1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập Võ thực dụng & Võ ảo tưởng

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi banabinhdinh, 06/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    hihi các bác quan tâm làm gì với mấy kiểu quảng cáo trẻ con, rẻ tiền, loanh quanh tí là để kiếm cớ chửi mà thôi.
    Con người ta khi nghĩ chưa thông thoáng được thì thường hay chấp nhất, có người chấp trong ý niệm mà ko bộc lộ ra, có người thì bộc lộ công khai. Cứ để mặc nó, theo thời gian nó sẽ dần trở về với bản năng động vật thôi.
    Bác Bana nói về cái vụ Phan Trường Hận đi, nếu thấy ko tiện thì nhắn tin riêng cho tôi nhé, tôi thấy khoái cái vụ này đó, tôi có nghe bác VoTa nhắc cái tên của đại đệ tử của Thầy Bính ko dưới 10 lần vậy mà ko hiểu sao tôi cứ quên tên anh ta, có lẽ trí nhớ tôi dạo này kém quá rồi, đúng là lười tập thì mọi thứ đều xuống cấp cả.
  2. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    HELLO,

    Theo như anh Cuong tả thì trò chơi "đá gà" đó, ớ miền Nam có tên là "chập chân Ba Khía" . Con Ba Khía là 1 loại cua đồng chỉ có ở vùng hạ lưu sông Tiền và sông Hậu.
    Bây giờ tui mới biết là ở miền Bắc và Trung trẻ con cũng chơi tương tự và gọi là "đá gà" .
    Có nhiều trò chơi cho trẻ con để học võ khỏi chán nhưng khi chơi thì thày cũng bày luật chơi khác với lúc thường .
    Đây cũng là điểm rất khác của võ VN so với các nước khác mà tui biết (không dám chắc 100%).
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Bảy!!!
    Lâu quá không thấy anh lên. Tưởng anh bị mấy chú ở CỤC AN QĐ chui vào máy quậy banh rồi. Hóa ra vẫn khỏe. Chúc anh khỏe dài dài!!!
    Con ba khía em thấy ở vùng Cà Mau cũng nhiều. Bây giờ là món đặc sản (giống như mắm cáy ngòai Bắc).
    Cái tên "Chập chân ba khía" em mới nghe lần đầu. Ở miền Đông tụi em gọi là ĐÁ GÀ. Em nghĩ là ở miền Trung cũng gọi là ĐÁ GÀ. Còn miền Bắc gọi là gì thì em không biết.
    Đám tụi em hồi nhỏ có 2 trò đá.
    - Đá gà.
    - Đá ngựa. Cõng nhau đá.
    Mấy trò này (kể cả trò "úynh lộn ngồi") hồi đó mà bị thầy tổng phụ trách (hồi đó cũng giống như thầy giám thị bây giờ) bắt được là kỷ luật ngay.
    Chuyện thầy võ bày luật chơi khác thì em nhớ hồi đó như thế này: Hôm đó chơi "cướp cờ". Thầy gọi "số 2". Em với một thằng lên. Thầy lại nói "số 2 về". Đang về chưa đến nơi thì thầy bảo "Số 2". Thằng kia quay lại cướp cờ chạy về tòan thắng.
    Em kiện.
    Thầy nói "Tại em lúc đó phân tích đúng sai nhiều quá nên chậm một bước. Nguyên tắc chơi là phải tiến lên giành phần thắng về mình. Chuyện phân tích đúng sai để sau."
    Đó là một bài học về cách xử lý tình huống rất đắt giá.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 07:56 ngày 13/08/2006
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ngồi buồn buồn gõ thêm vài cái về kỹ thuật. Kỹ thuật này học ở nhiều nơi. Nhưng các thầy dạy không khác nhau bao nhiêu cả.
    Bây giờ chân trái bác đang ở đằng trước. Bác đấm tay phải tới. Thế tiếp theo là "Tiến chân phải tới TẠT chỏ phải". Tôi phân tích 3 cách đánh của 3 môn võ nhé. Không phải là phân tích cái nào hay hơn đâu. Chỉ là sự khác nhau thôi. Cũng không hẳn là khác nhau vì tôi không phải là biết hết đòn thế của các môn. Nhưng tôi nói về kỹ thuật sơ cấp.
    - Thế trong một bài Heian của Karate: Tay trái gạt, tay phải lên chỏ.
