1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập tục của người dân thành phố Hồ Chí Minh

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi roma, 13/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Tập tục của người dân thành phố Hồ Chí Minh

    Sài Gòn là một cảng biển của Đông Nam á nhờ vị trí đặc biệt khá thuận lợi, chưa nói đến tác động của không cảng Tân Sơn Nhất. Nhiều người tuy ở Sài Gòn lâu năm nhưng chưa nhận ra điều đó, tưởng Sài Gòn là nơi "địa linh nhân kiệt" so với các đô thị vùng đồng bằng, còn ngỡ rằng cảng biển của Sài Gòn là Vũng Tàu. Thật ra, bến cảng, nơi làm thủ tục nhập khẩu, thu thuế cho phép hàng hóa xuống tàu là Sài Gòn, rồi hoa tiêu của cảng sẽ hướng dẫn cho tàu ra thẳng ngoài biển, không ghé lại Vũng Tàu.

    Là hải cảng, tuy xa biển, Sài Gòn từ lâu có sinh hoạt rộn rịp mà đặc trưng là số dân làm dịch vụ, những dịch vụ cần thiết. Phải có xa cảng lớn, có giang cảng để đưa hàng hóa xuất nhập. Dân tập trung với mật độ cao, nhà cửa san sát thì cần phải có nhiều cơ quan y tế, có nhiều ngân hàng cho người trong nước và nước ngoài, thêm cứu hỏa, dịch vụ vệ sinh, công ty mai táng, chùa chiền, lò thiêu người quá cố, sân bóng đá. Làm dịch vụ thường là có tiền thu nhập cao hơn người trực tiếp sản xuất, lắm khi tiền thu nhập có trong ngày, trong buổi. Muốn làm dịch vụ phải có quán ăn, quán uống sang hay bình dân, mở ra ngày đêm kèm theo việc đơn giản là bán vé số hoặc những trò giải trí lành mạnh hay không lành mạnh.

    Sài Gòn ồn ào, ngày như đêm, chưa kể các xí nghiệp làm nhiều "ca", xe taxi, xích lô, xe buýt. ồn ào là phải, càng ồn ào cũng như càng tuôn ra nhiều rác rến là chỉ dẫn cho thấy Sài Gòn đang phát triển.

    Vì vậy, nên thấy rõ vài từng lớp dân có sinh hoạt riêng, tạm chia ra những người đã hội nhập, đô thị hóa từ lâu và những người đang trên đà hoặc chưa hội nhập.

    Là thành phố xưa, đô thị hóa nhanh từ khi thực dân Pháp đến, ta thấy nhiều gia đình "có nề nếp", gần ngoại ô, còn nhiều nhà xưa đã cải tạo, sân có cây cảnh, thêm chùa, đình, thí dụ như vùng Bà Chiểu, Phú Nhuận, Gò Vấp, Hóc Môn.

    Vì ông nội hoặc xưa hơn ở tại chỗ nên người dân tỏ ra trầm tĩnh, giữ được phong tục cũ như quan hôn tang tế. Mùng một hoặc ngày rằm gần như mọi người đều mua hoa tươi đem cắm trên bàn thờ ông bà, bàn thờ Thần tài, Thổ địa. Lễ hội kỳ yên (cúng đình khá đông đảo với ban tế tự nghiêm túc, số doanh thu đáng kể). Đêm giao thừa, lăng Lê Văn Duyệt thu hút quá nhiều khách thập phương đến thỉnh lộc. Ngày Phật Đản, chùa chiền quá đông người, thu hút cả những người theo tân học thuộc thế hệ trẻ. Đám cưới vẫn giữ nghi thức cổ truyền về cơ bản, với mâm trầu cau, lễ "lên đèn" tại gia đình, gồm số ít người, sau đó mới bày ra giới thiệu đôi tân hôn tại khách sạn, hiệu ăn. Việc tang lễ cử hành thường là nhanh chóng, nói chung cũng đủ lễ với nghi thức gần như không thay đổi là lễ di quan rất mực thước. Khi có hôn lễ hoặc tang lễ, nói chung mời bạn bè bà con đến. Hiểu đây là dạng "tình làng nghĩa xóm" đáng bảo lưu, nhờ sinh hoạt của tổ dân phố. Nhờ đời sống tương đối ổn định, các gia đình nói trên thường cho con em đi học tùy khả năng và học trò tỏ ra tự tin, giữ nề nếp, tôn trọng luật đi đường.

