhưng mấy tháng qua bà suy nghĩ cũng nhiều về cách xử thế của con gái bà, trong lòng bà rất nhớ con nhớ cháu ngoại, rồi bà nghĩ : Con An nó cho nó phải, nên nó không về thăm mình. Thôi thì mình đi thăm nó và hai đứa cháu ngoại. Nghĩ mình cũng hơi gắt gao với chị Ba bếp. Tại mình muốn cháu mình ăn thịt bò, thịt heo cho bổ. Chớ ăn hột vịt đâu bổ gì. Cha, ngặt dữ à ! Mình phải làm sao huề với chị Ba đây ? Thây kệ ! Mình sẽ tìm cách nói chuyện vã lả với chị ấy ! Chớ ở nhà mà chờ con An nó về thăm mình chắc còn lâu à ! Tánh nó giống ông già nó hệt khuôn.
    Tới tháng thứ sáu, bà Thiện chịu hết nỗi. Bà xách giỏ trầu đi ra Sàigòn thăm cháu ngoại.
    Sáng sớm mới hơn sáu giờ là bà Thiện đã có mặt nơi đó rồi. Bà chuyên môn vào nhà Thanh An bằng ngõ sau. Dì Ba và Bèo thấy bà Sáu Thiện lù lù vô nhà, vì cửa sau hễ họ thức dậy là mở cửa tét bét. Dì Ba khều Bèo ra dấu ý bảo nó lên cho cô chủ hay.
    Bèo chạy lên nhà trên gõ cửa phòng gọi Thanh An :
    - Cô ơi cô !
    - Chuyện gì đó Bèo ?
    - Có bà ra kìa !
    - Vậy hả ? ừ cô ra liền.
    Thanh An bật ngồi dậy đi ra khỏi phòng làm chồng nàng giựt mình hỏi :
    - Em làm cái gì vậy ?
    Thanh An nói :
    - Có mẹ em ra, anh ngủ nữa đi.
    Thanh An ra salon không thấy mẹ, nàng đi thẳng xuống nhà bếp, thấy mẹ đang ngồi ăn trầu và trò chuyện với dì Ba, trong lòng cô vui mừng vô cùng, cô làm bộ tĩnh bơ mà hỏi mẹ :
    - Dạ, thưa má mới ra ! Má ăn sáng món gì để con bảo con Bèo đi mua ? - Thôi khỏi. Tao mới nói với chị Ba, là chút nữa sẵn đi chợ rồi ăn ở ngoài ấy luôn.
    Thanh An nghe mẹ nói thế, nàng mừng và nghĩ : Vậy là má mình hết giận rồi ! Đội ơn Trời-Phật đã cứu mình, xém chút xíu nữa là mình làm việc ác rồi !
    Nghĩ đến đây nàng trở lên nhà trên vào phòng lấy tiền, rồi trở xuống bếp đưa tiền cho dì Ba đi chợ, và căn dặn :
    - Dì Ba à ! Hễ má con thích ăn gì thì dì để má con mua nha !
    Dì Ba lấy tiền và nói :
    - Tôi biết bà thích ăn cá trê vàng chiên dằm nước mắm gừng chấm với đậu bắp và đọt khoai lang hấp cơm.
    Bà Sáu Thiện nghe nói thế, bà cười tít toét, bà đưa cục thuốc lên miệng từ từ xỉa qua xỉa lại, nhổ cỗi trầu nhè nhẹ vào cái lon sữa ghi-gô, rồi bà như vội vàn bảo với dì Ba :
    - Thôi đi chợ lẹ lẹ lên chị Ba ơi ! Muốn ăn cá trê vàng lớn thì phải đi chợ sớm, nếu đi trễ thì chỉ còn lại cá nhỏ không ngon đâu.
    Bà sáu Thiện và dì Ba bếp dắt nhau đi song song, mặt mày hai bà vui vẻ như không có chuyện gì xẩy ra trước đây. Thanh An thấy vậy chạy vô nói với Bèo :
    - Bèo, em thấy chưa ? Nếu cô nghe lời má cô thì chắc cô hối hận chết được sau này đó !
    - Em cũng sợ quá trời mấy tháng trước cô à !
    * * * ​
    Thời gian êm đềm trôi chảy. Năm sau, Jean-Charles, chồng Thanh An đi về Pháp lo công việc cho hãng. Một đêm Thanh An đi ăn tiệc về thật khuya nàng vừa mở cửa vô nhà thấy đèn đuốt còn sáng chang. Nàng chạy ra nhà sau thì thấy dì Ba bếp nằm xuội lơ, mặt tái mét, đôi mắt như mất hồn chỉ còn cái nhìn kêu cô chủ cứu giúp. Thanh An hỏi Bèo, Bèo nói là dì Ba bị ói mửa và tiêu chảy từ hồi đầu hôm tới giờ. Thanh An tức tốc bảo Bèo phụ cô dìu dì Ba xuống đường đón taxi chở dì Ba vô nhà thương Sài-gòn gấp. Tuy đã sắp tới giờ giớ nghiêm, nhưng cũng may mắn đón được taxi. Thanh An chẳng kịp thay quần áo gì cả, nàng mặc luôn chiếc áo dạ-hội màu đen hở lưng, hở ngực, dài thậm thà thậm thượt, nữ trang đeo sáng chói, trên mặt thì son phấn lòe loẹt. Lúc ấy nàng không còn nhớ gì ngoài cái việc là lo cho dì Ba bếp.
