1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập Võ thực dụng & Võ ảo tưởng

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi banabinhdinh, 06/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì trong võ thực dụng của bác lại nên chia làm 2:
    Một là võ thực dụng: mang tính chất là quyết chiến quyết thắng. Dùng nhiều các đòn thực dụng, không hoa mỹ. Đôi khi mang tính tiêu diệt.
    Hai là võ thể thao, điện ảnh: Hoa mỹ, đòn đánh thường nhắm vào vùng ít nguy hiểm trên cơ thể.
  2. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Phan Trường Hận BĐ đã từng vs nhất nam , hảy hõi Ngô Xuân Bính và đại đệ tử Nhât Nam thì rỏ ?.
    Lối quảng cáo như thế nầy chỉ đưa nhất nam xuông dốc mà thôi ,
  3. vivapacific

    vivapacific Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2006
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại là tái lọm, hổng biết thêm võ ta thực dụng chỗ nào, võ khác ảo tưởng chỗ nào. Muôn đời vẫn thế.
  4. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Tôi thật sự chưa hiểu võ thực dụng khác võ ảo tưởng như thế nào. Có lẽ chúng ta lại quay về vấn đề muôn thủa, là hiện tại, học võ để làm gì. Và nên học như thế nào. Tôi thấy mỗi người có 1 quan điểm và mục đích riêng nên không áp đặt được.
    Nếu học võ để tiêu diệt đối phương nhanh chóng, tôi đồng ý với một số anh em thiên về tập xỉa tay vào mắt và đá hạ bộ. Hồi tôi mới tập bị mấy đàn anh cho nếm món này hơi nhiều. Lâu không đi kiểm tra không biết chỗ dưới có làm sao o, có lần đi khệnh khạng mất cả tháng. Còn trong buổi tập bị tát vào mắt, bị cấu yết hầu hơi nhiều. Sau tôi hãi chả dám tập với mấy sư huynh này. Nhân tiện nói thêm là có nhiều vị là dân văn phòng, thư sinh, đánh thâm khiếp, cứ mắt và hạ bộ đối phương mà xỉa, đạp, còn cơ bắp đối phương họ không quan tâm. Những đàn anh này chuyên chú tập gân và rất sợ tập nặng vì sợ co cơ. Nhưng thời gian họ bỏ ra cũng là khá nhiều, thường phải trên 5 năm mới đánh kiểu này được.
    Nhưng đặc biệt thầy tôi không thích kiểu tập của mấy đàn anh trên lắm, thậm chí là khó chịu. Buồn cười là dù họ có quan điểm trái ngược với thầy tôi nhưng vẫn đến tập. Có điều vài ba anh đó tập riêng bài của họ còn thầy tôi hướng dẫn học trò kiểu khác. Thầy tôi tôn trọng họ nên o muốn mời họ ra khỏi lớp.
    Quan điểm của thầy tôi thế này: Tập gì thì tập, trước hết phải có thể lực. Thầy không khoái kiểu múa cho đẹp bài và động tác rườm rà. Thầy muốn chúng tôi tập thể lực và động tác cơ bản tầm 3 năm sau đó mới tập kỹ thuật. Chính quan điểm này làm nhiều môn sinh cảm thấy chán nản, ngay cả tôi tập được 1 năm rưỡi ( tất nhiên buổi đực buổi cái), nhưng chả biết đánh bài gì ra hồn .
    Trong nhánh chúng tôi thường có dẫn chứng là thầy của thầy tôi là một người rất thấp bé, bác chưởng môn cũng thế. Nhưng ít ai biết rằng những người thấp bé như thế đã phải khổ luyện các công phu chuyên biệt đến mức nào ( Ví dụ đá gãy chân một người học võ trung bình là chuyện đơn giản, còn ngón cái đá mộc nhân không kêu bồm bộp như bt mà phát tiếng kêu bong bong như sắt đập mộc nhân). Tầm như thế hiện nay mấy ai có đủ đam mê theo tập được.