    Tầng lớp thứ nhì đa dạng, phức tạp và đang diễn biến. Những thanh niên nam nữ đang cố gắng hội nhập, từ các tỉnh phía đồng bằng và Trung bộ đến, lần hồi sắm xe đạp rồi xe máy, thường là đôi ba người mướn tạm một nhà trọ, sáng đi tối về, sống với nhau như tình nhân, như vợ chồng, tan hợp, hợp tan; học chữ, học nghề và... học làm người lớn theo phong cách Sài Gòn. Học trò, sinh viên làm đủ thứ nghề, lắm khi ở xa quận 1 hàng 10km. Khi bắt đầu hội nhập được thì lo mướn hoặc sắm căn nhà nhỏ, sống có nề nếp, nhưng còn số đông vì muốn nhảy cao đá lẹ nên huênh hoang, phô trương quần áo, hút thuốc có cán, bàn chuyện bóng đá trong nước và thế giới, ngồi quán nói dóc.

    Cảng Sài Gòn là nơi thăng tiến nhưng cũng là nơi làm suy thoái, biến chất nhanh. Ngày Tết, mẫu số chung vẫn là nhớ quê, tủi thân. Ai cũng muốn "về quê ăn Tết". Bà con, họ hàng, bạn bè xưa ra thế nào? Giá xe đò, tàu hỏa lắm khi phải bán chợ đen. Nhớ quê hương phải chăng là tiềm thức dấy động? Tình yêu quê hương, tình yêu Tổ quốc. Đến như những Việt kiều cũng dành dụm trở về thăm cha mẹ, bà con gần xa; thăm trẻ con, thăm người già cả cho hả dạ; tham dự lễ hội ở đình chùa như ông bà mình đã tham dự; thắp nhang ở bàn thờ ông bà của mình và bàn thờ ông bà của bạn bè; cúi đầu chào người già; vui cười với trẻ con, dầu xa lạ và mua vài tờ báo xuân cho vui.

    S.N


    [​IMG]
    Roma@
  2. tienloi

    tienloi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0
    Em xin hỏi bác Roma là Thư Viện quốc gia ở Lê T Tôn là do Kiến trúc sư nào phát hoạ, xây năm nào và khánh thành năm nào do ai cắt băng khánh thành vậy ạ?
    Ti,nloi
  3. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các Ðô đốc, Thống đốc, được thành lập vào năm 1868.
    Trước năm 1975 có tên gọi Thư viện Quốc gia của Nam Việt Nam . Tòa nhà được khởi công
    xây dựng vào năm 1968 và hoàn thành vào năm 1972.
    Hiện nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/04/1978.
    Có diện tích 7.070 m2, cấu trúc cơ sở gồm hai khối:
    ·Khối I: Dãy nhà dài 71m x 23m, gồm 1 tầng hầm, 1 trệt và 2 lầu.
    ·Khối II: Cao 43 m, gồm 14 tầng để làm kho chứa sách, báo tạp chí.
    Mấy cái còn lại hẹn sau vậy nhé.Khi nào biết sẽ trả lời ngay.Chưa tìm lại mấy bài cũa nói về Thư viện này.
    Roma@
  4. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Nhân tiện giới thiệu luôn về thư viện này
    Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
    Địa chỉ: 69 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1
    Điện thoại: 8.225.055