    Vào nhà thương, Thanh An hối bác-sĩ lo cho dì Ba khẩn cấp. Ông bác-sĩ trực đêm, gương mặt còn trẻ măn cỡ chừng ba mươi tuổi là cùng. Ông nhìn nhìn Thanh An, có lẽ ông lấy làm lạ vì thấy nàng ăn mặt diêm dúa mà lại hơi hở hang, ông hỏi :
    - Bà đây, là gì của cô ?
    - Dạ, thưa bác-sĩ ! Dì ruột của tôi !
    - Vậy à ! Tôi tưởng... là mẹ cô chứ !
    Thanh An nóng ruột hối bác-sĩ :
    - Nhờ bác-sĩ khám xem dì tôi bị gì ?
    Bác-sĩ khám và đo máu cho dì Ba xong, ông nói :
    - Bà đây bị trúng thực đó cô !
    - Trời ơi ! Có sao không bác-sĩ ?
    - Cũng may là vào nhà thương kịp, chớ trễ thì nguy rồi ! Cô đừng lo, không có sao đâu !
    - Dạ, cám ơn bác-sĩ.
    Bác-sĩ khám xong, ông chích và cho dì Ba uống thuốc. Dì Ba đã ngưng mửa, nhưng vẫn còn đi cầu, Thanh An dìu dì ra cầu tiêu và lau chùi, vì dì yếu sức lắm. Trong đêm đó, dì Ba đi cầu rất nhiều lần. Thanh An thức đến sáng. Mãi đến trưa trưa dì Ba mới đỡ và ăn chút cháo lỏng. Tới chiều Thanh An thấy dì khỏe lại. nàng xin phép bác-sĩ cho dì Ba về. Nàng đi đóng tiền nhà thương, rồi lấy taxi đem dì Ba về nhà cho dì dưỡng bệnh. Thanh An lo dì Ba như đứa con lo cho mẹ. Cuối tuần cậu Ân, con trai dì Ba ghé thăm mẹ, dì Ba kể lại chuyện trên đã xẩy ra cho con nghe. Ân rất lấy làm cảm động và lên nhà trên gặp Thanh An và nói :
    - Dạ, thưa cô An ! Tôi xin có lời cám ơn cô thật nhiều. Nhưng vì sao cô không nhắn người gọi tôi ?
    Thanh An tươi cười :
    - Vì tôi thấy, tôi lo cho dì Ba được !
    - Lòng cô tốt với mẹ tôi. Tôi biết lấy gì đền đáp đây ?
    - Có ơn nghĩa gì trọng đại đâu mà cậu quan tâm quá vậy ? Hơn nữa, dì Ba là người tôi mang ơn lớn lắm đó.
    - Trời ơi ! Sao cô nói vậy ?
    - Tôi nói với tấm lòng thành thật theo quan niệm của riêng tôi, chớ không phải là triết lý, hay dại đời ai. Bởi vì, dì Ba bỏ công cực nhọc làm cho tôi, công lao ấy thậ là lớn vô biên, vô lượng không thể nghĩ bàn được. Còn tiền của tôi trả công cho dì Ba thì có giới hạn, có số. Và hơn nữa, kiếp người ai biết được chuyện gì sẽ xẩy ra ở ngày mai. Biết đâu ngày sau, rủi tôi có thành người làm của cậu, cậu sẽ nghĩ chút tình mà tử tế với tôi.
    - Trời ơi ! Cô nói quá lời !
    Thanh An cười :
    - Ở đời những chuyện xuống lên là lẽ thường mà cậu !
    - Cô nghĩ quá xa ! Tôi nghĩ rằng sẽ không bao giờ có chuyện đó xẩy tới đời cô !
    - Chuyện gì cũng có thể xẩy ra trên cõi đời. Nhứt là đã mang kiếp con người. Thật ra đối với tôi, thì cái việc tôi lo cho dì Ba trong lúc bệnh hoạn, đó là tự nhiên, là bổn phận con người đối với người mà thôi. Tôi chẳng nghĩ gì trong lúc đó cả. Xin cậu đừng quá ái ngại, cậu nên để lòng yên tịnh mà cố gắng học hành.
    Đến đây cậu Ân xin phép đi ra đàng sau. Rồi cậu trở lên, trên tay có xách trái sầu riêng thật to, và nói :
    - Tôi xin biếu cô An trái sầu riêng ăn lấy thảo.
    Thanh An tươi cười :
    - Vâng, tôi nhận. Cám ơn cậu Ân nhiều.
    - Dạ, chào cô tôi về.
