1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập Võ thực dụng & Võ ảo tưởng

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi banabinhdinh, 06/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Nói về quyền và binh khí rồi bây giờ phải nói tới khí công.
    Hôm trước anh Bảy có nói tới trò chơi THỌT (thọc, chọt, chọc...) LÉC (lét...) hay ở ngoài Bắc gọi là CÙ.
    Anh có nhớ anh nói với bác MDKTL trong topic "Sưu tầm võ Bình Định" không.
    Phải nói đây là một môn "khí công động" tuyệt vời. Hôm nào mà đầy bụng khó tiêu, tập xong là "lên ruột" tinh thần sảng khoái. Toàn bộ Hoành cách mô và hệ cơ trơn toàn thân được vận động hết cỡ. Tập môn này còn tăng khả năng phản xạ tự vê. Tuy nhiên không nên tập quá sức. Rất dễ "tẩu hoả nhập ma" điều này đã được ghi ở giới luật nhà Phật (Pācittiya 52).
    Úi ui ui... khặc khặc khặc...
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 20:03 ngày 14/08/2006
  2. nhutaday

    nhutaday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    anh cu ổng lén hít vê táp cho đàn em bổ xung thêm vài từ nè, bú nút rờ cà rê lang bang léng phép hỉ
    Được nhutaday sửa chữa / chuyển vào 21:37 ngày 14/08/2006
  3. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Chào bác , roi chú trọng đánh một đầu ,lắt ,đâm , phây roi ,dích khẻ , những thế roi thường dùng như ,triệu tử ,mục liên v.v.vv . những thế phá vòng vây ,2 tay cầm ở đốc roi vác trên vai dùng lực lưng quật roi tạo đường kính phá vòng vây gấp ba bốn lân chiều dài của roi ,Roi đánh 2 tới 3 phách trong một thế , người dùng roi rành họ đánh cả hai đầu như côn không cậu nệ , rộng hẹp , điều kiên người đó có thân pháp và chạy tay tốt . Roi đánh nhẹ , (đầu sanh) roi trên đường tới vẩn mạnh như thường , khi đối thủ bắt ,khắc vào đầu sanh thì không có sự va chạm trong đó , đôi tay không bị phấn chấn, mới gặt được đốc(đầu tử) roi lên đồng thời ngồi xuống cùng một nhịp
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Mô tả của anh bana hoàn toàn giống với của em.
    Có thêm là anh mô tả vào trong thực tế chiến đấu. Em thì chỉ lý thuyết thôi (trong bài thảo) mặc dù đã thấy song đấu roi nhiều rồi.
    Các điểm bôi vàng ở trên là những điểm (về lý thuyết) em mới biết thêm (không phải là mới hoàn toàn mà nó củng cố những kiến thức cũ của em).
    Cám ơn anh bana.
    Xin phép mượn chỗ này để lưu bài Trường côn diễn quốc âm ca

    Trước vào bái tạ bàng quan
    Cho lanh con mắt kẽo oan mạng hồn
    Ấy là thế đánh võ côn
    Xích phê một ngọn cho khôn tay cầm
    Trung bình biến thế hiểm thâm
    Lấy roi làm lũy tay cầm phân hai
    Hoặc là người ấy thiên tài
    Xông mình chống đở đánh bưa roi vào
    Phụng đầu dầu có xa cao
    Xích phê ra thế xông vào mới hay
    Vĩ dầu người đó mau tay
    Tai nghe tiếng khắc bật rầy đánh đi
    Lão ông dầu có không chùy
    Lã vọng tọa xuống can gì mà ra
    Kim kê ỷ cậy gần nhà
    Mục liên cất giánh cậy mà cũng kinh
    Đánh rồi cuốn cánh nép mình
    Hoành thân giữ bụng cho lanh mắt rày
    Tuy là roi cầm hai tay
    Tay thẳng tay chuỳ bật mà kéo xao
    Lòng ta trong ý muốn vào
    Roi cầm phân thế cho xinh
    Ra vào mắt tợ lôi tinh
    Phụng đầu nó thệu liệu mình phóng roi
    Phóng ròi con mắt giữ coi
    Kẻo mà nó lại đâm roi vào mình
    Lại thêm một thế đâm thoi
    Hai bên thuận nghịch đâm rồi nhảy theo
    Ví dầu lâm thế hiểm nghèo
    Đổ xuống trích thủy nhảy theo cuốn gần
    Đánh rồi roi lại ẩn thân
    Đổ xuống trích thủy cuốn gần nhảy theo
    Hai người trích thủy không thông
    Phải ra thế khác kẻo trùng gọn roi
    Học thì giữ thảo năng coi
    Ô long lấy nước đề vời tống lên
    Thế đâm là thế chẳng hiền
    Ô long dầu mạnh cũng kiên trâu vàng
    Cò bay hai cánh thẳng dan
    Đánh ngang qua mặt ắt là khôn toan
    Trở ra bái tổ hai đàng phân nhau