    --------------------------------------------------------------------------------

    Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở kho tài liệu thư viện Nam Kỳ. Thư viện này do Thực dân Pháp xây dựng từ năm 1919 để phục vụ cho người Pháp, sau này có mở rộng cho người đọc Việt Nam có quốc tịch Pháp và cho người đọc trí thức Việt Nam. Năm 1968 chính quyền Sài Gòn chủ trương xây dựng Thư viện quốc gia. Ngôi nhà của Thư viện quốc gia được xây dựng trên nền của khám lớn Sài Gòn và khánh thành vào năm 1972. Chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ đã quyết định sáp nhập kho tài liệu của thư viện Nam Kỳ và Tổng thư viện. (Tổng thư viện là thư viện do thực dân Pháp đã rút 800 thùng sách quí của Thư viện quốc gia Hà Nội đưa vào năm 1954). Hai kho sách này là cơ sở để xây dựng kho sách đầu tiên của Thư viện quốc gia của chính quyền Sài Gòn. Năm 1975, sau giải phóng, thư viện này được đổi tên là Thư viện quốc gia II. Năm 1978 Bộ Văn hóa quyết định chuyển giao Thư viện quốc gia II cho Uủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Uủy ban Nhân dân Thành phố quyết định sáp nhập ba thư viện: Thư viện quốc gia II, Thư viện khoa học kỹ thuật (do Thư viện khoa học kỹ thuật Trung ương chi viện), Thư viện kết nghĩa Hòa Bình (do Thư viện tỉnh Hòa Bình kết nghĩa với tỉnh Gia Định chi viện) và đổi tên là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quyết định bàn giao, Bộ Văn hóa đã xác định Thư viện khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh là một trong bốn thư viện lớn của cả nước, có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ cho các tỉnh từ Thuận Hải trở vào Nam. Uủy ban Nhân dân Thành phố đã giao Thư viện khoa học Tổng hợp cho Sở Văn hóa - Thông tin trực tiếp quản lý.
    Kho tài liệu của Thư viện gồm có:
    - Tổng số sách hiện nay: 800.000 cuốn (tháng 4-1975 kho sách có 200.000 cuốn). Sau giải phóng, Thư viện quốc gia Việt Nam chi viện cho Thư viện Thành phố 100.000 cuốn. Năm 1976, Hội trí thức yêu nước đã phát động "Một tháng trí thức miền Nam xây dựng thư viện". Nhiều nhà trí thức đã đem kho sách của mình tặng Thư viện để cho nhiều người sử dụng. Nội dung kho sách bao gồm nhiều lĩnh vực như: khoa học cơ bản, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật... bằng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Hoa....
    Trong đó có:
    Các sách tra cứu, từ điển các loại, các bộ bách khoa lớn của các nước trên thế giới, các tài liệu thông tin khoa học;
    Tài liệu cũ thời Pháp, Mỹ; tài liệu về Đông Dương cuối thế kỷ 19.
    Luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ, luận văn cao học, một số luận văn đại học của người Việt Nam bảo vệ ở nước ngoài và trong nước của chế độ cũ và hiện nay.
    - Về báo chí, thư viện có 4.000 loại báo, gồm các loại báo chí trong và ngoài nước, các loại báo chí thời Pháp thuộc, thời Mỹ ngụy và hiện nay bằng các thức tiếng Việt, Nga, Anh, Pháp, Hoa,... Ngoài ra còn có toàn bộ các loại báo, tạp chí xuất bản ở Đông Dương có tại Thư viện quốc gia Paris, do Thư viện quốc gia Paris tặng dưới hình thức vi phim.
    Các loại tài liệu khác: tranh, bản đồ, bản nhạc.
    Thư viện khoa học Tổng hợp còn được một số tổ chức trên thế giới đặt kho tài liệu lưu trú của họ tại thư viện để phục vụ bạn đọc như:
    Tổ chức lương thực nông nghiệp (FAO)
    Tổ chức của Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa (UNESCO)