    Dòng đời bể dâu biến đổi, sau 1975, kẻ còn trong nước, người theo chồng hồi hương về Pháp. Một thời gian gần mười năm sau. Gia đình Thanh An tan rã, nàng ráng làm lụng nuôi hai con. Bấy giờ Nhàn và Nhã đã lớn khôn. Mỗi đứa ra ở riêng. Còn dì Ba thì chồng đã chết. Ân, đứa con trai của bà cố gắng học hành và đậu được bằng cấp tiến sĩ kinh tế - xả hội. Mãi đến một thời gian thật dài sau đó mới được người bảo lãnh sang Hoa-Kỳ sinh sống. Dì Ba lúc nào cũng nghĩ tấm tình của Thanh An. Nên quyết tâm tìm người chủ cũ. Bà bảo con bà đi nhờ hội Phước-Thiện-Thiên-Chúa-Giáo-Việt-Nam tại Paris tìm dùm bà Thanh An để mà đền ơn đáp nghĩa. Sau đó Thanh An nhận được lá thư của dì Ba bếp. Nàng rất cảm động và vội vàn trả lời ngay. Từ đó sự liên lạc qua lại giữa gia đình dì Ba với Thanh An rất thường xuyên. Cậu Ân bấy giờ làm ăn khá giả lắm. Cậu có nhã ý mời Thanh An qua Mỹ chơi. Nhưng Thanh An ngại, nên nói là mắc công chuyện không đi được.
    Rồi gần mười năm sau, một hôm cậu Ân gọi điện thoại cho bà Thanh An và nói :
    - Cô An à ! Gia đình tôi sẽ ghé Paris bốn ngày. Nhứt định kỳ này phải gặp cô và ở nhà cô nha !
    Bà Thanh An nghe vậy lòng hơi ái ngại, vì nhà bà nhỏ, mà gia đình của Ân thì đến năm người. Bà sợ rồi đây lo không chu đáo thì sẽ bị chỉ trích, chê bai. Vì người Việt sống bên Mỹ hay chê nhà cửa của người Việt ở Pháp là, chật hẹp, là thiếu tiện nghi... là là... Ôi ! Bởi bà Thanh An đã nghe và thấy nhiều lắm rồi. Bà nói với cậu Ân :
    - Nhà tôi nhỏ lắm, không đủ tiện nghi như những nhà bên xứ Mỹ đâu.
    - Không sao đâu, cô An à ! Nhà nhỏ mà tình của cô đâu có nhỏ. Má tôi bảo vợ chồng và các con của tôi với giá nào cũng phải ở nhà cô.
    * ​
    Tết Tây vừa qua, Tết Việt Nam sắp đến. Gia đình Ân bay qua Paris với hai vợ chồng và ba đứa con của cậu. Cậu mướn chiếc xe Renault-Espasse tám chỗ ngồi để tiện bề di chuyển. Gia đình Ân đến nhà bà Thanh An, họ dồn chung một phòng nhỏ cỡ mười hai thước vuông mà ngủ.
    Lúc bấy giờ, bà Thanh An đang trong tình thế túng ngặt, vì thất nghiệp dài hạng. Dầu hoàn cảnh như vậy, bà cũng lo đi chợ để nấu ăn. Nhưng cậu Ân không chịu ăn ở nhà mà cứ đi ăn nhà hàng. Rồi còn đi Li-Đô xem ca-vũ-nhạc show, đi chụp hình ở chân Tháp Eiffel, ra Khải-Hoàn-Môn, đi dạo trên đại lộ Champs-Élysée, lên khu Pigale, đến Sacré-Coeur-Montmartre chụp hình và viếng những thắng cảnh của thủ-đô Paris. Đi đến đâu cậu cũng dành trả tiền.
    Gia đình Ân ở nhà bà Thanh An mấy ngày đêm trong không khí vui nhộn. Các con của cậu, đứa con trai tên Nghĩa khoảng hai mươi lăm tuổi, hai đứa con gái, Hiếu và Thảo cỡ tuổi đôi mươi. Tất cả đều lễ phép và rất dễ thương. Trước khi rời khỏi nhà bà Thanh An, Ân có nhét vô tay bà ba trăm đô-la, gọi là quà tặng. Bà từ chối, nhưng vợ con và cậu năn nỉ quá, bà miễn cưỡng đành phải nhận.
    Chuyến đi ấy, sẵn dịp cậu Ân về Việt Nam ăn Tết và có công việc làm ăn nữa.
    Từ đó gia đình cậu Ân thường liên lạc với bà An. Và cậu được biết bà đã bán nhà và đang tìm việc làm. Nhưng với cái tuổi gần sáu mươi thì khó có ai mướn bà lắm. Ân tìm cách để đền ơn đáp nghĩa cho mẹ mình. Nên cậu trở lại Paris tìm cách mở một cơ sở nho nhỏ và giao bà Thanh An làm quảng lý trông coi.