    - Thế "Phượng dực đả loan đài" trong bài "Bát Bộ Liên Hoa" (Thiếu Lâm): Tay phải thu về hông. Trong lúc thu về thì "tém" tay địch thủ. Chân phải bước lên tạt chỏ.
    - Thế rất phổ biến trong võ Bình Định: Chân phải bước SẤN lên. Chỏ phải tới.
    Đôi khi tôi không hiểu tại sao các môn sinh Karate, Taekwondo lại hay cho rằng Võ ta là "hoa mỹ" và "phức tạp". Tôi đồng ý rằng cùng một thế giống nhau. Thế của Thiếu Lâm phức tạp hơn. Nhưng thế của Võ Bình Định rõ ràng là đơn giản hơn thế của Karate và nhìn rất "thiếu khoa học" về nguyên tắc phát lực. Đúng vậy!!! Võ ta rất "thiếu khoa học".
    Vì vậy làm gì có chuyện đánh ra "Pặc pặc" "Phực phực" như mấy chú Vovinam miền Bắc đánh võ Tàu hôm trước.
    Tôi nói rất rõ quan điểm về kỹ thuật của tôi rồi đấy. Bác nào tò mò thỏa mãn chưa. Thế mà vẫn bảo chưa rõ ràng thì chịu thua bác luôn đấy.
  5. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn ở thể kỷ 21 , điều kiện tập võ không giống như xưa , con người dể thích ững ở mọi môi trường sồng vả tạo điều kiện phát huy cai gốc mới là chính , cái gốc của võ là căn bản , khi bạn đã tập và am tường căn bản môn võ nào đó , có học thêm những môn võ khác, khi đi một quyền của võ phái mới , củng không dấu được cái gốc của bạn .
    vidụ
    Bài lảo mai của vovinam , có nơi bước chân tiến lui giống như karate , củng có nới những bước chân đó giống thiếu lâm , VN ,v.v.vv. sự việc trên đã chứng mính được ngưòi thầy trước khi gia nhập vào vovinam đã mang dòng võ riêng của họ .
    Sự vay mượn hay bỏ bớt đó là sự cầu tiến của con người luyện võ , đến khi ngày kỵ thuỷ tổ ,hay biểu diên , thầy võ có tự trọng thì không có sự vay mượn ở đó ,
    Những bài tập ảo tưởng như nhảy qua nóc nhà , luyện mắt , nội công ,khi công , thường thường thành công ,do những thể hệ sau hô hào người đó tập được v.v.v. thử chứng minh người nào còn sống có nội công ,khí công và nhảy qua nóc nhà ,và tuổi thọ của họ là bao nhiêu , hay là chết ở tuổi bình thường ,và về già có cuộc sống quằng quại vì đau nhứt của người tập ngạnh công .
    Nhảy qua nhóc nhà đó là thuyền thuyết của ngưòi bình định nhưng họ quên đề cập tới cây sào ,

  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Thêm một cái nữa nhé.
    Đó là roi. Roi là kỹ thuật binh khí căn bản của võ thuật Đàng Trong. Còn gọi là võ ta. Ngày xưa có câu "Roi Kinh quyền Bình Định".
    Thế bác đã thấy kỹ thuật đánh "Trung Bình Tiên" chưa?
    Từ đầu tới cuối bài chỉ có "ngoáy, ngoáy". Nhìn vào làm sao biết được trong một cái ngoáy đó, cử động nào dùng để "gạt", cử động nào dùng để "tém". Chỉ một cử động nhỏ trong một động tác thôi. Tôi nói đơn giản một tí nhé! Lắc sao cho mũi roi "ngoáy" thành hình số 6 ngược xuôi, xuôi ngược.
    Nếu muốn tìm hiểu, lục thử xem thế nào là "cắc cụp cắc". thế nào là đâm bao cát, "đâm so đũa" mà dân Bình Định đã triển khai thành các bài tập riêng biệt từ kỹ thuật căn bản nói trên.
    Các kỹ thuật trên thì kỹ thuật đánh thương hoặc côn của võ Tàu giống chỗ nào?
    Nếu muốn tìm hiểu có thể tự mình lục lọi. Cần gì phải tranh chấp nhau như thế.
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Rất hiếm khi gặp được người có lý luận sắc sảo, dẫn chứng hùng hồn như bác. Tôi rất khâm phục những người vừa tài cao lại có lòng thế này.
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Quên mất!!! Phải nói kỹ lại cái thế đánh chỏ ở trên của Bình Định là TẤP chỏ chứ không phải là TẠT chỏ (như của Thiếu Lâm hay Karate).