    Do vậy, theo ý thầy tôi, nếu chỉ ham mê phần kỹ thuật quá mức có thể sẽ rơi vào tình trạng ảo tưởng như bác Banabinhdinh nói, thầy tôi dùng chữ " ma giáo". Tức là kiểu tập khôn lỏi chỉ mong chọc mắt người ta để dành thắng lợi. Thầy muốn bọn tôi tập đánh đàng hoàng, đĩnh đạc, thể lực tạm ổn. Thầy luôn nhắc chúng tôi: Học võ trước hết để khoẻ mạnh. Nhiều bác xách vật hơi nặng tí là ngại, vì sợ "co cơ" . Kể cẩn thận đến mức ấy cũng hơi quá.
    Chuyện anh sư huynh hay tập xỉa mắt:
    Anh này là nỗi kinh hoàng của các em lơ ngơ mới vào. Thì lơ ngơ mới vào không khỏi có lúc hăng lên tí, thế là ăn đủ. Chát 1 phát là bàn tay bay vào mắt, tối tăm mặt mũi liền. Có thằng dại bảo anh ơi đá thế nào thế là ăn phát xỉa mũi chân ngay vào chim. Newbee bẩm báo thầy cũng chán lắm nhưng cũng o tiện nói. Có lần thì anh này cũng nhận được 1 bài học nhỏ.
    Hôm đó bác này tập với 1 anh mời vào khoảng mấy tháng, nhưng ông này to khoẻ, cỡ tầm gần 100 kg. Bác xỉa tay quen đánh kỹ thuật, vung chân vào chim bác mới. Bác kia chả nể nang sư huynh sư hiếc gì, điên người, tóm bàn tay đang dơ lên định xỉa, vặn ngéo cái, làm bác kia tí gãy mấy ngón tay, đi chụp thì thấy mẻ xương, phải nghỉ tập hơn 1 tháng. Hai bác này sau chả dám tập cùng nhau nữa, còn các đàn em được trận cười thầm..
    Hiện tôi vẫn quan niệm võ là để khoẻ, võ là thể thao trước đã. Nếu chỉ để đánh nhau, ra đường đút túi con dao gấp có lẽ yên tâm hơn nhiều.
    Quan niệm về giao đấu: Người chiến thắng không nên dùng thủ đoạn. Thắng để đối phương phục chứ không phải cố tình triệt hạ đối phương. Tâm địa mình mà đen tối trước sau cũng bị phát hiện. Sư huynh tập với đàn em cũng thế, nên nhiệt tình chỉ bảo, điềm đạm, đĩnh đạc chứ không phải khoe mẽ thể hiện, đánh phủ đầu tàn bạo. Người ta quý nhau vì tình cảm chứ không vì e sợ nắm đấm.
    Cũng có thầy võ dạy học trò cố tình bẻ sai nhiều động tác ( Tôi nghe nói kể cả chưởng môn 1 môn có tiếng ở HN). Thà không dạy thì thôi chứ loại thầy này chắc không tồn tại được lâu.
    Về học trò: Nhiều người quan niệm bỏ tiền ra là phải được dạy hết, dạy nhiệt tình và dạy nhanh . Nhiều người sốt ruột muốn học nhiều ( tất nhiên cũng có người có tâm huyết và năng khiếu), và nghĩ các thầy dấu bài. Nhưng 1 quả đấm không đủ uy lực thì tập thêm 10 quả đấm nữa có tác dụng gì. Nghe nhiều bác tập tấn đều đều mỗi ngày cả tiếng người mới học như tôi chắc có lúc phát chán, bồn chồn ruột gan, nhưng những cái cơ bản nhất sẽ là cái gốc để người ta đi xa hơn. Cu em tôi học Karate hay phàn nàn ông thày suốt ngày bắt đứng tấn, theo tôi đấy chính là ông thầy tâm huyết và có trách nhiệm.
    Tôi đã chát với 1 đàn anh trên Forum này hiện đang ở Đức. Xem ảnh thấy anh ấy hai tay xách 2 cái ghế đá loại để ở công viên . Anh ý cũng có quan điểm giống thầy tôi. Tập hoa lá gặp thằng Tây cao 1.8, nặng 90 kg (loại trung bình bên kia) là biết ngay. Chả lẽ lại nhảy lên xỉa vào mắt nó ? Hay cố chui đầu vào tìm xem chim nó ở đâu ? Chả nhẽ nó không có 2 tay để tóm, 2 chân để di chuyển à,nó mà tóm được chắc là khó thoát !
    Mười người mười ý, không ai giống ai. Cũng có nhiều người tập võ như tập thể thao cho vui. lúc đó chuyện tập đòn tàn sát và tập nặng sẽ không phù hợp.
    Thôi thì ai thích tập kiểu gì thì tập, cứ vui là được.
    Sáng ra chưa ăn sáng. lan man linh tinh mong các bác vui lòng bỏ quá cho.
    HAVE A NICE DAY
  5. ocmap

    ocmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0

    OK, nhất trí với bác là tập võ là để có sức khỏe đầu tiên.
    Còn cái khoản đánh vào hạ bộ hay xỉa mắt thì chỉ áp dụng được với mấy chú mới vào thôi, đánh với người giỏi võ thì tìm ra được chỗ để phang là tốt lắm rồi.
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi chả biết tại sao bác lại cho rằng là như thế.
    Người lập ra topic này nói "tập võ thực dụng" rõ ràng ở đây là ý nói cách tập của từng người thực dụng và ảo tưởng.
    Chả có chỗ nào mang ý tranh chấp giữa các môn với nhau.
    Người tập võ ta nhưng khi đọc sách hay khi hiểu sai vấn đề vẫn có thể bị "ảo tưởng" như thường.
    Nói như là Đạo Phật ấy. Tư tưởng của Thiền là xóa bỏ "ảo tưởng" (Vô Minh). Nhưng có phải là đệ tử nhà Phật là không có "ảo tưởng" không? Mà thực ra nói nhiều lại rơi vào cái bẫy chỉ trích người khác không nên.
    Thực ra anh bana có cái chữ "chờ ngộ" rất hay đấy chứ. Nó diễn tả tâm trạng của con người vừa tham lam vừa ỷ lại, mong mỏi vào bên ngoài mà quên đi năng lực bản thân đó đúng là "ảo tưởng".
    Còn kỹ thuật của võ ta nếu bác muốn biết kỹ thì đăng ký đi học. Muốn tham khảo thì vào mấy trang của báo Bình Định. Đọc chỗ nào hiểu hoặc không hiểu, đồng ý hoặc không đồng ý thì đưa lên đây để mổ xẻ.
    Còn kỹ thuật thì chừng nào cảm thấy hứng người ta sẽ viết. Thực sự cách viết của anh bana bác cũng không hiểu đâu mà đòi phân tích với không phân tích.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 18:30 ngày 08/08/2006
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Kệ nó anh ạ. Thằng này là thằng hôm chửi anh em mình đấy. Đừng rơi vào cái bẫy của nó.
  8. vivapacific

    vivapacific Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2006
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Vầng, tôi không hiểu nên mới hỏi lại, hỏi kỹ và để rồi phải kết luận như thế.
    Câu hỏi hồi giờ của tôi cũng đơn giản thôi, nhưng mà không ai trả lời , ko biết vì ko muốn trả lời hay ko đủ trình độ trả lời.
    Nhắc lại nhé: Võ ta khác võ tàu, võ nhật chỗ nào?
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi trứoc nếu tôi đổ oan cho bác. Nhưng hình như từ khi bác vào đây tới giờ chưa thấy bác hỏi câu này. Bác chưa hỏi bác đã bảo người ta giấu nghề.
    Tôi hỏi bác thật nhé.
    Khi bác tò mò muốn biết nhà người ta có gì trong đó thì bác hỏi "Chả biết nhà bác có cái thứ gì quý mà cứ đóng cửa im ỉm thế?" Thì người ta đã chẳng thích trả lời rồi.
    Mà mấy cái bài về kỹ thuật võ ta tôi đã tạo link đầy đủ để bác tham khảo sao bác không cho ý kiến? Thực chất người ta chỉ nói được đến đó. Chẳng lẽ bác thích người ta diễn giải cho bác từng bài quyền kiểu như "Bước chân phải tới thành Đinh tấn, Đấm tới. Lui về gạt tay phải trước mặt. Đá vòng cầu". Nếu vậy thì bác đăng ký đi học có lẽ hay hơn.
    Sự khác nhau giống nhau của võ ta với võ tàu hay võ nhật mỗi người nói một kiểu. Tuy nhiên, khi học thì chắc chắn là phân biệt được. Tôi học một hệ phái được gọi là "lai tàu" (Thiếu Lâm). Khi dạy bài bản nào thầy tôi không cần bảo đó là bài của võ Tàu hay võ Ta tôi cũng tự phân biệt được. Cách dễ nhất là nghe câu Thiệu. Cách thứ nhì là xem thế đánh tương ứng với câu thiệu. Cách thứ ba là xem việc vận dụng lực.
    Cách thứ 3 là cách quan trọng nhất. Võ ta khi phát lực ở đòn tay đều liên quan đến việc di chuyển và trụ tấn. Có một số bác còn phân biệt theo cách vận dụng gân cơ. Cái này tôi không rành lắm nhưng có liên quan đến việc dụng lực toàn thân và bộ tấn.
    Vả lại bác xem lại xem. Trong topic này anh bana có nói gì về võ ta đâu? Bác chỉ CHO LÀ người ta học võ ta thì phải nói về võ ta. Mà bác cũng KHÔN thật. Chả ai biết bác là ai cả và học môn gì. Bác muốn chỉ trích hay phê bình ai thì cứ đem môn võ của người ta ra là xong. Vậy thì nói GIẤU thì ai GIẤU ở đây?
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 19:07 ngày 08/08/2006
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Xin cám ơn!!! Xin cám ơn!!!
    Cao nhân có vẻ hơi bị bận rộn nhỉ.
    Cao nhân đăng bài ít quá.
    Rất mong cao nhân chịu khó đăng bài nhiều hơn. Kẻo anh em trên này mong mỏi bài cao nhân lắm.
    Thọc tay vào nách, vào sườn ngoáy ngoáy.
    Cười không nổi.

Chia sẻ trang này