    Tết năm ấy bà Thanh An có việc làm, bà mừng như hứng được những giọt nẮng xuân chiếu vào trong cơn lạnh lùng của mùa đông Âu Châu.
    * * *
    Địa cầu nhỏ xíu đấy thôi,
    Lòng người lớn rộng đất trời nào hơn.
    Thời gian lòng dạ chẳng sờn
    Nghĩa tình chồng chất như sơn cao vời
    Thánh hiền để lại mấy lời :
    Ráng ăn ở phải, Phật-Trời thưởng ban
    Phật rằng : có Quả, có Nhân,
    Cây nào trái đó, định phân rỏ ràng.
    Việt Dương Nhân
    (Pái, Irvy-sur-Seine, Bạch-Am đêm thu 5-10-2000)

  9. vietduongnhan

    vietduongnhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Kiếp Bơ Vơ ​
    Ngồi trên chiếc xe Lam từ Chợ-Lớn ra Sàigòn. Bé Đỉnh tay cầm chiếc nón vãi, hai chân kẹp giỏ đồ, đôi mắt ngơ ngác nhìn, vì lần đầu tiên lên Sàigòn, Đỉnh nói thầm : - Sàigòn đây rồi ! Sàigòn xe cộ và người đông quá xá ! Chắc tối sẽ có đèn điện sáng lắm !
    Chiếc xe Lam đỗ bến nơi góc đường Hàm Nghi mé bên kia đường có trạm ô-tô-buýt, hành khách xuống lên, tiếng kèn xe, tiếng nói ồn ào náo nhiệt và mùi dầu xăng bay ra nực nồng khó thở. Đã tới nơi, dì Hai bảo : - Tới rồi Đỉnh ơi ! Mầy leo xuống mau ! Đỉnh cũng làm theo.
    Miệng Dì Hai nhai trầu bô bô, đi hai tay đánh đòn xa cà bơi, cà bơi, đi một khoảng đường bà lựa chỗ nào có góc kẹt là bà nhổ cỗi trầu phẹt phẹt vô đó. Phía bên kia là chợ Sàigòn. Dì Hai dắt thằng Đỉnh vô cửa Bắc đi thẳng qua phía cửa Nam ra đường Lê Thánh Tôn - Thủ Khoa Huân, Bà nhìn thấy đường Thủ Khoa Huân, bà dẫn Đỉnh băng qua, rồi quẹo vô hẻm khá rộng, số ... có cầu thang bên ngoài. Bà nhả trầu, tay vuốt chiếc khăn rằn xuống vai, căn dặn Đỉnh :
    - Mầy ở nhà bà Phủ M... Mầy nhớ đừng có cứng đầu nghe hôn ! Nơi đây, người ta sẽ thương mầy hơn ở dưới quê...
    *
    Hơn hai tháng, Đỉnh làm việc nhà rất là cực nhọc để được có nơi ăn, chốn ở. Dường như nó bị dì Hai gạt (?). Nhà bà Phủ M. là một căn phố lầu, bên trong rộng mênh mông, có nhiều phòng, bàn ghế toàn bằng gỗ cẩm-lai cẩn sa-cừ, sàn nhà lót gạch Tàu màu đỏ au. Bà sống chung với đứa cháu ngoại mười hai tuổi. Một hôm thằng cháu ngoại của bà làm biếng không đi ra cầu tiêu nên nó ị trong bô... Bà Phủ thấy trong bô còn nguyên phẩn, bà la và hỏi bé Đỉnh :
    - Đỉnh ! Sao mầy không đổ cái bô *** của thằng Tuệ ?
    - Không. Tui không đổ đâu !
    Bà Phủ tát cho Đỉnh một tát tay siễng niểng và nghiến răng nói :
    - Mầy dám cãi lệnh của tao hả !
    Đỉnh lấy tay xoa bên mặt trái và lõ hai con mắt to tròn màu đen như hai hột nhãn Long-Hải nhìn bà Phủ, nó không thèm khóc mà nói :
    - Thằng Tuệ, nó cỡ bằng tui, nó ĩa trong bô thì bà bắt nó đi đổ, chớ tại sao bà biểu tui đổ.
    - Mầy dám trả treo với tao nữa hả. Tao sẽ bỏ đói cho mầy biết tay.
    Đỉnh vẫn tỉnh bơ mà trả lời tiếp với bà Phủ :
    - Tui đói nhiều rồi, đói thêm nữa có sao đâu. Ở đây hơn hai tháng nay có ngày nào tui được ăn cơm trắng, cơm tươi đâu, bà cho tui ăn toàn là cơm cháy bóp lại với nước cá, nước canh thừa. Còn bà bắt tui ngủ ngoài hành-lang, có hôm trời mưa tạt ướt cả mền mùng làm tui lạnh run. Bộ bà nghĩ tui ham ở đây lắm sao ?
    - Bây giờ mầy muốn đi cũng không được đâu. Tao sẽ nhốt mầy.