    Chân phải SẤN tới, tay phải TẤP chỏ.
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Rất đô`ng ý với bác Cuong la` Roi la` vũ khí độc đáo của võ ta. Mấy anh võ sư Ta`u ma` gặp roi chiến Bi`nh Định cũng ngại lắm đấy.
    Tiếc la` trong một số ta`i liệu vê` võ của VN, ngươi` ta vẫn lẫn lộn Côn va` Roi, cho ră`ng Côn va` Roi la` một !!!
    Một đươ`ng đâm roi có khí thi` có thể hiểm độc khôn lươ`ng !
  10. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    -Thua là cái chắc chứ ngại con khỉ gì . Đọc bài của ông SN viết thì biết, trong đó có 1 phần câu chuyện là thật đấy . Một VS đi từ Quãng Nam vào - không ghé Sai Gòn bán mì gõ như nhiều dân ngèo hiện nay - mà vào thẳng đất Rạch Giá . Tại đây 1 mình 1 côn đã đánh bại cả đội cướp biển của Tàu (Phúc Kiến) vẫn thường nhũng nhiểu dân làng ven biển. Vùng này cũng có nhiều dân Triều Châu đến định cư nhưng không thấy ai ra tay - chắc là không có võ sư - hay là họ "thông cảm" với "đồng hương" ?
    -Xin anh cho biết côn và roi khác nhau thế nào ? Trong miền Nam vẫn dùng 2 chử này lẫn lộn với nhau . Nói đúng ra, miền Nam tui chỉ thấy trường côn, bằng tre già, do đó cách đánh (côn pháp) có lẽ cũng khác côn "truyền thống" ở đàng ngoài .
    - Chuyện "ngoái ngoái" đó thì anh Cuong nên hiểu như thế này . Trong võ VN, cái nguyên tắc phóng khoáng tự do là rất quan trọng . Cái nguyên nhân và kết quả và kết quả cũng là nguyên nhân là võ VN không có "môn phái" mà truyền khắp nhân gian, tùy duyên quá độ thôi, mỗi thày mỗi khác . Có tự do thì mới có sáng tạo ! "Ngày xưa còn bé", tui biết có 1 VS Tàu lừng danh, kiến thức thật mênh mông, lần đầu nhìn thấy "côn pháp" VN đã "thất kinh" mà hết lời ca ngợi, còn ông thày VN thì cũng "hết hồn" vì không biết làm sao mà "nó" xem qua có 1 lần mà "thấy" được nhiều cái hay như vậy ! Nhưng VS Tàu này là 1 trường hợp ngoại lệ, đa số VS Tàu nhìn vào thì chả thấy gì cả, chỉ thấy múa may, quay cuồng như côn Tàu mà thôi. Anh Cuong học võ môn phái "song tịch" nên tui nói anh xem có phải không . Người học võ Tàu thường theo đúng "pháp", quyền pháp, côn pháp, đao pháp, cước pháp, .... cái nào đúng y như cái đó, rất bảo thủ, thày bảo sao làm vậy, "monkey see monkey do", nhiều khi không hiểu gì cả vẫn theo đúng như vậy . Ngàn năm 1 thủa mới có "thánh nhân" xuất hiện mà cãi biên đôi chút để lập "môn phái", cho nên với dân số hàng tỉ, qua mấy ngàn năm chỉ có chừng chục môn phái mà đa số VS là tín đồ, học mà chẳng cần hiểu làm gì cứ cho mình là hay nhất .
    Với VS VN thì cái đòn gánh, sợi dây luộc, cuốc, phảng, ... cũng xài được, chả có "pháp" gì cả . Dân mình nghèo mà, còn phải làm ruộng, lên rừng, xuống biển mà sinh sống chứ, đâu có ở không mà theo "quyền pháp" để tìm "võ đạo" bao giờ đâu !.
    Không lẽ bây giờ lại kể ra có cả chục ngàn "môn pháI" với "cuốc pháp", "đòn gánh pháp", ....
    Người VN có khi hay cũng có khi dở nhưng tui không muốn làm nô lệ Tàu, chuyện lớn chuyện nhỏ gì cũng bắt chước Tàu, ngay cả lời ăn tiêng nói ở trong nước bây giờ cũng vậy !!!! Vậy mà còn đòi dạy tiếng Việt cho Việt kiều ! Chời ơi Chời ! để tui học tiếng Tàu thứ thiệt sướng hơn .

Chia sẻ trang này