1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tập Võ thực dụng & Võ ảo tưởng

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi banabinhdinh, 06/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    @ bác banabinhdinh
    Em chỉ biết có côn Tàu thôi, chứ không biết "Roi Tàu". Trong kiến văn hạn hẹp của em thì em cũng không biết là Tàu có roi hay không và đặc điểm ra sao?
    Nhưng một đất nước có truyền thống võ thuật , có nhiều môn phái như Tàu thì rất có thể một môn nào hoặc một Nhà nào cũng chế tác ra một thứ vũ khí gần giống như Roi của mình, đấy cũng là chuyện thường tình, có điều là cách sử dụng thì khó mà trùng hợp được.
    Côn Tàu khi đâm (chọc) thường dùng hai tay, roi thì có thể sử dụng một tay đâm giống như kiếm (do đặc điểm nhỏ nhẹ dễ di chuyển). Kỹ thuật đá hất đầu roi điểm trọng huyệt, em cho rằng đó là một tuyệt kỹ của roi VN nếu tập đến nơi. Thường thì kỹ thuật này được gài giữa một liên hoàn đòn nên tạo được sự liên tục rất bất ngờ với đối phương.
    Vài lời mạo muội cảm tính, mong bác Bana chỉ bảo thêm.
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ngồi huỡn bàn việc văn hoá - chánh trị - xã hội với anh Bảy.
    Thực ra theo em thấy thi sách báo trước năm 75 ở miền Nam cũng dùng nhiều chữ Hán lắm. Và cách thông thường là đưa cả cấu trúc cú pháp tiếng Hán vào câu. Mà sai chánh tả cũng nhiều, ngoại trừ một số nhà xuất bản có uy tín (như Khai trí chẳng hạn). Ở miền Bắc và toàn quốc sau 75 thì dùng từ Hán Việt dùng nhiều từ ngữ có nguồn gốc từ Trung Quốc thời hiện đại và đôi khi dùng sai. Đôi khi dùng sai thành thói quen thì trở nên đúng. Chẳng hạn như trong một vài bài em dùng chữ "hoan nghênh" hay "hoan nghinh". Nghĩa gốc của từ này có nghĩa là "vui vẻ đón tiếp". Nhưng ý em dùng thì không có ý đó. Nhưng mọi người đều hiểu là được rồi. Có thể một vài người không quen với cách này thì hơi khó chịu.
    Vả lại tiếng TQ ngày nay cũng thay đổi nhiều. Có một ông biết chữ Hán đi máy bay của hãng hàng không TQ. Tới nơi viết mấy chữ tặng cho mấy cô tiếp viên hàng không xinh đẹp mấy chữ làm mấy cô này bụm miệng cười. Hoá ra ông dùng chữ "phi vụ" để chỉ chuyến bay, "cô nương" để chỉ mấy cô tiếp viên hàng không.
    Đố các bác trong ngôn ngữ TQ hiện đại chữ "cô nương" nghĩa là gì?
  4. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng không biết Tàu có roi không nhưng về côn Tàu thì có nghe giải thích rằng các môn thuộc bắc phái như Thiếu lâm thì cầm côn dùng âm thủ, 2 tay sấp(tức là 2 ngón cái đối nhau như trong Tiếu lâm côn pháp xiển tông có nói), khi đánh thì dùng cả hai đầu côn như nhau.
    Các môn thuộc nam phái như Vịnh Xuân, Hồng gia, Thái lý phật... thì dùng côn dạng có gốc và ngọn, tay cầm kiểu âm dương, tay trái trước, tay phải sau, kỹ thuật đánh mang nhiều nét của đánh giáo, thiên về đâm, lắc, vê...có người nói rằng gốc côn của Nam côn như cái cùi chỏ, thỉnh thoảng mới vụt ra nhưng đã ra thì....
    Thêm tý, theo giới thiệu trên web thì môn Thái Lý phật vừa có bắc côn, vừa có nam côn
  5. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Xin hơi lạc đề một chút. Tôi có biết qua côn pháp của Nhật trong lúc học kiếm Nhật có trao đổi với vài anh bạn. Côn Nhật nhỏ xíu, cao cỡ đầu người, lúc cầm có thể đổi tay âm dương hoặc âm âm, dương dương. Côn bằng gỗ cứng nên không có sự mềm dẻo trong đó. Côn Nhật những người bạn chỉ cho tôi trông hoa mỹ và không hiểm như roi Bình Định.