    Nói đến đây, bà ta đứng dậy đi lấy chìa khoá ra cửa khóa lại. Đỉnh cũng chẳng sợ gì nữa. Mà em đang tính toán trong đầu : Chấp bả khóa cửa. Mình sửa soạn sẵn. Hễ thấy thằng Tuệ ra vô là mình vọt liền...
    Mấy ngày sau, Đỉnh trốn được ra khỏi nhà bà Phủ M. Em mừng. Nhưng trong lòng em cũng hơi lo sợ bị đói. Dù vậy, em chẳng cần lo gì nữa. Hễ đói bụng thì em đi lòng vòng mấy sạp bán thức ăn, thấy ai ăn còn dư thì em xin. Những người trong chợ Sàigòn nhìn em như thằng ăn cắp. Mãi tới đóng cửa chợ, em mới đi ra. Cả ngày lòng vòng, Đỉnh cũng được no bụng.
    Đến chiều tối chạng vạng, trời đang mùa hè về đêm vẫn nóng oi bức. Đỉnh đi lơn tơn trở về đường hẻm cũ. Vì cả mấy tháng nay Đỉnh chỉ biết cái hẻm đó thôi. Em đi trịt qua cầu thang phía bên trong tìm chỗ trống sát tường. Em thấy mấy cái thùng cạt-ton rách người ta bỏ, em lấy chân đè bẹp rồi lót dưới đất trán xi-măng và ôm cái giỏ có mấy bộ quần áo mà nằm ngủ.
    Lối năm giờ sáng, chị Năm Bẻo, người chuyên môn bán trái sa-kê chiên, chị quải gánh tới. Chị thấy có ai nằm kế bên chỗ để lò chiên của chị, chị hỏi lớn :
    - Ai đó, dậy mau trả chỗ cho tui buôn bán chớ ?
    Thằng Đỉnh giựt mình lật đật ngồi dậy :
    - Tui nè, chị Năm ơi !
    - Trời đất quỷ thần ơi ! Sao mầy ngủ ở đây hả Đỉnh ?
    - Tui trốn bà Phủ từ hôm qua tới nay, chị đừng có la, tui đi chỗ khác liền đây nè !
    Đỉnh ngồi dậy trả chỗ cho chị Năm Bẻo, chị sửa soạn lò, chảo, dầu, thúng sa-kê và một thao bột đã khuấy sẵn ở nhà. Tay chị dọn đồ ra, miệng thì nói :
    - Tao thấy mầy lên ở với bà Phủ là tao biết mầy sẽ không ở lâu đâu. Bà ấy ác độc lắm ! Bộ mầy không biết sao ?
    - Không !
    - Sao mà mầy quen bà Phủ được ?
    - Nhờ dì Hai, dỉ quen, dỉ dẫn tui lên ở cho bà già này đó. Dì Hai nói là bà Phủ nhân đức lắm...Tui ở mấy tháng nay, tui thấy bả ác, tui muốn trốn đi mà không dám ! Nhưng nay thì tui...
    - Ba má mầy đâu ?
    - Chết hết rồi !
    - Vậy sao ! Mọi lần mầy sống với ai ?
    - Hồi tui còn dưới quê, tui ở với chú thím tui. Nay chú tui chết rồi, chỉ còn thím, mà thím ấy cũng ác lắm chị ơi !
    - Bà Phủ có trả tiền lương cho mầy không ?
    - Không. Lâu lâu bả cho tui năm mười đồng thôi !
    - Sao mầy không trở về với thím mầy ?
    - Thôi chị ơi ! Đã lên Sàigòn rồi, dìa đó nữa làm chi !
    - Rồi đây, những ngày sắp tới mầy sẽ ăn ở đâu ?
    - Thì ngoài chợ, ngoài đường hoặc làm bạn với mấy đống rác cũng xong hà !
    - Nè, mầy gọt vỏ sa-kê phụ tao, chút nữa tao cho ăn cơm.
    - Gọt làm sao, chị chỉ tui nhe !
    Đỉnh phụ giúp chị Năm Bẻo đến trưa, chị ta cho em ăn những miếng sa-kê chiên lụng vụn và cũng chia cho Đỉnh chút cơm trắng với vài ba con cá ***g-tông kho mặn quéo.
    Mấy ngày Đỉnh ở trong hẻm, em cố tránh không cho bà Phủ M. gặp. Sau đó, Đỉnh bỏ đi nơi khác. Em lang thang chợ này đến chợ kia. Khát thì uống nước bông-tên, đói thì xin những tô bún dư, bánh bèo, bánh tằm của người ta ăn thừa hoặc tới mấy đống rác tìm đồ ăn trong đó. Ngày qua ngày cũng xong. Thật là : Trời sanh voi, sanh cỏ...!
    *
    Đỉnh là cậu bé mới mười hai tuổi mà phải chịu cảnh mồ côi và cuộc sống rất thương tâm. Suốt cả tháng trời lông bông đầu đường xó chợ, bữa đói bữa no.