    Ngân hàng thế giới (World Bank)
    Tổ chức thế giới về năng lượng hạt nhân.
    Các tổ chức này gửi sách của họ xuất bản đến thư viện; thư viện tổ chức phục vụ bạn đọc nhưng số sách này không phải là tài sản của thư viện.
    Các hình thức giới thiệu tài liệu:
    Hệ thống mục lục trong kho chính của thư viện được giới thiệu như sau:
    Kho tài liệu của Nam Kỳ được giới thiệu theo mục lục chữ cái và mục lục chủ đề như các thư viện của Pháp;
    Tổng thư viện có mục lục riêng giới thiệu theo chủ đềớ và mục lục chữ cái;
    Kho tài liệu từ năm 1972 đến trước giải phóng được giới thiệu theo mục lục chữ cái và mục môn loại phân theo khung phân loại Dewey;
    Vốn sách nhập sau giải phóng được giới thiệu theo mục lục chữ cái, họ tên tác giả và chữ cái nhan đề sách theo các thứ tiếng Việt, Nga, Latinh. Mục lục phân loại theo khung phân loại của Liên Xô cũ và khung phân loại thập phân bách khoa.
    Đối với sách hạn chế có mục lục sách hạn chế để ở phòng hạn chế.
    Trong phònõg tra cứu của thư viện có bày các loại thư mục, tài liệu thông tin khoa học của các thư viện, các trung tâm thông tin trong và ngoài nước biên soạn, các loại tạp chí tóm tắt, toàn bộ mục lục phản ánh các loại sách của thư viện. Ngoài ra thư viện còn trưng bày các loại thư mục bằng phiếu theo chủ đề như: Thư mục Trường Sa, thư mục Thành phố Hồ Chí Minh, thư mục hàng tiêu dùng.... Các thư mục chuyên đề do thư viện biên soạn như:
    Về công nghệ: Thư mục cây có dầu, giấy và bột giấy, nâng cao tuổi thọ máy công cụ, cơ giới hóa nông nghiệp....
    Về chính trị, văn hóa, xã hội: Aảnh hưởng của chế độ thực dân mới đối với văn hóa nghệ thuật miền Nam Việt Nam, ngày quốc tế 8 tháng 3, Chủ tịch Hồ Chí Minh, **********************, Thế giới ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, Bác Hồ với miền Nam, tìm hiểu Gia Định báo, giới thiệu một số phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam....
    Về y tế: Hải Thượng Lãn Ông...
    Về thủy nông: Tôm, cá nước lợ, cây khoai lang...
    Về chăn nuôi: Chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi heo...
    Tại phòng máy tính thư viện có một số các cơ sở dữ liệu tư xây dựng như:
    Sách của Thư viện Khoa học Tổng hợp (TVTH)
    Tạp chí của Thư viện Khoa học Tổng hợp (TAPCHI)
    Bạn đọc của Thư viện Khoa học Tổng hợp (BANDOC)
    Kho tin (TMUC)
    Công báo (CONGBAO)
    Ngoài ra thư viện còn có CD-ROM của Hội Thông tin các nước nói tiếng Pháp, phản ánh các xuất bản phẩm của các nước, các cơ quan thông tin khoa học và thư viện của các thành viên.
    Đối với báo, tạp chí có mục lục chữ cái và phân loại để tại phòng báo, tạp chí.
    Kho về Đông Dương có danh mục đánh máy để ở phòng hạn chế.
    Kho luận văn có danh mục riêng về luận văn.
    Các hình thức phục vụ bạn đọc là:
    Phòng đọc chung dành cho tất cả đối tượng bạn đọc của thư viện đọc tại chỗ; phòng đọc khoa học phục vụ bạn đọc có trình độ đại học trở lên và một số sinh viên đang làm luận văn tốt nghiệp; phòng báo chí, phòng tra cứu, phòng hạn chế chỉ phục vụ cho những bạn đọc có công văn của các cơ quan giới thiệu đến để nghiên cứu các chuyên đề cụ thể, cần đọc các sách hạn chế, phòng đọc vi phim, vi thể.
    Phục vụ cho bạn đọc mượn về nhà;
    Làm thư mục các loại, mục lục chuyên đề giới thiệu các tài liệu cần thiết cho hoạt động khoa học, kinh tế, sản xuất, tài liệu địa chí cho các tỉnh. Nhận làm thư mục theo yêu cầu.