    Về roi Bình Định, lúc nhỏ tôi nghe nói roi của các vị đại gia làng võ là loại tre đặc ruột, xử lý sao đó mà cứng dai như thép. Vì nhà Nguyễn cấm vũ khí sắt thép nên con nhà võ phát triển võ roi đến mức thượng thừa hung hiểm. Và roi đúng là một đầu to đầu nhỏ, cách đánh giống thương pháp hơn côn pháp (theo kiến thức của tôi lúc đó). Họ có thể dùng đầu nhỏ đâm lủng bụng đối phương.
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi hỏi một chút.
    Trước đây tôi thấy trong một số tài liệu về Karate có nói rằng côn (BO) của Karate (dĩ nhiên đây chưa hẳn có thể gọi là "võ Nhật") là "Lục bộ côn" (chiều dài côn bằng 6 lần chiều dài bàn chân). Nghĩa là ngắn hơn "tề mi côn" của võ ta một chút.
    Một lần xem biểu diễn Aikido (Võ Nhật thật đây) biểu diễn thì thấy quả là côn ngắn thật. Tôi có nhận xét rằng sử dụng côn ngắn thì đòn thế sẽ linh hoạt hơn côn dài. Xem Aikido biểu diễn "Tay không đoạt côn" tôi có nhận xét rằng các đòn thế này sẽ không đánh được nếu địch thủ sử dụng côn tề mi.
    Có một số ý kiến chủ quan. Rất mong các bác bổ sung.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 09:54 ngày 20/08/2006
  7. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Đúng !
    Anh Cuong là lý thuyết gia số 1 . Nói trúng vanh vách !
    Cho em hỏi thăm em Trang bây giờ ra sao . Anh Cuong còn định làm mai cho em không ?
    Nói nhỏ anh Cuong nghe chơi thôi rồi bỏ, "BO" dở ẹt !
    Kendo hay hơn nhiều, nhưng mà tui cũng chỉ thấy ở trình độ sinh viên du học giao lưu văn hóa thôi .
    Có tài liệu "promote" cho Karate sau này nói là BO là biểu kiến hay là cái giống gì đó của KEN nhưng mà thiệt tình tui không hiểu . Dở ẹt thì nói dở ẹt . Thấy sao nói vậy thôi . Cao wá thì không hiểu tới .
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuoitre.com.vn/thethao/Index.aspx?ArticleID=129356&ChannelID=14
    Xin giới thiệu. Tui tên thật là La Làng. Anh trai của La Tiểu Trang.
  9. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    @ bác TLBP Những thế đâm so đủa , đâm chận , bỏ đở lấy đâm , những đòn quyết định trong giao chiến , mời bác nghiệm những câu thiệu sau .
    - Lưỡng long song củng chẳn ghê
    Nằm lăn ông quật bốn bề cũng tan..........
    Hạ luân ông phá thế gian lắt đầu........
    - Thanh long bải vĩ ngỗ ngang
    Biến ra xích tự phá tan địa xa..........
    - Thanh long bải vĩ ngổ ngang
    Lập bài tứ trụ phá tan ngàn trùng.........
  10. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Nhặt sạn chính tả giúp bác nè... kẻo sai một ly - đi một dặm:
    - Lưỡng long song củng chằn ghê (không phải là : cũng chẳng đâu nhé pà con !(?)! ...)
    Nằm lăn ông quật bốn bề cũng tan..........
    Hạ luân ông phá thế gian lắc đầu........
    - Thanh long bải vĩ ngổn ngang
    Biến ra xích tự phá tan địa xà..........
    - Thanh long bải vĩ ngổn ngang
    Lập bài tứ trụ phá tan ngàn trùng.........
    Khừa.. khừa... Hiểu sai chữ "củng >< cũng" ; "chằn ghê >< chẳng ghê" thì coi như hỏng pét ... ặc !(?)! ... ....

Chia sẻ trang này