    Trời xế chiều, Đỉnh nghe bụng đói, em đi lần lại đống rác, mặt mày dơ bẩn, đầu đội cái nón tay bèo cũ xì màu xám xịt, một tay xách cái giỏ đương bằng giây lác, chân đất, mặc quần xà-lỏn, áo thun lũn hai ba lỗ nhỏ đàng trước, hai bên hông áo lắm lem, Đỉnh ngồi chòm hỗm, một tay bươi xới đống rác, em cố ráng tìm đồ ăn, miệng lẩm bẩm : Ở miệt trên này mấy thằng Mỹ ?~?Tkẹo?T?T quá, ăn hết không bỏ miếng gì cả thiệt là...đồ...đồ ham ăn !
    *
    Hồng, cô gái mười lăm mười sáu tuổi, gương mặt dịu hiền, vóc dáng mảnh mai, mái tóc dài buông thả, mặc áo dài trắng, quần đen, đầu đội chiếc nón lá bài thơ. Cô đang đạp xe, bỗng nhìn thấy Đỉnh đang moi đống rác. Cô động tâm bèn dừng chiếc xe đạp và gọi :
    - Ê, em nhỏ ! Em kiếm đồ ăn hả ?
    Đỉnh ngẩng đầu lên, gương mặt buồn hiu :
    - Bữa nay xui quá, tui tìm hoài mà không có miếng gì để ăn được ! Tui đói bụng quá chị ơi !
    Hồng thò tay vô cặp-táp lấy khúc bánh mì thịt bẻ làm đôi đưa cho Đỉnh :
    - Nè, chị chia cho em ăn đỡ đói. Nhà ba má em ở đâu ?
    Đỉnh thò tay định lấy khúc bánh mì, nhưng em khựng lại để trả lời câu hỏi của Hồng :
    - Tui không có ba má ! Tui ở với thím tui, thím tui đánh tui hoài và còn bỏ đói tui đó chị ơi ! Nhờ có dì Hai ở gần nhà thím tui, dỉ thấy thím tui đánh tui hoài, dỉ lén dẫn tui lên Sàigòn ở cho bà Phủ M. mấy tháng trước...
    Đỉnh kể lể một hơi cho Hồng nghe. Hồng hỏi :
    - Sao mà em không ráng ở đó nữa ?
    Nét mặt Đỉnh hơi giận và nói :
    - Trời ơi ! Cái bà già đó dữ và ác như quỉ vậy. Làm sao mà tui ở được ? Hồng nghe thế, lòng cô rất cảm động, cô tự an ủi :Mình được phước hơn thằng nhỏ này. Mình ở với bác Tuất. Tuy bác gái hơi khó chịu. Nhưng mình được ăn ở và đi học đàng hoàng.
    Hồng nắm tay Đỉnh đưa khúc bánh mì và nói :
    - Ăn đi. Nè, chị cho em mười đồng. ,, còn tối em ngủ ở đâu ?
    - Tối, thì tui ngủ trong chợ gần đây !
    - Sao em không về nhà thím của em. Em không còn ai bà con nữa sao ?
    - Không. Ba má tui chết vì pháo kích. Còn chú tui chết hồi Tết này. Thím tui cũng dữ lắm ! ... Chắc chị giàu lắm há ?
    - Đâu có. Chị cũng không có ba má. Nhưng chị được người bác ruột đem về nuôi dưỡng và cho chị ăn học. Thôi chị về nha !
    Hồng vừa đi khuất dạng. Đỉnh cắn bánh mì nhai ngấu nghiến, vừa ăn, vừa lấy chân đá đá đống rác. Một hộp cô-ca cô-la lăn tròn, Đỉnh chạy rượt theo và nhặt lên. Trong hộp còn một chút nước, em uống ực ực. Trời đang sụp tối. Đỉnh nói lảm nhảm : Tối rồi mình đi đến chợ đàng kia ngủ đêm nay !
    *
    Hồng vừa thi đậu được bằng lái xe, cô mượn chiếc xe Jeep của bác Tuất. Cô liền phóng lên khu Ngã-Ba-Ông-Tạ, vào cua-đờ-đăn Mây-Chiều. Góc bàn phía bên trong là nơi cô thường ngồi để được ngắm nhìn tất cả xung quanh. Trên gương mặt Hồng có một nét buồn sâu thẳm. Mới nhìn tưởng là cô sung sướng và vui lắm. Nhưng không phải thế ! Đời cô cũng bơ vơ. Hơn nữa người yêu đã tử trận. Nhưng cuộc sống của cô đỡ hơn thằng Đỉnh nhiều !
    Hồng đến đây để tìm quên cái nỗi buồn riêng ở trong lòng, không như các cô cậu kia đến để ăn chè, uống cà-phê-phin và cua nhau nhảy đầm. Cô mặc chiếc áo dài ba vạt màu vàng hột gà, quần xòe màu đen, tóc dấn bính bỏ qua bên trái. Phấn son hơi đậm. Hồng lấy bao thuốc lá ?~?T555?T?T rút ra một điếu se se cho rớt bớt, mỡ cái hộp nhỏ lấy móng tay vít một thứ bột.... màu hơi trắng ngà và bỏ vào điếu thuốc se đầu lại, lấy hột quẹt châm lửa hít mạnh vừa nuốt, vừa nhả khói từ từ. Một chàng trai trẻ ngồi phía ngoài đứng lên đi chầm chậm đến bàn hỏi :
    - Xin lỗi, chị cho tôi hỏi thăm !