    Triển lãm sách báo mới theo chuyên đề.
    Sao chụp tài liệu theo yêu cầu.
    Tổ chức chiếu phim khoa học.
    Phục vụ ngoại ngữ bằng video.
    Đối tượng bạn đọc:
    Cán bộ các cơ quan đóng tại Thành phố.
    Sinh viên các trường Trung học, Cao đẳng và Đại học.
    Người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam.
    Nhiệm vụ của thư viện
    Thu thập tài liệu và khai thác tài liệu đáp ứng nhu cầu về chính trị, kinh tế, văn hóa và đời sống của nhân dân ở các tỉnh phía Nam;
    Soạn các thư mục giới thiệu và thông báo tài liệu cho bạn đọc, trả lời các câu hỏi có liên quan đến tài liệu cho bạn đọc;
    Hướng dẫn nghiệp vụ cho 18 thư viện nội ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh;
    Chỉ đạo nghiệp vụ cho các tỉnh phía Nam;
    Giúp các cơ quan trong Thành phố tổ chức thư viện;
    Hướng dẫn thực tập cho sinh viên Trung học và Đại học thư viện;
    Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn ngoại ngữ cho cán bộ thư viện;
    Tham dự, hội thảo trong và ngoài nước, tổ chức hội thảo chuyên đề nghiệp vụ thư viện thư mục, thông tin khoa học, các công nghệ mới trong công tác thông tin - thư viện.
    Điều kiện sử dụng thư viện
    * Đối tượng được cấp thẻ chính thức:
    Khách vãng lai đến Thành phố Hồ Chí Minh
    Học sinh các lớp dự bị Đại học
    Những người đã tốt nghiệp Đại học, nhưng chưa có việc làm.
    * Quan hệ quốc tế
    Thư viện đã có quan hệ thường xuyên với 30 đơn vị gồm các thư viện, các cơ quan thông tin khoa học như: Thư viện Lênin, Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Hoàng gia Anh, Thư viện Quốc gia Uúc, Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật các nước Đông Nam Aá, Thư viện trường Đại học Cornell (Mỹ), Thư viện trường Đại học Sidney (Uúc),...
    Là thành viên của tổ chức thông tin thư viện của các nước nói tiếng Pháp;
    Có quan hệ trao đổi, nhận tài liệu tặng của nhiều tổ chức khoa học và các sứ quán của nhiều nước trên thế giới.
    * Kế hoạch phát triển trong những năm tới
    Hiện nay, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đang được Bộ Văn hóa và Uủy ban Nhân dân Thành phố chú ý đặc biệt để nâng cấp cho thư viện về mọi mặt bằng cách:
    Sẽ cung cấp cho thư viện các trang thiết bị hiện đại để đẩy mạnh các hoạt động của thư viện và thông tin khoa học;
    Xây dựng sử dụng mạng lưới máy vi tính trong các thư viện, các trung tâm thông tin trong Thành phố, trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện cho bạn đọc của thư viện, các trung tâm thông tin trong và ngoài nước.
    Roma@
  5. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Chi tiết lịch sử : Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chi Minh
    Nằn trên đường Lý Tự Trọng, Q.1, nền đất của công trình này lần lượt là Chợ Cây Da Còm, Xưởng đúc tiền, Khám Lớn Sài Gòn...
    Thực dân Pháp xây dựng khám lớn Sài Gòn vào năm 1886, hoàn thành năm 1890. Khám lớn bị phá hủy trước khi Pháp rút quân vào năm 1945. Từ năm 1948 tới 1967, nơi đây là Đại học Văn Khoa, sau đó là thư viện.
    Công trình thư viện, nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng theo thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện và Bùi Quang Hanh được đánh giá là một thành công của ngành kiến trúc cận đại Sài Gòn.
    Hic còn cái vụ ai cắt băng khánh thành thì đang hỏi.Khi nhận được trả lời sẽ post lên ngay.
    Roma@

Chia sẻ trang này