    Anh bana nếu có hứng thú giảng giải hộ em bài này ạ. Em cám ơn trước.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 19:19 ngày 16/08/2006
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Một phương pháp dạy của Võ Bình Định.
    Tôi thấy cách dạy như sau:
    Sau khi học phần căn bản. Vào đến bài quyền (thảo). Nếu bài ngắn có thể ghép 2 bài với nhau gọi là ?ohội thảo?.
    Việc dạy bài thảo qua nhiều giai đoạn khác nhau.
    Giai đoạn 1:
    Dạy rất nhanh. Thầy không sửa thế trò. Trò phải tự nhớ không hỏi gì thêm.
    Giai đoạn 2:
    Sửa nét. Lúc này mới sửa thế cho đúng kỹ thuật. Điều chỉnh mức độ nhanh chậm tuỳ từng thế.
    Giai đoạn 3:
    Học phân thế. Chữ ?ophân thế? trong võ Bình Định không có nghĩa là ?ogiải thích cách vận dụng thế? như nhiều người nghĩ. Nó không đơn thuần là vậy. Khi phân thế thầy sẽ chỉ cho trò các cách biến thế, không đơn thuần là áp dụng mà là ?ohọc một biết xxx?. Có thể lúc này sẽ đưa một số thế của các bài khác vào vận dụng.
    Giai đoạn 4:
    Học cách đấu. Nếu đây là bài quyền đầu tiên thì trò sẽ học cách ?osang quyền? hay còn gọi là ?odạo quyền?.
    Lưu ý là giai đoạn 1 là thầy không sửa thế, dù trò đánh sai cũng mặc, để trò tự lăn lộn trong trí nhớ của mình. Cách học này giúp trò có kỹ năng quan sát và không ỷ lại vào sự hướng dẫn của thầy.
    Đó là một trong những cách mà em đã được thấy và em cho là độc đáo. Nếu có gì sai xin các anh chỉ ra giùm.
  6. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    @cuonghlvt
    Tôi chả thấy thích cái giai đoạn 1 đó tí nào hihi , vạn sự khởi đầu nan. Nếu ngay từ đầu nhận thức đã lệch lạc thì sẽ dẫn đến các hậu quả khác, muốn điều chỉnh lại nhận thức và thói quen cần sự kiên trì và chú tâm liên tục... nhưng vẫn chỉ có thể áp đặt vào chứ khó mà xoá bỏ hết được, tôi thích kiểu dạy cho chân tay có sức, thân - ý tương thông rồi muốn học gì thì học, khi cái đầu muốn cái chân qua phải mà nó chả chịu nhấc lên cho, muốn cái tay chọt ra mà nó ra như là của ai đó thì lâu dần sẽ hỏng cả nhận thức và thân thể của học trò, học trò học lâu mà người nhà nhìn vào thấy yếu xìu, tay chân lóng ngóng thì rồi họ lại khuyên đi tập thể hình mất thôi. hihi
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Chào bác Bana. Lâu lâu không đọc, không ngờ các bác lại đang bàn luận sôi nổi thế.
    Em cũng mạo muội xin có ý kiến thế này thôi:
    1.Phần chữ đậm bôi vàng trước:
    Em nghĩ rằng lực lưng cũng quan trọng, nhưng nó mang tính chất "đưa đẩy" đường roi nhiều hơn, chủ yếu vẫn là tay đốc.
    2.Phần chữ đậm bôi vàng sau:
    Đã là roi chiến thì yêu cầu bắt buộc phải đi kèm với thân pháp, bộ pháp tốt. Còn chạy tay thì đó là căn bản rồi. Vuốt roi, đảo roi,loan roi cơ bản như đứng tấn vậy.
    Đánh hai đầu roi thì trong các bài roi cũng có, nhưng dùng được trong thực chiến thì đúng là phải rành.
    @bác MS Grovit : Về roi-côn, như bác Bảy miệt vườn Gừng cay đề cập, em cũng không biết là trong Nam họ dùng lẫn lộn như bác nghĩ hay không. Nhưng thày em là người miền Nam thì phân biệt rõ ràng.
    Riêng về chất liệu, roi là thứ vũ khí dẻo dai (có thể uốn cong hai đầu chạm nhau mà không gẫy), khác với côn cương cứng. Roi nhẹ hơn côn, nhỏ hơn côn, và thường làm đầu nhọn.
    Vì đặc điểm như vậy nên roi linh hoạt biến hoá dễ hơn côn. Nhưng cũng chính vì đặc điểm đó mà roi không chủ cương mà chủ ở sự nhanh lẹ biến hoá dựa vào thân pháp, thế roi.
    Có thể có sự khác nhau về quan niệm chăng?
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 07:02 ngày 17/08/2006
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    to daiviet999
    Sẽ có rất nhiều người không thích kiểu học này như bác.
    Bác lưu ý một chút đây là học quyền (thảo) chứ không phải học căn bản.
    Bác nên hiểu là dân Bình Định có một thời hầu như nhà nào cũng có một vài miếng. Việc tìm thầy học chỉ là để học thảo, miếng, thế chứ không phải là học căn bản. (không có nghĩa là học trò không sai về căn bản) Bác nên nhớ là cái đích đến chỉ có một. Việc sửa sai dù khó đến mấy không phải vì khó mà không làm. Nhưng không phải vì thế mà để cho học trò ỷ lại vào sự hướng dẫn của thầy.
    Khi tôi tìm đến vị thầy thứ 2. Người này biết tôi trước đây là học trò của học trò ông. Ông đã dạy cho tôi kiểu này.
    Còn nhiều phương pháp dạy khác nữa. Tôi sẽ từ từ nói.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 07:03 ngày 17/08/2006
  9. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    1- Hình như anh hiểu lầm sư phụ Bana rồi . Ý của ổng nói là cầm roi mà quơ mà vụt đó, lúc đó nó hơi gần với Kendo của ông Một . Khi nào rảnh tui nói sâu hơn về cái này. Đây là bài học ABC đầu tiên mà tui được học, nhưng nghe nói là khi lên cao bị bắt học lại, giống như tấn pháp và quyền cước căn bản vậy.
    2-Anh Bana đánh trống lãng đó . Ổng biết tui hỏi cái gì nhưng không biết hay không muốn trả lời .
    3-Còn chuyện Côn và Roi hình như Cuong hiểu ý tui .
    "thấy vậy mà không phải vậy"
  10. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    ,
    Được banabinhdinh sửa chữa / chuyển vào 02:29 ngày 18/08/2006

Chia sẻ trang này