    Hồng vội dụi điếu thuốc, cô nhìn chàng trai giây lát rồi nói :
    - Anh cứ tự nhiên hỏi !
    - Chị còn nhớ ?T?TThằng Nhỏ?T?T hồi năm Mậu Thân không ?
    - Thằng Nhỏ nào ?
    - Thằng Nhỏ moi rác...tìm đồ ăn đó !
    Hồng chau đôi mày nhìn Đỉnh... :
    - Rồi sao nữa ? Anh hãy nói cho hết đi !
    - Chị quên rồi sao ? Chị tên chi, cho em biết được không ?
    - Tôi tên Hồng ! Còn Anh ?
    - Em tên Đỉnh ! ... Cách đây sáu bảy năm, chị có cho em một khúc bánh mì thịt và mười đồng bên đống rác gần mấy trại lính Mỹ, ở Ngã-Ba-Ông-Tạ này. Chị còn nhớ không ?
    Hồng chợt nhớ và ngạc nhiên :
    - Trời ! Trời ơi ! Cậu đây hả ? Thời gian bay nhanh ... Cậu cao lớn quá nên tôi không nhìn ra. Bây giờ cậu sống ra sao. Có vợ con gì chưa ?
    - Dạ, chưa. (vài giây suy nghĩ) Đỉnh nói tiếp : Sau bao nhiêu năm em sống bơ vơ, bữa đói, bữa no lăn lốc giữa chợ đời. Vừa mười tám tuổi thì em đăng lính Lôi-Hổ. Tính ra chưa đầy hai năm mà em là Thương-Phế-Binh rồi !
    Hồng vội đứng lên mời Đỉnh :
    - Mời em ngồi !... Ngồi xuống đây và uống gì cứ tự nhiên gọi.
    Hồng nhìn Đỉnh, cô nghĩ nhớ : "Người yêu của mình cũng đi lính Lôi-Hổ, nhưng anh ấy đã tử trận hơn một năm nay, mình đến đây để tìm lại kỷ niệm...Vì nơi đây mình quen với Hải. Còn cậu này nói là Thương-Phế-Binh mà mình không thấy cậu ta bị sứt mẻ gì cả ?". Hồng nghĩ ngợi, rồi hỏi Đỉnh :
    - Em bị gì mà thành Thương-Phế-Binh ?
    Đỉnh cúi xuống tuột chiếc dớ bên chân trái chỉ :
    - Bàn chân em là giả đó chị à ! Cũng may là không bị cụt nguyên cái chân !
    - Trời ơi ! Tội nghiệp em hôn !
    Hồng lại nghĩ : Mấy chàng lính đồng Binh Chủng của Hải thường hút ... loại này, mà thỉnh thoảng mình cũng hút cho giải khuây. Hồng đốt lại điếu thuốc và nhìn Đỉnh :
    - Em có thích hút thuốc... này không ?
    Đỉnh hiểu ngay là gì rồi, cậu trả lời :
    - Dạ, em bỏ rồi ! Vì hồi em còn trong lính, mấy anh cũng cho em thử chút chút. Nguy hiểm lắm nha chị !
    - Chị biết, thỉnh thoảng chị hút thôi ! Em giỏi quá ! Còn chị...thì buồn buồn là muốn đến đây nghe nhạc và hút...để tìm lại kỷ niệm !
    - Em hy vọng, chị đừng dùng nó nữa ! Chị biết không. Suốt bao nhiêu năm em không bao giờ quên khúc bánh mì và mười đồng của chị chia cho em. Lúc đó, khúc bánh mì của chị là một bữa ăn ngon nhứt đời em !
    - Thôi, bỏ qua chuyện đó đi. Bây giờ cuộc sống của em có đỡ phần nào không ?
    - Đỡ lắm, em được lãnh tiền Thương-Phế-Binh và cũng nhờ bán căn nhà của chú em để lại, có dư chút ít tiền em mua được căn nhà nhỏ ở xóm trên này một chút.
    - Bà thím em đâu ?
    - Bà thím em đã chết sau cơn bạo bệnh. Em đã gặp chị mấy lần ở đây. Vì hơi ái ngại nên em không dám hỏi. Nhưng hôm nay, em bắt em phải nhìn chị coi chị có còn nhớ em không. Chị ở đâu và làm gì ?
    - Chị đi làm thơ ký cho McV. I của Mỹ ở đường Pasteur, lâu lâu lên đây nghe nhạc và chị vẫn còn sống chung với gia đình người bác, nay dời nhà ở gần "Cư-Xá-Kiến-Ồc-Cục khu Tân-Định". Nhưng đời chị cũng buồn lắm em ơi !
    Đỉnh chỉ điếu thuốc và nói :
    - Buồn gì buồn, xin chị đừng tìm quên qua cái loại...này. Vì em có nhiều bạn chết vì nó... lắm đó chị à !
    Hồng nín thinh mà nghĩ : Cậu này giảng đúng quá. Mình phải từ bỏ mới được. Nhưng mình đâu có ghiền !
    Quang cảnh trong cua-đờ-đăn Mây-Chiều, tiếng nhạc họ để nghe ồn ào. Các cô, các cậu đưa nhau dập dìu ra sàn nhảy. Đỉnh đứng lên nói với Hồng :
    - Thôi em về. Chúc chị ở lại chơi vui ! Chào chị !
    - Chào em ! À, cho xin địa chỉ để hôm nào chị ghé lại thăm Đỉnh !
    Đỉnh ngồi trở lại và lấy giấy viết địa chỉ đưa cho Hồng, cậu nói :
    - Nhà em ở trong hẻm nhỏ hơi khó tìm !
    *
    Qua mấy tuần lễ, Hồng luôn nghĩ đến Đỉnh và nghe trong lòng như vương vấn một hình ảnh nào đó...
    Một buổi sáng đẹp trời, Hồng lấy chiếc Honda Dame vọt đi lên xóm Ngã-Ba-Ông-Tạ đến đúng con đường... vào một hẻm nhỏ chật hẹp, một bên hẻm có vài cái lều che để người ta bán cà-phê, thuốc lá lẻ, bánh, kẹo v.v... Hồng hỏi thăm một bà tuổi xồn xồn, mặc chiếc áo túi trắng đã ngả màu, cái quần vãi đen vén hai bên, chân mang đôi guốc vông mòn sát gót, miệng đang nhai trầu, xỉa thuốc. Hồng lễ phép hỏi :
    - Dạ, thưa bác ! Bác có biết nhà anh Đỉnh ở đâu không ?
    Bà nhìn Hồng với ánh mắt dịu dàng, bà hỏi :
    - Có phải Đỉnh què không ?
    Hồng nghe bà ấy gọi Đỉnh cái biệt danh ... Cô nghe tội nghiệp Đỉnh hơn. Nên rất ngượng mà nhìn nhận như thế. Nhưng cô chẳng biết phải làm sao, đành gật đầu :
    - Dạ, hình như vậy đó bác !
    - Nè, cô đi thẳng tới đàng kia, bỏ hai cái hẻm phía tay trái, rồi mới quẹo tay trái, sau đó quẹo tay mặt đi tuốt trong sâu mút cuối hẻm là nhà của thằng Đỉnh hà. Chiều chiều, nó hay ra đây uống cà-phê lắm, chắc giờ này nó có ở nhà... !
    - Dạ, cháu cám ơn bác nhiều.
    Sau khi Hồng đi vô hẻm, ở đây bà bán cà-phê lẩm bẩm một mình :
    - Cha chả, chắc cô này là bồ của thằng Đỉnh què. Vái trời cho đúng như vậy. Cái thằng hiền khô mà lại đi lính Lôi-Hổ, ai nghe tới cũng ngán. Nhưng tiếp xúc với nó thì mới thấy nó hiền. Từ ngày nó về ở xóm này, vô ra gặp ai cũng lễ phép chào hỏi thiệt là dễ thương, hễ ai cần phụ cái gì nó cũng sẵn sàng giúp nên lối xóm người nào cũng thương mến nó hết sức !
    *
    Hồng rồ máy cho chiếc Honda chạy chầm chậm, quẹo qua, quẹo lại, đường hẻm lồi lổm và có rất nhiều ổ gà, xe chạy chậm mà cũng dằn lên xụp xuống nên Hồng leo xuống dắt chiếc Honda đi bộ. Tới nơi, Hồng đứng trước một căn nhà nhỏ, mái lợp bằng tôn, vách ván, cửa lỏng lẻo xiu dẹo, trong nhà đang để băng cải lương hát ca inh ỏi. Hồng dựng chiếc xe, cô gõ cửa và hỏi :
    - Có... có Đỉnh ở nhà không ?
    Đỉnh đang nằm trên võng tòn teo, ở trần chỉ mặc quần xà-lỏn. Bỗng nghe tiếng con *******. Đỉnh lật đật ngồi dậy xỏ cái quần dài vô và trả lời :
    - Có ! Ai đó ?
    - Người quen mà !
    Đỉnh đi cà nhắt, đưa tay xô cánh cửa qua một bên. Cậu giựt mình, kêu lên :
    - Trời ơi ! Chị... chị Hồng... ? ? ?.
    (Ngoại ô Paris - bên bờ sông Seine, Bạch-Am đêm Xuân 2000)
  10. NhatQuan

    NhatQuan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2002
    Bài viết:
    707
    Đã được thích:
    0
    Cũng xinh gái đấy! Thế mà bọn Box Thơ nó đuổi như gà, phí của giời!

Chia sẻ trang này